LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy tại công ty Lifan - Việt Nam pot

72 528 0
LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy tại công ty Lifan - Việt Nam pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy tại công ty Lifan - Việt Nam Lời mở đầu Trong những năm qua cùng với xu hướng hội nhập toàn cầu về kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý trong đời sống xã hội đòi hỏi mỗi đơn vị, mỗi thành phần kinh tế tự hạch toán, tự xây dựng cho mình một đường lối chiến lược thật sự hợp lý thì mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Điều đó đòi hỏi mỗi đơn vị, mỗi thành phần kinh tế, có được một đội ngũ cán bộ thực sự có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi. Xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi cau xã hội thì Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các chủ trương, chính sách về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Để thấy rõ các mục tiêu cần phấn đấu tu dưỡng để trở thành nhà quản trị có đủ phẩm chất, đủ năng lực trong cơ chế quản lý mới, đồng thời xuất phát từ việc quán triệt nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước: "Gắn lý luận với thực tế kết hợp học tập ở nhà trường để phục vụ xã hội". Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và Khoa quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng em có được đợt thực tập này. Trong quá trình thực tập, em đã rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng đang là một vấn đề rất nóng bỏng hiện nay và nó đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Chất lượng được coi là vấn đề sống còn, nó có liên quan trực tiếp đến hiệu quả, sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao chất lượng luôn được các nhà lãnh đạo, những người làm công tác quản lý kinh doanh ở mọi lĩnh vực quan tâm và đánh giá cao vấn đề này. Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cùng với sự ham muốn tìm hiêu vấn đề một cách thấu đáo, em đã chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy tại công ty Lifan - Việt Nam" làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. Nội dung chính của chuyên đề tốt nghiệp được chia làm 3 chương. Chương I. Giới thiệu tổng quan về công ty Lifan - Việt Nam. Chương II. Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm của công ty. Chương III. Các biện pháp, phương hướng nâng cao chất lượng sản phẩm toàn công ty. Chương I Giới thiệu tổng quan về công ty Lifan - Việt Nam I. Quá trình hình thành và phát triển. 1. Lịch sử ra đời. Công ty Liên doanh Chế tạo xe máy Lifa - Việt Nam được thành lập ngày 18/01/2002. Là liên doanh duy nhất của Trung Quốc được phép sản xuất lắp ráp xe máy tại Việt Nam. Là liên doanh được thành lập bởi Công ty Trách nhiệm Hữu hạn (tập đoàn) công nghiệp Lifan Trùng Khánh (Trung Quốc) với công ty xuất nhập khẩu và đầu tư VIEXIM. Thời hạn hoạt động của công ty là 30 năm với tổng số vốn đầu tư là: 4.670.000 USD và vốn pháp định là: 1.570.000 USD. Trong đó, bên phía Trung Quốc góp vốn 70% bên Việt Nam góp vốn 30% với ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công tysản xuất, chế tạo xe máy và động cơ xe máy. Dự án đầu tư này đã trình chính phủ Việt Nam tháng 10 năm 2001 đến ngày 18/01/2002 được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp giấy phép đầu tư số 20A/GPĐC2 - Hà Nội và đến ngày 18/07/2002 được Bộ Mậu dịch đối ngoại Trung Quốc cấp giấy chứng nhận gia công lắp ráp ở nước ngoài. 2. Các giai đoạn phát triển chủ yếu của công ty. 2.1. Giai đoạn ổn định để đi vào sản xuất kinh doanh (2002 - 2003). Ngay sau khi được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp giấy phép đầu tư thì đến tháng 4 năm 2002 Công ty bắt đầu đi vào sản xuất, trong giai đoạn này về cơ bản công ty đã hoàn thành cơ sở hạ tầng hệ thống sản xuất và bộ máy quản lý đồng thời xây dựng được một số tổng đại lý và 92 cửa hàng bán lẻ trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, trong giai đoạn này sản phẩm chủ yếu của công tyxe máy. 2.2. Giai đoạn hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất kỹ thuật (2003 - 2004). Trong giai đoạn này công ty đã xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức với các phòng ban chức năng bao gồm: phòng kế toán, phòng tiêu thụ, phòng kế hoạch sản xuất, phòng cung ứng vật tư, phòng kỹ thuật chất lượng… và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng đã hoàn thiện theo như kế hoạch xây dựng và đầu tư của công ty với các phân xưởng gồm phân xưởng lắp ráp động cơ, phân xưởng lắp ráp xe máy, phân xưởng sản xuất bộ phát điện. Về máy móc thiết bị phục vụ cho quản lý và sản xuất cũng đã được trang bị một cách đầy đủ, cụ thể là tại mỗi phòng ban đều có ít nhất một máy tính, tại mỗi phân xưởng đều được trang bị các loại máy móc thiết bị mới với tính năng, công suất hiện đại bậc nhất của Trung Quốc. Về lao động công ty đã tuyển dụng được một đội ngũ lao động trẻ, có trình độ và chuyên môn tốt. 2.3. Giai đoạn mở rộng sản xuất và mở rộng mạng lưới tiêu thụ (2004 - 2005). Bước sang năm 2004, một năm được coi là bước nhảy vọt của công ty khi đã tạo dựng được một số mối quan hệ rất tốt với các đối tác kinh doanh, các khách hàng, đặc biệt là một số công ty xe máy khác như công ty Phương Đông, Công ty TODIMAX. Chính vì vậy trong giai đoạn này sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại động cơ chứ không hoàn toàn là xe máy với năng suất thiết kế là 1000 động cơ/ ngày. Với tốc độ như vậy thì cho đến 30/12/2004 công ty đã có được một mạng lưới tiêu thụ tương đối rộng trên khắp cả nước với 39 tổng đại lý và 168 cửa hàng phân phối có ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. II. Điều kiện kinh tế kỹ thuật của công ty. 1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 1.1. Chức năng nhiệm vụ của các vị trí lãnh đạo trong công ty. 1.1.1. Tổng giám đốc: là người nắm quyền điều hành cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên, trước pháp luật và trước toàn thể người lao động trong công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phó tổng giám đốc sản xuất: có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc trong việc điều hành sản xuất, giám sát kỹ thuật, nghiên cứu các mặt hàng, trực tiếp phụ trách 3 phòng và 3 phân xưởng. + Phòng kỹ thuật chất lượng. + Phòng cung ứng vật tư (phòng chuẩn bị sản xuất). + Phòng kiểm nghiệm. + Phân xưởng lắp ráp động cơ. + Phân xưởng lắp ráp xe máy. + Phân xưởng lắp rápsản xuất bộ máy phát điện. 1.1.2. Phó tổng giám đốc kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về việc chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, và thay mặt tổng giám đốc trong việc thương lượng các hoạt động mua bán hàng hóa, vật tư và lên kế hoạch sản xuất, trực tiếp phụ trách 5 phòng: + Phòng kế toán. + Phòng tiêu thụ. + Phòng kế hoạch sản xuất. + Văn phòng tổng hợp. + Văn phòng đại diện. 1.1.3. Phó tổng giám đốc quản lý hành chính. Giúp cho việc giám đốc điều hành hoạt động của công ty về việc tổ chức hành chính, theo dõi tình hình nhân sự và các công việc chung của toàn công ty. Đồng thời quản lý chung hoạt động sản xuất tại các phân xưởng, bàn bạc và cùng với tổng giám đốc kinh doanh xem xét đưa ra ý kiến về các vấn lao động, hợp đồng lao động, nhân sự hay các hợp đồng kinh tế với đối tác trước khi lấy ý kiến quyết định của tổng giám đốc. đồ bộ máy quản lý tại công ty Lifan - Việt Nam 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. - Phòng kế toán: có chức năng thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý, đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng các nguồn lực như: lao động, vốn, vật tư, tài sản cố định… từ đó giúp cho ban lãnh đạo công ty chỉ đạo các phòng ban chức năng một cách sát xao và có hiệu quả hơn. Không những thế mà phòng kế toán còn tìm tòi để làm sao có thể tạo ra nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của công ty một cách có hiệu quả nhất. Tổng giám đ ốc Phó T ổng Giám đốc kinh doanh Phó T ổng Giám đốc sản xu ất Phòn g tiêu thụ Phòn g Kế toán Phòn g Kế hoạc h sản xuất Văn phòn g tổng hợp Phòn g kỹ thuật chất lượn g Phòn g cung Phòn g kiểm Phân xưởng lắp ráp đ ộng c ơ Phân xưởng lắp ráp xe máy Phân xưởng sản xuất b ộ phát Văn phòng đại diện Hà N ội Văn phòng đại diện TP H ồ T ổng đ ại lý tại Hà Nội miền Bắc T ổng đ ại lý TP. Hồ Chí Minh Miền T ổng đ ại lý TP. tại Vinh miền Trung - Phòng tiêu thụ: Có nhiệm vụ ngày càng mở rộng mạng lưới tiêu thụ phân phối sản phẩm của công ty một cách hiệu quả và thuận lợi nhất đến tay khách hàng, đồng thời phải đảm bảo tốt nhất các hoạt động sau bán hàng, dịch vụ hậu mãi mà công ty đã đề ra. - Phòng kế hoạch sản xuất: có chức năng chính là lên kế họch sản xuất sản phẩm thật hợp lý trong từng thời điểm thời kỳ, giai đoạn. Đồng thời đảm bảo chính xác về số lượng, chủng loại căn cứ vào số lượng biến động của thị trường và tình hình tiêu thụ thực tế của công ty. - Văn phòng tổng hợp: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc các phó tổng giám đốc về các mặt dân sự, chế độ chính sách, đối nội đối ngoại và phụ trách các bộ phận khác như: Y tế, bảo vệ, tạp vụ và đội xe. - Phòng cung ứng vật tư: có nhiệm vụ cung ứng một cách kịp thời các loại vật tư thiết bị cho quá trình sản xuất, lên kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu, vật tư, linh kiện thiết bị, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất đồng thời tạo mối quan hệ chặt chẽ đối với các nhà cung ứng. - Phòng kỹ thuật chất lượng: chức năng của phòng này là nghiên cứu thiết kế chế tạo sản phẩm mới, cải tiến và áp dụng các phương pháp công nghệ mới vào sản xuất, lập kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị. Đặc biệt là tại công ty này có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 cho nên trong phòng này có thêm một chức năng đặc biệt đó là quản lý chất lượng toàn công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. - Phòng kiểm nghiệm: Nhiệm vụ của phòng này là kiểm tra, kiểm nghiệm và đo lường các tiêu chuẩn kỹ thuật của tất cả các linh kiện trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt. - Văn phòng đại diện: Nhiệm vụ chính là đại diện toàn công ty giao dịch với các đối tác kinh doanh và thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu linh kiện máy móc thiết bị cho công ty. - Phân xưởng lắp ráp xe máy: thực hiện việc lắp ráp theo đúng kế hoạch sản xuất của công ty đồng thời tuân thủ quy trình công nghệ của việc lắp ráp xe máy, thực hiện sản xuất quản lý phân xưởng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 mà công ty đang áp dụng. - Phân xưởng lắp ráp động cơ: thực hiện việc lắp ráp động cơ theo đúng kế hoạch và tiến độ sản xuất của công ty đồng thời tuân thủ nghiêm chỉnh hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. * Qua việc mô tả bộ máy quản lý của công ty ta thấy được một số vấn đề sau: Về cơ bản bộ máy quản lý của công ty là tương đối gọn nhẹ và được thiết kế theo cơ cấu trực tuyến chức năng, tức là cấp dưới nhận lệnh trực tiếp từ cấp trên phụ trách mình và có trách nhiệm trực tiếp về nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, đối với cấp trên thì phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả hoạt động của cấp dưới do mình phụ trách. Vấn đề tiếp theo ta có thể nhận thấy: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi phòng ban là tương đối rõ ràng từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động quản lý của mỗi phòng ban, đồng thời làm giảm sự chồng chéo về chức năng và quyền hạn của mỗi bộ phận này. - Phân xưởng sản xuất lắp ráp bộ phát điện. Thực hiện sản xuất theo kế hoạch mà công ty đã đặt ra cho phân xưởng mình, đồng thời tuân thủ và làm tốt các yêu cầu mà phòng kỹ thuật chất lượng đã xác định vấn đề chất lượng toàn công ty. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty Lifan - Việt Nam. Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan - Việt Nammột đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng với tính chất là phương tiện giao thông đi lại cho nên xuất phát từ tính chất của sản phẩmcông ty sản xuất thì đây là loại sản phẩm đòi hỏi tính chính xác trong sản xuất là rất cao mới có thể đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hiện tại, bộ máy sản xuất của công ty gồm có 13 phân xưởng sản xuất một cách độc lập, liên tục và đều đặn. Mặc dù mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ sản xuất khác nhau nhưng các phân xưởng này có mối quan hệ hữu cơ với nhau một cách nhịp nhàng và ăn khớp trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng. Sau đây là nhiệm vụ chính của từng phân xưởng: 2.1. Phân xưởng lắp ráp bộ phát điện. Nhiệm vụ chính của phân xưởng này là thực hiện kế hoạch lắp ráp động cơ theo đúng yêu cầu của kế hoạch sản xuất mà công ty đặt ra. Các yêu cầu của kế hoạch sản xuất có thể kể đến là: - Yêu cầu đủ về số lượng, đúng về chủng loại động cơ trong từng thời điểm cụ thể. - Yêu cầu về bảo đảm chất lượng kỹ thuật của từng loại động cơ. - Yêu cầu về đảm bảo thực hiện đúng những gì đã viết theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Với các yêu cầu đó công ty có thể đảm bảo luôn đúng hẹn và giữ được uy tín với khách hàng. Đảm bảo cho quá trình sản xuất sản phẩm cuối cùng được nhịp nhàng và liên tục. 2.2. Phân xưởng lắp ráp xe máy. Nhiệm vụ của phân xưởng này là lắp ráp và cho ra một chiếc xe hoàn chỉnh đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng những yêu cầu mà phòng kỹ thuật chất lượng đã thiết kế. Các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của xe có thể kể đến là: - Đảm bảo độ an toàn của xe. - Đảm bảo độ ô nhiễm khí thải. - Đảm bảo đúng kiểu dáng và tính năng sử dụng. 2.3. Phân xưởng sản xuất lắp ráp bộ phát điện. Nhiệm vụ chính của phân xưởng này là sản xuất lắp ráp bộ phát điện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và kịp thời cho phân xưởng lắp ráp động cơ. Một số yêu cầu khi sản xuất và lắp ráp bộ phát điện gồm: - Đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào: Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu. Đảm bảo đúng về số lượng và thời gian nhập nguyên vật liệu. - Đảm bảo các yêu cầu theo đúng quy trình công nghệ của phân xưởng. - Đảm bảo tất cả yêu cầu mà ISO 9001: 2000 đề ra cho phân xưởng. 2.4. Một số vấn đề về tổ chức sản xuất tại công ty. - Hiện nay tại mỗi phân xưởng đều có một quản đốc và một phó quản đốc có trách nhiệm đôn đốc và động viên công nhân sản xuất theo đúng tiến độ thời gian, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật mà giám đốc sản xuất và phòng kỹ thuật chất lượng đã đặt ra cho mỗi phân xưởng. - Trên mỗi một dây chuyền lại có một tổ trưởng, mỗi tổ trưởng có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của quản đốc và phó quản đốc đã chỉ đạo. Đồng thời những người tổ trưởng này có trách nhiệm trực tiếp giám sát công nhân trên dây chuyền do mình phụ trách. Ngoài ra những người tổ trưởng này còn phải chấm công một cách chính xác và trung thực cho công nhân trên dây chuyền mà họ phụ trách. - Với cách tổ chức và quản lý sản xuất như vậy thì ta có thể thấy rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của mỗi vị trí trong phân xưởng và rộng hơn là quá trình trực tiếp sản xuất sản phẩm, từ đó có thể làm tăng năng suất lao động của các phân xưởng nói riêng và toàn công ty nói chung. Đồng thời với quy trình công nghệ như hiện nay thì công ty có thể đảm bảo uy tín đối với các đối tác kinh doanh cũng như với khách hàng trực tiếp tiêu dùng sản phẩm của công ty. Hơn nữa, cách tổ chức quản lý sản xuất như vậy còn giúp cho công ty ngày càng khẳng định được tên tuổi và thương hiệu sản phẩm của công ty mình. 3. Đặc điểm về công nghệ và cơ sở vật chất Hiện tại công ty Lipan - Việt Nam đang sở hữu một hệ thống máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất lắp ráp động cơ, xe máychất lượng cao với kỹ thuật hiện đại tiên tiến bậc nhất của tập đoàn lipan - Trung Khánh Trung Quốc. Cụ thể là tại phân xưởng lắp ráp động cơ công ty đang sử dụng ba dây truyền lắp ráp với công suất thiết kế 1000 động cơ một ngày, còn tại phân xưởng lắp ráp xe máy công ty đang sử dụng hai dây truyền lắp ráp với công suất thiết kế 300 xe một ngày. Ngoài ra ta phân xưởng sản xuất lắp ráp bộ phát điện công ty cũng đang sử dụng các máy móc như máy dập, nay Đồng thời công ty còn đang sử dụng 2 hệ thống thiết bị kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng của các linh kiện, của động cơ và của xe trước khi xuất xưởng. - Hệ thống thiết bị kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật động cơ được biểu thị trong bảng sau: Bảng 1: Bảng mô tả hệ thống thiết bị kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật động cơ STT Tên thiết bị Số lượng Nơi sản xuất Năm sản xuất Năm sử dụng 1 Thiết bị kiểm tra Rơleđe 1 Trung Quốc 2000 2002 2 Thiết bị kiểm tra bộ phát điện 1 Trung Quốc 2000 20002 3 Thiết bị kiểm tra Mômen 1 Trung Quốc 1999 2002 4 Thiết bị kiểm tra độ đồng tâm 1 Trung Quốc 1999 2002 5 Thiết bị kiểm tra độ cứng 1 Trung Quốc 1998 2002 6 Thiết bị kiểm tra chịu lực kéo của lò xo 1 Trung Quốc 2000 2002 7 Thiết bị kiểm tra đồ bền kim loại 1 Trung Quốc 2000 2002 [...]... việt Chất lượng sản phẩm là sự tuyệt hảo nhất của sản phẩm 1.2 Chất lượng theo quan điểm từ phía sản phẩm * Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó Hay theo quan điểm của Liên Xô cũ: - Chất lượng sản phẩm là tập hợp những tính chất của sản phẩm chế định tính thích hợp của sản phẩm đó để thỏa mãn những nhu cầu xác định phù hợp với công dụng của- Hoặc: chất lượng. .. vi sản xuất, tức là chất lượng sản phẩm theo quan điểm này mới chỉ tiêu chất lượng đặt ra 1.4 Chất lượng sản phẩm theo định hướng thị trường Chất lượng sản phẩm xuất phát từ góc độ chi phí Chất lượng sản phẩm là đại lượng đo bằng tỷ số giữa lợi ích thu được do sử dụng sản phẩm với chi phí bỏ ra để có được lợi ích đó CLSP = Error! * Chất lượng xuất phát từ tính cạnh tranh của sản phẩm Chất lượng sản phẩm. .. đây - Đảm bảo sự cam kết của lãnh đạo trong công ty - Đảm bảo nguyên tắc định hướng vào khách hàng - Đảm bảo sự tham gia của các thành viên - Đảm bảo cải tiến liên tục - Đảm bảo chất lượng trong thiết kế - Đảm bảo chất lượng trong sản xuất - Đảm bảo chất lượng trong kiểm tra III Chất lượng và vai trò của chất lượng sản phẩm 1 Các khái niệm, quan điểm về chất lượng sản phẩm 1.1.Theo quan điểm siêu việt. .. chất lượng sản phẩmmột hệ thống đặc trưng nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số này được lấy ngay trong sản phẩm đó hoặc trong giá trị sử dụng nó 1.3 Chất lượng sản phẩm xuất phát từ phía nhà sản xuất Chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước Theo quan điểm nàu chất lượng sản phẩm mới... bảo chất lượng sản phẩm Ngoài các nhân tố ảnh hưởng đã nêu trên còn có một số nhân tố khác ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tác động đến chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất là: - Vận chuyển: một số loại sản phẩm có sự biến đổi về chất lượng trong quá trình vận chuyện do va đập, cọ sát… - Khí hậu: khí hậu có ảnh hưởng xấu đến rất nhiều loại sản phẩm đặc biệt là ngành thực phẩm 3 Vai trò của chất. .. biến Chất lượng nguyên vật liệu là một trong những yếu tố hình thành chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất Nếu nguyên vật liệu cung cấp đúng, đủ và kịp thời về số lượng và chủng loại theo yêu cầu chuẩn đã quy định ra thì sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt Ngược lại chất lượng nguyên vật liệu kém, cung cấp không đúng số lượng, ... 3.2 Vai trò của chất lượng sản phẩm đối với người lao động - Chất lượng sản phẩm sẽ có tác động quan trọng tới thu nhập của người lao động Nếu chất lượng sản phẩm được nâng lên thì nó góp phần làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó mà góp phần làm tăng thu nhập, cho người lao động, giúp người lao động có được cuộc sống ổn định hơn - Khi chất lượng sản phẩm được nâng cao, ổn định... =  (Sản lượng từng loại sản phẩm x giá đơn vị sản phẩm loại 1) Đây là loại chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của sự tăng, giảm về chất lượng đến tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp 4.2.4 Số lượng sản phẩm bị khách hàng trả lại: Chỉ tiêu này được lấy từ số liệu của phòng tiêu thụ, phòng kế toán theo từng tháng, quý, năm Chương II Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm tại công ty I... tích thực trạng chất lượng sản phẩm tại công ty 1 Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty trong một số năm gần đây: Bảng 5: Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty (2003 - 2004) Loại xe Số lượng tiêu thụ Chênh Giá bán (nđ/chiếc) Chênh 2003 2004 lệch 2003 2004 lệch 4874 4768 -1 08 7.780 7.700 -8 0 Dream (thấp) 4141 4080 -4 1 6.500 6.480 -2 0 GM.110 3618 4068 450 11.500 11.580 80 LF 110 - 12 1234 1540 306... nhất cho sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp - Chất lượng sản phẩm tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là căn cứ quan trọng cho quyết định lựa chọn mua hàng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - Chất lượng sản phẩm cao sẽ tạo nên biểu tượng và thương hiệu các nhãn mác về sản phẩm mà doanh nghiệp . LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy tại công ty Lifan - Việt Nam Lời mở đầu. tài: " ;Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy tại công ty Lifan - Việt Nam& quot; làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. Nội dung chính của chuyên. thuật chất lượng đã xác định vấn đề chất lượng toàn công ty. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty Lifan - Việt Nam. Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan - Việt Nam là một đơn vị sản xuất

Ngày đăng: 28/06/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan