LUẬN VĂN:Nhà có gia phả như Nước có quốc sử pptx

131 296 0
LUẬN VĂN:Nhà có gia phả như Nước có quốc sử pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Nhà gia phả như Nước quốc sử Lời nói đầu Quốc sử ghi chép việc chung của đất nước của dân tộc từ khi thành lập Nước. Gia phả ghi chép việc riêng của một gia đình, một họ tộc từ khi hình thành đến các thế hệ đương thời. Gia phải chi họ nhà ta từ trước đến giờ chỉ một cuốn gọi là "Đào môn gia phả diễn lục" do cụ Đào Văn Thư biên soạn bằng chữ nho ghi chép được năm đời, rồi đọc cho ông Đài là con trai cụ Thư, chép lại bằng chữ quốc ngữ năm 1940 - cùng thời gian ông Đào Văn Thái là con trai cụ Đào Văn Nguyên em họ cụ Thư (chung ông nội) sao chép lại bản chữ quốc ngữ đó. Do hoàn cảnh chiến tranh từ năm 1948 gia đình cụ Thư phải sơ tán sang xã Hồng Châu (Tràng Lan cũ) huyện Yên Lạc rồi mỗi người đi một nơi làm ăn hoặc công tác kháng chiến. Mãi đến năm 1996 ông Đài mới tìm lại được cuốn gia phả chữ quốc ngữ chép tay ấy tại nhà ông Đọn ở xã Hồng Châu và một bản sơ đồ phả hệ bằng chữ nho do cụ Thư vẽ năm 1943 (năm Quý mùi). Ông Đài đã phôtô nguyên bản cuốn "Đào môn gia phả diễn lục" đó gửi đến các ông con trai và cháu trai nội của cụ Thư. Nay thể theo nguyện vọng của mọi thành viên trong đại gia đình chi họ cụ Thư nhà ta cần một cuốn gia phả hoàn chỉnh viết đến tận đời nay để con cháu sau này biết rõ được nguồn gốc dòng họ, tổ tiên và hệ thống chi họ nhà mình, biết được công lao thành tích của các đời tích lũy nên và được phát triển tới ngày nay, biết được chính xác những ngày giỗ, những phần mộ của tổ tiên ông cha, cuốn gia phả này được soạn thảo dựa vào cuốn "Đào môn gia phả diễn lục" của cụ Thư trước, sắp xếp lại hệ thống các đời từ cụ cao cao tổ là Đào Phúc Tô làm đời thứ nhất, đồng thời soạn thảo tiếp từ đời thứ 5 đến nay - trong đó ghi chép được rõ ràng về tiểu sử các thành viên của từng thế hệ - thành một cuốn gia phả thống nhất vẫn lấy tên là "Đào môn gia phả". Tuy đã cố gắng sưu tầm tham khảo, do hoàn cảnh cụ thể của chi họ ta, khi viết soạn thảo này vẫn chưa thu thập được đầy đủ những sự kiện lịch sử cụ thể và phong phú, đồng thời các số, dữ liệu ghi chép chỉ biết được trong phạm vi nhất định về thời gian khoảng trên dưới một trăm năm trở lại đây, và về chi họ của cụ Thư là chủ yếu còn các chi nhánh liên quan, ngành trê, ngành dưới, thì hiểu biết được rất ít. Song cũng thống kê được 9 đời hậu duệ tính từ đời cụ cao cao tổ Đào Phúc Tô đến nay, biết được tên tuổi và sự nghiệp của ông cha ta đã vượt bao khó khăn vất vả, bền bỉ phấn đấu cho cuộc sống và sự sinh tồn, phát triển từ những sở nghèo nàn lạc hậu để rồi cho chúng ta ngày nay được thừa hưởng những kinh nghiệm quý báu, những truyền thống tốt đẹp, tiếng thơm được lưu truyền mãi về sau. Hy vọng các thế hệ sau sẽ viết tiếp cuốn gia phả này bằng những trang sử vẻ vang của gia đình từng thành viên để chi họ Đào của cụ Thư mãi mãi trường tồn và vinh quang muôn thuở. Phần một Mảnh đất quê hương và Thủy tổ họ Đào I. Mảnh đất quê hương 1. Vị trí địa lý Gia đình chi họ Đào chúng ta nếu chỉ tính riêng từ đời cụ Thư đến nay đã được năm đời rồi. Bây giờ thế hệ các cháu nội của cụ và một phần lớn các cháu ngoại, đã làm ăn sinh sống nơi khác, không cùng ở quê hương bản quán nữa. Song tìm hiểu lại mảnh đất quê hương thiêng liêng mà các bậc tổ tiên họ ta đã sinh lập nghiệp cũng như về dòng họ Đào chúng ta cội nguồn từ đâu, biết được đến đâu, chẳng phải là ý nghĩa biết ơn tổ tiên và để phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ mà gia đình chúng ta đang được thừa kế đó sao? Tên xã Vân Nam hiện nay quê hương gốc của họ Đào chúng ta chính là xã Vân Cốc xưa kia nằm trên bờ phải sông Hồng cách Hà Nội khoảng 30km và cách thị xã Sơn Tây 12km. Tên Vân Cốc từ lâu đời lắm. Địa danh Vân Cốc hiện nay không còn trên bản đồ địa bạ hành chính nhưng vẫn còn lưu truyền trong ký ức dân gian để gọi theo thói quen truyền lại những địa danh cũ quê ta từ bao đời nay như làng Cốc, chợ Cốc, bến Cốc, trường Cốc, chùa Cốc, Đình Cốc v.v Ngược dòng lịch sử nghiên cứu, qua tham khảo thần phả của Đình Vân Cốc cũ, tham khảo cuốn lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vân Cốc thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, cũng như theo ý kiến truyền lời từ đời các cụ ở quê ta để lại thì Vân Cốc ta lịch sử từ khoảng đầu công nguyên hoặc trước công nguyên một ít. Hồi xa xưa ấy vùng ven sông Hồng bãi bồi phù xa mênh mông lau sậy um tùm, không dân cư. Sau 12 gia đình từ vùng Nga Sơn, Thanh Hóa chuyển tới đầm Dưng (nay thuộc huyện Yên Lạc, Vĩnh Yên) làm nơi cư trú sinh sống khai thác trồng trọt làm ăn. Đó chính là mười hai dòng họ đầu tiên của xã gồm họ Đặng, Đào, Bùi, Doãn, Hoàng, Đoàn, Phùng, Trần, Vũ, Đỗ, Cao, Nguyễn. Cuộc sống sinh sôi dân số ngày một đông lập thành phường Vân Thủy thuộc Tổng Nhật chiêu, huyện Bạch Hạc, Phủ Vĩnh, Tường Trân, Sơn Tây. Lâu dần phường Vân Thủy phát triển thành hai nơi gọi là Vân Thủy thượng và Vân Thủy hạ và sau lại đổi là xã Vân Cốc. Do ảnh hưởng của dòng chảy sông Hồng hàng năm mùa nước lũ làm lở đất hai ven bờ đồng thời hình thành bãi nổi mới giữa sông mỗi năm một ít (lở bên này, bồi bên kia). Đến năm tự Đức thứ 3 (năm Mậu dần 1878) đất Vân Cốc bị lở nhiều, nhân dân Vân Cốc chuyển dần sang phiến bãi tân bồi bờ Nam sông Hồng (hữu ngạn) khai phá làm ăn, mới đầu đặt tên là Vân Cốc thượng, rồi thêm Vân Cốc hạ thành tổng Vân Cốc. Đến năm Thành Thái thứ 12 (Canh tý 1900) Vân Cốc chia làm 8 xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Thọ, Vĩnh Lộc, Vĩnh Thuận, Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh, Tràng Lan, Hưu Chưng. Đến năm Thành Thái thứ 19 (1907), chính quyền Pháp tách xã Tràng Lan phía tả ngạn sông Hồng thuộc tổng Lưỡng quán (nay là xã Hồng Châu) huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, đồng thời tách xã Hưu Chưng về bờ Nam sông Hát, thuộc tổng Thọ Lão, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông (nay là xã Trung Châu). Còn lại 6 xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Thọ, Vĩnh Khang, Vĩnh Thuận, Vĩnh Lộc, Vĩnh Ninh, thành tổng Vĩnh Phúc thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây. Năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công chính quyền về tay nhân dân ta, tổng Vĩnh Phúc đổi tên thành xã Vân Cốc như xưa. Đến năm 1955, sau cải cách ruộng đất, xã Vân Cốc lại được chia thành 3 xã tên mới như hiện nay: xã Vân Nam gồm thôn Vĩnh Khang, thôn Vĩnh Thuận và thôn Vĩnh Lộc. Xã Vân Phúc gồm: thôn Vĩnh Thọ, thôn Vĩnh Phúc. Xã Vân Hà gồm: thôn Vĩnh Ninh và 1 xóm mới gọi là Việt Tân gồm các ngư dân vạn Hát lên định cư làm ruộng, và một số hộ dân ở bãi nổi giữa sông. Qua những đổi thay như trên chúng ta thêm hiểu được ở xã Hồng Châu huyện Yên Lạc bây giờ, cũng như ở xã Trung Châu thuộc huyện Đan Phượng, bây giờ và trước đây anh em bà con họ hàng cùng dòng họ với chúng ta ở bên xã Vân Nam thuộc Sơn Tây là như thế. Tuy là 8 xã cũ thuộc 3 tỉnh, nhưng vẫn cùng 12 chi họ cùng một giọng nói giống nhau và nhiều tập quán cũ giống nhau. 2. Tình hình xã Vân Cốc trong thời kỳ Pháp thuộc Diện tích xã Vân Cốc khoảng 16 km 2 dân số 11.000 người sống ở hai bên bờ sông Hồng. Ruộng đất được chia theo suất đinh cho nam giới từ 18 tuổi trở lên, bình quân ở Vĩnh Khang là 4 sào/người - sống của mình chết trả làng - chu kỳ 3 năm chia lại một lần, không ai ruộng tư điền. Đời sống kinh tế dựa vào trồng trọt ngô khoai là chính, lúa chỉ cấy được khi nước lụt cạn rút khỏi bãi, nhưng dễ bị mất ăn vì nếu nước lại lên trở lại ngập hỏng lúa. Bọn cường hào tổng lý địa chủ chiếm hết ruộng đất tốt, đa số dân nghèo túng phải đi làm thuê làm mướn nơi khác kiếm ăn thêm. Những hủ tục, ma chay, cưới xin, khoa cử mua ngôi bán chức, tệ cờ bạc rượu chè thuốc phiện càng đẩy người dân vào con đường bần cùng hóa, nhiều gia đình phải tha phương cầu thực, lên rừng hoặc vào các đồn điền của Pháp làm phu kiếm sống. (Ví dụ: ông Doãn Văn Tý là con rể cụ Ngãi (em gái cụ Thư) phải rời cư lên ấm Thượng Hạ Hòa, Phú Thọ từ lúc tuổi thanh niên đến nay. Đã mất tháng 02-2003 (Quý Mùi), thọ: 104 tuổi. Chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hơn 90% dân số mù chữ dốt nát. Mãi đến năm 1930 mới một trường tiểu học được xây dựng ở làng Vĩnh Thọ, 3 thầy giáo được bổ nhiệm về dạy. Trường này thu nạp học sinh của các xã vùng bãi huyện Phúc Thọ, 6 lớp từ lớp Đồng ấu (vỡ lòng) đến lớp nhất (cours supérieur). Tuy vậy số người đi học hầu như chỉ con trai và rất ít, mỗi lớp trên dưới 20 học sinh, lên đến lớp nhì và lớp nhất chỉ còn khoảng 10 người, và thi tốt nghiệp chỉ đỗ được sấp sỉ 70%. ở mỗi làng còn một trường hương dạy một lớp từ vỡ lòng đến lớp 1,2 (kiểu như trường dân lập, thầy giáo bằng tốt nghiệp tiểu học do huyện quản lý). Ngoài việc học chữ quốc ngữ vẫn còn một số ít người học chữ nho lẻ tẻ ở các làng do các ông đồ, ông tú dạy tại nhà. Người dân Vân Cốc vốn hiếu học từ xưa. Thời vua Tự Đức cụ nghè Đặng Văn Bảng ở Vĩnh Thọ đỗ tiến sĩ. Cụ Phùng Hữu Tài ở Vĩnh Thuận đỗ phó bảng. Thủ khoa cử nhân cụ Phùng Khắc Nhuận ở Vĩnh Thuận và 5 người đỗ tú tài. ở Vĩnh Khang cụ Bùi Văn Lục tú tài gọi là cụ kép (cụ Hàn). Chính sách cai trị bần cùng hóa nhân dân của thực dân Pháp làm dân quê ta khó điều kiện học hành đỗ đạt cao được. Đến 1945 thể đếm được trên đầu ngón tay vài chục người bằng tốt nghiệp tiểu học, còn số người đỗ thành chung (tốt nghiệp trung học) càng rất hiếm khoảng 3 đến 4 người. Về tôn giáo: Tại Vĩnh Thọ một nhà thờ Thiên chúa giáo được xây dựng năm 1920 và hình thành 1 xóm giáo riêng của những người theo đạo. Mâu thuẫn lương giáo cũng phát sinh từ đó. Một ngôi chùa lớn thờ Phật từ lâu (đời Lê Trịnh) (1620) ở gần chợ Bãi, ngôi chùa cổ 124 pho tượng phật, gác chuông tam quan ngay cổng vào, trên treo 1 chuông và 1 khánh bằng đồng to. Ngoài ra còn 1 ngôi đình lớn, cột 1 người ôm, sơn son thếp vàng, đại bái, trung đường và hậu cung uy nghi. Cách đình khoảng 500m về phía Tây Bắc, bên cạnh trường tiểu học còn một nhà văn miếu dựng trên nền cao 9 bệ đi lên, hai bên 2 dãy tả, hữu mạc, kiểu cung điện. Đình và miếu này là nơi thờ thành Hoàng của xã Vân Cốc. Đình, Miếu, Chùa, Trường tiểu học hình thành một cụm quần thể di tích văn hóa đẹp, trừ trường học xây kiểu mới cửa kính, cửa chớp, còn các Đình, Miếu, Chùa xây dựng kiểu kiến trúc cổ mái cong lợp ngói âm dương cổ, nền cao, trước cửa từng khuôn viên là 2 cây cột trụ cao, trên đắp rồng phượng. Những cây gạo và cây đa cổ thụ cành lá xum xuê trồng xung quanh; làm tăng vẻ đẹp oai linh, nhất là về mùa lễ hội rước thần, tháng giêng và tháng hai âm lịch hàng năm 1 lá cờ đại được kéo cao ngang ngọn cây, dân chúng nô nức xem hội, vui chơi. Sự tích Thành Hoàng: Theo Thần phả Đình xã Vân Cốc, năm 40 -43 sau Công nguyên, ở xã Vân Thủy (Tên Vân Cốc xưa) hai chị em ruột là Phùng ả Tú và Phùng ả Huyền, con ông Phùng Liệt và bà Phạm Thị Dân đã cùng với em con bà di là Hoàng thượng Cát (con ông Hoàng Xuân Hy và bà Phan Thị Chi) ở xã Nhật Chiêu, tổ chức một đội nghĩa binh hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, tham gia chiến đấu chống quân Tô Định, Đông Hán, lập được nhiều chiến công. Ba bà đóng quân tại cử sông Hát giang tiền đồn bảo vệ Mê Linh, kinh đô nước Việt hồi đó. Ba bà là các nguyên huân được Trưng Nữ vương phong tướng. Ba Bà đã chiến đấu đến cùng chống quân Mã Viện, góp phần bảo vệ giang sơn đất nước và đều hy sinh anh dũng ngày 11/3 âm lịch (năm 044), thương tiếc và tưởng nhớ đến công ơn ba bà nhân dân xã Vân Thủy đã lập đền thờ và tôn làm Thành Hoàng làng. Đình và Miếu nói trên là nơi thờ ba Bà đã được các triều đại từ đời vua Đinh Tiên Hoàng đến triều đại nhà Nguyễn sau này phong sắc là "Thượng đẳng Thần", Thành Hoàng của xã Vân Cốc. Năm 1947, theo lệnh tiên thổ kháng chiến chống Pháp ta đã phá dỡ bỏ tất cả các đình chùa, miếu, trường học. Bây giờ mới trùng tu lại các di tích ấy nhưng chưa thể phục chế lại như cũ được. Truyền thống và con người Người dân Vân Cốc kể từ thuở sinh lập nghiệp khai phá đất hoang xây dựng làng quê, đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt: bão, lụt, lở, bồi, luôn luôn tỏ ra cần cù lao động cũng cảm thông minh đoàn kết tương trợ. Mọi người trong làng xóm sống hòa thuận thương yêu đùm bọc giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn. Một cộng đồng dân cư mấy nghìn năm vẫn giữ được phong tục tập quán giống nhau, giọng nói giống nhau, sinh hoạt giống nhau mặc dù địa dư làng xã nhiều lần bị thay đổi, tách, nhập, chia cắt, đó là điều tật vô cùng quý báu. Nói về lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm thì nhân dân Vân Cốc luôn tự hào về truyền thống cách mạng và lòng dũng cảm bảo vệ quê hương, tổ quốc. Lịch sử xưa xưa đã ghi công ba Bà Thành Hoàng xã ta là nữ tướng của Hai Bà Trưng chống quân Đông Hán.Từ thời kỳ Pháp xâm lược vào những năm 1885 trở về sau, nhiều người nổi dậy chống Pháp như cụ NguyễnTân và con là Nguyễn Thế ở Vĩnh Khang (họ hàng nhà Đức Hợi, con rể ông bà Đường) cùng với Đốc Ngữ lập căn cứ chống Pháp trên sông Đà. Cụ Phùng Khắc Nhuận quê ở làng Vĩnh Thuận làm tri huyện Thanh Ba, Phú Thọ đã tham gia khởi nghĩa phong trào Cần Vương bị thực dân Pháp bắt được mang về quê Vân Cốc chém bêu đầu treo lên ngọn tre để uy hiếp tinh thần cách mạng của dân ta. Ba con của cụ là Phùng Khắc Thân và Phùng Khắc Vịnh tiếp tục tham gia khởi nghĩa của Đội Cấn năm 1917. Con gái cụ là Phùng Thị Ngoạn (vợ Đội Cấn) làm trưởng ban quân lương của khởi nghĩa Thái Nguyên. Kể từ 1945 đến nay, xã Vân Cốc không những đã anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương đánh bại những cuộc càn quét của giặc Pháp mà còn chi viện sức người sức của rất lớn cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nghĩa trang liệt sĩ của xã Vân Cốc trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hiện nay đã quy tụ trên 600 mộ liệt sĩ đủ nói lên tinh thần yêu nước hy sinh vô bờ bến của dân quê ta như thế nào! Cụ Thư của đại gia đình chúng ta cũng một cháu nội là liệt sĩ chống Mỹ (Đào Văn Mẫn) và một cháu ngoại là liệt sĩ chống Pháp (Đặng Sơn Thạch) đặt trong nghĩa trang này. 3. Tình hình quê ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay Xã Vân Nam cũng như các xã thuộc Vân Cốc cũ, từ 1945 trở lại đây đã nhiều đổi thay đáng kể. Về kinh tế đời sống khác hẳn xưa. Ngoài nghề nông đã thêm nghề phụ khác. Bây giờ ngô khoai dùng để chăn nuôi, người cơm ăn, không phải đói nữa. Trường học từ nhà trẻ mẫu giáo đến cấp 1, 2. Một phân hiệu trường cấp 3 cũng ở ngay gờ đê giữa Vĩnh Khang và Vĩnh Thọ. Toàn dân đã phổ cập tiểu học. Số người bằng tú tài trở lên thể tính con số hàng trăm rồi. Riêng trong gia đình con cháu cụ Thư bằng Đại học hiện nay cũng đã khoảng ba chục. Bộ mặt nông thôn Vân Cốc khác trước nhiều. Đường xá đắp cao ít lầy lội, ven sông nổi lên một bãi cát hàng năm cao dần, bờ sông không lở nữa. Nhân dân đắp dọc bờ sông 1 kiểu đê bối (gọi là đập, tiếng địa phương) giữ nước sông Hồng được đến báo động cấp 3 chưa tràn, làm cho tương đối ổn định việc sản xuất trồng lúa, ngô đến năm 1965 - 1966, nhà nước cho đắp một con đê lớn nối đê Đại Hà từ Cẩm Đình dọc xuống giữa xã Vân Phúc nối tiếp gặp đê lớn Hát Môn xây cống lớn gọi là cống Ba Xuân nhằm mở phân lũ sông Hồng khi cần thiết. Hiện nay con đê được cấp phối rải đá đổ nhựa thành đường giao thông thuận tiện. Mấy năm nay đường điện cũng đã về đến từng nhà các xã ven sông, vùng bãi, khu chợ Bãi xưa lều tranh vách nứa nay đã xây quán bán hàng. Cạnh chợ cửa hàng mậu dịch, bưu điện văn hóa, phân viện của bệnh viện huyện. Nhà 2 tầng và 3 tầng của dân cũng đã dần mọc lên hình thành một thị tứ mới, đông vui nhộn nhịp. Cuộc sống của dân Vân Cốc đã thực sự đổi đời từ đây. II. Thủy tổ họ đào là ai? Việc giỗ tổ ở quê từ trước đến nay Theo lịch sử của xã Vân Cốc thì họ Đào là một trong 12 họ từ Nga Sơn, Thanh Hóa ra từ hồi đầu công nguyên đến khai thác vùng Đầm Dưng làm ăn sinh sống hình thành xã Vân Thủy sau đổi là Vân Cốc đến ngày nay. Theo tục lệ ở quê ta từ trước đến giờ họ Đào thực hiện giỗ tổ vào ngày 15 tháng chạp (giỗ tổ Ông) và 15 tháng 4 âm lịch (giỗ tổ Bà). Hiện nay lễ giỗ được tổ chức tại nhà ông Sơn, thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam. Bài văn khấn giỗ tổ còn truyền lại đến nay ghi tên húy cụ Thủy Tổ là Đào Huy Từ quê ở Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông Thông người đọc văn khấn trong các lần lễ giỗ nói là cụ Thủy Tổ từ Thanh Hóa ra đây khoảng 300 năm đời Hậu Lê. Nếu vậy cụ Thủy Tổ Đào Huy Từ không phải là người trong 12 họ từ Nga Sơn, Thanh Hóa ra hồi đầu công nguyên? Và đây là vấn đề cần sưu tầm nghiên cứu thêm. Hiện nay chưa sưu tầm được tộc phả họ Đào hoặc gia phả các chi họ Đào để nghiên cứu mối liên quan giữa các thế hệ họ Đào, ở quê hương Vân Cốc ta từ xưa đến giờ? Chi trên chi dưới trong họ ra sao? Cụ Đào Văn Thư kể lại rằng họ Đào trong xã ta ít người, họ nhỏ không làm được nhà thờ riêng như họ Đặng, họ Bùi. Cho nên đến ngày giỗ Tổ tập trung làm lễ giỗ tại nhà ông tộc biểu kiêm trưởng họ. Chức trưởng họ đây không nhất thiết phải là hệ trưởng của dòng họ mà là người của cộng đồng dân cư 1 họ trong địa phương cử ra đại diện họ về mặt tổ chức hành chính trong làng được gọi là tộc biểu. Làng ngày xưa gọi là xã, bây giờ gọi là thôn như quê là thôn Vĩnh Khang, ngày xưa là xã (làng) Vĩnh Khang, đứng đầu là một lý trưởng 1 đến 2 chức phó lý giúp việc. Ruộng đất của làng (xã) được chia cho các biểu. Mỗi họ là 1 biểu tùy theo suất đinh nhiều hay ít để nhận ruộng đất. Người tộc biểu phải là người biết chữ, năng lực và trình độ quản lý đất đai, thực hiện luật lệ ruộng đất trong họ theo hương ước của làng, đôn đốc thuế má và thực hiện điều chỉnh kế hoạch đất canh tác và thổ cư trong họ đối với kế hoạch của làng. Trong thời kỳ Pháp thuộc, tộc biểu họ Đào trước kia là cụ Đào Văn Kính sau đến cụ Đào Văn Thư nhà ta. Khoảng năm 1935, cụ Thư nghỉ tộc biểu họ cử ông Đào Van Chính (con trai cụ Kính và bà ông nội ông Sơn bây giờ). Sau khi cải cách ruộng đất 1955 - 1956, đất ruộng không quản lý theo biểu họ nữa, mà chia đều toàn xã (thôn Vĩnh Khang) bình quân cả nam nữ chia theo nhân khẩu vĩnh viễn, bỏ chế độ tộc biểu rồi dần dần tổ chức hợp tác xã nông nghiệp. Tuy vậy việc giỗ tổ họ Đào hàng năm vẫn thực hiện tập trung tại nhà ông Chính (ông của Sơn bây giờ) là như vậy. [...]... của nước chết hơn 2 triệu người) Năm ấy gia đình nhà ta cũng bị ảnh hưởng bởi nạn đói, tuy cụ Điều dự trữ được ít lương thực (ngô) nhưng phải ăn dè, không no, bữa ăn cháo độn rau, đề phòng nạn đói kéo dài, so sánh dân làng đã quá đói (phải ăn của chuối, đu đủ cây, cháo cám), ngày nào cũng người chết, nhiều người không kiếm được gì để ăn, thì gia đình nhà thật vô cùng may mắn và hạnh phúc có. .. lao động sản xuất, dân làng ca ngợi "Làm ăn như nhà cụ ấy, thức khuya dậy sớm "đâm xay dày đạp" nhất làng", về nuôi dạy con cái, người ta nói: "Cả Tổng này chỉ nhà cụ Thư học giỏi nhất Tổng" và thực tế như vậy, về mặt địa vị xã hội, cụ Thư chỉ làm đến chức tộc biểu ít năm, nhưng gia đình cụ 4 người chân trong Hội Đồng Kỳ Mục làng Vĩnh Khang (ai bằng tốt nghiệp tiểu học (certifieat) đều... tiếng tăm: nhà cả hai bố con đều "chân hàng tổng" gia đình cụ giáo Thư như vậy nên các tổng lý trong làng không dám coi thường, không dám vòi vĩnh khi việc phải xin giấy tờ chữ ký đóng dấu của chính quyền địa phương mà còn phần kính nể "Đường lối" xây dựng và phát triển gia đình theo hướng của cụ Thư đã thành hiện thực Con cái bắt đầu trưởng thành, cuộc sống đang đà đi lên thì một nỗi bất hạnh... tuy trông người béo tốt nhưng cụ đã triệu chứng về bệnh lý người già như: thường hay tê 1 cánh tay Năm 1949 trong lúc đang ngồi đọc bản điếu văn cụ Phú Khang (người bạn đồng môn) thể do xúc động, đồng thời bị cảm gió, cụ gục xuống, sau đó bịt liệt 1 tay và 1 chân Cụ ra Hà Nội ở với gia đình ông bà Nhã và chữa bệnh từ năm 1952 Theo ông Nhã nói lại (có ghi chép ở cuối tập gia phả cũ do cụ Thư soạn),... địa Cầu Giấy Lúc tang lễ, gia đình chỉ cụ Điều, cụ Lộc, ông Mô, ông Nhã, bà Sinh, bà Đen, bà Tân còn các con cháu khác bận công tác kháng chiến Sau 3 năm tổ chức cải táng mộ phần đặt tại nghĩa trang Cầu Giấy, lúc này gia đình thêm các con đi kháng chiến về cùng tham gia là ông Nhạc, ông Giáp, ông Mô, các con rể ông Sinh, ông Chú Sau 1 năm lệnh nghĩa trang Cầu Giấy phải rời mồ mả đi nơi khác,... Xứng Gia phả cũ không ghi tuổi và ngày mất Cụ sinh một con trai gọi là cụ Cai Tư Chấn (Trong sơ đồ vẽ của cụ Thư không tên cụ chùm Tươi chỉ tên cụ Chấn là con thứ tư của cụ Xứng; hiện nay không sở để đính chính nên cứ hiểu theo gia phả cụ viết) Cụ Tư Chấn sinh ra 3 con trai: tổng Chất, Cựu Tỉnh, Cựu Tam Đời thứ tư 1 đào văn lý Cụ Đào Văn Lý là con trai cụ Đào Văn Thêu ở làng Vĩnh Ninh, gia. .. đình nhiều khó khăn chật vật, con cái còn nhỏ nhưng được cụ Điều người vợ vô cùng đảm đang chịu thương, chịu khó, các cụ đã vượt qua mọi khó khăn trở lực, với tinh thần tự lực tự cường rất cao Cụ Điều thường kể: khổ nhất là phải chạy lở, cụ tính trong 10 năm phải 3 lần rời nhà chạy lở năm mất mùa thiếu ăn, phải ăn khoai nước trừ bữa dài ngày (Khoai nước trồng nuôi lợn là chính, nếu người ăn củ luộc... giải quyết quyền lợi đất đai, và cụ sống tình nghĩa Ví dụ gia đình nào người mới chết phần đất phải trả lại làng, nhưng cụ không thu hồi ngay mà gia hạn cho thêm 1 vài vụ hoặc chờ đến thời điểm 3 năm làng chia lại, nên cụ được họ hàng trong Biểu và làng xóm quý trọng Đối với công việc của người thầy thuốc đông y Cụ Thư tỏ rõ một quan điểm rất nhân đức và trách nhiệm cao Ví dụ: người nhà bệnh... viên dạy trường tiểu học Hoàng Hà huyện Lạng Giang, Bắc Giang coi như bắt đầu bước ngoặt mới của gia đình cụ Thư Tiền lương của ông Điển đủ nuôi vợ và con mang theo, còn giúp đỡ phần nào cho bố mẹ Cụ Thư để giành tiết kiệm sau làm được nhà ngói Ông Nhã dạy học ở Lệ Mật, Gia Lâm, ông Nhạc dạy học hương ở trường Vân Cốc, huyện Việt Yên, Bắc Giang Thanh thế gia đình cụ Thư nổi bật trong làng xã Vĩnh... Việt Nam, thời gian bị địch bắt, giam ở Nhà Tiền Hà Nội, sau nhờ ông Nhã giúp đỡ "chạy" được tha về Năm 1960 công tác trưởng Phòng Nông nghiệp Sơn Tây Sau một thời gian bị bệnh tim, phải mổ được ít năm đã chết Vợ ông Thái người cùng quê ba con trai: Đào Mộng Long, cán bộ công đoàn xí nghiệp gạch ngói Sơn Tây, đảng viên đã về hưu và chết năm 2000, vợ tên là Thì ở phường Phú Thịnh, Sơn Tây, con . LUẬN VĂN: Nhà có gia phả như Nước có quốc sử Lời nói đầu Quốc sử ghi chép việc chung của đất nước của dân tộc từ khi thành lập Nước. Gia phả. chép việc riêng của một gia đình, một họ tộc từ khi hình thành đến các thế hệ đương thời. Gia phải chi họ nhà ta từ trước đến giờ chỉ có một cuốn gọi là "Đào môn gia phả diễn lục" do. chữ quốc ngữ năm 1940 - cùng thời gian ông Đào Văn Thái là con trai cụ Đào Văn Nguyên em họ cụ Thư (chung ông nội) có sao chép lại bản chữ quốc ngữ đó. Do hoàn cảnh chiến tranh từ năm 1948 gia

Ngày đăng: 27/06/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan