LUẬN VĂN: Vấn đề tổ chức và hoạt động của Đảng trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng docx

96 490 0
LUẬN VĂN: Vấn đề tổ chức và hoạt động của Đảng trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Vấn đề tổ chức hoạt động của Đảng trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Mở đầu I. Tính cấp thiết của đề tài a/- Một trong những vấn đề mang tính phổ biến trong thời đại dân chủ ngày nay là vai trò đặc biệt quan trọng của đảng chính trị các tổ chức chính trị - xã hội. Để phát huy vai trò chính trị, củng cố quyền lực, hầu hết các đảng chính trị, các đoàn thể chính trị - xã hội đều có tổ chức chặt chẽ xuống đến các đơn vị hành chính cơ sở, thậm chí cả trong các đơn vị kinh doanh sự nghiệp. Đảng cộng sản Việt Nam là người tổ chức lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam: cách mạng tháng 8 thành công, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thắng lợi, non sông thu về một mối, đưa vào cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, hiện đang lãnh đạo công cuộc đổi mới đạt nhiều kết quả. Các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở chính trị vững chắc của Đảng Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới bảo vệ Tổ quốc. b/- Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng chủ trương: tiếp tục duy trì phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN; các doanh nghiệp nhà nước phải là thành phần kinh tế gương mẫu đi đầu để hướng dẫn các thành phần kinh tế khác; thừa nhận kinh tế thị trường tất yếu có cạnh tranh quyết liệt, nhưng phải cạnh tranh lành mạnh, phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; kinh doanh phải mang lại hiệu quả Đây là trách nhiệm lãnh đạo của các tổ chức Đảng, đồng thời là những nội dung hoạt động, giám sát của các đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước - DNNN - các doanh nghiệp tư nhân - DNTN) là những tế bào cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Vấn đề đặt ra cho các DNNN là "phải nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nhà nước thì mới bảo đảm được vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước, giữ vững định hướng XHCN" (1) . Trong gần 20 năm đổi mới, cùng với việc đổi mới cơ chế chính sách phát huy quyền tự chủ tài chính nghiệp vụ kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngoài quốc doanh, sự kiện toàn, đổi mới hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế giữ vững định hướng XHCN trong hoạt động của các doanh nghiệp. c/- Sự lãnh đạo của Đảng phát huy hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là tổ chức công đoàn, là một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng trong đổi mới kinh tế phát huy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, để phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng tinh thần làm chủ của các đoàn thể chính trị - xã hội, trong tổ chức hoạt động của tổ chức đảng các đoàn thể chính trị - xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cả về mặt lý luận thực tiễn hoạt động. Về phía tổ chức Đảng: + Những năm qua, doanh nghiệp tư nhân (kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) đang phát triển mạnh ngày càng đóng vai trò quan tọng trong nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp tư nhân luôn dẫn đầu các thành phần kinh tế khác. Đảng Nhà nước ta khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển theo đúng định hướng XHCN trong khuôn khổ pháp luật. Vấn để tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân là một vấn đề mới nhưng rất cấp thiết. Bởi Đảng lãnh đạo kinh tế không thể buông lơi một số cơ sở nào. Đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân ngày càng tập trung đông đảo công nhân. Đảng phải tổ chức lãnh đạo quần chúng, một mặt tạo điều kiện cho cả nhà kinh doanh phát huy hết khả năng đảm bảo sản xuất kinh doanh đúng pháp luật, đảm bảo các quyền lợi ích chính đang của công nhân lao động trong các doanh nghiệp tư nhân. + Tổ chức cơ sở đảng trong nhiều doanh nghiệp nhìn chung hoạt động tốt, góp phần vào sự tăng trưởng kinh doanh của đất nước. Tuy nhiên sự chuyển biến của các tổ chức cơ sở đảng doanh nghiệp sự đổi mới chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW, nhất là Nghị quyết TW 6 (lần 2) nói chung còn chậm. Trong nền kinh tế thị trường, đảng viên công nhân lao động trong các doanh nghiệp hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động của nhiều vấn đề phức tạp. Việc giữ vững bản chất công nhân của Đảng đứng trước thách thức mới. Nhưng "Đảng đã thiếu sự chuẩn bị kịp thời cho bước chuyển biến này, dẫn đến tình trạng bản chất công nhân bị giảm sút, nhiều truyền thống tốt đẹp như: quan hệ Đảng với nhân dân, đoàn kết thống nhất dân chủ đã bị lãng quên ở nhiều nơi, có nơi còn vi phạm nghiêm trọng. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác cách mạng, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đoạ về đạo đức lối sống" (15) + Bên cạnh các tổ chức đảng trong các DNNN, có nên có tổ chức đảng trong các DNTN? đểtổ chức đảng trong DNTN thì trước hết phải giải quyết một vấn đề quan trọng là làm thế nào để phát triển đảng trong các doanh nghiệp này? có nên kết nạp giới chủ vào Đảng không hay chỉ kết nạp vào đảng những người lao động (họ - với tư cách là những người làm thuê)? Những đảng viên hiện đang là chủ doanh nghiệp tư nhân, nếu họ quản lý doanh nghiệp tốt, chấp hành đúng pháp luật, chính sách, thì có thể đưa họ vào cấp uỷ hay không? + Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay về sự lãnh đạo của đảng trong các doanh nghiệp, đặc biệt là: Mối quan hệ giữa lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, của cấp uỷ đối với doanh nghiệp thủ trưởng doanh nghiệp phải được giải quyết như thế nào? Đảng lãnh đạo DNTN thì có gì khác Đảng lãnh đạo trong các đơn vị hành chính? Đảng lãnh đạo theo những phương thức nào, những nội dung gì để không lấn sân vào quyền sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệpvẫn định hướng được hoạt động của doanh nghiệp? Đây là những vấn đề phức tạp cần nghiên cứu có câu trả lời. Về phía các đoàn thể chính trị - xã hội: + Các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt tổ chức công đoàn - một tổ chức tương đối độc lập - Là người đại diện quyền lợi ích chính đáng của công nhân lao động, vì sự phát triển của doanh nghiệp vì lợi ích của chính mình. + Trong các doanh nghiệp tư nhân, người chủ sở hữu là tư nhân, công nhân là người làm thuê thì mối quan hệ giữa tổ chức công đoàn Chủ tịch công đoàn với doanh nghiệp Giám đốc doanh nghiệp thế nào? Trong các doanh nghiệp tư nhân quyền lợi căn bản là thống nhất, nhưng xung đột lợi ích khó tránh khỏi. Nhiều khi xung đột đó dẫn tới đình công bãi công, làm thiệt hại cho giới chủ cho nền kinh tế chung của đất nước. Những năm qua, các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp bước đầu đã biết phát huy vai trò làm chủ của mình trong sản xuất, trong bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình, trong việc thực hiện các thoả ước tập thể giữa công nhân lao động với giới chủ. Tuy nhiên những kết quả hoạt động đó có nhiều hạn chế. Do đó, việc củng cố phát huy vài trò công đoàn các tổ chức chính trị khác trong doanh nghiệp tư nhân càng trở thành nhu cầu cấp thiết. Tổ chức công đoàn các tổ chức chính trị xã hội khác ở nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu lực. Tuy nhiên, nhìn chung các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trong các doanh nghiệp còn kém, nhất là trong các doanh nghiệp tư nhân. Công đoàn chưa thực sự đóng vai trò đại diện quyền lợi ích chính đáng của người lao động. Hơn nữa, trong các doanh nghiệp tư nhân, hoạt động của tổ chức đảng công đoàn còn gặp nhiều khó khăn, do nhiều nguyên nhân chủ quan khách quan. + Đứng về góc độ thể chế, hoạt động của công đoàn thì đã có luật công đoàn, luật khiếu nại, tố cáo, luật biểu tình quy định rất rõ quyền lợi trách nhiệm của người lao động trong doanh nghiệp trong quan hệ với giới chủ. Trong khi đó, Đảngtổ chức chính trị đại diện quan trọng nhất thì không có quy định pháp lý nào, điều kiện này đã gây không ít khó khăn về tổ chức hoạt động của tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp, nhất là DNTN. Từ cách đặt vấn đề trên đây cho thấy, kiện toàn phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệpvấn đề rất quan trọng trong đổi mới hệ thống chính trị nói chung, đổi mới Đảng các đoàn thể nói riêng. Trên ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài "Vấn đề tổ chức hoạt động của Đảng trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" làm luận văn thạc sĩ chính trị học. II. Tình hình nghiêm cứu. Vấn đề củng cố, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhìn chung đã có nhiều công trình nghiên cứu ở mọi cấp độ quyền lực, từ vĩ mô (Trung ương) đến vi mô (cấp cơ sở xã phường). - PGS.TS Huy Rứa: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng vì công cuộc đổi mới. NXB CTQG, 2005 - Lê Đức Bình: Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt: NXB CTQG Hà Nội, 2003. - TS Đặng Đình Tân (chủ biên): Thể chế Đảng cầm quyền - một số vấn đềluận thực tiễn. NXB CTQG, 2003 - Viện nghiên cứu khoa học tổ chức Nhà nước - Bộ nội vụ: Hệ thống chính trị cơ sở thực trạng một số giải phap chủ yếu. NXB CTQG, 2004 - TS Nguyễn Văn Sáu, PGS.TS Trần Xuân Sầm, PGS.TS Lê Doãn Tá (đồng chủ biên): Mối quan hệ giữa Đảng nhân dân trong kỳ đổi mới đất nước - Vấn đề kinh nghiệm. Nxb CTQG, 2002. Đặc biệt là nhiều công trình nghiên cứu về sự lãnh đaọ của Đảng vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội trong các đề tài nghiên cứu về hệ thống chính trị, bao gồm cả các đề tài cấp Nhà nước cấp Bộ. Tuy nhiên, các đề tài này cũng chỉ nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động của các thành tố của hệ thống chính trị sở 4 cấp quyền lực tương ứng với 4 cấp hành chính. Hầu như có rất ít công trình công trình nghiên cứu về những nội dung này trong các đơn vị sản xuất kinh doanh các đơn vị sự nghiệp. Chẳng hạn có thể kể ra một số công trinh sau: - Viện công nhân công đoàn - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Nxb, LĐ, Hà Nội 2003. - TS Đặng Đình Tân: Thực hành dân chủ trong doanh nghiệp Nhà nước - Vấn đề chính trị quan trọng hiện nay ở nước ta. Thông tin CHT 2003, số 15 - TS Nguyễn Văn Sáu: Nâng cao vai trò phát huy hiệu lực lãnh đạo của tổ chức đảngdoanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu lý luận. 1997 số 9. - TS Trịnh Đức Hồng, PGS, TS Dương Xuân Ngọc: Về đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng doanh nghiệp nhà nước NXB CTQG, 2002 - TS Trịnh Đức Hồng: Nét mới trong định hướng phát triển của Đảng bộ khối công nghiệp Hà Nội. Lý luận chính trị 2000 số 5. - Nguyễn Thị Mỹ Hiền: Thực hiện cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" trong lĩnh vực khám chữa bệnh ở ngành y tế Bình Thuận, Luận văn Đại học chính trị, 2003 - Phan Thị Thanh Hà: Tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay. Luận văn cao cấp chính trị 2003. Những công trình nghiên cứu trên đã phân tích khá sâu sắc trên nhiều nội dung lý luận thực trạng, những vấn đề hạn chế, bức xúc trong tổ chức, hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu hay đề tài khoa học nào nghiên cứu toàn diện các tổ chức chính trị xã hội trong các doanh nghiệp, nhất là tại địa bàn thành phố Đà Nẵng. III. Mục đích của luận văn. Trên cơ sở khảo sát, đánh gía các tổ chức chính trị xã hội trong các doanh nghiệp (nhà nước tư nhân), luận văn đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vài trò của các tổ chức đảng các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. IV. Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văncác tổ chức đảng công đoàn trong các doanh nghiệp. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: là tổ chức hoạt động của các tổ chức đảng công đoàn trong các doanh nghiệp nhà nước tư nhân ở Thành Phố Đà Nẵng trong những năm từ năm 2001 đến nay. V. Cơ sở lý luận - thực tiễn phương pháp nghiên cứu - Luận văn được thực hiện dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng Macxit, các quan điểm Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, chính đảng của giai cấp công nhân; các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng đảng, đoàn thể ở nước ta. - Luận văn dựa trên sự phân tích chủ yếu từ thực trạng của các tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã hội trong các doanh nghiệpĐà Nẵng, việc thực hiện các Nghị quyết ở Thành Uỷ, UBND Thành phố; đặc biệt là các báo cáo tổng kết hàng năm của các cơ quan quản lý, của Liên đoàn Lao động Thành Phố, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ vể công tác công vận, các báo cáo chuyên đề liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là kết hợp nghiên cứu lý luận với điều tra, khảo sát; đặc biệt chú ý phương pháp tổng kết thực tiễn để rút ra kết luận. Luận văn đồng thời cũng sử dụng rộng rãi các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, logic - lịch sử VI. Đóng góp mới về khoa học ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn làm rõ cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu lực của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp của Thành phố, đánh giá ưu khuyết điểm, phân tích nguyên nhân của thành công cũng như tồn tại yếu kém, kinh nghiệm, giúp cho các doanh nghiệp, các cơ quan có trách nhiệm tham khảo. ý nghĩa của luận văn là góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của các tổ chức đảng, các đoàn thể trong các doanh nghiệp, nhằm phát huy hơn hiệu lực lãnh đạo, hoạt động của mình trong doanh nghiệp. Ngoài ra luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho Thành uỷ, UBND Thành phố, các cơ quan những ai đang quan tâm đến vấn đề này. Chương I Vai trò của Đảng trong các doanh nghiệp trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay 1.1. Vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng trong sự nghiệp đổi mới nói chung trong phát triển kinh tế nói riêng. 1.1.1. Vị trí vai trò của Đảng cầm quyền - một số vấn đề chung Đảng cầm quyền là đảng đã nắm được chính quyền, sử dụng chính quyền nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của giai cấp. ở Việt Nam, Đảng cộng sản đã lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền từ tháng 8/1945. Từ đó đến nay, Đảng là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thành công cách mạng dân tộc, dân chủ, xây dựng đất nước, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng lãnh đạo đã có những thành tựu rất quan trọng, tạo tiền đề vững chắc để bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ khi chưa có chính quyền - Đảng hoạt động trong vòng bí mật, đến khi có chính quyền là bước ngoặt cơ bản của các mạng Việt Nam. Vì vậy khi có chính quyền, nhiệm vụ chính trị của Đảng ta đã thay đổi căn bản. Nếu trước đây, nhiệm vụ chính trị chủ yếu của Đảng là lãnh đạo giai cấp toàn dân tộc đấu tranh lật đổi chế độ xã hội cũ để giành chính quyền; thì nay nhiệm vụ chủ yếu trung tâm là xây dựng xã hội mới bảo vệ thành quả cách mạng đã đạt được. Lúc này, chủ nghĩa xã hội từ lĩnh vực lý luận đã chuyển sang lĩnh vực thực tiễn. Lênin đã viết: "xét theo quan điểm chính trị đơn thuần, thì điều mấu chốt hiện nay là ở chỗ: Trên những nét chủ yếu về cơ bản thì chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ thuyết phục những người lao động Nga sự đúng đắn của cương lĩnh cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ giành lại nước Nga trong tay bọn bóc lột trao nó cho những người lao động; hiệu nay nhiệm vụ chủ yếu được đề ra trước mắt là quản lý nước Nga như thế nào" (25) . "chính sự chuyển biến đó - chuyển biến từ nhiệm vụ hàng đầu thuyết phục quần chúng nhân dân, từ nhiệm vụ giành chính quyền đè bẹp sự phản kháng quân sự của bọn bóc lột sang nhiệm vụ quản lý nhà nước đang trở nên nhiệm vụ hàng đầu - là đặc điểm chủ yếu của thời kỳ đang trả qua" (26) . ở nước ta, sau khi giành được chính quyền, Hồ Chủ Tịch cũng đã chỉ ra: "Công việc phá hoại xong rồi. Nay bước đầu công việc dọn dẹp, sắp đặt, gìn giữ kiến thiết" (14) . Đảng cầm quyền, nghĩa là Đảng phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về vận mệnh của dân tộc, về sự phát triển toàn diện của xã hội, sự phồn vinh của đất nước, sự tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Nếu trước kia, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là dùng bạo lực để đánh đổ chế độ xã hội cũ, thì nay nhiệm vụ chủ yếu là lãnh đạo phát triển kinh tế, tổ hức quản lý xã hội mới. Tổ chức quản lý là một khoa học là một nghệ thuật. Công việc đó, giai cấp tư sản đã trải qua hàng trăm năm mới đạt được trình độ quản lý như ngày nay. Đảng cộng sản cầm quyền (trong đó Đảng ta) chỉ mới trong một thời gian rất ngắn so với lịch sử, nhiệm vụ mới đặt ra hết sức nặng nề, khó khăn gian khổ. Do đó, Đảng phải học hỏi, tìm tòi sáng tạo phải có một trình độ trí tuệ cao hơn để thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Lê nin viết: "Sự xuất hiện của một giai cấp mới trên vũ đại lịch sử, với tư cách là người lãnh tụ người lãnh đạo xã hội, không bao giời diễn ra mà lại không có một thời kỳ "tròng trành" hết sức dữ dội, một thời kỳ chán động, đấu tranh bão táp, đó là một mặt; mặt khác, không bao giờ diễn ra mà không có một thời kỳ mò mẫm, thí nghiệm, do dự, ngả nghiêng trong việc lựa chọn những phương hướng mới đáp ứng với tình thế khách quan mới " (27) . Người khẳng định: Trong việc đó không có cái gì là không thể thực hiện được nếu chúng ta nhận thức được có quyết tâm. " chúng ta sẽ học tập được cách làm công tác đó vơi tất cả nhiệt tình cách mạng" (28) . Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội - cả lý luận thực tiễn hiện nay còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ. Nước ta lại phát triển trong điều kiện từ một nền sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lại càng khó khăn gian khổ hơn nhiều; đòi hỏi sự lãnh đạo sáng suốt, tìm tòi, sáng tạo của Đảng, sự nhất trí quyết tâm cao của toàn đảng, toàn dân thì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mới thành công. Hồ Chủ tịch đã dạy: "Khó thì khó thật, nhưng chúng ta quyết tâm; chúng ta vừa làm vừa học thì nhất định chúng ta vượt qua hết thảy những khó khăn đó" (26) Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ sắc bén để thông qua đó Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội. Khác với nhà nước tư sản, nhà nước xã hội [...]... đảng ở nước ta hiện nay Điều 5 chương I Luật doanh nghiệp nước ta quy định: Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong doanh nghiệp hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật các quy định của Đảng cộng sản Việt Nam Tổ chức công đoàn các tổ chức chính trị - xã hội khác hoạt động theo Hiến pháp pháp luật Hiến phap luật pháp Việt Nam đã tạo điều kiện pháp lý cho hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh. .. cố các tổ chức cơ sở đảng nói chung, các tổ chức đảng trong doanh nghiệp nói riêng là một yêu cầu khách quan, là vấn đề then chốt, có ý nghĩa hết sức quan trọng, là trách nhiệm của toàn Đảng, của các cấp uỷ các cấp 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng 1.2.2.1 Chức năng Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng đã trở thành lực lượng lãnh đạo toàn xã hội, tổ chức cơ sở đảng ở mọi loại hình, đều... doanh nghiệp 1.3.3.1 Vị trí, yêu cầu đối với tổ chức cơ sở đảngdoanh nghiệp nhà nước Xuất phát từ đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước với vai trò là hạt nhân chính trị trong doanh nghiệp, tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp có những đặc điểm riêng từ đó đặt ra vị trí, yêu cầu đối với tổ chức cơ sở đảngdoanh nghiệp nhà nước cũng khác với các loại hình tổ chức cơ sở đảng khác Thứ nhất, do các doanh. .. vai trò của các tổ chức ấy hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Nghị quyết đại hội VIII của Đảng chỉ rõ: "Đảng lãnh đạo, phát huy mạnh mẽ vai trò hiệu lực của Nhà nước chứ không điều hành hay Nhà nước Đảng mọi đảng viên đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình"(6) Thực tế hoạt động của Đảng trong những năm qua, nhiều tổ chức Đảng đã lấn sân... lần thứ IV hệ thống tổ chức của Đảng được quy định: Tổ chức cơ sở Đảng dưới 30 Đảng viên thì thành lập chi bộ, có chi uỷ Tổ chức Đảngtrên 30 đảng viên thì thành lập đảng bộ, có chi bộ trực thuộc Nơi nhiều đảng viên (xã, phường, xí nghiệp ) có thể thành lập Đảng uỷ bộ phận trực thuộc Đảng uỷ cơ sở, là cấp trên của các chi bộ Điều lệ Đảng ở Đại hội ghi rõ Hệ thống tổ chức của Đảng được xác định theo... đạo các cấp của Đảng tham gia xây dựng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước các nghị quyết của tổ chức Đảng cấp trên Các tổ chức cơ sở đảng hoạt động xây dựng nội bộ đảng trên nguyên tắc tập trung dân chủ; đồng thời tổ chức tốt việc quần chúng tham gia xây dvieecj đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên 1.2.2.2 Nhiệm vụ - Chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của. .. công nhân đóng góp GDP tới 42% GDP của cả nước Đảng cần thiết phải lãnh đạo các doanh nghiệp tư nhân thực hiện đúng quan điểm đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi của người lao động Cho tới nay, tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp tư nhân rất ít, hầu như không có tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài Đây là vấn đề đang rất bức xúc trong công... kinh doanh Tổ chức cơ sở dảng trong doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm lãnh đạo, tôn trọng phát huy quyền tự chủ đó Nhưng phải kiểm tra thường xuyên hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước quy chế của doanh nghiệp; khắc phục tình trạng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của đảng bộ đối với doanh nghiệp Đặc biệt, tổ chức cơ... của người lao động chủ doanh nghiệp - Nhiệm vụ + Lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bảo đảm an ninh quốc phòng: Lãnh đạo đảng viên, người lao động trong doanh nghiệp tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc phía nước ngoài) thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hợp đồng các thoả ước lao động đã ký kết Đoàn kết, động viên đảng viên các thành. .. lại sức mạnh của Đảng lại bắt nguồn từ mối liên hệ chặt chẽ, máu thịt giữa tổ chức cơ sở đảng, đảng viên với quần chúng ở cơ sở Quần chúng nhận xét sự lãnh đạo của Đảng, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, trước hết trực tiếp là thông qua hoạt động của tổ chức cơ sở đảng cán bộ, đảng viên ở cơ sở: "Một việc làm cuả chi bộ, đảng bộ cơ sở, của đảng viên tốt hay không tốt, đúng hay sai đều tác động trực . cứu của luận văn là các tổ chức đảng và công đoàn trong các doanh nghiệp. - Phạm vi và thời gian nghiên cứu: là tổ chức và hoạt động của các tổ chức đảng và công đoàn trong các doanh nghiệp. LUẬN VĂN: Vấn đề tổ chức và hoạt động của Đảng trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Mở đầu I. Tính cấp thiết của đề tài a/- Một trong. chính và nghiệp vụ kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, sự kiện toàn, đổi mới hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng trong

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan