ĐỀ TÀI " ĐỔI MỚI CUNG ỨNG DICH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM PHẦN " ppt

59 1K 12
ĐỀ TÀI " ĐỔI MỚI CUNG ỨNG DICH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM PHẦN " ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn ĐỀ TÀI: ĐỔI MỚI CUNG ỨNG DICH VỤ CÔNG VIỆT NAM PHẦN Mục lục ĐỔI MỚI CUNG ỨNG DICH VỤ CÔNG VIỆT NAM PHẦN I NHỮNG TIẾN TRIỂN 20 NĂM QUA TRÊN THẾ GIỚI TRONG QUAN NIỆM VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ CÔNGCUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN NIỆM VỀ DỊCH VỤ CÔNG I.1. Khái niệm dịch vụ công Dịch vụ công (từ tiếng Anh là “public service”) có quan hệ chặt chẽ với phạm trù hàng hóa công cộng. Theo ý nghĩa kinh tế học, hàng hóa công cộng có một số đặc tính cơ bản như: 1. là loại hàng hóa mà khi đã được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc sử dụng nó; 2. việc tiêu dùng của người này không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác; 3. và không thể vứt bỏ được, tức là ngay khi không được tiêu dùng thì hàng hóa công cộng vẫn tồn tại. Nói một cách giản đơn, thì những hàng hóa nào thỏa mãn cả ba đặc tính trên được gọi là hàng hóa công cộng thuần túy, và những hàng hóa nào không thỏa mãn cả ba đặc tính trên được gọi là hàng hóa công cộng không thuần túy. Khái niệm “dịch vụ công” được sử dụng phổ biến rộng rãi châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Theo quan niệm của nhiều nước, dịch vụ công luôn gắn với vai trò của nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ này. Từ giác độ chủ thể quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu hành chính cho rằng dịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và đảm bảo cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội. Cách hiểu này nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của nhà nước đối với những hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng. Cách tiếp cận khác xuất phát từ đối tượng được hưởng hàng hóa công cộng cho rằng đặc trưng chủ yếu của dịch vụ công là hoạt động đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội và cộng đồng, còn việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm. Từ điển Petit Larousse của Pháp xuất bản năm 1992 đã định nghĩa: “dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích chung, do cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm”. Khái niệm và phạm vi dịch vụ công có sự biến đổi tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia. Chẳng hạn, Canada, có tới 34 loại hoạt động được coi là dịch vụ công, từ quốc phòng, an ninh, pháp chế, đến các chính sách kinh tế- xã hội (tạo việc làm, quy hoạch, bảo vệ môi trường, và các hoạt động y tế, giáo dục, văn hoá, bảo hiểm xã hội, …). Trong khi đó, Pháp và Italia đều quan niệm dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân do các cơ quan nhà nước đảm nhiệm hoặc do các tổ chức tư nhân thực hiện theo những tiêu chuẩn, quy định của nhà nước. Tuy vậy, mỗi nước lại có nhận thức khác nhau về phạm vi của dịch vụ công. Pháp, khái niệm dịch vụ công được hiểu rộng, bao gồm không chỉ các hoạt động phục vụ nhu cầu về tinh thần và sức khoẻ của người dân (như giáo dục, văn hoá, y tế, thể thao…, thường được gọi là hoạt động sự nghiệp), các hoạt động phục vụ đời sống dân cư mang tính công nghiệp (điện, nước, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường, thường được gọi là hoạt động công ích), hay các dịch vụ hành chính công, bao gồm hoạt động của cơ quan hành chính về cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch,… mà cả hoạt động thuế vụ, trật tự, an ninh, quốc phòng…; còn Italia dịch vụ công được giới hạn chủ yếu hoạt động sự nghiệp (y tế, giáo dục) và hoạt động kinh tế công ích (điện, nước sạch, vệ sinh môi trường) và các hoạt động cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch do cơ quan hành chính thực hiện. Việt Nam, nên tập trung nhiều hơn vào chức năng phục vụ xã hội của nhà nước, mà không bao gồm các chức năng công quyền, như lập pháp, hành pháp, tư pháp, ngoại giao, qua đó nhấn mạnh vai trò chủ thể của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng. Điều quan trọng là chúng ta phải sớm tách hoạt 2 động dịch vụ công (lâu nay gọi là hoạt động sự nghiệp) ra khỏi hoạt động hành chính công quyền như chủ trương của Chính phủ đã đề ra, nhằm xoá bỏ cơ chế bao cấp, giảm tải cho bộ máy nhà nước, khai thác mọi nguồn lực tiềm tàng trong xã hội, và nâng cao chất lượng của dịch vụ công phục vụ người dân. Điều 22 của Luật Tổ chức chính phủ (2001) quy định: “Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực;…”. Điều này không có nghĩa là nhà nước độc quyền cung cấp các dịch vụ công mà trái lại nhà nước hoàn toàn có thể xã hội hóa một số dịch vụ, qua đó trao một phần việc cung ứng một phần của một số dịch vụ, như y tế, giáo dục, cấp thoát nước,… cho khu vực phi nhà nước thực hiện. Có thể thấy rằng khái niệm và phạm vi các dịch vụ công cho dù được tiếp cận nhiều góc độ khác nhau, chúng đều có tính chất chung là nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội, của cộng đồng dân cư và nhà nước có trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ này cho xã hội. Ngay cả khi nhà nước chuyển giao một phần việc cung ứng dịch vụ công cho khu vực tư nhân thì nhà nước vẫn có vai trò điều tiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các bất cập của thị trường. Từ những tính chất trên đây, dịch vụ công có thể được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện. I.2. Các loại dịch vụ công, phương thức cung ứng và các đặc điểm chính của dịch vụ công I.2.1. Các loại dịch vụ công Cần thiết phải có sự phân loại đúng đắn các hình thức dịch vụ công để hình thành cơ chế quản lý phù hợp. Thí dụ, đối với các loại hình dịch vụ công quan trọng nhất, thiết yếu nhất như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo…, nhà nước có trách nhiệm dành cho chúng những nguồn lực ưu tiên. Dịch vụ công có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, xét theo tính chất của dịch vụ, hoặc theo các hình thức dịch vụ cụ thể,… Thí dụ, xét theo tiêu chí chủ thể cung ứng, dịch vụ công được chia thành ba loại, như sau: - Dịch vụ công do cơ quan nhà nước trực tiếp cung cấp: Đó là những dịch vụ công cộng cơ bản do các cơ quan của nhà nước cung cấp. Thí dụ, an ninh, giáo dục phổ thông, chăm sóc y tế công cộng, bảo trợ xã hội,… 3 -Dịch vụ công do các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cung cấp, gồm những dịch vụ mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp, nhưng không trực tiếp thực hiện mà uỷ nhiệm cho tổ chức phi chính phủ và tư nhân thực hiện, dưới sự đôn đốc, giám sát của nhà nước. Thí dụ, các công trình công cộng do chính phủ gọi thầu có thể do các công ty tư nhân đấu thầu xây dựng. - Dịch vụ công do tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư nhân phối hợp thực hiện. Loại hình cung ứng dịch vụ này ngày càng trở nên phổ biến nhiều nước. Như Trung quốc, việc thiết lập hệ thống bảo vệ trật tự các khu dân cư là do cơ quan công an, tổ chức dịch vụ khu phố và ủy ban khu phố phối hợp thực hiện. Dựa vào tính chất và tác dụng của dịch vụ được cung ứng, có thể chia dịch vụ công thành các loại như sau: - Dịch vụ hành chính công: Đây là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Do vậy, cho đến nay, đối tượng cung ứng duy nhất các dịch vụ công này là cơ quan công quyền hay các cơ quan do nhà nước thành lập được ủy quyền thực hiện cung ứng dịch vụ hành chính công. Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước. Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,… (Ở một số nước, dịch vụ hành chính công được coi là một loại hoạt động riêng, không nằm trong phạm vi dịch vụ công. nước ta, một số nhà nghiên cứu cũng có quan điểm như vậy). Người dân được hưởng những dịch vụ này không theo quan hệ cung cầu, ngang giá trên thị trường, mà thông qua việc đóng lệ phí hoặc phí cho các cơ quan hành chính nhà nước. Phần lệ phí này mang tính chất hỗ trợ cho ngân sách nhà nước. - Dịch vụ sự nghiệp công: Bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khoẻ, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội,…( Sự nghiệp là một từ gốc Trung quốc, được dùng theo nhiều nghĩa. Theo nghĩa hẹp, từ ‘sự nghiệp” dùng để chỉ những hoạt động chuyên môn nhằm đáp ứng những nhu cầu của xã hội và cá nhân con người, chủ yếu là về những lĩnh vực liên quan đến sự phát triển con người về văn hoá, tinh thần và thể chất). Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là nhà nước chỉ thực hiện những dịch vụ công nào mà xã hội không thể làm được hoặc không muốn làm, nên nhà nước đã chuyển giao một phần việc cung ứng loại dịch vụ công này cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội. - Dịch vụ công ích: Là các hoạt động cung cấp các hàng hoá, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai…chủ yếu do các doanh 4 nghiệp nhà nước thực hiện. Có một số hoạt động địa bàn cơ sở do khu vực tư nhân đứng ra đảm nhiệm như vệ sinh môi trường, thu gom vận chuyển rác thải một số đô thị nhỏ, cung ứng nước sạch một số vùng nông thôn… I.2.2. Các hình thức cung ứng dịch vụ công Trên thực tế, có những loại dịch vụ rất quan trọng phục vụ nhu cầu chung của cả cộng đồng, nhưng tư nhân không muốn hoặc chưa đủ điều kiện tham gia, vì nó không mang lại lợi nhuận, hoặc do tư nhân không đủ quyền lực và vốn để tổ chức việc cung ứng, thí dụ như các dịch vụ phải đầu tư lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ tiêm chủng, cứu hỏa, thoát nước, … Đối với những loại dịch vụ này, hơn ai hết nhà nước có khả năng và trách nhiệm cung ứng cho người dân. Bên cạnh đó, cũng có những loại dịch vụ mà thị trường có thể cung cấp nhưng cung cấp không đầy đủ, hoặc dễ tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng nói riêng và toàn thể xã hội nói chung, chẳng hạn như dịch vụ y tế, giáo dục, điện, nước sinh hoạt, … Trong trường hợp đó, nhà nước có trách nhiệm trực tiếp cung ứng hoặc kiểm soát thị trường tư nhân để đáp ứng những quyền lợi cơ bản của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà nước không phải là tác nhân duy nhất cung ứng dịch vụ công. Tuỳ theo tính chất và loại hình, dịch vụ công có thể do các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc có thể được chuyển giao cho khu vực phi nhà nước. Có thể thấy rõ rằng, theo thời gian, vai trò của nhà nước và các tác nhân khác trong cung ứng dịch vụ công có sự biến đổi đáng kể dẫn đến các dạng thức cung ứng dịch vụ công khác nhau. Hiện nay, việc cung ứng dịch vụ công ở hầu hết các nước thông thường được tiến hành theo các hình thức sau: - Các cơ quan nhà nước trực tiếp cung ứng dịch vụ công. Theo hình thức này, nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp cung ứng dịch vụ công đối với các dịch vụ liên quan đến an ninh quốc gia và lợi ích chung của đất nước (như quốc phòng, an ninh, hộ tịch…) mà chỉ có cơ quan công quyền mới có đủ tư cách pháp lý để làm. Nhà nước với vai trò chủ đạo của mình, cũng trực tiếp cung ứng các loại dịch vụ thuộc các lĩnh vực và địa bàn không thuận lợi đầu tư (ví dụ vùng sâu, vùng xa) mà thị trường không thể hoặc không muốn tham gia do chi phí quá lớn hay không có lợi nhuận. Các đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành lập để cung ứng như các bệnh viện và trường học công, các cơ sở cung cấp điện nước…hoạt động tương tự các công ty nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận. Ban đầu, nhà nước đầu tư cho các đơn vị đó, sau đó họ sẽ tự trang trải và khi cần thiết có thể nhận được sự hỗ trợ bù đắp của nhà nước. - Nhà nước chuyển một phần hoạt động cung ứng dịch vụ công cho thị trường dưới các hình thức: 5 + Uỷ quyền cho các công ty tư nhân hoặc tổ chức phi chính phủ cung ứng một số dịch vụ công mà nhà nước có trách nhiệm bảo đảm và thường có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước như vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý rác thải, xây dựng và xử lý hệ thống cống thoát nước v.v…Công ty tư nhân hoặc tổ chức phi chính phủ được uỷ quyền phải tuân thủ những điều kiện do nhà nước quy định và được nhà nước cấp kinh phí ( loại dịch vụ nào có thu tiền của người thụ hưởng thì chỉ được nhà nước cấp một phần kinh phí). + Liên doanh cung ứng dịch vụ công giữa nhà nước và một số đối tác trên cơ sở đóng góp nguồn lực, chia sẻ rủi ro và cùng phân chia lợi nhuận. Hình thức này cho phép nhà nước giảm phần đầu tư từ ngân sách cho dịch vụ công mà vẫn tham gia quản lý trực tiếp và thường xuyên các dịch vụ này nhằm đảm bảo lợi ích chung. + Chuyển giao trách nhiệm cung ứng dịch vụ công cho các tổ chức khác đối với các dịch vụ mà các tổ chức này có điều kiện thực hiện có hiệu quả như đào tạo, khám chữa bệnh, tư vấn, giám định…(bao gồm các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội…), đặc biệt là, các tổ chức này tuy là đơn vị tư nhân hoặc phi chính phủ nhưng được khuyến kích hoạt động theo cơ chế không vì lợi nhuận, chỉ thu phí để tự trang trải. + Tư nhân hoá dịch vụ công, trong đó nhà nước bán phương tiện và quyền chi phối của mình đối với dịch vụ nào đó cho tư nhân song vẫn giám sát và đảm bảo lợi ích công bằng pháp luật. + Mua dịch vụ công từ khu vực tư nhân đối với các dịch vụ mà tư nhân có thể làm tốt và giảm được số người làm dịch vụ trong cơ quan nhà nước, như bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, các phương tiện tin học, đáp ứng nhu cầu về phương tiện đi lại, làm vệ sinh và công việc phục vụ trong cơ quan… I.2.3. Các đặc điểm của dịch vụ công Các loại dịch vụ công và các hình thức cung ứng dịch vụ công tuy có đặc điểm, tính chất khác nhau, song chúng có những đặc điểm chung cơ bản như sau: - Dịch vụ công có tính xã hội, với mục tiêu chính là phục vụ lợi ích cộng đồng đáp ứng nhu cầu của tất cả công dân, không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội và bảo đảm công bằng và ổn định xã hội, mang tính quần chúng rộng rãi. Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận các dịch vụ công với tư cách là đối tượng phục vụ của nhà nước. Từ đó có thể thấy tính kinh tế, lợi nhuận không phải là điều kiện tiên quyết chi phối hoạt động dịch vụ công. - Dịch vụ công cung ứng loại “hàng hóa” không phải bình thường mà là hàng hóa đặc biệt do nhà nước cung ứng hoặc ủy nhiệm cho tổ chức, cá nhân thực hiện, 6 đáp ứng nhu cầu toàn xã hội, bất kể các sản phẩm được tạo ra có hình thái hiện vật hay phi hiện vật. - Việc trao đổi dịch vụ công không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ. Thông thường, người sử dụng dịch vụ công không trực tiếp trả tiền, hay đúng hơn là đã trả tiền dưới hình thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước. Cũng có những dịch vụ công mà người sử dụng vẫn phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí; song nhà nước vẫn có trách nhiệm đảm bảo cung ứng các dịch vụ này không nhằm mục tiêu lợi nhuận. - Từ góc độ kinh tế học, dịch vụ công là các hoạt động cung ứng cho xã hội một loại hàng hoá công cộng. Loại hàng hóa này mang lại lợi ích không chỉ cho những người mua nó, mà cho cả những người không phải trả tiền cho hàng hóa này. Ví dụ giáo dục đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu của người đi học mà còn góp phần nâng cao mặt bằng dân trí và văn hoá của xã hội. Đó là nguyên nhân khiến cho chính phủ có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong việc sản xuất hoặc bảo đảm cung ứng các loại hàng hóa công cộng. Với sự đa dạng của các loại dịch vụ công, của các hình thức cung ứng dịch vụ công, và những đặc điểm của dịch vụ công, có thể thấy rằng cung ứng loại dịch vụ này một cách có hiệu quả không phải là một vấn đề đơn giản. Nhà nước phải xác định rõ loại dịch vụ nào nhà nước cần giữ vai trò cung ứng chủ đạo, loại dịch vụ nào cần chuyển giao cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội, loại dịch vụ nào nhà nước và khu vực tư nhân có thể phối hợp cung ứng và vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước về vấn đề này như thế nào. Kinh nghiệm của nhiều nước những năm qua cho thấy rằng, trong cung ứng dịch vụ công, nhà nước chỉ trực tiếp thực hiện những loại dịch vụ công mà khu vực phi nhà nước không thể làm được và không muốn làm. Nếu nhà nước không chuyển giao việc cung ứng dịch vụ công các lĩnh vực thích hợp cho khu vực phi nhà nước và cải cách việc cung ứng dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, thì hiệu quả cung ứng dịch vụ công về tổng thể sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân và sự phát triển chung của toàn xã hội. I.3. Tác dụng của dịch vụ công trong tiến trình phát triển và vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công I.3.1. Tác dụng của dịch vụ công trong phát triển kinh tế- xã hội Tính ưu việt của một xã hội được phản chiếu một cách rõ ràng qua chất lượng cung ứng dịch vụ công, bởi vì dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội, đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững và có kỷ cương, trật tự. Mọi xã hội đều có những vấn đề chung, liên quan đến cuộc sống của tất cả mọi người. Đó là các vấn đề như trật tự trị an, phân hóa giàu nghèo, giáo dục, y tế, dân 7 số, môi trường, tài nguyên,… Để giải quyết thành công các vấn đề này, cần có sự góp sức của cả nhà nước, cộng đồng và các tổ chức xã hội thông qua việc cung ứng các dịch vụ công. Nếu các dịch vụ công bị ngừng cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chất lượng thấp thì sẽ dẫn đến những rối loạn trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của mỗi người dân, đồng thời tác động tiêu cực đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhìn chung, dịch vụ công đáp ứng những nhu cầu chung của xã hội về các lĩnh vực sau đây: - duy trì trật tự công cộng và an toàn xã hội như quốc phòng, an ninh, ngoại giao. - bảo vệ trật tự kinh tế, trật tự mua bán trên thị trường thông qua việc xây dựng và thực thi thể chế kinh tế thị trường. - cung cấp các tiện ích công cộng cho toàn thể thành viên trong xã hội như bảo vệ sức khỏe, giáo dục đào tạo, giao thông công cộng, thông tin, thư viện công cộng - quản lý tài nguyên và tài sản công cộng như: quản lý tài sản nhà nước, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. - bảo vệ quyền công dân, quyền con người. Đề cập sâu hơn tới tác dụng của việc cung ứng dịch vụ công, chúng ta có thể lấy thí dụ trong lĩnh vực hành chính công. Hành chính công có liên quan đến mức độ thoả mãn các nhu cầu công cộng của xã hội, liên quan đến tiến bộ kinh tế, xã hội của một quốc gia. Theo các nhà nghiên cứu Trung quốc1, tác dụng của hành chính công chủ yếu là tác dụng dẫn đường, tác dụng quản chế, tác dụng phục vụ và tác dụng giúp đỡ. Nói về tác dụng quản chế, tức là nhà nước phát huy năng lực quản lý công cộng mang tính quyền uy, cưỡng chế để xử lý, điều hòa các quan hệ xã hội và lợi ích xã hội, đảm bảo cho xã hội vận hành tốt; còn về tác dụng giúp đỡ, đó chính là sự giúp đỡ của nhà nước đối với các địa phương nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, như giúp đỡ người nghèo, cứu tế xã hội, phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, y tế, … Việc cung ứng dịch vụ hành chính công còn có tác dụng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Khi cung cấp các dịch vụ này, nhà nước sử dụng quyền lực công để tạo ra dịch vụ như cấp các loại giấy phép, đăng ký, chứng thực, thị thực Tuy xét về mặt hình thức, sản phẩm của các dịch vụ này chỉ là các loại văn bản giấy tờ, nhưng chúng lại có tác dụng chi phối quan trọng đến các hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước. Chẳng hạn, giấy đăng ký kinh doanh của doanh 1 Hành chính công và quản lý hiệu quả chính phủ H.: NXB Lao động xã hội, 2005 8 [...]... chớnh ca hot ng cung ng dch v cụng thụng qua kim soỏt, iu tit v bo h th trng v xó hi cung ng cỏc dch v ú mt cỏch thun li II.3 Ci thin cht lng cung ng dch v cụng trong khu vc nh nc Cho dự khu vc t nhõn v cỏc t chc xó hi ngy cng tham gia nhiu hn vo cung ng dch v cụng, song khu vc nh nc vn tt yu l ngi cung ng mt s ln dch v Chớnh vỡ vy, trong i mi cung ng dch v cụng, vic ci thin cht lng cung ng dch v ... cụng do Nh nc cung ng Bớc vo thời kỳ đổi mới, Nh nớc đã mở cửa một số lĩnh vực dịch v s nghip ( nh giỏo dc, y t, vn hoỏ, th thao) v dch v cụng ớch ( nh vn ti cụng cng, v sinh mụi trng) cho s tham gia của các thnh phần kinh tế Tuy nhiên, do s tham gia ca khu vc t nhõn v cỏc t chc xó hi trong cung ng cỏc loi dch v cụng vn cũn giai on bc u vi nhng kt qu cũn khiờm tn, nờn Nh nc ta vn m nhn vic cung ng phn... bỏo kinh t Si gũn, ngy 24/11/2005 Bng vic chuyn hot ng cung ng dch v cụng cho khu vc t nhõn, nh nc cú th s dng cnh tranh gia cỏc nh cung ng dch v vi nhau cú c nh cung ng dch v cú hiu qu nht Chớnh vỡ th, thỳc y cnh tranh trong cung ng dch v gia khu vc cụng v t ang l mt mc tiờu c nhiu nc hng ti nhm nõng cao cht lng dch v cung ng S dng th trng cung ng nhng dch v cnh tranh s gim bt chi phớ v ci tin cht... mnh gia cỏc nh cung cp dch v, v ngi tiờu dựng cỏc dch v cụng c quyn t do la chn nh cung cp dch v Nhiu bng chng thc t cho thy khi cỏc t chc cung ng dch v cụng bc vo cuc cnh tranh thỡ mi vic u thay i Nhng t chc no cung ng dch v cht lng kộm vi giỏ c cao thỡ dn b xúa b, trong khi nhng t chc cung ng dch v cht lng cao vi giỏ c phi chng thỡ ngy cng phỏt trin Chớnh s cnh tranh ó buc cỏc t chc cung ng dch v... ngnh v a phng rt cng knh v kộm hiu qu II.1 Hiu qu cung ng dch v cụng thp Hiu qu thp trong cung ng dch v cụng ca Nh nc khin cho ngi dõn khụng tha món vi cỏc dch v cụng m Nh nc ang cung cp hoc c quyn cung cp Cỏc dch v ny nhỡn chung khụng ch thiu v s lng, m cht lng phc v cng cũn thp, do khi lng dch v cụng do Nh nc m nhn cung ng trc tip cũn quỏ ln v h thng cung ng dch v cụng cũn nhiu hn ch v nng lc qun lý,... Hng ti bo him y t quc gia bỡnh ng, hiu qu v cht lng cao- i Loan, 2005 23 PHN II THC TRNG CUNG NG DCH V CễNG CA KHU VC NH NC V NHNG YấU CU I MI CUNG NG DCH V CễNG VIT NAM I MT S THNH TU TRONG CUNG NG DCH V CễNG CA NH NC TA nc ta, trc thi k i mi, Nh nớc nắm giữ hầu hết các hoạt động, từ hoạt động kinh tế đến dịch vụ văn hoá xã hội, từ quản lý hnh chính đến giáo dục, y tế, ngân h ng, bu điện, giao thông... mua trang thit b v t chc cung cp min phớ nhng dch v ny, ng thi cú nhng chớnh sỏch v bin phỏp tr giỳp cho ngi nghốo c cung ng dch v cụng, trc ht l trong hc tp v khỏm cha bnh H thng giỏo dc v chm súc sc khe ban u ca Vit Nam ó c cng ng quc t ỏnh giỏ cao Cỏc dch v cụng khỏc nh vn húa, thụng tin, chiu sỏng cụng cng, dch v nh , cung cp in, nc, thu gom rỏc thi, u do Nh nc trc tip t chc cung ng cho xó hi Mi ngi... phỏt trin Cng vy, trong lnh vc cung ng dch v cụng, nu nh nc ch s dng b mỏy ca mỡnh cung ng dch v thỡ chc chn s dn ti nhng bt cp c v khi lng v cht lng cung ng Do ú, cựng vi vic phi i mi hiu qu cung ng dch v cụng ngay trong khu vc nh nc, iu quan trng l nh nc phi chuyn giao cỏc loi dch v cụng m xó hi cú th m nhim i ụi vi vic kim tra, giỏm sỏt nhm m bo cht lng v hiu qu cung ng dch v cụng Hp 3: Cỏc hỡnh... chc v cỏ nhõn tham gia cung ng dch v cụng II I MI CUNG NG DCH V CễNG II.1 Nhng chuyn bin trong ch trng ca nh nc v cung ng dch v cụng nhiu nc trờn th gii, khu vc nh nc ó tng nm c quyn trong lnh vc cung ng dch v cụng v nhỡn chung cht lng cung ng l vn gõy nhiu bc xỳc Nhng thp k qua ó chng kin vic nh nc trc tip tin hnh quỏ nhiu hot ng, trong ú cú hot ng cung ng dch v cụng, m l ra cú th chuyn giao mt mc... th; 4- Khoỏn kinh doanh cung ng dch v cụng cho t nhõn hoc tp th; 5- Ký hp ng hoc n t hng vi cỏc doanh nghip hoc t chc trong vic cung ng dch v cụng theo yờu cu ca nh nc; 6- Cho phộp cỏc doanh nghip hoc t chc t nhõn tham gia vo cỏc lnh vc cung ng dch v cụng v chu s qun lý ca nh nc thụng qua lut l v quy ch Ngun: Lờ Chi Mai (2003) II.2 y mnh s tham gia ca khu vc phi nh nc trong cung ng dch v cụng Thc ra, . Luận văn ĐỀ TÀI: ĐỔI MỚI CUNG ỨNG DICH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM PHẦN Mục lục ĐỔI MỚI CUNG ỨNG DICH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM PHẦN I NHỮNG TIẾN TRIỂN 20 NĂM QUA TRÊN THẾ. vào cung ứng dịch vụ công, song khu vực nhà nước vẫn tất yếu là người cung ứng một số lớn dịch vụ. Chính vì vậy, trong đổi mới cung ứng dịch vụ công, việc cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ ở. tổ chức và cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ công. II. ĐỔI MỚI CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG II.1. Những chuyển biến trong chủ trương của nhà nước về cung ứng dịch vụ công Ở nhiều nước trên thế giới,

Ngày đăng: 27/06/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I

  • NHỮNG TIẾN TRIỂN 20 NĂM QUA TRÊN THẾ GIỚI

  • TRONG QUAN NIỆM VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ CÔNG

  • VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG

    • I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN NIỆM VỀ DỊCH VỤ CÔNG

      • I.1. Khái niệm dịch vụ công

      • I.2. Các loại dịch vụ công, phương thức cung ứng và các đặc điểm chính của dịch vụ công

        • I.2.1. Các loại dịch vụ công

        • I.2.2. Các hình thức cung ứng dịch vụ công

        • I.2.3. Các đặc điểm của dịch vụ công

        • I.3. Tác dụng của dịch vụ công trong tiến trình phát triển và vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công

          • I.3.1. Tác dụng của dịch vụ công trong phát triển kinh tế- xã hội

          • I.3.2. Vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công

          • II. ĐỔI MỚI CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG

            • II.1. Những chuyển biến trong chủ trương của nhà nước về cung ứng dịch vụ công

              • Hộp 3: Các hình thức chuyển giao dịch vụ công trên thế giới

              • II.2. Đẩy mạnh sự tham gia của khu vực phi nhà nước trong cung ứng dịch vụ công

              • II.3. Cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công trong khu vực nhà nước

              • II.4. Tăng cường sự tham gia và giám sát của cộng đồng đối với việc hoạch định chính sách và đảm bảo chất lượng dịch vụ công

              • PHẦN II

              • THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG CỦA

              • KHU VỰC NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM

                • I. MỘT SỐ THÀNH TỰU TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG CỦA NHÀ NƯỚC TA

                  • I.1. Dịch vụ sự nghiệp công

                  • I.2. Dịch vụ công ích

                  • I.3. Dịch vụ hành chính công

                  • II. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG

                    • II.1. Hiệu quả cung ứng dịch vụ công thấp

                    • II.2. Bộ máy hành chính nhà nước còn nhiều bất cập

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan