Kế hoạch marketing cho sản phẩm thẻ lập nghiệp của ngân hàng Agribank pdf

29 1.1K 2
Kế hoạch marketing cho sản phẩm thẻ lập nghiệp của ngân hàng Agribank pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA QUẢN LÝ – BỘ MÔN KINH TẾ Marketing ngân hàng Đề tài: Kế hoạch Marketing cho sản phẩm Thẻ lập nghiệp của ngân hàng Agribank Sinh viên thực hiện: Bùi Nguyên Sáng và Nguyễn Tuấn Dũng Mã sinh viên: A11116 – A11072 Lớp: QB20d2 Giảng viên: Ths.Vũ Thị Tuyết Marketing ngân hàng A11116-A11072 P a g e | 1 Mục Lục Mục Lục 1 Lời mở đầu……………………………………………………………………………… 2 PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK 3 1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Láng Hạ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam 3 2. Các hoạt động chính 4 PHẦN 2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH MARKETING 5 1. Tóm tắt nội dung 5 2. Tình hình marketing hiện tại 5 2.1 Thực trạng các hoạt động marketing tại các NHTMVN 5 2.2 Hoạt động marketing tại Agribank 9 2.3 Hiệu quả của chiến lược marketing hỗn hợp 13 3 Phân tích SWOT của Agribank 19 3.1 Điểm mạnh 19 3.2 Điểm yếu 19 3.3 Cơ hội 20 3.4 Thách thức 20 4 Mục tiêu Marketing 21 5 Chiến lược marketing cho sản phẩm Thẻ Lập nghiệp 22 5.1 Thẻ Lập nghiệp 22 5.2 Chiến lược marketing 24 Kết luận 28 Marketing ngân hàng A11116-A11072 P a g e | 2 LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của các nước kinh tế đang phát triển muốn tiếp cận nhanh nền kinh tế tiên tiến. Đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế là một hướng đi đúng và quan trọng là làm tiền đề cho việc tạo dựng vị thế trên trường quốc tế, đồng thời mang lại nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng thương mại (NHTM) – Doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng đứng trước những thách thức lớn. Để vượt qua những thách thức và tận dụng tốt cơ hội đòi hỏi các NHTMVN phải phân tích những điểm mạnh những điểm yếu của mình để đưa ra chiến lược, những sản phẩm phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của sự phát triển phù hợp với xu thế trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích quốc gia và doanh nghiệp. Marketing ngân hàng A11116-A11072 P a g e | 3 PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK 1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Láng Hạ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Loại hình Thành lập 26/3/1988 Trụ sở 02 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Khu vực hoạt động Nông nghiệp, nông thôn Ngành nghề Ngân hàng Sản phẩm Dịch vụ tài chính Tài sản 267.000 tỷ đồng (2007) Nhân viên 30.000 (2007) Chi nhánh 2.200 (2007) Website http://www.agribank.com.vn/ Năm 1996, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mới, cùng với các ngân hàng thương mại quốc doanh khác, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ đáp ứng yêu cầu cung cấp vốn cho nền kinh tế mọi miền đất nước mà đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Marketing ngân hàng A11116-A11072 P a g e | 4 Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền đổi tiên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90. Từ thực tiễn trên, cùng với việc ra đời cả một số chi nhanh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (NHNo & PTNT) tại các thành phố lớn, khu đô thị và trung tâm kinh tế mọi miền đất nước trong giai đoạn 1996 – 1997. Ngày 1/8/1996 tại Quyết định số 334/QĐ- NHNo-02 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 17/3/1997 có trụ sở đặt tại 44 Láng Hạ (nay là 24 Láng Hạ - Quận Đống Đa – Hà Nội). Đây là Ngân hàng cấp I, loại 2 trực thuộc trung tâm điều hành NHNo & PTNT Việt Nam, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam cũng như trong mạng lưới ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. 2. Các hoạt động chính - Huy động vốn - Cho vay - Kinh doanh ngoại hối - Kinh doanh dịch vụ - Đầu tư dưới các hình thức Marketing ngân hàng A11116-A11072 P a g e | 5 PHẦN 2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH MARKETING 1. Tóm tắt nội dung Bản kế hoạch marketing sau đây nêu lên những hoạt động thanh toán bằng thẻ tại các NH trong cả nước.Từ đó, đặt ra một kế hoạch marketing cho sản phẩm Thẻ lập nghiệp do Agribank hợp tác với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam phát hành theo chủ trương của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội. 2. Tình hình marketing hiện tại 2.1 Thực trạng các hoạt động marketing tại các NHTMVN 2.1.1 Tình hình hoạt động marketing tại các NHTMVN Trong những năm gần đây, hoạt động của các NHTMVN rất sôi động và đa dạng với nhiều sản phẩm, nhiều dịch vụ mới được đưa vào thị trường. Cũng do Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập, rất cần những nguồn vốn rót cho các dự án đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp, hoặc những dự án của cá nhân. Dòng vốn luân chuyển mạnh mẽ, mức sống của người dân tăng cao cũng là một tiền đề cho sự phát triển của các NH. Công nghệ kỹ thuật phát triển, cùng với đó, những hình thức thanh toán mới cũng được hình thành trong các NH. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các NH là không thể tránh khỏi, bắt buộc mỗi NH phải có những chiến lược phát triển đúng đắn và hợp thời, để có thể nắm bắt được những cơ hội đó, cần phải có những thông tin nhanh nhạy, chính xác. Và hoạt động marketing trong các NH được chú trọng và đầu tư mạnh mẽ nhằm có được những thông tin kịp thời và chính xác, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển kịp thời. Có thể thấy rằng trong thời gian qua, các NHTM đã rất tích cực trong việc tiến hành các hoạt động Marketing. Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng liên Marketing ngân hàng A11116-A11072 P a g e | 6 tục được áp dụng rộng rãi đã tạo tiền đề để các NHTM đạt được những kết quả nhất định và nâng cao hoạt động Marketing ngân hàng tiến dần đến thông lệ khu vực và quốc tế. Ngoài ra, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, bao giờ cũng rất quan tâm tới những đợt khuyến mãi, các NHTM đã dưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn khách hàng như: chiến dịch khuyến mại mở thẻ ATM tại các điểm giao dịch, áp dụng lãi suất bạc thang, tặng quà cho khách hàng trong những dịp khai trương trụ sở mới hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới… Cùng với đó, để thu hút thêm khách hàng, NHTM cũng đã cử cán bộ về các doanh nghiệp, các trường đại học giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình, liên kết với các trường đại học, các cơ quan, đơn vị để đặt máy ATM tại các nơi này đồng thời miễn phí cho sinh viên và cán bộ khi lập thẻ… 2.1.2 Hoạt động thanh toán sử dụng thẻ thanh toán Một vài năm trở lại đây, khi nói tới hình thức thanh toán bằng thẻ điện tử, chắc hẳn không ít người nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ mình dùng đến hình thức thanh toán đó, bởi thói quen người dân Việt Nam thích dùng tiền mặt, cũng vì họ có thói quen mua hàng hóa ngoài đường, ngoài chợ. Thêm nữa, những máy móc cho phép thanh toán bằng thẻ cũng không phổ biến. Nhưng dần dần, chúng ta có thể thấy được sự cần thiết và tiện lợi của hình thức thanh toán này, nhanh gọn, không mất quá nhiều thời gian, kiểm soát được số dư tài khoản, an toàn, có thể gửi tiền vào tài khoản thẻ khác ở một khoảng cách xa, Sau đây là một số thống về hình thức mới này: - Máy ATM: 1.107 máy, đến tháng 12/2005 dự kiến lắp thêm: 1.830 máy và đến 2006-2010 lắp thêm khoảng 6.325 máy. Khách hàng sử dụng máy ATM tăng đáng kể, do vậy việc lắp đặt thêm máy ATM đang được thực hiện tích cực. Đi đôi với tăng cường số Marketing ngân hàng A11116-A11072 P a g e | 7 lượng máy ATM việc xây dựng trung tâm chuyển mạch để kết nối các máy ATM và các thiết bị đầu cuối của các ngân hàng lại với nhau cũng đang khẩn trương triển khai. - Tài khoản cá nhân đã mở tại các ngân hàng là 6.201 nghìn tài khoản. Trong đó: + Ngân hàng thương mại quốc doanh có: 5.399 nghìn tài khoản + Ngân hàng thương mại cổ phần có: 742 nghìn tài khoản + Các ngân hàng còn lại: 59 nghìn tài khoản. Đi đôi với việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng khách hàng tư nhân của các ngân hàng thương mại cũng đã quan tâm tới việc mở và sử dụng tài khoản tư nhân, trước hết là cho dịch vụ ATM. - Số lượng thẻ thanh toán: Thẻ phát hành nội địa tính đến 30.5.2005 có 1.103 nghìn chiếc; dự kiến đến tháng 12.2005 phát hành thêm 1.576 nghìn chiếc; ước tính từ 2006 đến 2010 sẽ phát hành thêm 12.117 chiếc. Thẻ quốc tế đã phát hành 122 nghìn thẻ; dự tính đến tháng 12.2005 phát hành thêm 62 nghìn thẻ; ước tính từ 2006 đến 2010 phát hành thêm 2.197 thẻ. Qua số liệu thống cho thấy mức độ tăng trưởng thẻ trong nước nhanh hơn thẻ quốc tế. Từ cuối năm 2004 đến đầu năm 2005 số lượng phát hành thẻ trong nước tăng đột biến. Đối tượng dùng thẻ chủ yếu là sinh viên và công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Hiện tại thì đã dần chuyển sang trả lương cho cán bộ công nhân viên qua tài khoản thanh toán, rất nhanh và chính xác. Có lẽ đối với hình thức này, người ta có thể nhận thấy ngay nhu cầu của khách hàng, đó là sự tiện lợi, chỉ với một chiếc thẻ, có thể gửi tiền ở một nơi, rút tiền ở một nơi, trong một thời gian ngắn, đó cũng là tác dụng của chiếc thẻ thanh toán. - Dự báo về tốc độ tăng trưởng: ATM 6,5 triệu-7 triệu chiếc . Thẻ thanh toán 13-15 triệu, số tiền thanh toán 21-25 ngàn tỷ đồng. Marketing ngân hàng A11116-A11072 P a g e | 8 2.1.3 Đối thủ cạnh tranh Càng ngày, hình thức thanh toán bằng thẻ càng chứng tỏ sự quan trọng trong các hoạt động thanh toán và trong nhu cầu sinh hoạt của xã hội. Sự xuất hiện của hàng loạt máy ATM và hàng loạt loại thẻ thanh toán khác nhau, mỗi NH lại có những hình thức quảng cáo riêng, và những hoạt động nhằm thu hút lượng khách hàng về mình. Nhìn trên thị trường thẻ thanh toán, mỗi một NH lại là một đối thủ cạnh tranh của NH khác, và NH nào có chiến lược tốt, áp dụng tốt chiến lược marketing cho sản phẩm của mình, được đông đảo người dân biết đến, sẽ có một lượng khách hàng tiềm năng lớn lao. Trong thời gian qua chúng ta đã chứng kiến sự trưởng thành của nhiều thương hiệu gắn liền với sự lớn mạnh của nhiều ngân hàng. Trước tiên phải kể đến đó là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Vietcombank. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã được tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times và tạp chí Euro Money bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Dòng chữ Vietcombank màu xanh dương đã trở nên quen thuộc không chỉ với người dân Việt Nam mà còn với bạn bè quốc tế. Bên cạnh Vietcombank, chúng ta cũng thấy xuất hiện rất nhiều thương hiệu gắn với các logo quen thuộc như: BIDV, Incombank, Techcombank, Habubank, SHB Những logo này có thể nói là khá ấn tượng, là nét riêng của từng ngân hàng, có tính đồ họa và nghệ thuật, đã gây được ấn tượng tốt cho đông đảo khách hàng. Bảng đánh giá năng lực cạnh tranh của các khối NH Các yếu tố NHTMQD NHTMCP NHNNg & NHLD Năng lực quản lý 2,1 1,9 1,7 Tổ chức quản trị và cơ cấu tổ chức 2 2,2 1,6 Marketing ngân hàng A11116-A11072 P a g e | 9 Cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin 2,4 2 1,6 Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ 2,6 2,1 1,6 Các quy trình, chính sách và cơ cấu quản lý rủi ro 2,8 2,1 1,7 Các quy trình, chính sách và cơ cấu hoạt động tín dụng 2,2 1,9 1,7 Các quy trình, chính sách và cơ cấu hoạt động quản lý tài sản Nợ-Có 3 2 1,5 Các quy trình, chính sách quản lý nhân lực 2,4 1,5 1,2 (Nguồn: Điều tra của chuyên viên tư vấn, Hội nhập quốc tế hệ thống NH,2008) Trong đó: 1 là năng lực cạnh tranh rất mạnh; 2 là năng lực cạnh tranh cao và 3 là năng lực cạnh tranh kém. 2.2 Hoạt động marketing tại Agribank 2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh Năm 2004, Chi nhánh đạt 4469 tỷ đồng về tổng nguồn vốn, tổng dư nợ đạt 2200 tỷ đồng, nợ xấu ở mức 0.27% và lợi nhuận trước thuế trong năm đó là 86 tỷ đồng. Trong năm 2005, tổng nguồn vốn của Chi nhánh giảm xuống còn 4023 tỷ đồng; đồng thời, tổng dư nợ của Chi nhánh giảm xuống còn 1876 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu lại tăng lên 0.36% và lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh giảm còn 67 tỷ đồng. Các chỉ tiêu cho thấy năm 2005, NHNo & PTNT Láng Hạ kinh doanh giảm sút so với năm 2004. Năm 2006 là năm vực dậy của Chi nhánh sau một năm có kết quả kinh doanh không tốt như năm 2005. Tổng nguồn vốn năm này của Chi nhánh đạt 5905 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 2057 tỷ đồng và mặc dù tỷ lệ nợ xấu là 0.48% nhưng lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đạt 78 tỷ đồng. Các chỉ tiêu trên cho thấy năm 2006, Chi nhánh có tình hình [...]... Phòng Dịch vụ và Marketing NHNo & PTNT Láng Hạ) 5 Chiến lược marketing cho sản phẩm Thẻ Lập nghiệp 5.1 Thẻ Lập nghiệp Ngày 25/08/2009, Agribank chính thức ra mắt loại thẻ mới mang tên Lập nghiệp Đây là loại thẻ liên kết đồng thương hiệu giữa AgribankNgân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) dành cho đối tượng là học sinh, sinh viên vay vốn của VBSP Được phát triển trên nền tảng của thẻ ghi nợ nội... phí thẻ Lập nghiệp để nhận tiền vay trong tài khoản và tận hưởng những tiện ích không ngờ của thẻ phục vụ cho việc tiêu dùng đời sống, học tập và lập nghiệp Sự ra đời của thẻ Lập nghiệp không chỉ đa dạng hóa các sản phẩm thẻ của ngân hàng mà còn thể hiện cam kết của Agribank trong việc tích cực đóng góp vào chính sách quốc gia về an sinh xã hội, thắp sáng ước mơ và hoài bão cho thế hệ tương lai của. .. a g e | 25 Marketing ngân hàng Sản phẩm: Thẻ lập nghiệp có nền tảng căn bản là Thẻ ghi nợ, tức là có thể vay tiền của NH với một hạn mức nhất định để chi trả cho việc đóng học phí Và đó là mục tiêu chính khi đưa ra sản phẩm này của Agribank, có thể hiểu ngắn gọn là cho vay lãi suất thấp, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ và Ngân hàng chính... tạo tiền đề lập nghiệp cho cho học sinh, sinh viên khi khởi nghiệp Bên cạnh đó còn có các tiện ích đi kèm với sản phẩm không thua kém gì so với các sản phẩm thẻ khác  Lợi thế: Có sự hợp tác với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, và sự ủng hộ của Chính phủ 5.2.3 Chiến lược marketing hỗn hợp Với những mục tiêu và định vị thị trường như trên, chiến lược marketing hỗn hợp cho loại Thẻ lập nghiệp như... chúng Kết hợp với phương tiện truyền thông, sản phẩm muốn gửi tới khách hàng đối tượng của mình một thông điệp:”Thắp sáng ước mơ, hoài bão cho thế hệ tương lai” Ngay tên của sản phẩm cũng đã nói lên phần nào thông điệp đó A11116-A11072 P a g e | 27 Marketing ngân hàng Kết luận Một trong những biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh là marketing ngân hàng Tuy các chiến lược, chính sách marketing ngân hàng. .. cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Một trong những chức năng chính của chi nhánh ngân hàng truyền thống là bảo vệ an toàn cho tài sản, tiền bạc,giấy tờ có giá của khách hàng. Tuy nhiên ,hàng loạt các thay đổi phức tạp và đa dạng của thị trường, chức năng và vai trò của Chi nhánh đã thay đổi.Mục tiêu trước đây của các chi nhánh chủ yếu là xử lý các tài khoản của khách hàng đã được Ngân hàng chuyển sang tập... ghi nợ nội địa, ngoài chức năng hỗ trợ giải ngân A11116-A11072 P a g e | 22 Marketing ngân hàng vốn vay qua tài khoản thẻ, thẻ Lập nghiệp còn mang đầy đủ các tính năng, tiện ích của thẻ ghi nợ nội địa hiện đang được Agribank phát hành như: thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại EDC/POS; thực hiện các giao dịch tự động tại ATM của Agribank cũng như của các ngân hàng thành viên Banknetvn-Smartlink trên toàn... sự khác biệt trong cạnh tranh Ngân hàng đầu tư xây dựng để Chi nhánh có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt nhất phục vụ khách hàng vì đây là dấu hiệu hữu hình mà khách hàng dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ của ngân hàng Ngoài ra, với đặc thù kinh doanh các sản phẩm dịch vụ Ngân A11116-A11072 P a g e | 18 Marketing ngân hàng hàng, trang thiết bị của chi nhánh phục vụ chủ yếu cho công tác thông tin giữa chi... hút,bán hàng và phục vụ khách hàng Hiện nay, mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng được phân chia theo nhiều cấp bậc Mỗi cấp của chi nhánh sẽ cung ứng một mức độ khác nhau về sản phẩm – dịch vụ Sơ đồ dưới đây cho chúng ta biết hệ thống cấp bậc của mạng lưới chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam Hoạt động xúc tiến Trong một thị trường dịch vụ ngân hàng có tính cạnh tranh cao, khách hàng chịu sự tấn công dồn dập của. .. nhận thanh toán thẻ (EDC) để thực hiện việc thanh toán học phí bằng thẻ A11116-A11072 P a g e | 23 Marketing ngân hàng Doanh thu: Do đây là sản phẩm của sự hợp tác của Agribank với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) nên mục tiêu không vì lợi nhuận theo như chủ trương chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên nghèo vay vốn của Chính phủ Tăng trưởng: Với mạng lưới rộng khắp đất nước của mình, nhu . THĂNG LONG KHOA QUẢN LÝ – BỘ MÔN KINH TẾ Marketing ngân hàng Đề tài: Kế hoạch Marketing cho sản phẩm Thẻ lập nghiệp của ngân hàng Agribank Sinh viên thực hiện: Bùi Nguyên Sáng và. Thách thức 20 4 Mục tiêu Marketing 21 5 Chiến lược marketing cho sản phẩm Thẻ Lập nghiệp 22 5.1 Thẻ Lập nghiệp 22 5.2 Chiến lược marketing 24 Kết luận 28 Marketing ngân hàng A11116-A11072 P. DUNG KẾ HOẠCH MARKETING 1. Tóm tắt nội dung Bản kế hoạch marketing sau đây nêu lên những hoạt động thanh toán bằng thẻ tại các NH trong cả nước.Từ đó, đặt ra một kế hoạch marketing cho sản phẩm

Ngày đăng: 27/06/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan