4 Trao doi ve phuong phap thu thap so lieu de tinh so vong quay - T_Cuc - C_HNam bt - 2 pptx

2 331 0
4 Trao doi ve phuong phap thu thap so lieu de tinh so vong quay - T_Cuc - C_HNam bt - 2 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010) TRAO ĐỔI VỀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ĐỂ TÍNH SỐ VÒNG QUAY KHOẢN PHẢI THU TRONG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP Nguyễn Hữu Cúc Gv. Khoa Kế toán - Tài chính Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích, đánh gía tình hình tài chính và hoạt động sản xuất - kinh doanh; nhằm giúp cho nhà quản trị có cơ sở để hoạch định và kiểm soát hiệu quả hơn tình hình tài chính và hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, thông thường sử dụng kỹ thuật phân tích tỷ số tài chính và được tiến hành theo các bước sau đây: + Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích theo yêu cầu và lợi ích của các đối tượng sử dụng thông tin phân tích. + Bước 2: Xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào công thức đã xác định. + Bước 3: Đánh giá, giải thích ý nghĩa của chỉ tiêu vừa tính toán. + Bước 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số + Bước 5: Rút ra kết luận và kiến nghị + Bước 6: Viết báo cáo phân tích. Trong các bước trên, thì bước 1 và 2 là quan trọng nhất, còn kết quả các bước còn lại sẽ phụ thuộc vào mức độ chính xác của bước 1 và 2. Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn trao đổi về phương pháp thu thập số liệu một cách chính xác để tính số vòng quay khoản phải thu trong phân tích báo cáo tài chính nói riêng, phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung. Hiện nay, rất nhiều tài liệu liên quan đến phân tích báo cáo tài chính, khi đề cập đến số vòng quay khoản phải thu đều sử dụng công thức Số vòng quay Doanh thu thuần trong kỳ khoản phải thu Số dư bình quân khoản phải thu trong kỳ hoặc = Doanh thu bán chịu / Số dư bình quân khoản phải thu Trên cơ sở xác định số vòng quay khoản phải thu sẽ xác định được kỳ thu tiền bình quân trong kỳ. Từ công thức trên ta thấy số vòng quay khoản phải thu biến động phụ thuộc vào hai chỉ tiêu là doanh thu thuần (tử số) và số dư bình quân khoản phải thu (mẫu số). Chỉ tiêu doanh thu thuần căn cứ vào số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, còn chỉ tiêu số 1 = BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI - SỐ 12 (QUÝ IV/2010) dư bình quân khoản phải thu căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán để lấy số liệu. Tuy nhiên: - Chỉ tiêu doanh thu thuần là chỉ tiêu phản ánh tổng gía trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu tiền hoặc sẽ thu tiền trong tương lai phát sinh trong kỳ, chưa bao gồm thuế GTGT, trong khi đó người mua phải trả theo gía thanh toán bao gồm cả thuế GTGT. - Chỉ tiêu số dư bình quân khoản phải thu là chỉ tiêu bao gồm nhiều khoản như: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác bản chất các khoản phải thu này là không giống nhau Như vậy, việc xác định số liệu để lắp vào công thức trên cho kết quả sẽ phản ánh được ý nghĩa gì? Trong khi đó, thực tế việc sử dụng số vòng quay khoản phải thuđể xác định khả năng thu hồi khoản phải thu khách hàng và khả năng chuyển đổi thành tiền từ khoản phải thu nhanh hay chậm, giúp cho nhà quản trị có biện pháp kiểm soát thu hồi nợ, đề ra chính sách bán chịu hợp lý và đánh gía chính xác khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Bởi vì, trong các doanh nghiệp khoản nợ phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn, vì nếu không thực hiện bán chịu cho khách hàng thì doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội bán hàng, mất đi lợi nhuận. Nhưng nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều, không kiểm soát được và khả năng thu hồi chậm, thì chi phí cho khoản phải thu sẽ tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi gia tăng. Vì vậy, nhà quản trị luôn quan tâm đến kỳ thu tiền bình quân khoản phải thu của khách hàng. Mà chỉ tiêu này được xác định chính xác hay không lại phụ thuộc vào chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu khách hàng. Do vậy, theo tôi nên sử dụng rõ công thức là: Số vòng quay khoản Tổng số tiền bán chịu cho khách hàng trong kỳ phải thu khách hàng Số dư khoản phải thu khách hàng bình quân trong kỳ Về phương pháp thu thập số liệu như sau: + Tổng số tiền bán chịu cho khách hàng trong kỳ (tử số) căn cứ vào số phát sinh trong kỳ bên Nợ của TK 131 “Phải thu khách hàng” trừ (-) tổng số tiền người mua ứng trước tiền mua hàng trong kỳ nhưng đã nhận được hàng (doanh nghiệp đã giao hàng). Số liệu này căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh tài khoản, chi tiết tài khoản phải thu khách hàng. + Số dư khoản phải thu khách hàng bình quân trong kỳ căn cứ vào khoản mục chi tiết khoản phải thu khách hàng trên Bảng cân đối kế toán để lấy số liệu và sử dụng phương pháp bình quân cộng hoặc phương pháp bình quân theo thứ tự thời gian để xác định (phương pháp bình quân theo thứ tự thời gian thì mức độ chính xác cao hơn phương pháp bình quân cộng). Trên đây là những suy nghĩ cá nhân, mong muốn được trao đổi, học hỏi, thống nhất nhau trong công tác giảng dạy ở nhà trường của các giảng viên có quan tâm đến công tác phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.  2 = = . t số t i chính và đư c tiến hành theo c c bư c sau đây: + Bư c 1: X c định đúng c ng th c đo lường chỉ tiêu c n phân t ch theo yêu c u và lợi ích c a c c đối t ợng sử dụng thông tin phân t ch. +. vòng quay khoản phải thu sẽ x c định đư c kỳ thu tiền bình quân trong kỳ. T c ng th c trên ta thấy số vòng quay khoản phải thu biến động phụ thu c vào hai chỉ tiêu là doanh thu thuần (t số). t ảnh hưởng đến t số + Bư c 5: R t ra k t luận và kiến nghị + Bư c 6: Vi t báo c o phân t ch. Trong c c bư c trên, thì bư c 1 và 2 là quan trọng nh t, c n k t quả c c bư c c n lại sẽ phụ thu c

Ngày đăng: 27/06/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan