Tuyển tập đề ngữ văn lớp 9 có lời giải

58 5.3K 12
Tuyển tập đề ngữ văn lớp 9 có lời giải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, người kể là bác Ba– người bạn thân chiến đấu của ông Sáu, một người chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Việc sử dụng ngôi kể này không gian truyện được mở rộng, tính chất khách quan được nâng lên, người kể có thể kể nhiều sự việc diễn ra đồng thời. Bên cạnh đó vì là người trực tiếp chứng kiến nên có điều kiện đi sâu miêu tả thế giới nội tâm của các nhân vật một cách chân thực, sinh động hơn. Ngôi kể này còn tạo được giọng điệu kể chuyện thủ thỉ tâm tình, gợi cảm giác chân thực, gần gũi với người đọc. Người kể hoàn toàn điều khiển nhịp kể.Khi cần có thể bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ đối với sự kiện và nhân vật. Nhờ thế mà câu chuyện trở nên đáng tin cậy.

PHẦN: TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Lµng ( Kim Lân) A. KIẾN THỨC BẢN I. Tác giả - Nhà văn Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920. Quê Từ Sơn - Bắc Ninh. - Nhà nghèo chỉ học hết Tiểu học rồi phải bỏ học kiếm sống. Nhờ chịu khó quan sát và suy ngẫm, được đi nhiều nên tuy ít tuổi-> chú bé Tài đã vốn hiểu biết khá dầy dặn về phong tục tập quán trong c/s vùng Kinh Bắc quê hương. - > là chuẩn bị tốt để ông trở thành nhà văn sau này. - Sở trường : viết truyện ngắn. - Am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân. - Đề tài : Tập trung viết về nông thôn và sinh hoạt của người nông dân. Ngòi bút của ông đặc biệt hấp dẫn khi viết về các sinh hoạt phong phú của nông thôn với các trò chơi như : Chọi gà, đánh vật, thả chim qua đó làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân. - P/cách : Tự nhiên, tinh tế, biết gạn chắt vẻ đẹp tâm hồn và những nét mới trong tâm hồn, tinh cảm của con người. II. Tác phẩm 1. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. 2. Đề tài: Viết về hình tượng người nông dân trong những năm đầu của cuộc k/c chống Pháp 3. Khái quát nội dung và nghệ thuật * Nội dung chính: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”. * Nghệ thuật: - Xây dựng cốt truyện tâm lí: Xoay quanh diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai - Tình huống truyện đặc sắc, thắt nút, cởi nút hợp lí. Ông Hai từ phấn khởi chuyến sang hụt hẫng, tuyệt vọng, tưởng chết đi lại sống lại. - Xây dựng nhân vật sống động, chân thực với tính cách rõ nét - Nghệ thuật tâm lí tinh tế (qua độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả ngoại hình…) - Ngôn ngữ nhân vật giản dị, tự nhiên lời nói thường ngày mang sắc thái cá thể rõ nét - Cách trần thuật linh hoạt, chi tiết tâm lí xén chi tiết sinh hoạt làm cho truyện thêm hấp dẫn 4. Ngôi kể: Truyện được kể theo ngôi thứ ba qua điểm nhiền và giọng điệu của nhân vật ông Hai -> Làm cho không gian truyện được mở rộng hơn, tính khách quan của câu chuyện được tăng lên đồng thời tạo điều kiện cho tác giả miêu tả chân thực, tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật. 5.Chủ đề: Truyện ca ngợi ông Hai - một lão nông yêu làng, yêu nước yêu kháng chiến. Điều đáng nói là những t/c đó đã hòa quyện và thống nhất trong con người ông để trở thành một tình cảm vo cùng cao đẹp. * Tóm tắt: Ông Hai là người nông dân yêu đến say mê và tự hào về làng Chợ Dầu quê mình. Chấp hành lệnh của uỷ ban kháng chiến ông phải đưa vợ con đi tản cư. Trong những ngày xa quê, ông luôn nhớ và thường khoe về làng. Những người dưới xuôi nói chuyện làng chợ Dầu việt gian theo Tây, ông vừa căm uất vừa tủi hổ, chỉ biết tâm sự cùng đứa con thơ. Sau đó được nghe tin cải chính, ông Hai vô cùng phấn khởi tưởng như vừa được cùng làng tham gia đánh Pháp. 1 B* MỘT SỐ CÂU HỎI XOAY QUANH TÁC PHẨM : Câu 1 : Phân tích khái quát môt số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện - Thành công trong việc xây dựng tình huống truyện . Ông Hai trong truyện là người rất yêu cái làng chợ Dầu của mình, luôn hãnh diện khoe về làng, ấy thế mà ông lại phải nghe cái tin làng ông theo giặc, lập tề từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên khiến ông đau xót, tủi hổ đến khi cái tin làng theo Tây được cải chính ông mới thoát khỏi tâm trạng đó. * Ý nghĩa : - Truyện đã xây dựng được một tình huống đặc sắc, hấp dẫn, giàu kịch tính đã góp phần bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở người nông dân. Đặt nhân vật vào tình huống gay gắt ấy, tác giả đã thể hiện sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tình yêu nước, mà tình cảm nào cũng mãnh liệt. Đặc biệt trong tình huống này buộc ông Hai phải lựa chọn: Làng hay nước. Và ông đã quyết định : « Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù » . Với quyết định này ta thấy rõ sự chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của ông Hai. Tình yêu làng đã phát triển thành tình yêu nước, yêu kháng chiến. Phải đặt nhân vật vào tình huống đó mới góp phần thể hiện tình yêu nước, yêu k/c vốn tiềm ẩn trong con người ông Hai. - Cách dẫn truyện : Khéo léo, tự nhiên, kịch tính phát triển ngày càng cao( ông Hai nghe tin làng theo giặc) dẫn đến thắt nút một cách tự nhiên, sáu đó cởi nút ( Nghe tin cải chính) một cách hợp lí. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc tinh tế: Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Đồng thời miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. - Ngôn ngữ truyện: Đó là ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị mà đặc sắc, gợi cảm, nhiều chỗ như lời ăn tiếng nói hàng ngày tạo nên một không khí làng quê thân quen, gần gũi. Đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật sinh động giàu tính khẩu ngữ và mang đậm sắc thái cá nhân. Qua ngôn ngữ ta hiểu được tính cách của nhân vật: + Ông Hai: ngôn ngữ của người nông dân chất phác, thật thà, thích nói chữ + Bà Hai : Nhỏ nhẹ, nhẫn nhịn, hiền lành + Mụ chủ nhà : Đánh đá, chua ngoa, tham lam nhưng cũng yêu làng, yêu nước, quan tâm đến kháng chiến. - Lời trần thuật và lời nhân vật : sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu ở điểm nhìn của nhân vật ông Hai (mặc dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ 3). - Cách trần thuật linh hoạt, chi tiết sinh hoạt hàng ngày xen lẫn các chi tiết miêu tả tâm lí làm cho câu chuyện sinh động, chân thực và đời thường hơn. Câu 2: Nhan đề của truyện là "Làng" sao không phải là "Làng Chợ Dầu". Từ nhan đề của truyện, em hiểu gì về chủ đề của tác phẩm ? Gợi ý: Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Chợ Dầu” vì nếu là “Làng Chợ Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, trong mọi người nông dân. Bởi thế "Làng" là nhan đề hợp với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Như vậy, nhan đề "Làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt. Câu 3: Trong "Làng", Kim Lân kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị giặc đốt, đốt nhẵn. Chi tiết này dường như vô lý. Ý kiến của em như thế nào? Ghi lại vắn tắt. 2 Gợi ý: Trong "Làng", chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn. Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn. Hơn thế nó còn gắn với bao kỷ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà không xót xa đau đớn ? Nhưng ông Hai lại cử chỉ “Múa tay lên để khoe" đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng, sung sướng đến tột độ. Tâm trạng này dường như vẻ không bình thường. Đặt ông Hai trong hoàn cảnh làng Dầu đang bị hai tiếng « việt gian » và ông Hai đang ở trong tâm trạng đau khổ như thế nào mới thấy được sự vui sướng của ông Hai là lí.Ông không vui sướng sao được vì nhà bị tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng. Đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Chắc hẳn mất nhà ông Hai cũng đau lắm chứ, xót xa lắm chứ. Nhưng dù thế nào thì nhà còn thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại? Ông đã quên sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước. thể thấy niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của Làng Dầu. Thế mới biết ông Hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng, hoà quyện trong tình yêu tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng. Câu 4 . Nêu một số truyện ngắn và bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước ? Hãy nêu nét riêng của truyện ngắn Làng so với những tác phẩm ấy. * Truyện ngắn - thơ viết về tình cảm quê hương: - Lòng yêu nước – E-ren-bua - Quê hương - Đỗ Trung Quân - Quê hương - Giang Nam - Quê hương - Tế Hanh - Lao xao - Duy Khán - Buổi học cuối cùng - Đô-đê * Nét riêng của “Làng”: - Những truyện ngắn và thơ trên đều viết về lòng yêu quê hương đất nước nhưng ở đó tình cảm mới đơn thuần là tình yêu, chưa mang tính khái quát, chưa tình huống rõ ràng để bộc lộ tình yêu ấy. - Còn ở truyện ngắn “Làng”, tình yêu làng ở ông Hai đã trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng của mình. - Tình yêu làng quê phải được đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến. - “Làng” tình huống được xây dựng hết sức đặc sắc, bất ngờ mà hợp lý. “Làng” là lời khẳng định giai đoạn tìm đường và nhận đường của nền văn hoá mới. Văn hoá kháng chiến chống Pháp trở thành một bộ phận của kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến, phục vụ cho kháng chiến, cho niềm tin. Câu 5: Phân tích đoạn: “ - Thế nhà con ở đâu? … - Ừ, đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ? “ Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào? Gợi ý: Trong tâm trọng bị dồn nén và bế tắc, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ. Đây là một đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu sa, bền chặt, chân thành của ông Hai - một người nông dân - với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến. Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình, ta thấy rõ ở ông Hai: - Khổ tâm vì nhầm tưởng làng mình theo Tây, nước mắt giàn giụa trên má (Tâm trạng đau khổ). 3 - Bộc lộ tình yêu làng sâu sắc : Trong cuộc trò chuyện, ông đã hỏi con « Thế nhà con ở đâu?” . Ông muốn đứa con nhỏ, thực chất ghi nhớ câu Nhà ta ở làng Chợ Dầu. - Ông hỏi con những câu tưởng rất vu vơ, bởi đơn giản ông muốn được nghe, được về làng Chợ Dầu, được thấy con trẻ nhắc đến ngôi làng mà mình yêu quý. Qua chi tiết này ta thấy mặc dù đã quyết định thù làng nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, ông Hai vẫn yêu làng sâu sắc và mãnh liệt. Những day dứt, trăn trở trong lòng ông chính là sự khẳng định tình yêu làng chợ Dầu luôn hiện hữu trong ông. - Vì lầm tưởng làng theo giặc -> cả hai bố con ông đều trả lời khe khẽ, thủ thỉ. Ông Hai xấu hổ cho làng ông, cho người dân quê ông: " Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má » chứng tỏ ông rất khổ tâm. - Trong đoạn đối thoại này ta còn thấy ông Hai là người yêu nước, yêu k/c. Ông đã đặt tình yêu yêu nước, yêu cách mạng lên trên tình yêu làng. + Ông đã hỏi con: Thế con ủng hộ ai? Câu trả lời của đứa con út: "Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm" hay chính là nỗi lòng của ông. Ông chuyện trò với con hay đang giãi bày cho vơi bớt nỗi khổ, sự tủi hổ, dằn vặt đang ám ảnh trong lòng ông suốt mấy hôn nay. => Những dòng đối thoại ngắn gọn, giản dị, sâu sắc, chân quê đã thể hiện được nỗi lòng sâu kín trong lòng ông Hai Thu. Đó là tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu và tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ (Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông). Tình cảm ấy vô cùng sâu nặng, bền vững và thiêng liêng (Cái lòng bố con ông là như thế đấy, bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết bao giờ dám đơn sai). C. MỘT SỐ ĐỀ BÀI THỰC HÀNH. * Đề 1 : Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai. 1. Mở bài : - Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. - Khái quát gt NT + ND : Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, nhà văn Kim Lân đã miêu tả chân thực sinh động diễn biến tâm trạng của ông Hai – một người tính t/y làng, yêu nước sâu sắc, mãnh liệt. 2. Thân bài : a. Khái quát : - « Làng » là truyện ngắn thành công trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện và miêu tả tâm lí nhân vật. Truyện xoay quanh diễn biến tâm trạng ông Hai. Dưới ngòi bút của nhà văn, từng cung bậc cảm xúc t/c của nhân vật hiện lên chân thực và rõ nét. Qua diễn biến tâm trạng đó, Kim Lân đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và sự chuyển biến trong nhận thức và t/c của nhân vật b. Phân tích: - Buổi trưa : Sau khi cuốc xong mảnh đất để trồng sắn -> mệt -> nằm nghỉ -> nghĩ ngợi vẩn vơ -> nhớ về làng: thấy lòng náo nức -> nhớ làng ( biểu cảm trực tiếp, điệp từ « nhớ » ) -> t/y làng sâu nặng. - Dặn trẻ con coi nhà -> đi ra phòng thông tin, trên đường đi gặp ai cũng níu lại cười ( vui). - Vui mừng vì nắng to thằng Tây sẽ « chết mệt ». - Trong phòng thông tin: nghe nhiều tin chiến thắng -> vui. - Bước ra khỏi phòng thông tin : « ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá ». -> chi tiết mang dụng ý nghệ thuật, chuẩn bị cho ông Hai tiếp nhận tin dữ để thấy được sự thay đổi đột ngột tâm lí của ông Hai. 4 - Nghe đám người nói chuyện Tây « rút ở Bắc Ninh », « khủng bố chợ Dầu », « quay phắt lại, lắp bắp hỏi » -> Hđ « quay phắt » và nói « lắp bắp » là biểu hiện của sự xúc động, mong mỏi, khao khát được nghe tin chiến thắng của làng. - Nghe người đàn bà nói « cả làng chúng nó Việt gian theo Tây » -> bàng hoàng, sững sỡ « cổ ông lão nghẹn ứ lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng không thể thở được » -> sự thay đổi đột ngột của trạng thái tâm lí. Tin dữ giống như sét đánh ngang tai, ông tưởng như đất dưới chân sụp xuống khiến ông choáng váng… - Không tin -> hỏi lại -> người đàn bà khẳng định chắc chắn « vừa ở dưới ấy lên », kể rành rọt « Việt gian từ thằng chủ tịch… » -> ông Hai buộc phải tin, - Đánh trống lảng « hà, nắng gớm, về nào » -> Mặc dù không ai biết ông là người làng Chợ Dâu nhưng ông cứ ngỡ ai cũng biết, ông xấu hổ nên tìm cách thoát ra khỏi đám đông - Trên đường về : « cúi gằm mặt mà đi » ( so sánh với lúc đi : Gặp ai cũng níu lại cười cười) - > xấu hổ, không muốn ai nhìn thấy mình. - Về đến nhà : nằm vật ra giường -> mệt mỏi, đau khổ, chán chường - Nhìn con -> khóc -> đau khổ. - Nắm tay lại, rít lên « Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này » -> tức giận, căm thù. - Kiểm điểm những người trong óc, suy nghĩ về việc làng theo Việt gian, không tin -> buộc phải tin ( độc thoại nội tâm). - Chiều: không ai nói chuyện. - Đêm : trả lời bà Hai gắt gỏng, nhát gừng -> bực dọc, khó chịu -> bất an. - Nghe tiếng « léo xéo ở gian trên » : « chân tay nhủn ra, trống ngực đập thình thịch …-> sợ hái. - Mấy ngày sau : không dám ra khỏi nhà, nhưng ở tronh nhà nhưng tâm trí hướng ra ngoài. * Đề bài : Truyện ngắn làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Dựa vào đoạn trích trong Ngữ văn 9, tập một, để trình bày ý kiến của em. Gợi ý : Tìm hiểu đề : - Đề yêu cầu phân tích một nhận xét : Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái tình cảm tính chất chung được nhà văn biểu hiện rất sinh động cụ thể trong nhân vật ông Hai. Vì thế cần phân tích tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. - Nhưng truyện thuộc loại cốt truyện tâm lí, nhân vật ít hành động, chủ yếu biểu hiện nhân vật qua các tình huống bên trong nội tâm nhân vật. Do đó phải phân tích kĩ diễn iến tâm trạng ông Hai trong tình huống nghe tin làng theo giặc. Từ đó làm nổi rõ đặc điểm tính cách yêu làng, yêu nước của nhân vật. - Do yêu cầu của đề, cách viết nên sự phân tích chung, rồi đi sâu vào nhân vật ông Hai, sau đó nhấn mạnh và khẳng điịnh sự gắn bó giữa tình yêu làng tính truyền thống với những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong sự giác ngộ cách mạng. - Dựa vào đoạn trích là chủ yếu, nhưng để phân tích được trọn vẹn, thể trình bày lướt qua về nhân vật ở những đoạn khác. 5 Dàn bài chi tiết A- Mở bài: - Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân - Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. B- Thân bài 1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa tính truyền thống vừa chuyển biến mới. 2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có. a. Tình yêu làng, một bản chất tính truyền thống trong ông Hai. - Ồng Hai là một người yêu làng. Gọi là yêu thôi chưa đủ mà phải nói là say đắm, yêu đến mức tôn là. Tình yêu ấy được biểu hiện qua tính hay khoe làng của ông. Với ông Hai, cái gì ở làng ông cũng đáng tự hào. Nào là làng ông sầm uất như tỉnh, đường làng lát toàn đá xanh, trời mưa đi bùn không dính gót, ngày mùa phơi thóc, phơi rơm thì tốt thượng hạng, cái cổng làng to như cổng đình. Tình yêu làng đã khiến cho ông mù quáng. Ông còn khoe cả cái sinh phần của viên tổng đốc. => Cách khoe làng và tự hào về làng hơi quá nhưng vẫn là chính đáng bởi vì nó xuất phát từ tình yêu làng mãnh liệt của ông. Chính cái “ hơi quá” ấy đã làm nên nét riêng, nét đáng yêu của nhân vật. Qua câu chuyện ta thấy ông Hai yêu làng sâu sắc. Đó là thứ tình yêu gần như máu thịt. Cái làng một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của ông Hai. Trong tình yêu ấy ta đã thấy tiềm ẩn tình yêu nước, yêu k/c. b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã những chuyển biến mới trong tình cảm. -Được cách mạng giải phóng, ông hiểu ra nhiều điều. Bây giờ khoe làng ông lại khoe khác. Ông khoe quê ông được giải phóng, c/s đổi thay. Ồng khoe những ngày tập quân sự, đào giao thông hào… khoe làng ông chòi phát thanh, phòng thông tin cao ráo, thoáng mát rộng rãi nhất vùng…. Mỗi khi khoe làng, “ hai con mắt ông sáng hắn lên, cái mặt biến chuyển hoạt động”. Ông khoe mà không cần biết người đối thoại nghe hay không. Bởi vì, câu chuyện của ông không phải với mục đích thông báo thông tin mà chỉ muốn được nói về làng đề làm vơi đi nỗi nhớ làng. , ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khụng khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa? - Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”. c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc. 6 - Khi vừa ở phòng thông tin, được nghe tin quân ta thắng lớn, ông Hai vui mừng “ náo nức”, “ ruột gan ông lão cứ múa cả lên”. Ông đã gặp một đám người dân tản cư. Trong câu chuyện của họ nhắc đến làng Chợ Dầu. Vừa mới nghe thấy vậy, ông Hai đã “ quay phắt lại lắp bắp hỏi”. - Nó vào làng Chợ Dầu hở Bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? -> Câu hỏi đó bộc lộ tâm lí nhớ làng và mong mỏi được nghe tin làng - Khi mới nghe tin xấu đó, ông bàng hoàng sững sờ “ Cổ ông … giọng lạc đi”. Tin làng theo Tây đã tác động mạnh đến cả thể xác và tâm hồn ông. - Tuy vậy, ông chưa tin -> hỏi lại người đàn bà để khẳng định lại thông tin đó. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn “cúi gằm mặt xuống mà đi” - Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không lửa làm sao khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân. - Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà. - Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Ông đã bị đẩy vào hoàn cảnh bế tắc. Đó là lúc mụ chủ nhà đánh tiếng không cho gia đình ông ở nhờ. Và hơn nữa ông thấy ở đây tủi hổ quá. Tuy chưa biết đi đâu, ông đã quyết định: ““Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Với quyết định này, ta thấy rõ sự thay đổi trong nhận thức và tình cảm của ông Hai. Tình yêu làng quê đã phát triển thành tình yêu nước và lòng trung thành với k/c. Sự phát triển đó khiến cho tình cảm của họ mang những nét mới với chất lượng mới: Không còn bó hẹp cục bộ trong cái làng của mình đã được mở rộng và nâng lên thành tình yêu tổ quốc. Tinh cảm truyền thống đã được ánh sáng thời đại soi rọi trở nên những tình cảm cao đẹp. - Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này: + Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó. + Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. + Qua đó, ta thấy rõ: - Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống ( không phải cái làng đổ đốn theo giặc). - Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết bao giờ dám đơn sai. d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu. - Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường. - Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông. 3. Nhân vật ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân. - Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Ngôn ngữ của Ông Hai vừa nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động. C- Kết bài: - Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường. - Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý. 7 * Đề 2: Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Em hãy phân tích để làm rõ. Gợi ý 1. Yêu cầu về nội dung : * Đề bài yêu cầu người viết phải vận dụng kiến thức đã học về nghị luận một tác phẩm tự sự để phân tích, làm rõ nghệ thuật thể hiện sinh động, tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật. Tâm trạng của nhân vật cần làm rõ ở đây là ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân với diễn biến đầy phức tạp khi nghe tin làng quê mình theo giặc. * Để làm rõ diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc, ta phải chú ý một số nội dung sau : 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm hoàn cảnh sáng tác - Nhấn mạnh: Ngòi bút miêu tả tâm lí đã thể hiện chân thực, sinh động diễn biến tâm trạng ông Hai khi tin làng theo giặc. 2. Thân bài : a. Trước khi nghe tin dữ : ở nơi tản cư, tình yêu làng của ông hai hoà nhập với tình yêu nước. - Xa làng, ở nơi tản cư ông nhớ làng da diết. Nỗi nhớ làng khiến ông thay tâm đổi tính: “Lúc nào ông cũng thấy bực bội, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm, hơi một tí là gắt, hơi một tý là chửi”. - Khi được nói chuyện về làng, ông vui náo nức đến lạ thường “Hai con mắt ông sáng hắt lên, cái mặt biến chuyển hoạt động”. - Ông quan tâm đến tình hình chính trị thế giới, đến các tin chiến thắng của quân ta. + Tin một em bé trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cầm quốc kỳ trên tháp rùa. + Một anh trung đội trưởng sau khi giết được 7 tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng. + Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người mua hàng đã bắt sóng được tên quan hai bốt ngay giữa chợ mà “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên” -> đó là niềm vui của một con người biết gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc, niềm vui mộc mạc của một tấm lòng yêu nước chân thành. => Nghe tin quân ta thắng lớn, ông Hai vui mừng “ náo nức”, “ ruột gan ông lão cứ múa cả lên” b. Khi nghe tin làng Dầu theo giặc: + Nỗi bất hạnh lớn đã đổ sụp xuống đầu ông, ông sững sờ “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được”. + Khi trấn tĩnh được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thể không tin. + Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh, day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông “nằm vật ra giường”, rồi tủi thân khi nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”. - Ông nắm tay lại và rít lên “ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống 8 Việt gian bán nước để nhục nhã thế này -> Niềm tự hào về làng như sụp đổ. Trong ông, không chỉ sự đau đớn mà cả sự căm thù với những kẻ làm tay sai cho giặc. + Giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội, nhưng lòng yêu làng, tin những người cùng làng khiến ông lão bán tín bán nghi. - Đêm xuống, ông trằn trọc không ngủ được. Cuộc nói chuyện cùng bà Hai với những câu cộc lốc, nhát gừng “ gì?, Biết rồi”đã diễn tả tâm được tâm trạng đau khổ, buồn bực, bất an của ông. Tâm trạng bất an của ông Hai được bộc lộ rõ khi ông Hai nghe thấy “ tiếng léo xéo ở gian trên”. Cái âm thanh ấy đã khiến ông Hai “ lặng đi, chân tay nhủn ra tưởng chừng như không cất lên được” và “ trống ngực đập thình thịch…ông lão nín thở…” -> Tin làng theo Tây không chỉ là sự đâu đớn mà đã biến thành nỗi lo lắng, sợ hãi. - Mấy ngày sau: + Nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài. Lúc nào cũng nơm nớp, hễ thấy đám đông nào tụ tập nhắc đến hai từ “Việt gian”, “Cam nhông” thì ông lại tự nhủ “Thôi lại chuyện ấy rồi”. => Tác giả diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc. . + Ông Hai tiếp tục bị đặt vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt. Đó là khi mụ chủ nhà biết chuyện, ý muốn đuổi khéo gia đình ông đi, ông đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, bế tắc hoàn toàn. tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai đã một cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Đi đâu bây giờ? Không ai muốn chứa chấp dân của cái làng Việt gian. Ông thoáng ý nghĩa “Hay là trở về làng”. Tuy nhiên ông đã gạt bỏ ý nghĩ ấy bởi “Làng đã theo Tây, về làng nghĩa là rời bỏ Kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu trở về kiếp sống nô lệ”. Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết. Tuy chưa biết đi đâu nhưng ông Hai đã dứt khoát chọn lựa theo cách của ông: “Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây thì phải thù”. Nhưng dù xác định như thế, ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà càng đau xót, tủi hổ. + Đau khổ, ông không biết tâm sự cùng ai ngoài đứa con bé bỏng. Yêu làng Dầu, ông muốn khắc sâu vào trái tim bé nhỏ của con tình cảm với làng, với kháng chiến, với Cụ Hồ, đó cũng chính là tấm lòng thuỷ chung “trước sau như một” với cách mạng của ông. Đây là một đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai – một người nông dân – với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến. Ngần ấy tuổi đầu mà nước mắt ông cứ ròng ròng khi nghĩ về làng. Nỗi đau ấy mới đáng trân trọng làm sao bởi đó là nỗi đau của một con người danh dự của Làng như chính bản thân mình. c. Khi tin đồn được cải chính: + Thái độ của ông thay đổi hẳn “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”. Ông lại chạy đi khoe khắp nơi “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ, đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên đây cải chính cái tin làng Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả”. d. Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Truyện khắc hoạ thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu làng, yêu nước tha thiết. + Đặc biệt, việc đặt nhân vật vào tình huống cụ thể góp phần thể hiện tính cách, diễn biến tâm trạng nhân vật một cách chân thực, sinh động. Qua ngòi bút miêu tả têm lí của Kim Lân, từng cung bậc cảm xúc của nhân vật hiện lên một cách rõ nét. + Ngôn ngữ nhân vật lúc đối thoại, lúc độc thoại mang đậm chất nông thôn, nhuần nhuỵ mà đặc sắc, gợi cảm. -> Chân dung sống động, đẹp đẽ của người nông dân thời kỳ đầu kháng chiến. 3. Kết bài: - Ông Hai đã trở thành linh hồn của truyện ngắn “ Làng”. KL đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp một vẻ đẹp riêng về người nông dân VN trong những năm đầu cuộc k/c chống 9 Pháp. Với sự hiểu biết sâu sắc về người nông dân và cuộc sống nông thôn, với tấm lòng trân trọng yêu mến họ, KL giúp chúng ta hiểu và yêu quý hơn những người nông dân luôn thường trực tình yêu làng yêu nước sâu sắc, mãnh liệt. - Phân tích hoàn cảnh của ông Hai: rất yêu làng, tự hào, hay khoe về làng, nhưng lại phải xa làng chợ Dầu thân yêu để đi tản cư. - Tình yêu làng của ông lão lại bị đặt vào một hoàn cảnh gay cấn, đầy thử thách: tin làng chợ Dầu theo giặc, phản bội lại Cách mạng, kháng chiến. - Ông Hai đã phải trải qua tâm trạng đầy dằn vặt, đau đớn phải đấu tranh tư tưởng rất quyết liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trải qua các tình cảm, thái độ khác nhau + Thoạt đầu nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà tản cư nói ra, ông lão bàng hoàng, sững sờ, nghi ngờ, không thể tin được. + Khi cái tin ấy được khẳng định chắc chắn, ông lão buộc phải tin. Tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội. + Luôn sống trong tâm trạng nơm nớp, lo sợ, xấu hổ, nhục nhã nên chốn biệt ở trong nhà. + Tủi thân, thương con, thương dân làng chợ Dầu và thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian. - Ông Hai tiếp tục bị đặt vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt hơn khi mụ chủ nhà báo sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu khỏi nơi sơ tán. + Ông lão cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống. + Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. + Giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội, nhưng lòng yêu làng, tin những người cùng làng khiến ông lão bán tín bán nghi. + Định quay về làng, nhưng hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội cụ Hồ. + Tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạgn, kháng chiến; tự nhủ mình “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. + Giữ được tình cảm trung thành với cách mạng, kháng chiến, cụ Hồ. - Tâm trạng nhân vật được miêu tả cụ thể, gợi cảm qua diễn biến nội tâm, ý nghĩ hành vi, ngôn ngữ nên rất sinh động. - Ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật đặc sắc, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật. - Tình huống truyện giúp nhân vật bộc lộ tâm trạng cụ thể, đa dạng. * Đề 3: Ông Hai ("Làng" - Kim Lân) là một hình tượng nông dân rất mới. Em hãy chứng minh. Gợi ý: Hs so sánh với những nhân vật nông dân đã học như Chị Dậu, lão Hạc để thấy cái mới trong tình cảm, suy nghĩ, tính cách của nhân vật ông Hai. - Những người nông dân trong các tác phẩm hiện thực thân phận nô lệ, nghèo khổ, bất hạnh, suốt cuộc đời bị miếng cơm manh áo ghì sát mặt đất. - Nhân vật ông Hai địa vị làm chủ, sự chuyển biến trong tình cảm, suy nghĩ, những mối quan tâm, tham gia kháng chiến, tình yêu làng, yêu nước - Đánh giá về sự thành công trong việc xây dựng nhân vật của tác giả. * Đề 4: Phân tích nhân vật ông Hai Gợi ý: Đảm bảo các luận điểm chính: - Là lão nông thật thà, chất phác, hay chuyện - Là người tình yêu làng sâu sắc, mãnh liệt - Yêu nước, yêu k/c -> Nét mới trong tình cảm của người nông dân. ……………………………………………. LÆng lÏ Sa pa 10 [...]... truyn ngn v ký Tỏc phm chớnh: Bỏt cm c H ( 195 5), Giú bc giú nm ( 195 6), Chuyn nh chuyn xng ( 196 2), Trong giú bóo ( 196 3), Nhng ting v cỏnh ( 196 7), Gia trong xanh ( 197 2), Lý Sn mựa ti ( 198 0), Sỏng mai no, x chiu no ( 198 4) II Truyn ngn Lng l Sa Pa 1.Hon cnh : Truyn c vit nm 197 0, l kt qu ca chuyn i thc t lờn Lo Cai ca tỏc gi Truyn rỳt t tp Gia trong xanh xut bn nm 197 2 2 Túm tt: Ri cõy cu s 4, chic xe ch...I Nh vn Nguyn Thnh Long - Nguyn Thnh Long ( 192 5 - 199 1), quờ huyn Duy Xuyờn, tnh Qung Nam Trong khỏng chin chng thc dõn Phỏp ( 194 6 - 195 4) hot ng vn ngh liờn khu V, sau 195 4 ụng tp kt ra Bc, chuyờn sỏng tỏc - ễng l mt trong nhng cõy bỳt vn xuụi ỏng chỳ ý trong nhng nm 196 0 - 197 0, ch chuyờn vit truyn ngn v ký ti hng vo cuc sng sinh hot, lao ng i thng - Phong... gn bú gia lp tr vi th h cha anh s mói mói vnh hng, bt t 3 Kt bi: Khng nh giỏ tr ca tỏc phm Bi hc cho bn thõn 28 Bến quê A KIN THC C BN I Tỏc gi: - Nguyn Minh Chõu ( 193 0- 198 9) Quờ Ngh An ễng l cõy bỳt xut sc ca vn hc hin i Vit Nam - Sau 197 5 ụng cú nhiu tỡm tũi, i mi v t tng ngh thut v ó tr thnh ngi i tiờn phong trong cụng cuc tỡm tũi v i mi PP sỏng tỏc ễng c ỏnh giỏ nh mt hin tng vn hc ni bt ca nc ta... ny tỡnh yờu con ngi, tỡnh yờu c/s bit suy ngh v sng p hn Chiếc lợc ngà A KIN THC C BN I Nh vn Nguyn Quang Sỏng - Nguyn Quang Sỏng ( 193 2 2014) , quờ lng M Luụng, huyn Ch Mi, tnh An Giang 20 - Trong khỏng chin chng Phỏp, ụng tham gia b i, hot ng chin trng Nam B T sau 195 4, tp kt ra min Bc, Nguyn Quang Sỏng bt u vit vn Nhng nm chng M ụng tr v Nam B tham gia khỏng chin v tip tc sỏng tỏc vn hc - Tỏc phm... vn hc ngh thut * Mt s tỏc phm tiờu biu ca Nguyn Minh Chõu - Tiu thuyt : Ca sụng, Du chõn ngi lớnh - Truyn ngn : Mnh trng cui rng , Bc tranh II Tỏc phm: 29 1 Hon cnh sỏng tỏc: Truyn ngn Bn quờ c in trong tp truyn cựng tờn ca Nguyn Minh Chõu xut bn 198 5 Truyn ngn "Bn quờ " cng nh nhiu truyn ngn khỏc hng vo i sng th s, nhõn tỡnh thng ngy vi nhng chi tit sinh hot i thng, cng cú khi rt nh phỏt hin chiu... xỏo ng bit bao tỡnh cm + Ting gi ba v o t sõu thm trong tõm hn bộ bng ca nú S khao khỏt tỡnh cha con lõu nay b kỡm nộn bng bt lờn Bt u l ting thột Baaa ba, ting gi thõn thng, ting gi ụng Sỏu ch i sut 9 nm rũng, cui cựng ụng cng c nghe.Ting kờu Ba t sõu thm trỏi tim bộ Thu, ting gi m ba nú ó dựng mi cỏch ộp nú gi trong my ngy qua, ting gi ba gn gi ln u tiờn trong i nú nh th nú l a tr mi bi bụ tp núi,... Sa Pa - Nhõn vt ny ó dn dt truyn, kớch thớch s tũ mũ cho ụng ho s v cụ k s, s lc v anh thanh niờn trc khi 2 ngi gp anh Dn chng: Tụi sp gii thiu vi bỏc mt ngi cụ c nht th gian Th no bỏc cng thớch v hn 19 => Ta thy hỡnh nh anh thanh niờn rừ rng, p hn, ch truyn cng c m rng hn, gi nhiu ý ngha hn * 4: Phõn tớch hỡnh nh con ngi trong truyn Lng l Sa Pa * m bo c cỏc ý: - Nhng ngi ang sng v lm vic Sa Pa:... chin cng nh sau ho bỡnh - Phong cỏch: Truyn ca NQS thng cú nhng tỡnh hung bt ng m t nhiờn, hp lớ, mch k t tn, chm rói m m cht xung t kch II Tỏc phm: 1 Hon cnh sỏng tỏc: truyn ngn "Chic lc ng c vit nm 196 6 khi tỏc gi hot ng chin trng Nam B v c a vo tp truyn cựng tờn 2 Khỏi quỏt ni dung v ngh thut : * Ni dung: Th hin tỡnh cha con cm ng v sõu nng trong hon cnh ộo le, khc nghit ca chin tranh * Ngh thut: . yêu nước – E-ren-bua - Quê hương - Đỗ Trung Quân - Quê hương - Giang Nam - Quê hương - Tế Hanh - Lao xao - Duy Khán - Buổi học cuối cùng - Đ - ê * Nét riêng của “Làng”: - Những truyện ngắn. ( 194 6 -1 95 4) hoạt động văn nghệ ở liên khu V, sau 195 4 ông tập kết ra Bắc, chuyên sáng tác. - Ông là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú ý trong những năm 196 0 -1 97 0, chỉ chuyên viết truyện. sắn -& gt; mệt -& gt; nằm nghỉ -& gt; nghĩ ngợi vẩn vơ -& gt; nhớ về làng: thấy lòng náo nức -& gt; nhớ làng ( biểu cảm trực tiếp, điệp từ « nhớ » ) -& gt; t/y làng sâu nặng. - Dặn trẻ con coi nhà -& gt;

Ngày đăng: 26/06/2014, 07:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan