Tác động của cam kết thuế quan về hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO

89 583 0
Tác động của cam kết thuế quan về hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN THU TRANG trÇn TÁC ĐỘNG CỦA CAM KẾT THUẾ QUAN VỀ HÀNG HOÁ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO Chuyên ngành : KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số : 603107 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ LÝ HÀ NỘI- 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN THU TRANG trÇn TÁC ĐỘNG CỦA CAM KẾT THUẾ QUAN VỀ HÀNG HOÁ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI- 2008 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường đại học Ngoại Thương trong suốt 5 năm học đại học, của thầy cô Khoa Sau Đại học trường Đại học Ngoại thương đã giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học và làm Luận văn Thạc sỹ. Đặc biệt tôi xin bày tỏ cảm ơn chân thành tới cô giáo, Tiến sỹ. Bùi Thị Lý, người đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp này. Nhân đây tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ tôi tìm kiếm tài liệu, đóng góp ý kiến nhận xét trong suốt quá trình làm Luận văn. Đặc biệt tôi cám ơn gia đình đã động viên tôi rất nhiều để có thể hoàn thành Luận văn đúng tiến độ. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2008 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) ngày 11/1/2007 là một bƣớc đánh dấu quan trọng trong tiến trình thƣơng mại hoá và quốc tế hoá, thể hiện mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Một trong những nội dung quan trọng Việt Nam đàm phán gia nhập WTO là các cam kết thuế quan về hàng hoá. Sau hơn một năm tham gia, các cam kết này đã có những ảnh hƣởng nhất định đối với hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất và đầu tƣ trong nƣớc nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Chính vì vậy việc tìm hiểu, phân tích những tác động của cam kết thuế quan về hàng hoá, trên cơ sở đó dự báo và đề xuất những chính sách, biện pháp nhằm tận dụng những lợi thế và giảm thiểu những ảnh hƣởng tiêu cực là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. Đây cũng là lý do mà tác giả lựa chọn vấn đề “Tác động của cam kết thuế quan về hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. Các tài liệu liên quan đến nội dung các cam kết gia nhập WTO, trong đó có đề cập các cam kết về thuế quan hiện đã có tƣơng đối nhiều. Đáng chú ý và đầy đủ có cuốn “Các văn kiện gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới của Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, 2006. Ngoài ra hiện nay cũng đã có một số tài liệu liên quan phân tích tác động hội nhập đến kinh tế xã hội Việt Nam, trong đó có đề cập đến tác động của việc cắt giảm thuế quan. Ví dụ cuốn “Báo cáo tác động, ảnh hƣởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến nền kinh tế - tài chính Việt Nam” của Nhóm tƣ vấn chính sách (PAG), Bộ Tài chính; “ Báo 2 cáo nghiên cứu tác động WTO đối với Việt Nam” do Uỷ ban Châu Âu (EC) phối hợp với Bộ Công Thƣơng thực hiện trong khuôn khổ dự án MUTRAP II. Tuy nhiên các tài liệu hầu nhƣ phân tích tác động hội nhập ở diện rộng, chƣa đi sâu tập trung phân tích tác động của riêng từng nhóm cam kết. Vì vậy các giải pháp đƣa ra cũng còn mang tính định hƣớng chung chung, chƣa cụ thể và sâu sát. Trong khuôn khổ có hạn của một luận văn thạc sỹ, tác giả xin đƣợc trình bày một cách tổng quan về cam kết thuế quan về hàng hoá của Việt Namtác động của việc cắt giảm thuế quan sau hơn một năm gia nhập WTO. Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá, phân tích các tác động này, luận văn đƣa ra một số giải pháp để bạn đọc tham khảo. 3. Mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá tác động của các cam kết kết thuế quan về hàng hoá của Việt Nam khi gia nhập WTO bao gồm: danh mục hàng hoá cam kết cắt giảm thuế quan, lộ trình thực hiện, mức thuế cắt giảm… đối với nền kinh tế Việt Nam, từ đó đề xuất các biện pháp, chính sách nhằm tận dụng các cơ hội và giảm thiểu những ảnh hƣởng tiêu cực. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.  Nghiên cứu, tìm hiểu các cam kết về cắt giảm thuế quan  Phân tích, đánh giá các tác động của cam kết thuế về hàng hoá đối với kinh tế Việt Nam sau hơn 1 năm gia nhập  Đề xuất biện pháp khả thi trên cơ sở rút kinh nghiệm và công tác dự báo. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.  Đối tƣợng: tác động của cam kết thuế quan về hàng hoá đối với các lĩnh vực của nền kinh tế sau hơn 1 năm gia nhập WTO nhƣ: Ngân sách nhà nƣớc, đầu tƣ nƣớc ngoài, cán cân thƣơng mại, sản xuất và tiêu dùng, công nghệ 3  Phạm vi: Tác động của riêng cam kết thuế quan về hàng hoá (không bao gồm tất cả các cam kết). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu.  Phƣơng pháp định tính: phân tích báo cáo, nhận xét, bình luận, ý kiến….  Phƣơng pháp định lƣợng: thống kê kim ngạch, tính toán biểu đồ, vẽ sơ đồ,…  Phƣơng pháp chuyên gia: ý kiến chuyên ngành của các chuyên gia kinh tế, tài chính trong nƣớc và các tổ chức quốc tế.  Phƣơng pháp tổng hợp: kết hợp các phƣơng pháp trên. 7. Kết cấu của Luận văn. Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng chính nhƣ sau: - Chƣơng 1: Tổng quan các cam kết thuế quan về hàng hóa của Việt Nam khi gia nhập WTO. - Chƣơng 2: Tình hình thực hiện cam kết thuế quan về hàng hóa trong WTO và những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam. - Chƣơng 3: Kinh nghiệm thực hiện các cam kết về thuế quan khi gia nhập WTO của một số nƣớc và đề xuất những giải pháp cho Việt Nam. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CAM KẾT THUẾ QUAN VỀ HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 1.1. Tổng quan về WTO và các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. WTO là tổ chức thƣơng mại quy mô toàn cầu, hiện có 151 Thành viên, đƣợc thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1995. Tiền thân của tổ chức này là Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại (GATT), đƣợc 23 quốc giakết vào năm 1947 nhằm tăng cƣờng giao lƣu thƣơng mại giữa các quốc gia thông qua việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ ở mỗi nƣớc thành viên. Trong lịch sử gần 50 năm của mình, GATT đã tổ chức đƣợc 8 vòng đàm phán đa phƣơng về thƣơng mại. Vòng thứ 8, thƣờng đƣợc gọi là Vòng đàm phán Uruguay, diễn ra từ năm 1986 đến năm 1994, đã hoàn tất quá trình cải tổ GATT để lập ra một định chế thƣơng mại toàn cầu mới có tên là Tổ chức Thƣơng mại thế giới, gọi tắt là WTO. GATT chỉ là một hiệp định thƣơng mại đa phƣơng, không phải là một tổ chức. Trong khi đó, WTO là một tổ chức hoàn chỉnh, bao gồm các cơ quan có thẩm quyền nhƣ Hội nghị Bộ trƣởng, Đại hội đồng, các Uỷ ban chức năng và Cơ quan giải quyết tranh chấp. Giúp việc cho các cơ quan này là Ban Thƣ ký với hơn 600 nhân viên, đứng đầu là Tổng thƣ ký. Trụ sở WTO đặt tại Giơ- ne-vơ, Thụy Sỹ. Các Thành viên tham gia vào hoạt động của WTO thông qua phái đoàn đại diện. Các quyết định quan trọng nhất của WTO đƣợc thông qua tại Hội nghị Bộ trƣởng (họp ít nhất 2 năm một lần) hoặc tại các cuộc họp của Đại hội đồng (cấp đại sứ, họp thƣờng xuyên tại Giơ-ne-vơ). Mỗi thành viên 5 có một phiếu biểu quyết, không phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế hay mức niên liễm đóng góp. WTO có những chức năng cơ bản sau đây: - Quản lý, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các hiệp định của WTO. Trƣớc khi WTO đƣợc thành lập, chỉ tồn tại duy nhất một hiệp định đa phƣơng là GATT và hiệp định này chỉ điều chỉnh thƣơng mại hàng hoá. WTO, ngƣợc lại, có cả một hệ thống hiệp định đa phƣơng (bắt buộc) và hiệp định nhiều bên (không bắt buộc) với phạm vi điều chỉnh đƣợc mở rộng sang cả các lĩnh vực khác nhƣ thƣơng mại dịch vụ, các biện pháp về đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại và các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ. - Thúc đẩy tự do hoá thƣơng mại thông qua các cuộc đàm phán đa phƣơng về tự do hoá thƣơng mại. Năm 2001, vòng đàm phán đầu tiên của WTO đƣợc phát động với tên gọi là Nghị trình Phát triển Đô-ha, hay Vòng Đô-ha. Vòng đàm phán này cho tới nay vẫn chƣa kết thúc. - Giải quyết tranh chấp thƣơng mại giữa các Thành viên theo các quy tắc, trình tự, thủ tục do WTO quy định. Đây là bƣớc phát triển mới so với GATT, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo đảm tuân thủ các luật lệ của WTO cũng nhƣ sự bình đẳng giữa các thành viên. - Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nƣớc đang phát triển thông qua các chƣơng trình tƣ vấn, đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Các nguyên tắc cơ bản của WTO là: - Không phân biệt đối xử: là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO, thể hiện qua hai chế độ là đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT). Đối xử MFN quy định một thành viên phải đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên khác. Đối xử NT quy định phải dành cho hàng hoá, dịch vụ và 6 doanh nghiệp nƣớc ngoài sự đối xử bình đẳng nhƣ dành cho hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp trong nƣớc. WTO cho phép có ngoại lệ về đối xử MFN và NT nhƣng phải theo đúng quy định của WTO. - Thúc đẩy thƣơng mại quốc tế đối với hàng hoá và dịch vụ thông qua đàm phán dỡ bỏ rào cản giữa các quốc gia: bao gồm cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các biện pháp phi thuế, xử lý các hành vi gây lệch lạc thƣơng mại nhƣ trợ cấp, phá giá .v.v - Minh bạch hoá: bao gồm minh bạch về chính sách và minh bạch về tiếp cận thị trƣờng. Minh bạch về chính sách yêu cầu mọi quy định có liên quan đến thƣơng mại của một thành viên phải đƣợc công bố công khai, dễ tiếp cận, phù hợp với luật lệ của WTO và áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ. Đồng thời, phải dành cơ hội thoả đáng cho các bên có liên quan đƣợc góp ý trong quá trình lập quy. Minh bạch về tiếp cận thị trƣờng yêu cầu các Thành viên nỗ lực ràng buộc mức trần cho thuế nhập khẩu và đƣa ra các cam kết rõ ràng về mở cửa thị trƣờng dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp có thể dự báo và hoạch định chiến lƣợc kinh doanh. Hệ thống văn kiện pháp lý của WTO bao gồm: 1. Hiệp định thành lập WTO, thƣờng gọi tắt là Hiệp định WTO; 2. Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại (GATT), chuyên điều chỉnh thƣơng mại hàng hoá; 3. Các hiệp định phụ trợ cho GATT (nhƣ Hiệp định Nông nghiệp, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại, Hiệp định về các biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại, Hiệp định về xác định trị giá hải quan v v.); 4. Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS), chuyên điều chỉnh thƣơng mại dịch vụ; 5. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs); 7 6. Thoả thuận về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp; 7. Cơ chế rà soát chính sách thƣơng mại; 8. Các hiệp định thƣơng mại nhiều bên (Hiệp định về mua bán máy bay dân dụng, Hiệp định về mua sắm chính phủ). Các văn kiện từ 1 đến 7 đƣợc gọi là các văn kiện đa phƣơng, mang tính bắt buộc, các thành viên phải cam kết tuân thủ theo nguyên tắc “chấp nhận cả gói”. Với các hiệp định nhiều bên không mang tính bắt buộc, các thành viên đƣợc khuyến khích tham gia trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, các thành viên mới gia nhập từ năm 1995 đều phải tham gia các hiệp định này, chí ít là cũng phải đàm phán và đƣa ra cam kết nào đó. 1.1.1. Cam kết về thƣơng mại hàng hóa. 1. Các thành viên WTO thƣờng yêu cầu nƣớc xin gia nhập phải cam kết: (i) ràng buộc mức trần cho tất cả các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu của mình; (ii) chỉ dùng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ; và (iii) tại cửa khẩu, ngoài thuế nhập khẩu, không sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác nhằm mục đích thu ngân sách. Tiếp theo là yêu cầu phải giảm thuế, nhất là các mặt hàng đang có thuế suất áp dụng cao. Ngoài ra, họ còn yêu cầu các nƣớc xin gia nhập tham gia vào các hiệp định tự do hoá theo ngành để cắt giảm toàn bộ thuế áp dụng cho ngành đó xuống mức 0% (nhƣ Hiệp định công nghệ thông tin, Hiệp định về thiết bị máy bay dân dụng, thiết bị y tế) hoặc hài hoà thuế suất ở mức thấp (nhƣ Hiệp định hoá chất, Hiệp định hàng dệt may). Trong đàm phán thuế nhập khẩu với Việt Nam, các thành viên đƣa ra yêu cầu rất cao. Nếu theo các yêu cầu này, tuyệt đại đa số các dòng thuế sẽ phải giảm xuống 0-5%, chỉ một số ít mặt hàng đƣợc duy trì mức 10-20%. Thời gian để thực hiện giảm thuế thƣờng không quá 3 năm, tuyệt đại đa số các trƣờng hợp là phải giảm ngay từ khi gia nhập. Những mặt hàng đƣợc các Thành viên đặc biệt quan tâm là nông sản (nhƣ thịt, sữa, đƣờng, lá thuốc lá) [...]... năm b Về thuế nhập khẩu Cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO nhƣ đƣợc thể hiện trong Biểu cam kết về Hàng hoá của Việt nam, theo đó Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế; Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%) Thời gian thực hiện sau. .. Dịch vụ y tế, Dịch vụ du lịch, Dịch vụ văn hoá giải trí, Dịch vụ vận tải 1.2 Nội dung cam kết thuế quan về hàng hóa của Việt Nam khi gia nhập WTO a Về thuế xuất khẩu Về thuế xuất khẩu, Việt Nam chỉ cam kết về thuế xuất khẩu đối với duy nhất một nhóm hàng là phế liệu kim loại Cụ thể là: - Việt Nam sẽ giảm thuế giảm thuế xuất khẩu của phế liệu sắt thép từ 35% xuống 17% trong vòng 5 năm; - Giảm thuế phế... đối với tất cả các mặt hàng thực hiện theo lộ trình giảm dần, không có mặt hàng nào bị cắt giảm đột biến nhƣ mặt hàng dệt may trong năm 2007 22 CHƢƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CAM KẾT THUẾ QUAN VỀ HÀNG HOÁ TRONG WTO VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.1 Tình hình thực hiện các cam kết thuế quan về hàng hóa của Việt Nam 2.1.1 Về thuế xuất khẩu Để thực hiện các cam kết này, Bộ trƣởng Bộ Tài... định về thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam còn có sự phân biệt đối xử giữa hàng trong nƣớc và hàng nhập khẩu đối với đồ uống có cồn, và phía Việt Nam đã cam kết sẽ thực hiện khi trở thành thành viên của WTO, cụ thể nhƣ sau: - Tại điểm 192: "Lƣu ý rằng Việt Nam sản xuất vodkas và whiskey 39 độ cồn, một số thành viên cho rằng thuế TTĐB của Việt Nam đối với rƣợu trên thực tế phân biệt đối xử với hàng nhập. .. bãi bỏ Việt Nam cũng đã cam kết là ngay khi gia nhập, Việt Nam sẽ áp dụng miễn và giảm thuế nhập khẩu đảm bảo đối xử MFN đối với hàng nhập khẩu Việt Nam sẽ không miễn và giảm thuế nhập khẩu dựa trên thành tích xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu, hay các yêu cầu hàm lƣợng nội địa hoá Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Các quy định về thuế GTGT của Việt Nam hiện hành đều đã phù hợp với nguyên tắc nêu trên của WTO, ... 18/12/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan 2.2 Tác động việc thực hiện các cam kết thuế quan về hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam 2.2.1 Tác động vĩ mô 2.2.1.1 Tác động tới số thu Ngân sách nhà nƣớc (NSNN) * Đối với thu Ngân sách: Việt Nam không gặp phải vấn đề nghiêm trọng đối với nguồn thu ngân sách nhƣ nhiều quốc gia. .. Nguồn: Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính 17 c Cam kết về thuế nội địa Đối với thuế nội địa, nguyên tắc xuyên suốt nhất của WTO là không đƣợc quy định mức thuế suất phân biệt đối xử giữa hàng hoá sản xuất trong nƣớc và hàng hoá nhập khẩu và các cam kết của Việt Nam cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc này Các nội dung về thuế nội địa đƣợc nêu từ điểm 185 đến 199 trong Báo cáo gia nhập WTO của Việt Nam Trong... khung thuế nhập khẩu ƣu đãi phù hợp với cam kết gia nhập WTO và những nhóm hàng mà mức khung thuế suất hiện hành cao hơn nhiều so với thực tế áp dụng - Giảm mức thuế suất sàn khung của khoảng 200 nhóm hàng, chiếm khoảng 16,5% trong Biểu khung thuế nhập khẩu ƣu đãi để phù hợp với cam kết gia nhập WTO và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu trong điều kiện thực hiện các cam kết quốc tế, đồng thời góp giảm thuế. .. quy định liên quan đến miễn, giảm thuế không phù hợp với các nguyên tắc của WTO Cụ thể, tại đoạn 177, Việt Nam đã cam kết: “Ngay khi gia nhập, Việt Nam sẽ áp dụng miễn và giảm thuế nhập khẩu đảm bảo đối xử MFN đối với hàng nhập khẩu Việt Nam sẽ không miễn và giảm thuế nhập khẩu dựa trên thành tích xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu, hay các yêu cầu hàm lƣợng nội địa hoá” [8] Các cam kếtViệt Nam sẽ phải thực... văn bản pháp luật về thuế của Việt Nam nhƣ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Từ 1/1/2006 chính sách ƣu đãi miễn thuế nhập khẩu đã áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế mà không phân 20 biệt là đối tƣợng hoạt động theo Luật đầu tƣ nƣớc ngoài hay Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc Trong Báo cáo về gia nhập WTO của Việt Nam, Việt Nam cũng đã cam kết loại bỏ tất . cho Việt Nam. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CAM KẾT THUẾ QUAN VỀ HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 1.1. Tổng quan về WTO và các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. . hình thực hiện cam kết thuế quan về hàng hóa trong WTO và những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam. - Chƣơng 3: Kinh nghiệm thực hiện các cam kết về thuế quan khi gia nhập WTO của một số nƣớc. TÁC ĐỘNG CỦA CAM KẾT THUẾ QUAN VỀ HÀNG HOÁ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO Chuyên ngành : KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số :

Ngày đăng: 23/06/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CAM KẾT THUẾ QUAN VỀ HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO

    • 1.1. Tổng quan về WTO và các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

      • 1.1.1. Cam kết về thương mại hàng hóa.

      • 1.1.2. Cam kết về thương mại dịch vụ.

      • 1.2. Nội dung cam kết thuế quan về hàng hóa của Việt Nam khi gia nhập WTO.

        • a. Về thuế xuất khẩu

        • b. Về thuế nhập khẩu

        • c. Cam kết về thuế nội địa

        • d. Về ưu đãi, miễn giảm thuế

        • e. Cam kết về phí và lệ phí hải quan

        • 1.3. Lộ trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan về hàng hóa theo WTO.

          • 1.3.1. Năm 2007.

          • 1.3.2. Năm 2008.

          • CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CAM KẾT THUẾ QUAN VỀ HÀNG HOÁ TRONG WTO VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.

            • 2.1. Tình hình thực hiện các cam kết thuế quan về hàng hóa của Việt Nam.

              • 2.1.1. Về thuế xuất khẩu.

              • 2.1.2. Về thuế nhập khẩu.

              • 2.1.3. Về thuế nội địa.

              • 2.1.4. Về ưu đãi, miễn giảm thuế.

              • 2.1.5. Về phí và lệ phí hải quan.

              • 2.2. Tác động việc thực hiện các cam kết thuế quan về hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam

                • 2.2.1. Tác động vĩ mô

                • 2.2.2. Tác động vi mô.

                • 2.3. Đánh giá tác động của cam kết thuế quan về hàng hoá

                  • 2.3.1. Tác động tích cực

                  • 2.3.2. Tác động tiêu cực

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan