câu hỏi trắc nghiệm hóa học

25 1.3K 2
câu hỏi trắc nghiệm hóa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN 1. Chọn phát biểu đúng: a. Nguyên tố hóa học bị phân chia trong các phản ứng hóa học. b. Nguyên tố hóa học là chất mà các nguyên tử của nó có cùng điện tích hạt nhân và cùng chiếm một chỗ trong bảng hệ thống tuần hoàn. c. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học luôn giống nhau về tính chất vật lý và hóa học. d. Nguyên tố hóa học được tạo thành từ một số dạng nguyên tử có khối lượng giống nhau 2. Chọn quan điểm đúng về khái niệm “nguyên tử”: a. Về phương diện cấu tạo, nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất của các chất vì các chất đều được tạo thành từ nguyên tử. b. Nguyên tử là tiểu phân nhỏ nhất của một nguyên tố hóa học, không thể chia nhỏ hơn nữa. c. Nguyên tử là tiểu phân nhỏ nhất của một nguyên tố hóa học tuy nhiên vẫn bị biến đổi trong các phản ứng hóa học. d. Đứng về phương diện cấu tạo, nguyên tử không phải là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất trong các phản ứng hóa học. 3. Chọn quan điểm đúng về khái niệm “phân tử”: a. Phân tử là tiểu phân nhỏ nhất của một chất có khả năng tồn tại độc lập, mang đầy đủ bản chất hóa học của chất đó. b. Về mặt hóa học, phân tử có thể chia nhỏ được nữa mà không mất đi những tính chất hóa học của nó. c. Phân tử chỉ được tạo thành từ một loại nguyên tử mà thôi. d. Số lượng các phân tử tồn tại trong hóa học xấp xĩ bằng số lượng các nguyên tử vì chúng tạo thành từ một lọai nguyên tử. 4. Chọn quan điểm đúng về khái niệm “chất hóa học”: a. Chất hóa học là tập hợp các phân tử cùng loại có thành phần và cấu tạo hóa học như nhau. b. Đơn chất là chất hóa học mà phân tử của chúng tạo thành từ các nguyên tử của một nguyên tố kết hợp với nhau. c. Hợp chất là chất hóa học mà trong đó chứa hỗn hợp nhiều chất khác nhau và chúng tạo thành từ những nguyên tử của các nguyên tố khác loại kết hợp với nhau. d. Chất hóa học bao giờ cũng hoàn toàn nguyên chất hoặc tập hợp của nhiều chất mà các chất đó hoàn toàn nguyên chất. 5. Chọn phát biểu đúng: a. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố có thể được đo bằng đơn vị cacbon (ký hiệu là đ.v.C). b. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố có thể được đo bằng đơn vị hydro (ký hiệu là đ.v.H). c. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố có thể được đo bằng đơn vị oxy (ký hiệu là đ.v.O). http://kinhhoa.violet.vn 1 d. Cả a, b, c đều đúng. 6. Chọn phát biểu đúng: a. Khối lượng nguyên tử (tương đối) của một nguyên tố là khối lượng tính bằng gam của một nguyên tử của nguyên tố đó. b. Khối lượng phân tử (tương đối) của một chất là khối lượng tính bằng gam của một phân tử của chất đó. c. Nguyên tử gam của một nguyên tố là lượng tính bằng gam của nguyên tố đó có giá trị bằng khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó. d. Phân tử gam của một chất là lượng tính bằng đơn vị quy ước của chất đó có số đo bằng khối lượng phân tử của chất đó. 7. Khối lượng nguyên tử của clo bằng 35,453 (đ.v.C) có nghĩa là: a. Nguyên tử clo có khối lượng gấp 35,453 lần so với 1/12 khối lượng của nguyên tử 12 C. b. Nguyên tử clo có khối lượng gấp 35,453 lần so với khối lượng của nguyên tử 12 C. c. Nguyên tử gam của clo là 35,453g. d. a và c đúng. 8. Khối lượng phân tử của KCl bằng 74,551 (đ.v.C) có nghĩa là: a. Phân tử gam của KCl là 74,551g. b. Phân tử KCl có khối lượng gấp 74,551 lần so với 1/12 khối lượng của nguyên tử 12 C. c. Phân tử KCl có khối lượng gấp 74,551 lần so với khối lượng của nguyên tử 12 C. d. a và b đúng. 9. Cho khối lượng nguyên tử hydro, oxy và lưu huỳnh lần lượt bằng 1,008; 16 và 32,06 đ.v.C. Vậy khối lượng phân tử của H 2 SO 4 là: a. 98,076 đ.v.C b. 98,076g c. 98 đ.v.C d. 98g 10. Clo thiên nhiên là hỗn hợp hai đồng vị Cl 35 17 (34,969 đ.v.C) và Cl 37 17 (36,966 đ.v.C), có thành phần tương ứng là 75,77% và 24,23%. Vậy khối lượng nguyên tử clo là: a. 35,453 đ.v.C b. 35,543 đ.v.C c. 35,345 d. 35,5 đ.v.C 11. Khối lượng mol nguyên tử của oxy là 16g, khối lượng thực của một nguyên tử oxy là: a. 2,657.10 -23 g b. 3,764.10 22 g c. 2,657.10 -23 đ.v.C d. 3,764.10 22 đ.v.C http://kinhhoa.violet.vn 2 12. Cho khối lượng nguyên tử ion natri bằng 22,99 đvC. Chọn phát biểu đúng: a. 1 mol ion natri (Na + ) chứa 6,022.10 23 ion natri. b. 1 mol ion natri (Na + ) có khối lượng mol ion bằng 22,99g. c. 1 mol ion natri (Na + ) có khối lượng ion gam bằng 22,99g. d. Tất cả đều đúng. 13. Hằng số khí R sử dụng trong các phương trình trạng thái có giá trị: a. 8,314.10 10 erg/mol.độ b. 8,314 J/mol.độ c. 0,082 cal/mol.độ d. 1,987 atm.lít/mol.độ 14. Có một định luật được phát biểu: “Khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng khối lượng của các chất tạo thành sau phản ứng”. Đây là nội dung của định luật: a. Định luật bảo toàn khối lượng b. Định luật thành phần không đổi c. Định luật đương lượng d. Định luật Avogadro 15. Có một định luật được phát biểu: “Các nguyên tố hóa học kết hợp với nhau theo những lượng khối lượng tỷ lệ với đương lượng của chúng hoặc nói cách khác là số đương lượng của chúng phải bằng nhau”. Đây là nội dung của định luật: a. Định luật đương lượng b. Định luật thành phần không đổi c. Định luật tỷ lệ bội d. Định luật tỷ lệ thể tích 16. Có một định luật được phát biểu: “Nếu hai nguyên tố kết hợp với nhau tạo thành một số hợp chất thì những lượng khối lượng của một nguyên tố so với cùng một lượng khối lượng của nguyên tố kia sẽ tỷ lệ với nhau như những số nguyên đơn giản”. Đây là nội dung của định luật: a. Định luật bảo toàn khối lượng b. Định luật thành phần không đổi c. Định luật tỷ lệ bội d. Định luật tỷ lệ thể tích 17. Có một định luật được phát biểu: “Ở cùng một điều kiện nhiệt độ và áp suất, thể tích của các chất khí phản ứng với nhau cũng như thể tích của các chất tạo thành trong phản ứng tỷ lệ với nhau như tỷ lệ của các số nguyên đơn giản”. Đây là nội dung của định luật: a. Định luật Avogadro b. Định luật thành phần không đổi c. Định luật tỷ lệ bội d. Định luật tỷ lệ thể tích http://kinhhoa.violet.vn 3 18. Những giá trị nào của nhiệt độ và áp suất tương ứng với điều kiện chuẩn của các chất khí? a. T = 0 0 C, P = 760 mmHg b. T = 25 0 C, P = 760 mmHg c. T = 25 0 C, P = 1,013.10 5 Pa d. T = 298 o C, P = 760mmHg 19. Chọn phát biểu đúng: a. Phương trình trạng thái khí cho biết mối quan hệ giữa các đại lượng P, V, T, n. b. Khí lý tưởng là khí có thể tích phân tử khí và có lực tương tác Vanderwalls. c. Phương trình trạng thái khí là phương trình nêu lên mối quan hệ giữa thông số trạng thái của chất khí. d. a, b đều đúng. 20. Chọn câu phát biểu đúng: a. Thể tích mol của tất cả các khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều có thể khác nhau và phụ thuộc vào bản chất hóa học của chúng. b. Thể tích mol của tất cả các khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều bằng nhau và không phụ thuộc vào bản chất hóa học của chúng. c. Ở mọi điều kiện một mol khí của bất kỳ một chất nào cũng chiếm một thể tích là 22,4 lít. d. Ở mọi điều kiện một mol khí của bất kỳ một chất nào cũng chứa 6,023.10 23 loại phân tử. 21. Chọn phát biểu đúng: a. Hằng số khí lý tưởng luôn luôn là hằng số không thay đổi và phụ thuộc vào đơn vị tính của P, V. b. Ở một nhiệt độ bất kỳ, áp suất toàn phần của một hỗn hợp khí bằng tổng số áp suất riêng phần của các cấu tử trong hỗn hợp (xem khí có tác động lý tưởng). c. Hằng số khí lý tưởng không có đơn vị. d. a, c đều đúng. 22. Trộn 3 lít hydro với 2 lít khí nitơ có cùng áp suất là 2 atm được 5 lít hỗn hợp. Áp suất riêng phần (atm) của hydro và nitơ lần lượt là: a. 0,5 và 0,7 b. 1,2 và 0,8 c. 0,4 và 0,6 d. 0,2 và 0,4 23. Bình chứa đầy hỗn hợp oxy và nitơ. Ở tỷ số áp suất riêng phần nào thì khối lượng các chất khí là như nhau: a. 22 NO 0,875PP = b. 22 NO 1,14PP = c. 22 NO 2,0PP = http://kinhhoa.violet.vn 4 d. 22 NO PP = 24. Một hỗn hợp khí được coi là lý tưởng, gồm 0,58g A (phân tử gam A là 58g), 0,28g B (phân tử gam B là 56g) và 0,27g C (phân tử gam C là 54g). Áp suất tổng cộng trong bình là 1,50 atm. Áp suất riêng phần của các khí A, B, C tương ứng là: (A, B, C không phản ứng nhau) a. 0,75 atm; 0,375 atm; 0,375 atm. b. 0,375 atm; 0,75 atm; 0,375 atm. c. 0,375 atm; 0,375 atm; 0,75 atm. d. 0,75 atm; 0,375 atm; 0,75 atm. 25. Trộn 0,15 mol khí A và 0,1 mol khí B (xem khí là lý tưởng, không phản ứng nhau). Áp suất tổng cộng là P = 76cmHg. Áp suất riêng phần (cmHg) của các khí A và B tương ứng là: a. 45,60 và 30,40 b. 30,34 và 45,66 c. 47,00 và 29,00 d. 30,40 và 45,60 26. Trộn 0,12 mol khí A và 0,1 mol khí B (xem khí là lý tưởng). Áp suất tổng cộng là P = 76cm Hg. Áp suất riêng phần (cm Hg) của các khí A và B tương ứng là: a. 34,55 và 41,55 b. 41,45 và 34,55 c. 42,45 và 33,55 d. 41,54 và 34,46 27. Trộn 0,35 mol khí A và 0,25 mol khí B (xem A, B là hai khí lý tưởng). Áp suất tổng cộng là P = 76 cmHg. Áp suất riêng phần (cmHg) của các khí A và B tương ứng là: a. 44,33 và 31,67 b. 31,67 và 44,33 c. 46,00 và 30,00 d. 43,43 và 32,57 28. Trộn 0,2 mol khí A và 0,1 mol khí B (xem khí là lý tưởng). Áp suất tổng cộng là P = 1000 mmHg. Áp suất riêng phần (mmHg) của các khí A và B tương ứng là: a. 666,7 và 333,3 b. 333,3 và 666,7 c. 666,3 và 333,7 d. 66,67 và 33,33 29. Khối lượng khí butan (C 4 H 10 ) tính bằng gam (xem khí là khí lý tưởng) chứa trong một bình kín dung tích là 25 lít, P = 1,50 atm và T = 87 0 C là : a. 75,20g b. 73,68g c. 68,73g http://kinhhoa.violet.vn 5 d. 76,38g 30. Khối lượng khí hydro (xem khí là lý tưởng) chứa trong một bình kín dung tích là 26 lít, P = 1,64 atm, T = 73 0 C là: a. 3,006g b. 14,25g c. 30,01g d. 1,425g 31. Một bình kín có thể tích không đổi chứa hỗn hợp cùng thể tích của H 2(k) và N 2(k) ở 0 0 C và 6atm. Sau khi tiến hành tổng hợp NH 3 , đưa bình về 0 0 C. Nếu có 50% lượng H 2 phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là P 2 : a. P 2 = 5 atm. b. P 2 = 4 atm. c. P 2 = 4,5 atm. d. P 2 = 6 atm. 32. Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp cùng thể tích N 2 và H 2 ở 25 0 C và 20atm. Sau khi tổng hợp NH 3 rồi đưa nhiệt độ bình về lại 25 0 C. Nếu có 25% N 2 phản ứng thì áp suất của bình sẽ là: a. 5atm b. 10atm c. 15atm d. 20atm 33. Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp gồm 1mol N 2 và 3mol H 2 ở 25 0 C và 20atm. Sau khi tổng hợp NH 3 rồi đưa nhiệt độ bình về lại 25 0 C. Nếu có 75% N 2 phản ứng thì áp suất của bình sẽ là: a. 7,5 atm b. 12,5 atm c. 15,0 atm d. 17,5 atm 34. Chọn phát biểu đúng: a. Đương lượng của một nguyên tố luôn luôn là một hằng số. b. Các nguyên tố kết hợp hoặc thay thế nhau theo các khối lượng tỷ lệ thuận với đương lượng của chúng. c. Các nguyên tố kết hợp hoặc thay thế nhau theo các khối lượng tỷ lệ nghịch với đương lượng của chúng. d. Đương lượng của một hợp chất luôn luôn không đổi đối với mọi phản ứng hóa học. 35. Đương lượng của nguyên tố hóa học: a. luôn luôn là đại lượng không đổi. http://kinhhoa.violet.vn 6 b. là số nguyên tử hydro có trong phân tử. c. phụ thuộc vào số nguyên tử hydro mà nó kết hợp hoặc thay thế. d. là số phần khối lượng của nguyên tố đó kết hợp hoặc thay thế vừa đủ với một phần khối lượng của oxy. 36. Đương lượng của nguyên tố hóa học: a. luôn luôn là đại lượng không đổi. b. là số nguyên tử hydro có trong phân tử. c. phụ thuộc vào số nguyên tử oxy mà nó kết hợp hoặc thay thế. d. là số phần khối lượng của nguyên tố đó kết hợp hoặc thay thế vừa đủ với một phần khối lượng của oxy. 37. Chọn phát biểu đúng: a. Đương lượng của Fe trong FeO và trong Fe 2 O 3 bằng nhau. b. Đương lượng của Fe trong FeO lớn hơn trong Fe 2 O 3 . c. Đương lượng của Fe trong FeO nhỏ hơn trong Fe 2 O 3 . d. Không so sánh được vì tùy thuộc phản ứng. 38. Chọn phát biểu đúng: a. Một nguyên tố có thể có nhiều đương lượng. b. Các nguyên tố hóa học kết hợp với nhau theo những lượng khối lượng tỷ lệ với đương lượng của chúng. c. Số đương lượng của các nguyên tố hóa học khi phản ứng với nhau phải bằng nhau. d. Cả a, b, c đều đúng. 39. Khối lượng đương lượng của crôm trong các hợp chất CrCl 3 và Cr 2 (SO 4 ) 3 a. Bằng nhau. b. Trong hợp chất CrCl 3 lớn hơn trong Cr 2 (SO 4 ) 3 . c. Trong hợp chất CrCl 3 nhỏ hơn trong Cr 2 (SO 4 ) 3 . d. không thể so sánh được. 40. Đương lượng của nguyên tố nitơ trong các hợp chất NO, NO 2 , N 2 O và N 2 O 3 lần lượt là: a. 7; 3,5; 14; 4,67 b. 14; 7; 4,67; 3,5 c. 3,5; 4,67; 7; 14 d. 7; 14; 3,5; 4,67 41. Đương lượng của nguyên tố lưu hùynh trong các hợp chất H 2 S, SO 2 , SO 3 và FeS lần lượt là: a. 16; 8; 5,33; 16 b. 16; 16; 8; 5,33 c. 16; 5,33; 16; 8 d. 5,33; 8; 16; 16 42. Cho các phản ứng hóa học sau: http://kinhhoa.violet.vn 7 2HCl + Cu(OH) 2 = CuCl 2 + 2H 2 O (1) HCl + Cu(OH) 2 = Cu(OH)Cl + H 2 O (2) Đương lượng của Cu(OH) 2 trong các phản ứng hóa học (1) và (2) có giá trị lần lượt là: a. 49; 98 b. 49; 49 c. 98; 98 d. 98; 49 43. Cho các phản ứng hóa học sau: CO 2 + NaOH = NaHCO 3 (1) CO 2 + 2NaOH = Na 2 CO 3 + H 2 O (2) Đương lượng của NaOH trong các phản ứng hóa học (1) và (2) có giá trị lần lượt là: a. 40; 40 b. 40; 20 c. 20; 20 d. Tất cả đều sai 44. Cho các phản ứng hóa học sau: H 2 SO 4 + NaOH = NaHSO 4 + H 2 O (1) H 2 SO 4 + 2NaOH = Na 2 SO 4 + 2H 2 O (2) Đương lượng của H 2 SO 4 trong các phản ứng hóa học (1) và (2) có giá trị lần lượt là: a. 98; 49 b. 98; 98 c. 49; 98 d. 49; 49 45. Cho các phản ứng hóa học sau: H 3 PO 4 + NaOH = NaH 2 PO 4 + H 2 O (1) H 3 PO 4 + 2NaOH = Na 2 HPO 4 + 2H 2 O (2) H 3 PO 4 + 3NaOH = Na 3 PO 4 + 3H 2 O (3) Đương lượng của H 3 PO 4 trong các phản ứng hóa học (1), (2) và (3) có giá trị lần lượt là: a. 98; 49; 32,67 b. 98; 98; 98 c. 32,67; 49; 98 d. Tất cả đều sai 46. Cho phản ứng hóa học sau: Ca 3 (PO 4 ) 2 + H 2 SO 4 = 2CaHPO 4 + CaSO 4 Đương lượng của hợp chất Ca 3 (PO 4 ) 2 (M = 310) trong phản ứng hóa học trên có giá trị là: a. 51,67 b. 103,33 http://kinhhoa.violet.vn 8 c. 155 d. 310 47. Cho phản ứng hóa học sau: Fe 2 (SO 4 ) 3 + 6NaOH = 2Fe(OH) 3 + 3Na 2 SO 4 Đương lượng của hợp chất Fe 2 (SO 4 ) 3 (M = 400) trong phản ứng hóa học trên có giá trị là: a. 66,66 b. 200 c. 133,33 d. 400 48. Cho phản ứng hóa học sau: FeCl 3 + SnCl 2 = 2FeCl 2 + SnCl 4 Đương lượng của hợp chất FeCl 3 (M = 162,5) và SnCl 2 (M = 189) trong phản ứng hóa học trên có giá trị lần lượt là: a. 162,5 và 94,5 b. 81,25 và 189 c. 162,5 và 189 d. 81,5 và 94,5 49. Cho phản ứng hóa học sau: 2KMnO 4 + 10FeSO 4 + 8H 2 SO 4 = 5Fe 2 (SO 4 ) 3 + 2MnSO 4 + 8H 2 O Đương lượng của hợp chất KMnO 4 (M = 158) và FeSO 4 (M = 152) trong phản ứng hóa học trên có giá trị lần lượt là: a. 31,6 và 152 b. 31,6 và 76 c. 31,6 và 50,67 d. Tất cả đều sai 50. Oxy hóa hoàn toàn 0,279g sắt bằng oxy thu được 0,359g oxít sắt (II). Biết đương lượng của oxy bằng 8, đương lượng của sắt tính được là: a. 27,9 b. 2,79 c. 28 d. 55,8 51. Khi cho 1,355g sắt (III) clorua tác dụng vừa đủ với 1g natri hydroxyt. Biết đương lượng của natri hydroxyt bằng 40, đương lượng của sắt (III) clorua là: a. 54,2 b. 162,5 c. 54,17 d. 81,25 http://kinhhoa.violet.vn 9 Đáp án: a 52. Phương trình khí Clapayron - Mendelev là phương trình có dạng: a. PV = nRT b. 0 00 T VP T PV = c. P 1 V 1 = P 2 V 2 d. 2 2 1 1 T V T P = 53. Trộn 3 lít CO 2 (960 mmHg) với 4 lít O 2 (1080 mmHg) và 6 lít N 2 (960 mmHg) được 10 lít hỗn hợp. Áp dụng định luật Dalton tính áp suất của hỗn hợp khí trên? a. 1296 mmHg b. 1269 mmHg c. 1629 mmHg d. 1962 mmHg http://kinhhoa.violet.vn 10 [...]... Cho 2 nguyên tố hóa học Be: 1s22s2 và B: 1s22s22p1 a b Năng lượng ion hóa thứ nhất của Be nhỏ hơn năng lượng ion hóa thứ nhất của B c Năng lượng ion hóa thứ nhất của Be bằng năng lượng ion hóa thứ nhất của B d 21 Năng lượng ion hóa thứ nhất của Be lớn hơn năng lượng ion hóa thứ nhất của B Năng lượng ion hóa thứ nhất của B lớn hơn năng lượng ion hóa thứ nhất của Be Cho 2 nguyên tố hóa học P: 1s22s22p63s23p3... 1s22s22p63s23p3 và S: 1s22s22p63s23p4 a Năng lượng ion hóa thứ nhất của P lớn hơn năng lượng ion hóa thứ nhất của S b Năng lượng ion hóa thứ nhất của P nhỏ hơn năng lượng ion hóa thứ nhất của S http://kinhhoa.violet.vn 20 c d 22 Năng lượng ion hóa thứ nhất của P bằng năng lượng ion hóa thứ nhất của S Năng lượng ion hóa thứ nhất của S lớn hơn năng lượng ion hóa thứ nhất của P Cấu hình electron lớp ngoài cùng... ion hóa tăng dần khi đi từ trái qua phải của chu kỳ nhưng lại giảm khi đi từ trên xuống trong phân nhóm chính 31 Chọn câu phát biểu đúng: a Khi đi từ trái sang phải của chu kỳ thì số oxy hóa dương cao nhất tăng dần và bằng số thứ tự của nhóm còn số oxy hóa âm cao nhất lại giảm dần b Số oxy hóa dương cực đại của một nguyên tố bằng số thứ tự của nhóm hay bằng số electron lớp ngoài cùng c Số oxy hóa âm... nhóm chính, các điện tử hóa trị được phân bố ở các orbital p của lớp điện tử ngoài cùng b Trong phân nhóm chính, các điện tử hóa trị được phân bố ở các orbital s và p của lớp điện tử ngoài cùng c d 13 Trong phân nhóm phụ, các điện tử hóa trị nằm ở các phân lớp p ở lớp ngoài cùng Trong phân nhóm phụ, các điện tử hóa trị nằm ở các phân lớp s và p ở lớp ngoài cùng S (Z = 16) có các hóa trị: a b 2, 3, 4 c... VI Là phi kim và phân nhóm phụ nhóm VI Năng lượng ion hóa: a b Là năng lượng cần thiết để bứt electron ra khỏi nguyên tử ở trạng thái kích thích c Là năng lượng cần thiết để bứt electron ra khỏi phân tử ở trạng thái cơ bản d 11 Là năng lượng cần thiết để bứt electron ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản Là năng lượng cần thiết để bứt electron ra khỏi phân tử ở trạng thái kích thích Chọn phát biểu đúng:... nhưng lại tăng dần khi đi từ trên xuống trong phân nhóm 30 Chọn câu phát biểu đúng: a Năng lượng ion hóa tăng dần khi đi từ trái qua phải của chu kỳ và cũng tăng khi đi từ trên xuống trong phân nhóm chính b Năng lượng ion hóa giảm dần khi đi từ trái qua phải của chu kỳ và cũng giảm khi đi từ trên xuống trong phân nhóm chính c Năng lượng ion hóa tăng dần khi đi từ trái qua phải của chu kỳ nhưng lại giảm... trong cùng nhóm có số electron độc thân bằng nhau b Chu kỳ là tập hợp các nguyên tố có số oxi hóa dương cao nhất bằng nhau c Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng phân nhóm thì bao giờ cũng tương tự nhau (ở mức độ nhất định) d Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm bao giờ cũng có năng lượng ion hóa như nhau 27 Các nguyên tố trong cùng một chu kỳ có: a b Có cùng số lớp điện tử c Giống... lượng thấp nhất trước Cả a và b Electron cuối cùng của 1 nguyên tử điền vào cấu hình theo trình tự m l tăng dần có bộ 4 số lượng tử tương ứng (n, l, ml, ms) là (3, 1, 0, +1/2) Nguyên tử của nguyên tố hóa học tương ứng là: a b Ge (Z = 32) c Si (Z = 14 ) d 27 Ti (Z = 22) Zr (Z = 40) Số lượng đám mây điện tử của AO p: a 1 b 3 http://kinhhoa.violet.vn 14 c d 28 5 7 Số lượng đám mây điện tử của AO s: a b... năng lượng http://kinhhoa.violet.vn 11 c d 8 Hình dáng của các đám mây điện tử Cả a, b, c đều đúng Chọn câu phát biểu đúng: Ba số lượng tử: n, l, ml cho biết: a b Hình dáng của các đám mây điện tử c Kích thước của các đám mây điện tử d 9 Năng lượng của các đám mây điện tử Cả a, b, c đều đúng Chọn câu phát biểu đúng: a Trong một nguyên tử có ít nhất hai điện tử cùng được đặc trưng bởi 4 số lượng tử như... mây điện tử Cả a và b đều đúng Electron cuối cùng của 1 nguyên tử điền vào cấu hình theo trình tự m l tăng dần có bộ 4 số lượng tử tương ứng (n, l, ml, ms) là: (4, 0, 0, -1/2) Nguyên tử của nguyên tố hóa học tương ứng là: a b Mg (Z = 12) c Ca (Z = 20) d 16 Sr (Z = 38) Ba (Z = 56) Bộ 4 số lượng tử (n, l, ml, ms) của electron cuối cùng theo trình tự m l tăng dần của nguyên tố Z = 21: a b 3, -2, -1, +1/2 . NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN 1. Chọn phát biểu đúng: a. Nguyên tố hóa học bị phân chia trong các phản ứng hóa học. b. Nguyên tố hóa học là chất mà các. bảng hệ thống tuần hoàn. c. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học luôn giống nhau về tính chất vật lý và hóa học. d. Nguyên tố hóa học được tạo thành từ một số dạng nguyên tử có khối lượng giống. tố hóa học Be: 1s 2 2s 2 và B: 1s 2 2s 2 2p 1 a. Năng lượng ion hóa thứ nhất của Be lớn hơn năng lượng ion hóa thứ nhất của B. b. Năng lượng ion hóa thứ nhất của Be nhỏ hơn năng lượng ion hóa

Ngày đăng: 22/06/2014, 19:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan