Báo cáo nghiên cứu khoa học " Ảnh hưởng của vùng sinh thái đối với sự phát triển cây ăn quả " ppt

3 641 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Ảnh hưởng của vùng sinh thái đối với sự phát triển cây ăn quả " ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ảnh hưởng của vùng sinh thái đối với sự phát triển cây ăn quả Trong những điều kiện khí hậu khác nhau, hầu hết các loại cây ăn quả đều có thể sinh trưởng và phát triển nhưng tính ổn định về năng suất, tuổi thọ, chất lượng quả, khả năng chống chịu với thời tiết bất thuận thì không giống nhau. Vì vậy, điều kiện sinh thái là yếu tố cần phải quan tâm khi đưa một cây trồng mới vào sản xuất. Đất nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ địa lý khác nhau với những đặc điểm khí hậu (có nhiệt đới điển hình, á nhiệt đới), chế độ mưa khác nhau. Miền Bắc có mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp và mưa phùn kéo dài nên không thể có một tập đoàn cây ăn quả phong phú đa dạng với nhiều giống đặc sản như ở miền Nam. Các cây như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, xoài… ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Nam Bộ trong khi cây vải thiều yêu cầu một thời kỳ nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa và đậu quả là khoảng 4, 5 tháng ở nhiệt độ dưới 20 o C chỉ phát triển tốt, có hiệu quả kinh tế ở một số tỉnh phía Bắc. Các loại cây ăn quả đặc sản thường có yêu cầu rất khắt khe về điều kiện sinh thái. Giống bưởi Phúc Trạch đưa đi trồng ở vùng khác không hoàn toàn giữ được hương vị như tại xã Hương Khê, Hà Tĩnh. Giống bưởi Thanh Trà - đặc sản của vùng Nguyệt Biểu, Thừa Thiên Huế - đưa ra trồng ở Phủ Quỳ, Nghệ An quả nhỏ và chất lượng kém. Quýt Hương Cần nổi tiếng lâu đời chỉ tồn tại ở một xã ven sông Bồ của huyện Hương Trà (Thừa Thiên Huế), người dân ở đây cho rằng không thể đưa ra được khỏi xã. Cam Xã Đoài chỉ bảo tồn được các đặc tính di truyền quý của nó tại Xã Đoài. Chanh trái của Nam Đàn đưa lên Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp chỉ sau vài vụ quả đã mai một dần tính chất trái vụ vốn có. Giống vải chín sớm Hùng Long - một giống địa phương lâu đời tại Đoan Hùng, Phú Thọ trên vùng đất phù sa cổ nội đê sông Lô - có thời gian chín ổn định từ khoảng ngày 20- 25/5, được nhân giống từ một cá thể tuyển chọn công phu, qua 3 năm trồng khảo nghiệm tại Trung tâm Cây ăn quả Phú Hộ (Viện Nghiên cứu rau quả), đã được kết luận là một giống tốt, năng suất cao, có nhiều đặc điểm tốt hơn giống vải Thanh Hà. Năm 1998, tại Phú Hộ, giống vải này đã cho năng suất cao hơn ở năm thứ 2 trong khi vải Thanh Hà không có quả. Nhưng khi đưa vào Phủ Quỳ, giống vải này chỉ cho thu hoạch được 1 vụ rồi mất hẳn. Có người ở Đô Lương đã ra tận cây vải tổ ở làng Thúy Lâm, Hưng Yên mua cành chiết về trồng nhưng số vụ cho quả cứ thưa dần và lượng quả rất ít. Các giống nhãn lồng, nhãn đường phèn - những đặc sản của Hưng Yên - đã tỏ ra không thích ứng với vùng Phủ Quỳ, nhiều nơi đang muốn thay thế vải, nhãn bằng những cây trồng khác. Các giống xoài nhập nội từ Trung Quốc, Úc được trồng khảo nghiệm tại Viện nghiên cứu Rau quả từ năm 1993-1997 như GL1, GL2, GL6 có khả năng đậu quả và năng suất cao tại Gia Lâm, Hà Nội đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống nhưng khi phát triển tại Nghệ An, chủ yếu là ở Phủ Quỳ thì sinh trưởng vượt trội so với các giống địa phương nhưng năng suất không ổn định, thậm chí mất mùa hơn xoài ta, bị bệnh thán thư, rầy chích hút và ruồi đục quả hại nặng. Giống xoài Thái Lan được đưa từ Viện Cây ăn quả miền Nam ra Phủ Quỳ năm 1995 đã thành cây cổ thụ cũng chịu cảnh tương tự. Bởi vậy, nghiên cứu nông nghiệp không thể không cập nhật, xử lý các yếu tố về khí hậu, nhất là điều kiện tiểu khí hậu vùng. Nếu chỉ quan tâm đến con số bình quân năm về khí hậu rất có thể sẽ làm mờ đi các đợt cực trị hoặc cao hoặc thấp. Chỉ mấy ngày gió nóng trong thời gian nở hoa của vải, nhãn, xoài cũng gây rụng hoa, khó thụ phấn, rụng quả non. Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt hiện nay, các kết quả nghiên cứu về giống cây ăn quả nhất thiết phải trải qua thời kỳ khảo nghiệm dài hay ngắn không thể tính bằng số vụ, số năm mà cần được trải nghiệm qua các điều kiện sinh thái khác nhau trước khi chuyển giao cho sản xuất. Một giống được khảo nghiệm trong điều kiện sinh thái nào chỉ nên ứng dụng tại điều kiện đó hoặc tương tự và phải có giới hạn phạm vi vùng chuyển giao. Đất có vai trò quan trọng đối với cây ăn quả nhưng đất trồng không phải là tất cả mà chính điều kiện sinh thái mới là nhân tố quyết định sự bền vững của một giống cây ăn quả. Các giống cây ăn quả quý hiếm của mỗi địa phương vốn tồn tại trong một phạm vi địa lý cụ thể có khi rất hạn hẹp, trải qua sự kiểm nghiệm nghiêm ngặt lâu đời trong một hoàn cảnh ít biến đổi mà tạo nên cái chất quý hiếm của giống. Phạm vi địa lý chính là giới hạn của một điều kiện sinh thái nhất định, nhận thức về chỉ dẫn địa lý cho một loại nông sản hàng hóa chất lượng cao, có thương hiệu là ở đó. Mấy năm gần đây, nhiều loại cây ăn quả có tên tuổi chủ yếu là của Nam Bộ và ở nước ngoài đổ vào các chợ giống trong tỉnh ta như bưởi da xanh Bến Tre, Vĩnh Long, vú sữa Lò Rèn, nhãn tiêu da bò, bơ sáp Thái, chanh, ổi không hạt, táo Thái, mít Thái, nhãn Thái… Hội nhập kinh tế nên sẽ còn nhiều loại cây ăn quả mới lạ nữa được du nhập làm phong phú thêm nguồn gen cây ăn quả. Cũng có thể có những giống sẽ được khu vực hóa trong điều kiện khí hậu của ta nhưng cần được kiểm chứng về khả năng thích nghi với điều kiện mới của địa phương. Một loại cây trồng mới được đưa vào vùng sinh thái khác hẳn nơi nguyên sản, do bản năng phát dục vốn có của thực vật mà trong một vài vụ đầu có thể vẫn tiếp tục ra hoa kết quả, được coi như là “sức rướn” của cây theo tập tính di truyền, nhưng với điều kiện mới khác biệt với nơi quê cha đất tổ cứ lặp đi lặp lại qua nhiều chu kỳ sống sẽ loại dần các tập tính cũ dần dà trở thành bị lung lay, khó bền vững. Để phát triển các loại cây ăn quả mới chưa có tại địa phương, cần nắm chắc đặc điểm của giống, tính thích ứng và khả năng thị trường. Có thể có giống sinh trưởng tốt, năng suất cao nhưng để thành sản phẩm hàng hóa đúng nghĩa về thu nhập thì lại không dễ. Ví dụ một số giống chanh không hạt có cả ở miền Nam và nguồn gốc từ nước ngoài như Eureka, Persa vào những năm 80 của thế kỷ trước đã được trồng tại Phủ Quỳ nhưng do ít giá trị trong sử dụng ăn tươi mà ở các nước chủ yếu là dùng cho chế biến nước chanh hay chanh Tahiti cũng là giống không hạt nhưng hàm lượng axit citric lại rất thấp nên đã không tiếp tục tồn tại ở Phủ Quỳ. Có thể nói, điều kiện sinh thái là yếu tố cần phải quan tâm khi đưa một giống cây trồng mới vào sản xuất. Nếu không sẽ là một sự lãng phí lớn về tiền bạc, thời gian và công sức./. . Ảnh hưởng của vùng sinh thái đối với sự phát triển cây ăn quả Trong những điều kiện khí hậu khác nhau, hầu hết các loại cây ăn quả đều có thể sinh trưởng và phát triển nhưng tính. vi vùng chuyển giao. Đất có vai trò quan trọng đối với cây ăn quả nhưng đất trồng không phải là tất cả mà chính điều kiện sinh thái mới là nhân tố quyết định sự bền vững của một giống cây ăn. khí hậu của ta nhưng cần được kiểm chứng về khả năng thích nghi với điều kiện mới của địa phương. Một loại cây trồng mới được đưa vào vùng sinh thái khác hẳn nơi nguyên sản, do bản năng phát dục

Ngày đăng: 22/06/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan