Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy - Nhìn từ góc độ người trực tiếp giảng dạy docx

4 1.3K 7
Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy - Nhìn từ góc độ người trực tiếp giảng dạy docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Truyện An Dương Vương Mỵ Châu - Trọng Thủy - Nhìn từ góc độ người trực tiếp giảng dạy Đây là một tác phẩm cực hay của Truyện cổ nước Nam. Truyện lại bao hàm tính phức hợp, đa nghĩa. Vì thế, khi nghiên cứu “Truyện An Dương Vương Mỵ Châu - Trọng Thủy”, nhiều ý kiến đồng thuận nhưng cũng không ít lời bàn bạc ngược chiều. Đó là điều bình thường trong quá trình tiếp nhận văn chương. Đây là một tác phẩm cực hay của Truyện cổ nước Nam. Truyện lại bao hàm tính phức hợp, đa nghĩa. Vì thế, khi nghiên cứu “Truyện An Dương Vương Mỵ Châu - Trọng Thủy”, nhiều ý kiến đồng thuận nhưng cũng không ít lời bàn bạc ngược chiều. Đó là điều bình thường trong quá trình tiếp nhận văn chương. Xin được bàn thêm ba điểm: 1. Về tên truyện: SGK Ngữ văn 10 (2006) lấy đầu đề “Truyện An Dương Vương Mỵ Châu - Trọng Thủy”, cách đặt tên này có thể gây hiểu lầm. Có người sẽ nghĩ: Đây có thể là hai truyện theo kết cấu: - Truyện (Chủ ngữ) An Dương Vương (Vị ngữ 1) Mỵ Châu - Trọng Thủy (Vị ngữ 2) Chúng tôi dạy bài này học sinh có hỏi: Đây là một hai hay truyện? Thực tế, chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy là một bộ phận của “Truyện An Dương Vương”, gắn với quá trình dựng nước, giữ nước mất nước của vua An Dương Vương; chỉ đặt tên “Truyện An Dương Vương” là đủ vì tên tên truyện ấy đã bao hàm tất cả các truyện: truyện Rùa Vàng, chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy, là những bộ phận của “Truyện An Dương Vương”. 2. Về thể loại: Chú ý đúng mức đến thể loại khi phân tích tác phẩm là việc có tính phương pháp luận. Tuy nhiên, nếu cực đoan hóa thành chủ nghĩa thể loại có khi lại không cắt nghĩa được những vấn đề phức tạp, những vùng giao thoa do truyện đặt ra. Đây là một truyện cổ, hội tụ đủ những yếu tố của: Thần thoại - Truyền thuyết - Cổ tích. “Truyện Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái” của Vũ Quỳnh Kiều Phú tập trung chủ yếu vào những yếu tố thần kỳ mà Rùa vàng là hiện thân. Tính chất thần thoại của truyện đã lý giải vì sao An Dương Vương xây được Loa Thành, nhờ nỏ thần mà đánh giặc, rồi Rùa vàng rẽ nước để vua cầm sừng tê bảy tấc đi về thủy cung… Thể loại truyền thuyết càng rõ hơn. Truyện đã phản ánh một sự thật lịch sử, ít ra là “Cái cõi của sự thật lịch sử” (Phạm Văn Đồng): Vua cha mất cảnh giác nên “Cơ đồ đắm biển sâu” (Tố Hữu). Đó là bài học muôn đời, mang tính chất cho mọi dân tộc, mọi thời đại. “Truyện An Dương Vương” cũng rất đậm màu cổ tích. Hình ảnh “Ngọc trai - giếng nước” thực chất là một giấc mơ (Truyện Cổ tích là những giấc mơ đẹp - Ý của Gorki). Một sự thể tất của nhân dân trước cái vô tình của Mỵ Châu, dẫu là vô ý nhưng hậu quả khôn lường, nàng phải lìa đầu dưới lưỡi gươm oan nghiệt của vua cha. Mỵ Châu rắc lông ngỗng dọc đường để Trọng Thủy theo dấu tìm mình, được Rùa vàng phán xét, thực chất là phán xét của lịch sử: - “Tặc tại hậu bối” (Tạm dịch: Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc). Trong trường hợp này, Mỵ Châu là giặc, không phải con ngồi sau lưng cha nữa. Tuy nhiên, vì “vô ý” nên dân gian đã kể: “Máu Mỵ Châu chảy xuống biển, trai sò ăn lấy, đều biến thành hạt châu”. Chúng tôi đã đến Di tích Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội), nơi nhộn nhịp nhất, hương khói nhiều nhất, không khí trầm mặc nhất trong lòng du khách lại là điện thờ tượng Mỵ Châu cụt đầu. Điều đó nói lên sự cảm thông của người đời khi “Trái tim nhầm chỗ”. Đây là yếu tố có hậu mà truyện cổ tích rất ưa dùng. Phân tích truyện này phải chú ý đến cả ba thể loại trên. Dĩ nhiên, liều lượng phải khác nhau. Chỉ chú trọng vào thể loại truyền thuyết sẽ không lý giải được nhiều vấn đề do truyện đặt ra. 3. Từ lý thuyết “Đặc trưng thể loại”, có ý kiến cho rằng: “Cảm hứng chủ đạo của tác giả dân gian trong truyện vẫn ngợi ca, khẳng định” (Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Dạy văn ở trường phổ thông”, trường Đại học Vinh, trang 76), như vậy là mới căn cứ vào kết cục của truyện: Dân gian minh oan cho Mỵ Châu, An Dương Vương đi vào cõi bất tử… Người đọc thấy rằng: Cảm hứng ngợi ca ở truyện này là thứ yếu, nếu không nói là mờ nhạt. Cái đáng quan tâm ở đây là thái độ phê phán của dân gian nhằm gửi một thông điệp: Bất cứ ai, bất cứ thời đại nào, quốc gia nào, mất cảnh giác là mất nước. Mỵ Châu “Trái tim nhầm chỗ để trên đầu / Nỏ thần vô ý trao tay giặc / Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” (Tố Hữu), có nguyên nhân từ việc mất cảnh giác của An Dương Vương. Đó là hệ quả của việc “nuôi ong tay áo”. Cho dù việc ở rể làm con tin…xưa kia là chuyện phổ biến giữa các quốc gia có chiến tranh. Bài học lịch sử này có trong ý đồ sáng tạo của tác giả dân gian, chứ không phải vì đất nước thường xuyên có chiến tranh, nên ta lấy lịch sử để vận vào. Ý kiến: Cần trả tác phẩm VHDG về với môi trường sinh thành ra nó chỉ đúng một phần thôi. Bởi lẽ môi trường sinh thành tác phẩm cách ta hàng ngàn năm. Con người của thế hệ hôm nay khó mà “phục chế” lại quá khứ. Có chăng chỉ là tưởng tượng giả định. Khả thi nhất là căn cứ vào văn bản, chữ nghĩa đã định hình, rồi “trừu xuất văn bản khỏi đặc trưng loại hình” để rút ra ý nghĩa, lắng nghe thông điệp của người xưa. Lại nữa, tác phẩm VHDG có từ lâu rồi, mà hôm nay, mai sau còn bao điều để chúng ta suy ngẫm, đó đâu chỉ là chuyện của đời xưa. Chuyện xưa không liên quan gì đến hôm nay, chắc không ai đọc. Những truyện cổ xuất sắc bao giờ cũng giúp độc giả đứng vững trên đôi chân hiện tại “Nhìn lại ngày xưa trông tới mai sau” (Tố Hữu). . Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy - Nhìn từ góc độ người trực tiếp giảng dạy Đây là một tác phẩm cực hay của Truyện cổ nước Nam. Truyện lại bao hàm tính. đặt tên Truyện An Dương Vương là đủ vì tên tên truyện ấy đã bao hàm tất cả các truyện: truyện Rùa Vàng, chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy, là những bộ phận của Truyện An Dương Vương . 2. Về. hay truyện? Thực tế, chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy là một bộ phận của Truyện An Dương Vương , gắn với quá trình dựng nước, giữ nước và mất nước của vua An Dương Vương; chỉ đặt tên “Truyện

Ngày đăng: 22/06/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan