khái quát chung về pháp luật đại cương

110 1.9K 3
khái quát chung về pháp luật đại cương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƢƠNG I. Ý nghĩa chung của môn học Xã hội càng văn minh, phát triển bao nhiêu thì đòi hỏi đầu tiên là do cách thức suy nghĩ, ứng xử, hành động của con người. Sự cần thiết phải giữ cho chế độ xã hội luôn ở trong vòng trật tự, bình an và hạnh phúc luôn là khát vọng tranh đấu của con người và nhân loại nói chung. Để đạt được mục đích cao cả đó, ngoài việc xây dựng được các quy tắc, chuẩn mực xử sự của con người một cách rõ ràng thì điều quan trọng nhất là làm sao để cho mỗi thành viên trong xã hội phải hiểu hết ý nghĩa, có tình cảm và nhận thức được những giá trị của việc hành xử theo đúng các quy tắc xã hội trong những hoàn cảnh lịch sử xác định. Môn học pháp luật đại cương được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học và trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam mang một ý nghĩa chính trị-pháp lý sâu sắc. Nó góp phần bước đầu nâng cao nhận thức của các sinh viên không chuyên ngành luật học nhận thức được những vấn đề cơ bản về Nhà nước và Pháp luật. Có được cái nhìn tổng quan chung trên cơ sở hiểu được những giá trị xã hội của các vấn đề về Nhà nước và Pháp luật. Từ hệ thống tri thức sinh viên đã thu nhận được, sẽ hình thành ý thức pháp luật và niềm tin của sinh viên với tư cách là công dân, giúp cho việc hành xử đi vào các chuẩn mực xã hội phù hợp với phong cách văn minh trong thời đại hội nhập quốc tế ngay nay. Và đặc biệt, cao hơn nữa chính là sự vận dụng các giá trị xã hội của Nhà nước và pháp luật vào đời sống thực tiễn phục vụ cho những nhu cầu, lợi ích của cá nhân, cộng đồng. Về tên gọi và nội dung chương trình: đối với sinh viên chuyên ngành luật, các sinh viên được học môn này với tên gọi “Lý luận chung về nhà nước và pháp luật” và hai môn bổ trợ khác là “Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới”, “Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam” với một thời lượng khoảng 200 tiết. Đối với sinh viên không chuyên ngành luật, môn học được lấy tên là “Pháp luật đại cương” và chỉ nghiên cứu những vấn đề chung cơ bản nhất mà thôi. Thật ra, dù với tên gọi “Lý luận chung về nhà nước và pháp luật” hay “Pháp luật đại cương” thì đối tượng nghiên cứu của chúng đều là như nhau cả. Đều nghiên cứu về các hiện tượng nhà nước và pháp luật. II. Đối tƣợng nghiên cứu của môn học Nghiên cứu hiện tượng nhà nước và pháp luật dưới góc độ tổng thể trên những vấn đề cơ bản chung bao gồm: 2 - Nguồn gốc nhà nước - Bản chất nhà nước - Chức năng và vai trò của nhà nước - Hình thức nhà nước - Quy luật hình thành phát sinh, phát triển của nhà nước - Sự ra đời của pháp luật - Bản chất và giá trị của pháp luật - Thuộc tính và chức năng của pháp luật - Hình thức pháp luật - Quy luật hình thành phát sinh, phát triển của pháp luật - Thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, trách nhiệm pháp lý - Ý thức pháp luật - Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật - Nhà nước và pháp luật Việt Nam - Pháp chế và vấn đề tăng cường pháp chế III. Phƣơng pháp nghiên cứu Mỗi ngành khoa học có đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau nên cũng có các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tùy theo tính chất và phạm vi nghiên cứu mà sẽ sử dụng đồng thời các phương pháp chung và các phương pháp đặc thù chuyên ngành. Pháp luật đại cương lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và phép biện chứng duy vật làm phương pháp luận nghiên cứu. Đặt vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ mật thiết với đời sống thực tiễn trong sự vận động biến đổi liên tục. Xuất phát từ thực tiễn lịch sử Việt Nam, quan điểm của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật để tiếp cận, lý giải, xây dựng mô hình và đưa ra các kiến giải ứng dụng về Nhà nước và pháp luật phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Với phương pháp và cách thức tiếp cận này, đòi hỏi việc nghiên cứu pháp luật phải tuân thủ các nguyên tắc khoa học sau đây: - Xuất phát từ đời sống vật chất và tinh thần của đời sống xã hội, coi đó là nền tảng cơ sở và là nguồn gốc làm phát sinh vấn đề Nhà nước và pháp luật 3 - Đặt vấn đề nghiên cứu trong sự vận động biện chứng trong mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với đời sống kinh tế xã hội trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của quốc gia, dân tộc để thấy được cơ sở và nguyên nhân phát sinh, tồn tại, biến đổi cũng như tính chất và quy luật đặc thù của hiện tượng Nhà nước và pháp luật. - Kế thừa các học thuyết, tư tưởng, tri thức chung về Nhà nước và pháp luật theo suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Trong bối cảnh đất nước ta đã hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta cần hướng tới việc vừa chủ động nghiên cứu, tiếp nhận thành quả tri thức của nhân loại, vừa phát huy truyền thống quý báu và các thành quả của khoa học pháp lý nước nhà cũng như các kinh trong việc tổ chức mô hình Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ xưa đến nay. - Tránh hiện tượng giáo điều, rập khuôn, máy móc - Kết hợp hài hòa các phương pháp hệ thống, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh và trừu tượng khoa học để làm rõ được bản chất cácvấn đề về Nhà nước và pháp luật. IV. Mối tƣơng quan giữa Pháp luật đại cƣơng và các khoa học xã hội khác 1. Quan hệ với Triết học Triết học đóng vai trò là khoa học lý luận soi đường chung cho các khoa học khác. Pháp luật đại cương lấy phép biện chứng duy vật làm phương pháp luận của việc nghiên cứu. Triết học xã hội nghiên cứu các hình thái kinh tế-xã hội, các hiện tượng Nhà nước và pháp luật chính là một trong những yếu tố cấu thành nên hình thái kinh tế-xã hội. Như vậy đối tượng nghiên cứu nghiên cứu của Pháp luật đại cương đã trở thành một bộ phận được bao hàm bởi đối tượng nghiên cứu của triết học. 2. Quan hệ với kinh tế Pháp luật tồn tại trên cơ sở kinh tế, phản ánh thực trạng kinh tế. Pháp luật là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, kinh tế thuộc hạ tầng cơ sở. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế chính là quan hệ biện chứng giữ kiến trúc thượng tầng và hạ tầng cơ sở. 3.Quan hệ với chính trị Về cơ bản, đối tượng nghiên cứu của khoa học Chính trị cũng chính là đối tượng nghiên cứu của Pháp luật đại cương. Pháp luật đại cương sử dụng các khái 4 niệm, phạm trù của khoa học chính trị như: quyền lực chính trị, quan hệ chính trị, giai cấp và đấu tranh giai cấp, đảng phái… 4. Quan hệ với Văn hóa: Hệ tư tưởng nhà nước và pháp luật, kết quả sáng tạo pháp luật… chính là sản phẩm tinh thần, của lao động sáng tạo mà con người đạt được – một giá trị thuộc về văn hóa. Pháp luật đại cương sử dụng các khái niệm của văn hóa như: các nền văn minh, tín ngưỡng, phong tục tập quán, đạo đức… V. Hệ thống tri thức chung của môn học. 1. Những khái niệm cơ bản - Pháp luật đại cương là khoa học có tính chất tổng hợp 2. Những vấn đề cơ bản về Nhà nước. - Nguồn gốc Nhà nước - Bản chất Nhà nước, chức năng và hình thức Nhà nước - Các kiểu nhà nước trong lịch sử 3. Những vấn đề cơ bản về pháp luật - Nguồn gốc Pháp luật - Bản chất Pháp luật, chức năng và hình thức Pháp luật - Đặc điểm của Pháp luật - Các kiểu pháp luật trong lịch sử 4. Quy phạm pháp luật và Văn bản quy phạm pháp luật 5. Quan hệ pháp luật - Khái niệm, đặc điểm - Chủ thể, quyền và nghĩa vụ pháp lý - Phân loại quan hệ pháp luật 6. Thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật 7. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý 8. Hệ thống pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam 5 CHƢƠNG 1 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC CỦA NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT 1.1. Nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức nhà nƣớc 1.1.1. Nguồn gốc nhà nƣớc Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt được lập ra để thự hiện chức năng quản lý đời sống xã hội. Tổ chức đó rất đa dạng về loại hình, bản chất và phức tạp về tổ chức. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước gắn liền với nhiều biến cố xã hội và có mối quan hệ chặt chẽ với lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Có rất nhiều quan điểm, tư tưởng và học thuyết giải thích về nguồn gốc ra đời của nhà nước. Tựu trung, có thể xếp thành hai nhóm quan điểm, tư tưởng sau đây: * Nhóm các quan điểm không đúng về nguồn gốc nhà nƣớc - Trường phái thần học(gồm Masiten, Koct Phlore…), thần thánh hóa hiện tượng nhà nước, họ cho rằng Nhà nước ra đời là tuân theo ý muốn và sự sắp đặt của chúa trời và các thánh thần. Nhà nước là sự sáng tạo của Thượng đế - người sinh ra và sắp xếp trật tự của vạn vật trên cõi trần thế. - Trường phái thuyết gia trưởng(Aristote, Philmer, Mikhailốp, Merdooc…): quan niệm Nhà nước cũng giống như tổ chức gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của đời sống con người. Trong mỗi gia đình đều có người gia trưởng(chủ nhà), thường là đàn ông, để chỉ huy quán xuyến và điều phối các hoạt động của các thành viên trong gia đình với mục đích là giải quyết có hiệu quả các công việc của gia đình. Quốc gia có nhà nước cũng như gia đình có người gia trưởng. Nhà nước tồn tại trong mọi xã hội và quyền lực nhà nước về thực chất cũng giống như quyền lực của người đứng đầu gia đình. - Trường phái thuyết khế ước xã hội(Xpinôza, Rút-xô, Radisép…): Quan niệm Nhà nước ra đời là kết quả của sự thỏa hiệp thống nhất bằng một hợp đồng(khế ước)giữa các thành viên trong xã hội ở trạng thái tự nhiên không có Nhà nước. Các cá nhân ấy đã chuyển một số quyền tự nhiên của họ vào Nhà nước. Vì vậy Nhà nước là hiện thân của lợi ích chung, mỗi thành viên trong xã hội đều có quyền yêu cầu Nhà nước phục vụ và bảo vệ mình. Trường hợp Nhà nước không đảm trách được yêu cầu về các quyền tự nhiên thì khế ước bị phá vỡ, mất hiệu lực, do vậy nhân dân có quyền phá bỏ khế ước cũ để lập khế ước mới, tức thay thế Nhà nước cũ bằng một Nhà nước mới hay hơn, tiến bộ hơn. 6 - Thuyết bạo lực(Gumplôvích, E.Đuyrinh, Causky…): cho rằng Nhà nước ra đời từ việc sử dụng bạo lực giữa các thị tộc trong các cuộc chiến tranh xâm lược, nô dịch lẫn nhau. Bên thắng sẽ lập ra bộ máy đặc biệt gọi là nhà nước để cai trị bên thất bại, quản lý vùng lãnh thổ mà bên thắng giành được. - Thuyết tâm lý(Petơrazitki, Phereder…): Nhà nước ra đời là do nhu cầu tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ tôn giáo, những người này là sứ giả của thần linh giao trách nhiệm trong coi xã hội và đời sống con người. Vì vậy nhà nước là tổ chức do các giáo sĩ có sứ mạng lãnh đạo xã hội, dẫn dắt mọi người theo ý muốn của đấng tối cao. Tất cả các quan điểm trên đây do hạn chế về mặt lịch sử hoặc quan điểm giai cấp cho nên kiến giải về nguồn gốc ra đời của nhà nước trong sự tách rời khỏi đời sống vật chất của xã hội, hoặc gán ghép cho các ý chí chủ quan của con người hoặc tuyệt đối hóa ý chí thần linh…,cho nên đã có những giải thích không đúng về nguồn gốc ra đời cũng như bản chất của Nhà nước. * Quan điểm đúng về nguồn gốc Nhà nƣớc Thể hiện sinh động ở hệ tư tưởng Mác –Lênin về nguồn gốc nhà nước. Dựa trên thành quả nghiên cứu khoa học của nhân loại, tiếp thu có chọn lọc các hạt nhân hợp lý của các học thuyết tư tưởng trước đó, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã xây dựng học thuyết cách mạng, giải thích một cách lôgic, biện chứng, khoa học và đầy tính thuyết phục về nguồn gốc ra đời của nhà nước. Tư tưởng đó tập trung cô đọng nhất trong các tác phẩm của Ph.Ăngghen và V.Lênin(Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước; Nhà nước và cách mạng) Xã hội loài người đã qua một thời kỳ lịch sử không có Nhà nước, đó là thời kỳ công xã nguyên thủy. Là thời kỳ mà con người sống quần cư thành từng bầy đàn, ăn chung, làm chung, ở chung. Sinh hoạt cộng đồng được điều chỉnh bằng ý thức tự giác, bằng các chuẩn mực đạo đức, nghi thức tôn giáo. Đơn vị xã hội của từng nhóm người gọi là thị tộc, bộ lạc. Các tổ chức thị tộc, bộ lạc vận hành theo chế độ tự quản, sức mạnh của tổ chức thị tộc chính là quyền lực chung không tách rời khỏi xã hội. Công việc tổ chức quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống được giao cho một Hội đồng thị tộc được lập ra gồm những người đàn ông, đàn bà lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm, uy tín. 7 Sở dĩ thời kỳ công xã nguyên thủy không có nhà nước và con người cũng không cần đến nhà nước là do cơ sở kinh tế xã hội cũng như đặc trưng của đời sống xã hội thời kỳ này quyết định. Đây là thời kỳ con người hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, thời kỳ săn bắt hái lượm, “làm ra bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu, làm ngày nào biết ngày ấy”. Công cụ sản xuất thô sơ, năng suất lao động thấp kém, sản phẩm là ra rất ít ỏi, không có của dư thừa trong xã hội. Không có giai cấp và xung đột giai cấp. Nhưng vấn đề mâu thuẫn nảy sinh được giải quyết bằng dư luận, tập quán và phong tục của thị tộc. Trong bước đường chinh phục tự nhiên, vật lộn và chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, con người dần dần khám phá ra và giải phóng cho mình ngày một bớt lệ thuộc hơn vào tự nhiên. Con người đã biết sáng tạo ra công cụ sản xuất - yếu tố đảm bảo sự gia tăng nguồn lợi ích vật chất cho con người. Lịch sử xã hội loài người nguyên thuỷ đã chuyển dần sang một trang mới nhờ các biến cố vĩ đại sau đây: + Cuộc phân công lao động lần thứ nhất : chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt, của cải làm ra đã bắt đầu dư thừa. Tư tưởng tư hữu xuất hiện làm biến đổi mọi quan hệ xã hội: chế độ mẫu hệ => chế độ phụ quyền, hôn nhân đối ngẫu=> hôn nhân một vợ một chồng. Các tù binh chiến tranh trước đây thay vì bị giết thì nay được giữ lại để làm nô lệ . . .=>đội ngũ những người bị trị bắt đầu xuất hiện. + Cuộc phân công lao động lần thứ hai: Tiểu thủ công nghiệp ra đời, đây là cuộc cách mạng về sáng tạo ra công cụ lao động => yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển=>năng suất lao động tăng cao =>của cải làm ra ngày càng nhiều, mức dư thừa, tích lũy tăng nhiều hơn trước. Lực lượng nô lệ ngày càng đông đúc hơn, phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc(phân chia giai cấp). Và tất yếu là mâu thuẫn giai cấp xuất hiện. + Cuộc phân công lao động lần thứ ba: thương nghiệp tách ra khỏi chăn nuôi và trồng trọt cùng với sự ra đời của ngành thương mại và tầng lớp thương nhân xuất hiện. Chế độ cho vay, cầm cố xuất hiện đã tăng cường sự tích tụ của cải vào trong tay thiểu số người, chủ yếu là những người đứng đầu của các bộ lạc, thị tộc =>xã hội càng phân hóa giai cấp một cách sâu sắc hơn nữa. Với tác động mạnh mẽ của ba biến cố nêu trên đã là phá vỡ đời sống và tổ chức thị tộc, đẩy loài người đến chỗ phân hóa giai cấp và bất bình đẳng xã hội, tạo ra những xung đột xã hội về mặt lợi ích giữa kẻ giàu và người nghèo, đó là biểu hiện của cuộc đấu tranh giai cấp. Để giải quyết mâu thuẩn này, giữ cho xã hội được trong vòng yên ổn, một tổ chức đặc biệt tất yếu ra đời. Tổ chức đặc 8 biệt ấy là Nhà nước, do giai cấp nắm quyền lực kinh tế (nhờ vào tích lũy và chiếm đoạt được) thiết lập nên. Thực tiễn lịch sử cho thấy nhà nước đã xuất hiện dưới ba hình thức cơ bản sau: - Nhà nƣớc Aten: ra đời trực tiếp từ mẫu thuẫn giai cấp đối kháng phát sinh trong lòng xã hội thị tộc, không có sự tác động nào từ bên ngoài. - Nhà nƣớc La Mã: xuất hiện bởi cuộc đấu tranh giữa những người thường dân chống lại giới quý tộc của các thị tộc La Mã chiến thắng của những người thường dân đã phá vỡ tổ chức thị tộc, thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước dựa trên sự phân chia lãnh thổ và sự khác biệt về tài sản. - Nhà nƣớc Giecmanh: được thành lập trên cơ sở người Giecmanh xâm chiếm các vùng đất rộng lớn của đế chế La Mã cổ đại, chịu ảnh hưởng của nền văn minh Hy - La (Hy Lạp và La Mã). Nhà nước ra đời là do nhu cầu phải thiết lập nền thống trị của người Giecmanh trên đất La Mã. Khi nhà nước được thiết lập thì trong xã hội Giecmanh vẫn còn là chế độ thị tộc. Đặc thù riêng của phương Đông(ảnh hưởng của văn hóa nông nghiệp và bảo vệ lãnh thổ): ở Phương Đông, nhà nước hầu như không phải xuất hiện từ nhu cầu bức thiết của xung đột lợi ích giai cấp dẫn đến phải điều hòa cuộc đấu tranh giai cấp, mà lại xuất hiện dựa trên yêu cầu cấp thiết của công việc trị thủy, chống ngoại xâm vì lợi ích chung. Các nhà nước cổ đại ở Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà là những nhà nước đầu tiên ở phương Đông ra đời theo cách này. * Sự xuất hiện nhà nƣớc ở Việt Nam: Ở Việt Nam, Nhà nước xuất hiện vào khoảng nửa sau thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên(thời kỳ Hùng Vương). Với đặc thù cơ bản là sự phân hóa giai cấp diễn ra rất chậm chạp và không sâu sắc. Nhà nước ra đời do nhu cầu bức thiết của công việc trị thủy. Sách Đại việt sử ký toàn thư chép “Hùng Vương nối nghiệp của Lạc Long Quân, chăm ban đức huệ để vỗ yên dân, chuyên nghề làm ruộng, chăn tằm, không lo can qua chinh chiến, con cháu nối đời đều gọi là Hùng Vương, phúc gồm 18 đời, trải hơn hai nghìn năm…Đến vua sau đức kém, lười chính sự, bỏ sửa sang vũ bị, ham mê tửu sắc làm vui, binh nước Thục vừa đến thì quốc thống bèn mất”… Nhà nước dưới các triều đại Hùng Vương được sử sách gọi là nhà nước Văn Lang. Tổ chức bộ máy gồm: 9 - Đứng đầu là Hùng Vương - Giúp việc cho Hùng Vương là Lạc hầu (tướng văn, trông coi các công việc hành chính) và Lạc tướng (tướng võ, trông coi việc quân sự) - Bồ chính: trông coi các công xã nông thôn - Quan lang(con trai của Hùng Vương), Mỵ Nương(con gái của Hùng Vương) đều là những người giúp việc cho vua cha để trông coi muôn dân. + Địa bàn lãnh thổ: Hùng Vương chia nước thành 15 bộ gồm: 1- Văn Lang(Bạch Hạc – Vĩnh Phúc) 2- Châu Diên(Sơn Tây) 3- Phúc Lộc(Sơn Tây) 4- Tân Hưng(Hưng Hóa – Tuyên Quang) 5- Vũ Định(Thái Nguyên – Cao Bằng) 6- Vũ Ninh(Bắc Ninh) 7- Lục Hải(Lạng Sơn) 8- Ninh Hải(Quảng Yên) 9- Dương Tuyền(Hải Dương) 10- Giao Chỉ(Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình) 11- Cửu Chân(Thanh Hoá) 12- Hoài Hoan(Nghệ An) 13- Cửu Đức(Hà Tĩnh) 14- Việt Thường(Quảng Bình) 15- Bình Văn(chưa rõ nơi nào) * Hoạt động thực hiện chức năng nhà nƣớc - Về đối nội: - Chủ yếu chăm lo phát triển sản xuất, tập trung chủ yếu vào các ngành chăn nuôi và trồng trọt. - Thương mại chưa được chú trọng. Hùng Vương đặc biệt quan tâm chăm lo trị thủy nông nghiệp để phát triển nghề trồng lúa nước. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy tinh là một minh chứng về 10 việc Hùng Vương tập hợp lực lượng toàn dân chống lũ lụt, trị thủy, bảo vệ mùa màng và tính mạng muôn dân. - Đối ngoại: phòng thủy xâm lăng. Truyền thuyết Thánh Gióng ghi lại cuộc kháng chiến chống giặc Ân(thế lực ngoại bang giáp giới với Văn Lang) của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hùng Vương thứ sáu. * Pháp luật của Nhà nƣớc Văn Lang: Pháp luật thực chất là các ý chỉ của nhà vua(Hùng Vương), chủ yếu dựa trên các tập quán, phong tục đạo đức có sẵn để nâng lên thành luật. Kẻ làm sai luật ắt phải chịu hình phạt. Bằng chứng lịch sử không có nhiều cho chúng ta biết pháp luật có các chế định cụ thể gì, có các hình phạt loại gì và các mức phạt cụ thể ra sao. Qua một số truyền thuyết lịch sử, chúng ta có thể nhận diện pháp luật thời kỳ nhà nước Văn Lang thể hiện ở hình thức và mức độ như sau: Về Hình sự, đã có việc định ra và áp dụng hình phạt. Câu chuyện “Dưa hấu” về Mai An Tiêm thể hiện rõ điều này. Mai An Tiêm vì có hành vi xúc phạm đến thể diện của vua cha mà bị đày ra hoang đảo giữa biển khơi. Đến khi biết hối lỗi thì Hùng Vương cho đón về. + Nghi thức và điều kiện truyền ngôi vua, giao quyền điều hành cai trị đất nước cho người có tài đức thể hiện trong câu chuyện “Bánh chưng, bánh dày” đời Hùng Vương thứ 16 + Tục lệ cưới hỏi, hôn lễ phải có lễ vật thể hiện trong truyện “Sơn tinh, Thủy tinh” đời Hùng Vương thứ 18. Tóm lại, Nhà nước không phải là thứ quyền lực do thượng đế áp đặt xuống xã hội mà là lực lượng nảy sinh từ tồn tại xã hội. V.Lênin cho rằng “nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào mà mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được”. Nhà nước xuất hiện là để gỉai quyết mâu thuẫn giai cấp theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị. Nhà nước thực chất là công cụ mà g/cấp thống trị sử dụng để nô dịch các g/cấp khác trong xã hội. 1.1.2. Các dấu hiệu đặc trƣng của Nhà nƣớc Nhà nước được cấu tạo thành một tổ chức đặc biệt hoàn toàn khác với các tổ chức của xã hội thị tộc, bộ lạc. Nó có các dấu hiệu(đặc điểm đặc thù)mà các tổ chức chính trị xã hội nào cũng không thể có được. Những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của Nhà nước bao gồm: [...]... giới * Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ(Common law) còn gọi là thông luật: Nguồn hình thành chủ yếu là tiền lệ pháp, về sau có kết hợp với nguồn văn bản quy phạm pháp luật * Hệ thống pháp luật Châu âu lục địa(Continential law): xác định nguồn hình thành của hệ thống pháp luật là các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật châu Âu... thì lại mang tính thuyết phục nhiều hơn 1.2 Sự ra đời pháp luật 1.2.1 Nguồn gốc của pháp luật Những nguyên nhân làm cho sự ra đời của nhà nước cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của pháp luật Có nhà nước tất yếu có pháp luật, pháp luật gắn liền với nhà nước, không có thứ pháp luật nào tồn tại độc lập tách rời với nhà nước cả Pháp luật là công cụ tất yếu nhà nước phải sử dụng để cai... quy phạm pháp luật: là luật thành văn thể hiện dưới thể thức văn bản, trong các văn bản ấy các quy phạm pháp luật được tập hợp, hệ thống hóa theo một trật tự nhất định, được Nhà nước ban hành và công bố cho toàn dân được biết theo các nghi thức đã định sẵn Ở Việt Nam, việc công bố văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1.2.6 Các hệ thống pháp luật trên... thuộc địa của nước thực dân Pháp Mặt khác xét về lịch sử thì Việt Nam đã trải qua một thời gian sử dụng hình thức Văn bản pháp luật mà đỉnh cao thể hiện trong các bộ luật của các Nhà nước phong kiến Việt Nam từ thời Lý - Trần đến nhà Nguyễn sau này * Hệ thống pháp luật XHCN: ở các nước XHCN Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Xô-viết(Liên Xô cũ) * Hệ thống pháp luật Hồi giáo: Các nước coi... hiện chức năng và hoàn thành nhiệm vụ chung của nhà nước Các chức năng của nhà nước được thực hiện dưới các hình thức pháp lý cơ bản đó là: - Hoạt động lập pháp( xây dựng và ban hành các đạo luật) : do Quốc hội đảm trách - Hoạt động thi hành pháp luật: do Chính phủ đảm trách - Hoạt động bảo vệ pháp luật: do Tòa án và các cơ quan tư pháp khác đảm trách Các phương pháp cơ bản để thực hiện chức năng của... mặt bản chất thì pháp luật luôn mang bản chất giai cấp Nghĩa là pháp luật phản ánh ý chí, quyền và lợi ích của giai cấp thống trị Sự phản ánh đó được cụ thể hóa trong các quy phạm pháp luật, thể hiện rõ nhất là trong từng câu chữ, giá trị tư tưởng và nội dung của các điều khoản pháp luật Ví dụ 1: Bộ luật Hồng Đức do vua Lê Thánh Tông ban hành(thế kỷ 15) quy định: kẻ mưu phản, mưu đại nghịch thì chém... chính sách cai trị của Nhà nuớc 1.2.4 Chức năng của pháp luật Pháp luật có ba chức năng chính, gồm: 20 + Chức năng giáo dục: Pháp luật giáo dục con người ý thức chấp hành các quy tắc xử sự chung nhằm hướng đến lợi ích chung của nhà nước, cộng đồng, tổ chức, các công dân và ngay cả chính lợi ích của người được giáo dục + Chức năng điều chỉnh: Pháp luật hướng đến điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, tác... đi về bên phải của hướng đi + Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Pháp luật phải được quy định một cách rõ ràng, cụ thể, minh bạch có nội dung và cách hiểu thống nhất do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận Ở nước ta pháp luật chỉ được thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Mỗi loại cơ quan nhà nước chỉ được ban hành những văn bản quy phạm pháp. .. biện pháp cưỡng chế nào nhằm ngăn chặn hành vi chống đối, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh Ví dụ: Phản bội tổ quốc thì bị bỏ tù; vi phạm luật giao thông nhẹ thì bị xử phạt hành chính nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; vi phạm luật lao động thì có thể bị buộc thôi việc; vi phạm hợp đồng dân sự thì phải bồi thường Tính cưỡng chế của pháp luật là yếu tố bảo đảm cho pháp luật được... của pháp luật Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, chính là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật Ý chí ấy phản ánh, ghi nhận và bảo vệ các lợi ích của giai cấp thống trị Pháp luật tạo ra các khôn mẫu và chuẩn mực ứng xử trong từng hành động của cá nhân, tổ chức được giai cấp thống trị áp đặt lên xã hội buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuyệt đối chấp hành Như vậy, về mặt . đề cơ bản về pháp luật - Nguồn gốc Pháp luật - Bản chất Pháp luật, chức năng và hình thức Pháp luật - Đặc điểm của Pháp luật - Các kiểu pháp luật trong lịch sử 4. Quy phạm pháp luật và Văn. phạm pháp luật 5. Quan hệ pháp luật - Khái niệm, đặc điểm - Chủ thể, quyền và nghĩa vụ pháp lý - Phân loại quan hệ pháp luật 6. Thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật 7. Vi phạm pháp luật. của pháp luật - Bản chất và giá trị của pháp luật - Thuộc tính và chức năng của pháp luật - Hình thức pháp luật - Quy luật hình thành phát sinh, phát triển của pháp luật - Thực hiện pháp luật,

Ngày đăng: 21/06/2014, 16:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan