Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU THĂM DÒ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ KHẢ NĂNG GÂY TRỒNG CÂY XOAY (DIALIUM COCHINECHIENSIS PIERRE) TẠI GIA LAI " doc

4 586 0
Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU THĂM DÒ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ KHẢ NĂNG GÂY TRỒNG CÂY XOAY (DIALIUM COCHINECHIENSIS PIERRE) TẠI GIA LAI " doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU THĂM MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI KHẢ NĂNG GÂY TRỒNG CÂY XOAY (DIALIUM COCHINECHIENSIS PIERRE) TẠI GIA LAI Bùi Thanh Hằng, Ngô Văn Cầm Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tóm tắt Xoay là loài câygiá trị kinh tế rất cao, gỗ rất tốt, màu nâu đỏ, mịn, dẻo, chịu ma sát chịu nước, ít vặn không bị mối mọt, gỗ được ưa chuộng có thể làm rất nhiều mặt hàng có giá trị được dùng trong các công trình lâu bền. Quả ăn tươi hoặc ngâm rượu uống làm thuốc, là một loại lâm sản ngoài gỗ có ý nghĩa lớn đối với người dân tại Gia Lai. Trong rừng tự nhiên Xoay có thể coi là “nhóm sinh thái” chủ yếu trong loại hình hỗn giao lá rộng thường xanh đai thấp dưới 800m thuộc tầng trội của rừng chiếm tới 50% tổ thành rừng. Xoay là loài có tính quần thể trung bình, nó cũng phù hợp với đặc tính mọc dải rác trong rừng tự nhiên. Xoaycây ra hoa kết quả tương đối đều, hầu như năm nào cũng cho quả. Năm sai quả phụ thuộc vào thời tiết chu kỳ sai quả của loài. Từ khóa: Cây Xoay, Đặc điểm sinh thái, Khả năng gây trồng. Mở Đầu Phục hồi rừng bằng trồng cây bản địa hiện đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học là vấn đề được sự quan tâm của ngành lâm nghiệp với những lợi ích mang tính chiến lược không chỉ ở phương diện bảo vệ sự đa dạng sinh học mà còn cả ý nghĩa kinh tế trong việc phục hồi rừng nhiệt đới. Bên cạnh các vấn đề về quản lý, việc tìm hiểu được đầy đủ các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của chúng để dẫn dắt rừng phát triển ổn định, cũng như tiến hành các giải pháp kỹ thuật trong nuôi dưỡng, gây trồng đáp ứng được các mục đích khác nhau trong kinh doanh bảo vệ môi trường sinh thái. Cây Xoay (Dialium cochinechiensis Pierre)một loài cây bản địa khá phổ biến trong kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới khu vực Tây Nguyên. Đây là loài cây gỗ lớn, gỗ rất tốt, màu nâu đỏ, mịn, dẻo, chịu ma sát chịu nước, ít vặn không bị mối mọt, được dùng trong các công trình lâu bền, đóng bệ máy, thùng xe, làm tà vẹt trục ép mía. Quả ăn tươi hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ. Hoa là nguồn mật tốt cho ong. Trước yêu cầu chọn loài cây trồng lâm nghiệp thích hợp trong kinh doanh, phòng hộ, bảo vệ phát triển các loài cây bản địa có triển vọng, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thăm một số đặc điểm sinh thái khả năng gây trồng cây Xoay tại Tây Nguyên" làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo vệ phát triển loài ở khu vực. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu: chỉ tiến hành nghiên cứu trên một số lâm phần có phân bố Xoay thuộc tiểu khu 867 - Trạm Thực nghiệm Kon Hà Nừng một số lâm trường thuộc huyện KBang, tỉnh Gia Lai. Phương pháp nghiên cứu Thu thập thông tin thông qua việc tìm hiểu các tài liệu có trong các thư viện của Trung tâm, Viện các cơ sở sản xuất, internet cũng như phỏng vấn người dân cán bộ địa phương. Điều tra đánh giá, lập các ô tiêu chuẩn điển hình (ô 2500m 2 ôtc 6 cây), đo đếm các chỉ tiêu: định danh, đường kính 1.3, chiều cao, phẩm chất, kết hợp điều tra các điều kiện sinh thái như loại đất, đá mẹ, độ dày tầng đất, cấu tượng đất, hướng phơi, địa hình, thực bì, độ tàn che điều tra tái sinh tự nhiên bằng các ô dạng bản. Thu hái hạt gieo ươm thử nghiệm trong vườn ươm Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, sử dụng kỹ thuật gieo ươm thông thường áp dụng tại vườn ươm. Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê trong lâm nghiệp dựa trên phần mềm SPSS 10.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN Mối quan hệ sinh thái giữa Xoay với các loài cây khác. Rừng hỗn loài nhiệt đới bao gồm nhiều loài cây cùng tồn tại, thời gian cùng tồn tại của một số loài trong đó phụ thuộc vào mức độ phù hợp hay đối kháng giữa chúng với nhau trong quá trình lợi dụng yếu tố môi trường. 1 Kết quả điều tra 30 cây Xoay đã xác định được có 11 loài cây bạn xuất hiện. Mặc dù số ô quan sát chưa nhiều nhưng kết quả cho thấy số loài cây bạn của Xoay xuất hiện không lớn với tần xuất rất khác nhau. Việc xếp nhóm các loài cây bạn theo các mức độ khác nhau dựa vào điểm điều tra hay số cá thể sẽ cho kết quả khác nhau. Đối với những loài có tính quần thể rõ rệt thì tại một điểm điều tra có thể gặp nhiều cá thể cùng loài do đó khi tính theo số cá thể thì sẽ chiếm tỷ lệ phần trăm cao hơn so với khi tính theo điểm điều tra. (Do số lượng ô điều tra ít, độ tin cậy thấp nên đề tài không tiến hành tính toán thiết lập mô hình quan hệ sinh thái học theo từng cặp loài mà chỉ đơn giản thống kê các loài cây xuất hiện). Bảng 1. Mức độ xuất hiện của nhóm loài cây bạn với cây nghiên cứu ( điều tra 30 cây ô tiêu chuẩn 6 cây) Loài cây bạn Loài cây nghiên cứu Tên loài Số lần xuất hiện % Nhọc 20 33% Re 12 20% Trâm 11 18% Gội 5 8% Lòng mang 3 5% Xoay 3 5% Giổi 2 3% Sến 1 2% Giẻ 1 2% Sữa 1 2% Xoay Trám 1 2% Từ bảng 1 cho thấy Nhọc là loài xuất hiện cạnh Xoay nhiều nhất với tần suất 33% theo số cá thể. Còn Xoay xuất hiện bên cạnh chính nó là 5%, điều này còn chứng tỏ Xoay là loài có tính quần thể trung bình, nó cũng phù hợp với đặc tính mọc dải rác trong rừng tự nhiên của loài. Theo Bùi Đoàn (2001) thì rừng lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng được phân bố từ độ cao 800m trở xuống nhóm loài chiếm ưu thế trong tổ thành rừng gồm có: Giổi, Xoay, Mò cua, Vạng trứng. Nhóm này chiếm tới 50% tổ thành rừng có thể coi là “nhóm sinh thái” chủ yếu trong loại hình hỗn giao lá rộng thường xanh đai thấp dưới 800m. Kết quả điều tra trên 05 tiêu chuẩn được lập trong tiểu khu 867 cho thấy Xoay có mặt trong nhóm chiếm 50% tổ thành rừng trùng với kết luận của Bùi Đoàn Bảng 2. Tổ thành loài trong rừng hỗn giao lá rộng đai thấp (tiểu khu 867 -Trạm Thực nghiệm Kon Hà Nừng – KBang – Gia Lai). ÔTC I ÔTC II ÔTC III ÔTC IV ÔTC V Loài Số cây % Loài Số cây % Loài Số cây % Loài Số cây % Loài Số cây % Trâm 75 12 Trâm 46 10 Trâm 48 12 Trâm 46 12 Trâm 95 19 Dung 66 10 Dung 38 9 Gội 34 9 Lèo heo 38 10 Dung 36 7 Giẻ 66 10 Giẻ 32 7 Re 28 7 Chôm 25 7 Re 34 7 Gội 42 7 Chua ke 28 6 Giẻ 22 6 Dung 24 6 Xoay 26 5 Chôm chôm 31 5 Sp 20 4 Xoay 22 6 Gội tẻ 17 5 Giẻ 23 5 Giổi 25 4 Xoay 18 4 Giổ 21 5 Giẻ trắng 15 4 Chòi mòi 20 4 Re 24 4 Giổi nhun g 16 4 Ngát 19 5 Giổi nhung 15 4 Chô m 20 4 Ràng ràng 23 4 Giẻ đỏ 13 3 Dung 18 5 Gội nếp 15 4 Kháo 18 4 2 Dâu móc 21 3 Dầu rái 13 3 Trườ ng 18 5 Re 15 4 Hoắc quan g 17 3 Lèo heo 21 3 Re 12 3 Ràng ràng 16 4 Trườn g 14 4 Sến 16 3 Kháo 18 3 Ràng ràng 10 2 SP 16 4 Giẻ đỏ 12 3 Đẻn 15 3 Xoay 18 3 Giẻ 10 2 Đẻn 13 3 Xoay 8 2 Ngát 15 3 Bảng 3. Các giá trị bình quân của loài nghiên cứu lâm phần ÔTC I ÔTC II ÔTC III ÔTC IV ÔTC V Chỉ tiêu ôtc Xoay ôtc Xoay ôtc Xoay ôtc Xoay ôtc Xoay C1.3 (cm) 73.5 106.8 71.8 79.2 76.9 57.9 78.3 117.8 83.6 215.0 Hvn (m) 15.9 22.4 18.0 22.1 17.2 18.6 17.5 20.9 15.0 28.1 Hdc (m) 9.3 13.6 10.4 13.4 10.0 13.1 9.6 13.3 8.5 16.7 Dt (m) 4.4 6.1 5.5 6.7 5.0 4.0 5.6 7.2 5.1 10.2 Kết quả từ bảng 2 bảng 3 cho thấy nhìn chung loài cây nghiên cứu đều có các chỉ tiêu D 1.3 H vn …. lớn hơn giá trị bình quân lâm phần (trừ ô tiêu chuẩn 3). Điều đó chứng tỏ Xoay thuộc tầng trội của rừng. Thăm khả năng gây trồng Xoay. Đặc điểm tái sinh. Xoaycây ra hoa kết quả tương đối đều, hầu như năm nào cũng cho quả. Năm sai quả phụ thuộc vào thời tiết chu kỳ sai quả của loài, tuy nhiên tại vùng Kon Hà Nừng do tác động của việc thu hái quả Xoay bằng cách chặt cành đã ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng phát triển bình thường của cây, dẫn đến rất khó tính được chu kỳ sai quả. Kết quả điều tra 02 ôtc 1000 m2 tại khoảnh 5 khoảnh 8 tiểu khu 867 cho thấy số lượng cây tái sinh tự nhiên từ hạt trung bình (ô số 01: 17 cây/ô với 70% có triển vọng, ô tiêu chuẩn 02 với 35 cây/ô 45% cây triển vọng), tuy nhiên không tìm thấy Xoay tái sinh nơi khoảng trống trong rừng nên có thể cho rằng khi còn nhỏ Xoaycây chịu bóng có thể phục hồi rừng bằng con đường tự nhiên nhưng sẽ rất khó khăn. Thu hái hạt thử nghiệm gieo ươm số lượng nhỏ tại vườn ươm. Việc thu hái quả được thực hiện vào tháng 7 năm 2005, đã tiến hành gieo ươm tại hai nơi (mỗi địa điểm gieo ươm khoảng 1000 hạt) kỹ thuật gieo ươm thông thường: - Vườn ươm Trạm Thực nghiệm Kon Hà Nừng: Cây con Xoay sau 06 tháng đạt chiều cao 40cm, cây sinh trưởng tốt. - Vườn ươm Trạm Thực nghiệm Pleiku: Cây con Xoay sau 06 tháng chỉ cao 15-20cm, sinh trưởng yếu có hiện tượng chết bệnh Qua việc thử nghiệm gieo ươm, thấy rằng Xoay chỉ thích hợp với đất đai khí hậu vùng rừng thường xanh, việc đưa Xoay ra trồng ở vùng sinh thái khác có thể sẽ rất khó khăn. KẾT LUẬN - Xoaycây bản địa có giá trị kinh tế cao, quả Xoay là nguồn thu nhập khá lớn đối với nông dân vùng Kon Hà Nừng. - Xoay phân bố tự nhiên ở kiểu rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, độ cao dưới 1000m, Xoay ưa nơi đất thấp, ẩm nhưng thoát nước. - Xoay thuộc nhóm loài cây ưu thế trong kiểu rừng nhiệt đới ẩm thường xanh cùng với Giổi, Sữa, Vạng trứng, có thể trồng hỗn giao Xoay với Nhọc, Trâm. Nhưng Xoay là loài cây sinh trưởng chậm. - Khả năng tái sinh tự nhiên của Xoay là trung bình, cây con Xoay tái sinhcây chịu bóng khi nhỏ. Việc tạo cây con trong vườn ươm là rất có triển vọng. Rất khó để đưa Xoay ra trồng ngoài vùng sinh thái tự nhiên. 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Văn Chiển nhiều tác giả, 1985. Tây Nguyên, các điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật,. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997. Nghịch lý cây bản địa. Tạp chí lâm nghiệp số 8/1997. Trần Ngọc Thắng cộng sự, 2004. Quy hoạch ba loại rừng Tây Nguyên. Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Trung bộ Tây Nguyên. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Jica), 2002. Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Nguyễn Bá Chất, Hoàng Văn Thắng, 2005. Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng hỗn loài bằng các loài cây lá rộng bản địa trên đất rừng thoái hóa ở các tỉnh phía Bắc. Tài liệu hội thảo. Hoàng Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh, 2005. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Huỷnh cây Giổi xanh làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuật gây trồng. Tài liệu hội thảo. Bảo Huy cộng sự, 1997. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái sinh trưởng loài cây bản địa Xoan Mộc làm cơ sở tổ chức kinh doanh tại lâm trường Quảng Tân, huyện Đắk R’lắp, Đắk Lắk. Báo cáo khoa học. Bùi Đoàn, 2001. Nhóm sinh thái trong rừng lá rộng thường xanh Kon Hà Nừng. Tài liệu hội thảo. Nguyễn Bá Chất, 2001. Làm giàu rừng ở Tây Nguyên. Tài liệu hội thảo. Research on Planting probability and ecological characteristics of Dialium cochinechiensis Pierre in Gia Lai Bui Thanh Hang, Ngo Van Cam Silvicultural Techniques Research Division Forest Science Institute of Vietnam SUMMARY Dialium cochinechiensis Pierre is a native forest tree species, its wood is highly economically valuable, and is durable, red-brown in color, smooth, and water and termite resistant. The wood is used for many different purposes. Fruit can be used as traditional a medicine by soaking in alcohol. It is a non-timber forest product, being greatly used by local people in Gia Lai Province. In mixed evergreen broadleaf forest of elevation zone of lower than 800m, Dialium cochinechiensis is considered to belonging to the "ecological species group", accounted for 50% of stem abundance. This species prefers to be evenly distributed in natural forest, and fruits annually with a stable yield. The yield is dependant on climate conditions and its yielding cycle. Key words: Dialium cochinechiensis, Ecological characteristics, Planting probability . NGHIÊN CỨU THĂM DÒ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ KHẢ NĂNG GÂY TRỒNG CÂY XOAY (DIALIUM COCHINECHIENSIS PIERRE) TẠI GIA LAI Bùi Thanh Hằng, Ngô Văn Cầm Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh. một số đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Huỷnh và cây Giổi xanh làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuật gây trồng. Tài liệu hội thảo. Bảo Huy và cộng sự, 1997. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh. sinh thái và khả năng gây trồng cây Xoay tại Tây Nguyên" làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo vệ và phát triển loài ở khu vực. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu: chỉ

Ngày đăng: 21/06/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan