Nghiên cứu khoa học " BỔ SUNG MỘT LOÀI GIỔI MỚI - GIỔI SAPA MICHELIA VELUTINA CANDOLLE (MAGNOLIACEAE – HỌ MỘC LAN) CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM " pot

6 395 0
Nghiên cứu khoa học " BỔ SUNG MỘT LOÀI GIỔI MỚI - GIỔI SAPA MICHELIA VELUTINA CANDOLLE (MAGNOLIACEAE – HỌ MỘC LAN) CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM " pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu khoa học BỔ SUNG MỘT LOÀI GIỔI MỚI - GIỔI SAPA MICHELIA VELUTINA CANDOLLE (MAGNOLIACEAE HỌ MỘC LAN) CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM BỔ SUNG MỘT LOÀI GIỔI MỚI - GIỔI SAPA MICHELIA VELUTINA CANDOLLE (MAGNOLIACEAE HỌ MỘC LAN) CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM Vũ Quang Nam 1,2,3 , Xia Nianhe 2 (1. Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội 2. Viện Tthực vật Nam Trung Hoa, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Quảng Châu 510650 3. Trường đào tạo Sau đại học, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Bắc Kinh 100039) TÓM TẮT Giổi Sapa (Michelia velutina Candolle) được ghi nhận có phân bố chủ yếu ở Bhutan, Đông Bắc Ấn Độ, Nepal và Trung Quốc (Vân Nam và phía Nam Tây Tạng). Loài này lần đầu tiên được tìm thấy cho Việt Nam ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai ở độ cao 1500m - 1650m trên mực nước biển. Các mẫu vật nghiên cứu mang cành, lá, hoa và quả hiện đang được lưu giữ tại các Phòng Tiêu bản thực vật của Trung tâm Sinh học Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh (VNM) và của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Hà Nội (HN). Trên cơ sở các đặc điểm hình thái của lá, hoa, quả và so sánh với các tiêu bản gốc Wallich 6493 tại Vườn Thực vật Hoàng gia Kew (K), Rock 6919 tại Vườn Thực vật New York (NY) và các tiêu bản tại Viện Thực vật Nam Trung Hoa, Quảng Châu (IBSC) cũng như đối chiếu với các bản mô tả gốc và các tài liệu về phân loại có liên quan, loài này được xác định là loài mới cho hệ thực vật Việt Nam. Đặc điểm nổi bật và khác biệt với các loài khác trong chi Giổi (Michelia L.) ở chỗ: lá thường có dạng ellíp hẹp và dài, mặt dưới phủ dày đặc lông dài, màu nâu sáng; những phần non phủ dày đặc lông măng dài, mầu vàng nghệ tới nâu. Bộ nhuỵ với phần bầu của các lá noãn phủ dày lông vàng. Quả bì dày, các đại có vỏ ngoài nhiều bì khổng màu trắng, vỏ quả trong màu vàng tươi. Phát hiện này nâng tổng số loài trong chi Giổi tại Việt Nam lên khoảng 20 loài. Từ khoá: Giổi Sapa, Michelia velutina DC., Michelia, Loài mới, Việt Nam MỞ ĐẦU Vị trí hệ thống học của Michelia L. (Linnaeus 1753) đã là tâm điểm của nhiều tranh cãi từ sau hệ thống phân loại về họ Mộc lan (Magnoliaceae) của Dandy được đề xuất năm 1927. Dựa trên các đặc điểm trùng lặp về hình thái, Nooteboom (2000) và Figlar & Nooteboom (2004) đã hợp nhất Michelia với Magnolia L. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về phân tử (Qiu et al. 1993, 1995, 1999; Soltis et al. 1998, 1999; Kim et al. 2001, 2009; Azuma et al. 2001 v.v.), cây phát sinh dựa trên hình thái (Li và Conran 2003) đã cho thấy rằng việc tồn tại một chi Michelia độc lập là hoàn toàn hợp lý (Xia, N.H., Y.H. Liu & H.P. Nooteboom, 2008) với khoảng 70 loài chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Châu Á (Xia et al., 2008), trong đó Việt Nam có 19 loài đã được ghi nhận (Ho 1999, Ban 2003). Giổi Sapa Michelia velutina Candolle lần đầu tiên được mô tả bởi Augustin Pyramus de Candolle tháng 1 năm 1824 trên tạp chí Prodr. 1: 79. 1824. Sau đó, loài này cũng được đề cập đến với tên đồng nghĩa Michelia lanuginosa Wallich (1824) trên Tent Fl. Nepal., 1: 8, t.5. 1824 bởi Nathaniel Wallich và Sampacca lanuginosa (Wall.) Kuntze (1891) trên Revis. Gen. Pl. 1: 6. 1891 bởi Carl Ernst Otto Kuntze, và đều dựa trên các mẫu được thu từ vùng núi Himalaya, Nepal. Năm 1926 Ernest Henry Wilson dựa trên mẫu Rock 6919 thu tại Vân Nam, Trung Quốc đã công bố loài mới Michelia lanceolata E. H. Wilson trên tạp chí J. Arnold Arbor. 7: 237. 1926. Trong công bố đó, Wilson nhận xét rằng loài Himalayan Michelia lanuginosa Wallich (1824) có liên quan gần nhất tới loài do ông công bố, nhưng khác ở chỗ nó có lá rộng và lớn hơn; hoa, lá và cành non phủ lớp lông măng; và hoa có cuống ngắn. Điều này là hoàn toàn phù hợp với mẫu vật gốc (Wallich 6493) mà Wallich mô tả, tuy nhiên sau này nhiều mẫu vật khác được J.D. Hooker thu tại vùng Sikkim Himalaya của Ấn Độ thì hoàn toàn trùng khớp với loài mà Wilson mô tả. Như vậy các đặc điểm như bề rộng tương đối của lá, mầu sắc của lớp lông hay độ dài của cuống là các đặc điểm biến đổi của loài này ở các vùng địa lý mở rộng về phía Đông (trong đó có vùng núi Hoàng Liên của Việt Nam) so với lần phát hiện trước đó của loài này ở Himalaya, Nepal. Trong quá trình kiểm tra các mẫu vật ở các phòng tiêu bản của Việt Nam năm 2008 và 2009 phục vụ cho chương trình nghiên cứu về phân loại họ Mộc lan (Magnoliaceae), chúng tôi đã rất quan tâm đến các mẫu A. Petelot 6.454, TQ 2984, No 484, 8461 được thu tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai của Việt Nam, hiện đang được lưu giữ tại các Phòng Tiêu bản thực vật của Trung tâm Sinh học Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh (VNM) và của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Hà Nội (HN). Trên cơ sở các đặc điểm hình thái của lá, hoa, quả và so sánh với các tiêu bản gốc Wallich 6493 tại Vườn Thực vật Hoàng gia Kew (K), Rock 6919 tại Vườn Thực vật New York (NY) và các tiêu bản M.K. Li 0041, 0059; No-14538 tại Viện Thực vật Nam Trung Hoa, Quảng Châu (IBSC) cũng như đối chiếu với các bản mô tả gốc và các tài liệu về phân loại có liên quan, loài này được xác định là loài mới cho hệ thực vật Việt Nam. Michelia velutina được lấy tên là Giổi Sapa để ghi danh địa điểm đầu tiên tìm thấy mẫu vật của loài. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu Mẫu vật nghiên cứu gồm: 4 tiêu bản mang cành, lá và hoa mang số hiệu A. Petelot 6.454 thu tháng 12 năm 1938 tại Sa Pa, 1500m alt. (VNM); 3 tiêu bản số hiệu TQ 2984 (1 tiêu bản mang cành, lá và hoa, 2 tiêu bản mang cành, lá và quả) do đoàn nghiên cứu Trung Quốc thu ngày 14 tháng 12 năm 1964 tại rừng ven suối cây số 3 Sa Pa, 1650m alt. Phương pháp Phương pháp được sử dụng chính là hình thái so sánh. Mẫu vật của Việt Nam được phân tích và so sánh với tiêu bản gốc Wallich 6493 (K, holotype), Rock 6919 (NY, isotype) và các tiêu bản đã được định tên M.K. Li 0041, 0059; No-14538 (IBSC), đối chiếu với bản mô tả gốc trên Gen. Pl. 1: 6 (1891), Prodr. 1: 79 (1824) và J. Arnold Arbor. 7: 237 (1926). Sau khi xác định được tên loài, chúng tôi tra cứu các tài liệu liên quan khác để xác định loàimới cho Việt Nam. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên khoa học: Michelia velutina Candolle, Prodr. 1: 79. Jan. 1824. (Hình 1, 2) Tên đồng nghĩa: Michelia lanuginosa Wall., Tent Fl. Nepal., 1: 8, t.5. June 1824. Dandy in Notes Roy. Bot. Gard. Edingburgh 16(77): 131. 1928. Sampacca lanuginosa (Wall.) Kuntze, Revis. Gen. Pl. 1: 6. 1891. TYPE: Wallich 6493 (holotype, K; isotype, A, BM). Michelia lanceolata E. H. Wilson, J. Arnold Arbor. 7: 237. 1926. TYPE: J. F. Rock 6919 (holotype, A; isotype, E, NY, UC). Tên địa phương: Giổi Sapa Mô tả Cây gỗ cao 15-20m, đường kính tới 90cm. Vỏ mầu nâu tối. Những phần non phủ dày đặc lông măng dài, mầu vàng nghệ tới nâu. Cành non đường kính thường từ 3-4mm, phủ đầy lông mầu vàng-nâu. Lá kèm phủ dầy đặc lông tơ dài, thẳng hoặc hơi lượn sóng; lá kèm hợp với cuống lá; sẹo lá kèm dài bằng khoảng 1/2 cuống lá. Lá dai, mỏng; mặt trên mầu xanh đậm, nhẵn, gân giữa thưa thớt lông; mặt dưới màu xanh nhạt, phủ dày đặc lông dài, màu nâu sáng. Phiến lá thường dạng ellip hẹp và dài, kích thước 15-23 x 3,5-6cm. Hệ gân lông chim, nhìn rõ ở cả hai mặt của lá, gân bên 16-20 chiếc ở mỗi bên của gân chính, phân bố lệch nhau và giao nhau tạo thành mạng lưới cách mép lá khoảng 3-5mm. Gân cấp ba tạo thành mạng lưới dày. Gốc lá hình nêm thường hẹp, chóp lá nhọn với mũi nhọn dài 0,5-1cm. Cuống lá dài 0,5-1,2cm, phủ đầy lông màu nâu vàng. Hoa có búp dạng ellíp hay trứng dài khoảng 3-3,5cm, phân bố phát sinh ở nách lá, phía đầu cành, dày lông, thơm ngát. Cánh hoa từ 10-12 chiếc gần như đều nhau, màu vàng nhạt, dạng máng ngược hẹp, kích thước 4-6,5 x 1-1,8cm. Nhị nhiều, dài 1-1,2cm, chỉ nhị ngắn 1-1,5mm. Bộ nhuỵ thuôn hẹp dài gấp đôi bộ nhị với phần bầu của các lá noãn phủ dày lông vàng, dạng cầu; vòi nhuỵ thẳng, không lông. Noãn 3-6 trong mỗi lá noãn. Phần sẹo của bao hoa và bộ nhị để lại trên đế hoa có kích thước 3-5 x 4-5mm. Quả bì dày, khi trưởng thành dài 10-13cm, các đại rời nhau, thường tập trung đông đúc hơn ở phần đầu của quả. Các đại dạng trứng, kích thước 1-1,5 x 0,5-1,5cm, có chân ngắn dài 1-2mm, vỏ ngoài nhiều bì khổng màu trắng, vỏ quả trong màu vàng tươi. Hạt dạng hình tim hoặc gần hình cầu, màu vàng-da cam, kích thước 7-10 x 6-8mm. Sinh thái: thường phân bố trong rừng hỗn giao, ở độ cao từ 1500-2400m so với mặt nước biển. Mùa hoa từ tháng 5 đến tháng 6, mùa quả từ tháng 8 đến tháng 9. Phân bố: Giổi Sapa phân bố tự nhiên ở Vườn quốc gia Hoàng Liên, Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Loài này cũng được nghi nhận có mặt tại Bhutan, Đông Bắc Ấn Độ, Nepal và Trung Quốc (Vân Nam và phía Nam Tây Tạng). Sử dụng: Gỗ màu trắng xám và mềm, không có nhiều giá trị. Lời cảm ơn Tác giả bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ Việt Nam và Viện Thực vật Nam Trung Hoa, Quảng Châu (IBSC) đã tạo những điều kiện hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu này. Lời cảm ơn trân trọng cũng xin được gửi tới các Phòng Tiêu bản thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Hà Nội (HN) và của Trung tâm Sinh học Nhiệt đới thành phố HCM (VNM) đã tạo điều kiện giúp đỡ, cho phép tác giả được nghiên cứu mẫu vật và đặc biệt là chuyên gia Hans Nooteboom, Viện Thực vật Quốc gia Hà Lan, chi nhánh Trường Đại học Tổng hợp Leiden (L) đã có nhiều chỉ dẫn trong quá trình định danh loài. TÀI LIỆU THAM KHẢO Candolle, A. P. De, 1824. Prodromus Systematis Naturalis Regni Vegetabilis 1: 77-82. Paris. Chen, B.L. & H.P. Nooteboom, 1993. Notes on Magnoliaceae III: The Magnoliaceae of China. Ann. Missouri Bot. Gard. 80: 999-1104. Dandy, J.E, 1928. New or noteworthy Chinese Magnolieae. Notes Roy. Bot. Gard. Edingburgh 16(77): 123-132. Kuntze, C.E.O, 1891. Revisio Generum Plantarum 1: 6-7. Wurzburg. Xia, N.H., Y.H. Liu & H.P. Noteboom, 2008. Flora of China: Magnoliaceae 7: 48-91. Beijing. Wallich, N, 1824. Tentamen Florae Napalensis Illustratae: 3-8. Calcutta. Wilson, E.H, 1926. Magnoliaceae collected by J.F. Rock in Yunnan and Indo-China. Journal of the Arnold Arboretum 7: 235-239. Michelia velutina Candolle (Magnoliaceae), A NEW RECORD FOR FLORA OF VIETNAM Vu Quang Nam 1,2,3 , Xia Nianhe 2 (1. Vietnam Forestry University, Hanoi, Vietnam 2. South China Botanical Garden, Chinese Academy of Sciences, Guangzhou 510650, China 3. Graduate University, Chinese Academy of Sciences, Beijing 100039, China) SUMMARY Michelia velutina Candolle is a well-known species along the Himalayan countries of Bhutan, Northeast India, Nepal, China (Yunnan and Xizang), and Vietnam. This species has its natural distribution in the high mountains at 1500-2400 m altitude in mixed forests, with yearly flowering time of May-June and fruiting time of August-September. The specimens with collection numbers of TQ 2984 and Petelot 6.454 were collected in Hoang Lien National Park (Sa Pa district, Lao Cai province of Vietnam) and deposited in the herbaria of the Hanoi Institute of Ecology and Biological Resources (HN) and the Ho Chi Minh Institute of Tropical Biology (VNM). Based mainly on morphological characteristics of leaves, flowers and fruits, together with a comparison with the types specimens of Wallich 6493 (K, holotype), Rock 6919 (NY, isotype) and authenticated specimens of Michelia velutina of M.K. Li 0041, 0059; No-14538 (IBSC), this species is confirmed as a new record of the genus Michelia for flora of Vietnam. It has some unique characteristics such as: leaf blade narrowly elliptic to elliptic; dense gray long tomentose beneath; young parts also have dense gray or yellowish long tomentose; gynoecium are ovoid-oblong to narrowly ovoid, longer than the androecium with dense pubescent gynophore. It is proposed that the Vietnamese name be "Giæi Sapa" to indicate the locality where this species was first collected in Vietnam. Within this new record of Michelia velutina Candolle, the total number of the genus Michelia in Vietnam is raised to be about. twenty species. Keywords: Gioi Sapa, Michelia velutina DC., Michelia, New species, Vietnam Hình 1: Giổi Sa Pa (Michelia velutina Candolle): A- Cành mang lá, nụ và hoa; B- Quả; C- Mặt dưới của lá. Hình 2: Giổi Sa Pa (Michelia velutina Candolle): 1- Cành mang lá, nụ và hoa; 2- Chồi búp; 3- Quả; 4- Bộ nhị và nhụy; 5- Một nhị hoa (Hình: Vũ Quang Nam). . Nghiên cứu khoa học BỔ SUNG MỘT LOÀI GIỔI MỚI - GIỔI SAPA MICHELIA VELUTINA CANDOLLE (MAGNOLIACEAE – HỌ MỘC LAN) CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM BỔ SUNG MỘT LOÀI GIỔI MỚI - GIỔI. GIỔI SAPA MICHELIA VELUTINA CANDOLLE (MAGNOLIACEAE – HỌ MỘC LAN) CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM Vũ Quang Nam 1,2,3 , Xia Nianhe 2 (1. Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội 2. Viện Tthực vật. này nâng tổng số loài trong chi Giổi tại Việt Nam lên khoảng 20 loài. Từ khoá: Giổi Sapa, Michelia velutina DC., Michelia, Loài mới, Việt Nam MỞ ĐẦU Vị trí hệ thống học của Michelia L. (Linnaeus

Ngày đăng: 21/06/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan