Nghiên cứu khoa học " Thực trạng các mô hình rừng phòng hộ trên cát di động ở ven biển miền trung " pptx

6 655 5
Nghiên cứu khoa học " Thực trạng các mô hình rừng phòng hộ trên cát di động ở ven biển miền trung " pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thực trạng các hình rừng phòng hộ trên cát di động ven biển miền trung Đặng Văn Thuyết Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Diện tích đất cát và cồn cát ven biển Việt Nam có khoảng 502.045 ha, chiếm 1.4% diện tích tự nhiên toàn quốc (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1980), tạo thành các dải đất cát chạy dọc theo bờ biển, phân bố chủ yếu các tỉnh vùng ven biển miền Trung, bao gồm các đụn, cồn cát di động, cồn và bãi cát bán di động, bãi cát cố định và bãi ẩm thấp. Đây là một vùng sinh thái khắc nghiệt, hiểm hoạ cát di động uy hiếp mạnh mẽ các khu dân cư, ruộng vườn, đường sá và trở thành khu vực rất xung yếu. Phi lao đã được nhập nội, trồng rừng Việt Nam từ năm 1896 và tỏ ra là một loài cây thích hợp nhất với vùng cát ven biển. Qua hơn một thế kỷ gây trồng rừng, tính đến năm 1995 Việt Namđã trồng được 80.000 ha rừng phi lao (Midgley và cộng sự). Nếu tính cả số lượng cây phi lao trồng phân tán trên đất thổ cư thì diện tích rừng phi lao đã trồng Việt Namđến năm 1996 lên tới 120.000ha (Hà Chu Chử và Lê Đình Khả, 1996). Hơn 10 năm gần đây các loài keo, bạch đàn, đào lộn hột, cũng được trồng trên các lập địa thích hợp với quy nhỏ. Về thành quả trồng rừng vùng cát, cơ bản đã thành công trên các đối tượng cát bán di động và cố định. Bài viết này sơ bộ đánh giá kết quả các hình trồng rừng trên cát di động Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận và Bình Thuận. 1. hình rừng phi lao từ hạt Trên các đụn cát cao, dốc, đang di động hầu hết chưa được trồng rừng. Một phần nhỏ diện tích chân hoặc sườn đụn cát chỉ được trồng phi lao từ hơn 20 năm nay nhưng tỷ lệ số cây còn tồn tại không đáng kể. Qua quá trình di động của đụn cát, các cây phi lao bị vùi lấp và mọc thành các cụm phi lao gồm nhiều chồi trên cát trắng. Rừng phi lao 21 tuổi trồng trên sườn đụn cát Ninh Thuận tồn tại các cụm phi lao gồm 4-6 hoặc tới 10 chồi mọc cao 10-12m, D 1,3 chồi 6-8cm, với đường kính tán của cả cụm 6-8m hoặc tới 10m, mật độ 300 cụm/ha nhưng vẫn bảo đảm độ tàn che tới 50 % và tạo nên một lớp thảm khô, mục dày 2-5cm. Đối tượng cát di động tương đối bằng được trồng rừng 2-3 năm gần đây, mạnh dạn nhất là Quảng Bình do được dự án ARCD hỗ trợ. Rừng trồng sau 3 năm tuổi chỉ đạt chiều cao trung bình 0,8-1m, với tỷ lệ sống 80 - 90% nhưng trên 80% số cây bị khô chết ngọn, cây có cành lá đỏ vàng và sau này phát triển rất chậm, không mọc thành cây có thân chính rõ ràng mà chỉ tồn tại dạng cây bụi thấp, cành lá mọc loà xoà. Về mặt phòng hộ chắn cát bay tạm thời chấp nhận vì đã tạo được lớp thảm thực vật che phủ mặt cát nhưng chưa thể đánh giá là đã thành rừng, bởi vì chiều cao rừng thấp, khả năng phòng hộ chắn gió thấp và không hiệu quả kinh tế, không thể lấy ra được gỗ, củi phục vụ nhu cầu cho người dân vùng cát. Nguyên nhân có thể do một số yếu tố sau: + Hầu hết các cây phi lao được gieo ươm để trồng rừng đều tạo cây không có bầu nên khi đem cây đi trồng hệ rễ bị tổn thương. + Hố trồng không được độn những lớp rơm rạ, lá cây nên mùa khô, gió lạnh, cây không hút đủ nước để sinh trưởng khoẻ mạnh mà tồn tại trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vì thế ngọn cây bị khô chết. + Một hiện tượng nữa xảy ra là: Sau khi trồng rừng xong tháng 11, 12 thì đúng vào thời kỳ gió mùa Đông-Bắc thổi rất mạnh, đặc biệt các "cửa gió", gió thổi làm trơ gốc, rễ cây tới chiều sâu 50-60cm, cây bị chết hàng loạt hoặc bị gió thổi bay, hoặc bị vùi lấp cả vạt rừng mới trồng. 2. hình thử nghiệm trồng phi lao hom Trung Quốc. tỉnh Quảng Bình, phi lao hom Trung Quốc dòng 601 và 701 đã được dự án ARCD trồng thử nghiệm 13 ha năm 1999 với mật độ 5000 cây/ ha và 3300 cây /ha trên cồn cát còn di động. Chiều cao của cây khi xuất vườn là 1m thì đến nay chiều cao cây vẫn xấp xỉ 1m do bị lấp sâu khi trồng 40cm. Bình Thuận phi lao hom Trung Quốc dòng 601 và 701 cũng được trồng 3 ha trên cồn cát di động gần bàu nước vào năm 1997. Cây con xuất vườn có chiều cao 1-1,2 m, sau 3 năm tuổi cây đạt đường kính bình quân D 1,3 = 2-3cm, chiều cao 4-6m, tỷ lệ sống trên 90%. So với rừng phi lao trồng từ hạt trên cùng lập địa thì phi lao hom Trung Quốc có khả năng sinh trưởng gấp 2 lần. Nhìn chung tỷ lệ sống hiện tại đạt trên 80%. Đặc điểm ưu việt là cây phát triển xanh tốt hơn so với phi lao trồng từ hạt, tán cây dạng hình tháp, đỉnh vươn cao, không mọc loà xoà, cành phân thấp ngay sát mặt cát, chịu được cát vùi lấp nên bước đầu thấy phi lao hom Trung Quốc có triển vọng gây trồng trên cát còn di động hơn phi lao trồng bằng hạt thông thường. 3. hình trồng thử nghiệm keo chịu hạn. Ba loài keo chịu hạn A. torulosa, A. difficilis, A. tumida đã được trồng thử nghiệm 3 ha vào tháng 12 năm 1999 trên cồn cát trắng tương đối bằng Quảng Bình. Sau 9 tháng tuổi đường kính gốc đạt 1,5cm, chiều cao đạt 0,8m, mỗi cây có bình quân 4-5 nhánh. Cành lá xanh tốt tỏ ra tồn tại và phát triển được trên cồn cát trắng. Điểm trồng thử nghiệm trên cồn cát vàng di động Bắc Bình - Bình Thuận năm 1998. Tỷ lệ cây sống đạt trên 90%, loài A. tumida đạt chiều cao bình quân 1,4m, loài A. difficilis đạt chiều cao 2 - 2,5m. Điều đáng chú ý là keo chịu hạn có khả năng chịu được cát vùi lấp (phần gốc, cành cây bị vùi lấp sâu 50 - 60cm). Keo chịu hạn cũng được trồng mở rộng năm 1999 trên bãi cát trắng cố định Tuy Phong, sau 1 năm tuổi cây đạt Do = 2 -3cm, H = 1,5m, D tán = 1,5m, cây phát triển xanh tốt. Trong khi đó keo tai tượng được trồng trên dạng lập địa tương tự chỉ đạt Do = 1,5 -2cm, H = 0,8m, D tán = 1m, lá có màu úa vàng, chứng tỏ các loài keo chịu hạn có triển vọng mọc trên bãi cát trắng tốt hơn keo tai tượng. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã trồng khảo nghiệm 8 xuất xứ của 3 loài keo chịu hạn nói trên trên bãi cát trắng cố định Tuy Phong - Bình Thuận. Kết quả đo đếm sau 2 năm thấy: Loài A. tumida đạt D 1,3 ="3,4-4cm" Hvn = 3m D tán = 4-5m Hdc = 0,2m. Loài A. difficilis đạt D 1,3 = 3-4cm Hvn = 4-5 m D tán = 4-5m Hdc = 0 m Loài A. torulosa đạt D 1,3 = 3-4cm Hvn = 2,5-3m D tán = 4-6m Hdc = 0,4m Sơ bộ đánh giá thấy các loài keo chịu hạn có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trên bãi cát trắng vùng khô hạn Tuy Phong, thân cây gồm nhiều cành nhánh và phân cành sớm ngay sát gốc nên có tác dụng phòng hộ tốt. Trong 3 loài trên thì triển vọng của loài A. difficilis có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh hơn. 4. Kết luận Các kết quả nghiên cứuthực tế trồng rừng đã thành công trên các đối tượng bãi cát sát biển, cát cố định và bán cố định. Đối tượng cát di động còn gặp nhiều khó khăn trong kỹ thuật trồng và tìm giải pháp ngăn chặn cát bay, gió thổi bốc trơ rễ cây mà đối tượng này lại chiếm diện tích rất lớn. Các loài cây phi lao hom Trung Quốc, keo chịu hạn bước đầu tỏ ra có triển vọng để trồng rừng trên cát di động. Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì để trồng được thành đai rừng phòng hộ trên đụn, cồn cát di động? Mấy suy nghĩ sau đây cần quan tâm nghiên cứu: + Trồng rừng thành hệ thống đai ngang, có kết cấu hợp lý dọc từ chân tiến dần lên đỉnh đồi cát. + Tạo các băng cây xanh để giảm tác hại của gió thổi bốc cây khi vào mùa gió mạnh. + ươm cây trong bầu, có hệ rễ khoẻ mạnh và khi trồng phải độn các lớp rác, cỏ, lá cây trong hố để tạo khả năng giữ ẩm của cát, đồng thời phải đào sâu, chôn chặt để tránh gió thổi bốc cây. Thử nghiệm ươm cây trong ống bầu dài để thúc đẩy cây phát triển hệ rễ cọc, khi trồng rễ cây đâm sâu xuống đất hút đủ nước để nuôi cây. + Tiếp tục thử nghiệm các loài phi lao hom Trung Quốc và keo chịu hạn để khẳng định khả năng phát triển của chúng và đa dạng cơ cấu cây trồng trên vùng cát. Tài liệu tham khảo 1. Đào Công Khanh và cộng sự, 1997. Báo cáo nghiên cứu khả thi: "Khảo sát và quy hoạch trồng rừng vùng cát Nam Quảng Bình", Dự án ARCD Quảng Bình. 2. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, 2000. Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Lâm Công Định, 1977. Trồng rừng phi lao chống cát di động ven biển. Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. Present conditions of protection forest models on shifting sand area in coastal Central Viet Nam Summary:The coastal sand area of Viet Namrepresents 1.4% of the natural area of the whole country, mainly concentrates in the coastal Central Viet Nam. Main successes of forest planting on sandy area have been achieved with fixed and semi- fixed sand dunes. As regards shifting sand-dune, although trials of protection forest against shifting sand have also been established but many problems do remain, relating to trial plantings with Casuarina equisetifolia from seed and from cuttings (produced by China) and with drought- resistant Acacia. There must be research on filling planting holes with grasses and wasted plant materials before planting, planting bushes in bands as wind - breaks, maintaining soil moisture for the planted trees to survive dry season. . Thực trạng các mô hình rừng phòng hộ trên cát di động ở ven biển miền trung Đặng Văn Thuyết Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Di n tích đất cát và cồn cát ven biển Việt Nam có. quả các mô hình trồng rừng trên cát di động ở Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận và Bình Thuận. 1. Mô hình rừng phi lao từ hạt Trên các đụn cát cao, dốc, đang di động hầu hết chưa được trồng rừng. . trồng rừng trên cát di động. Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì để trồng được thành đai rừng phòng hộ trên đụn, cồn cát di động? Mấy suy nghĩ sau đây cần quan tâm nghiên cứu: + Trồng rừng thành

Ngày đăng: 20/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan