Kỹ thuật trồng Dừa (P3) potx

9 343 1
Kỹ thuật trồng Dừa (P3) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật trồng Dừa (P3) III. Trồng xen trong vườn dừa: Vì rễ dừa ăn cạn và tán lá thưa nên cần trồng xen trong vườn dừa nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và ánh sáng dưới tán dừa và tăng thu nhập cho nhà vườn. Yacoob (1995) cho biết rễ dừa tập trung ở độ sâu 1m và ăn rộng 2m (Hình 29), do đó ngoài phạm vi nầy có thể trồng xen để tận dụng đất, tăng thu nhập. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy trồng dừa với khoảng cách 8 x 8 m thì dưới tán dừa còn lại từ 70-75% ánh sáng. Hình 29 Một trong những nguyên tắc cơ bản của các mô hình trồng xen trong vườn dừa là sự cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng và nhu cầu nước giữa cây dừa và cây trồng xen không dẫn đến sự giảm năng suất và hiệu quả kinh tế của cả cây dừa và cây trồng xen. Để tránh sự cạnh tranh về dinh dưỡng và nhu cầu nước giữa cây dừa và cây trồng xen nên trồng cách gốc dừa tối thiểu 2m và cây trồng xen phải là những cây ưa bóng râm hay có thể chịu đựng điều kiện có bóng râm. Điều cần chú ý ở các mô hình trồng xen là cây dừa và cây trồng xen có cùng chủ gây hại như nấm Phytopthora sp. gây bệnh thối đọt trên cây dừa nhưng đồng thời cũng gây bệnh thối trái, khô cành trên cây ca cao hay rụng lóng trên cây tiêu. Do đó cần có biện pháp phòng trừ thích hợp nhằm tránh thiệt hại cho cả cây dừa và cây trồng xen. Dựa vào loại cây trồng xen hay loại hình xen canh mà ta có các kiểu xen canh trong vườn dừatrồng xen, đa canh và đa tầng canh tác (Nguyễn Bảo Vệ và csv., 2004). 1. Xen canh: Xen canh là hình thức trồng xen các loại hoa màu, rau hay cây ngắn ngày trong vườn dừa. Trong giai đọan kiến thiết cơ bản có thể trồng xen lúa rẫy, rau, đậu. Xen canh là phương châm “lấy ngắn nuôi dài” khi thành lập các vườn cây lâu năm. Việc xen canh trong các vườn mới trồng còn giảm chi phí tưới nước và làm cỏ cho cây dừa. Khi cây trưởng thành nên trồng các loại cây có củ như khoai lang, khoai mở, gừng. (Hình 31 và 32) Hình 31 Hình 32 2. Đa canh: Đa canh là hình thức trồng xen cây dài ngày trong vườn dừa. Các mô hình đa canh trong vườn dừa bao gồm các loại cây ăn trái như đu đủ, chuối, cây có múi, măng cụt, bòn bon, dâu hay các loại cây công nghiệp như ca cao, tiêu. Mô hình đa canh nếu trồng không đúng như mật độ dừa quá cao, cây trồng xen không chịu được bóng râm sẽ dẫn đến sự cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng làm cho cả năng suất dừa và cây trồng xen trong mô hình đều giảm, trở thành một kiểu “vườn tạp” không có hiệu quả kinh tế. Sau đây là một số mô hình trồng xen thích hợp và có hiệu quả trong vườn dừa: - Mô hình dừa-cây có múi (chanh, cam, quýt, bưởi…): Do cây có múi không thích ánh sáng trực xạ nên rất thích hợp trong mô hình đa canh với dừa. Mô hình thường áp dụng cho các vùng đất phù sa, đất thịt pha cát, nói chung là đất có tầng canh tác dầy, hàm lượng dinh dưỡng trong đất từ trung bình đến cao, chủ động được nguồn nước. (Hình 33) Hình 33 - Mô hình Dừa-khóm (thơm): thường áp dụng cho vùng đất nhiễm phèn. Trồng với mật độ khoảng 4.000 cây khóm/ha. Trong điều kiện có nước tưới trái khóm có thể đạt trọng lượng 1,5 kg. - Dừa-lúa: áp dụng cho vườn dừa trồng theo kiểu lên mô, lên ụ (Hình 34) Hình 34 - Dừa-ca cao: Đây là mô hình tương đối lý tưởng và đem lại hiệu quả kinh tế cao hiện nay. Dừa và ca cao có tác dụng hổ tương rất tốt. Dừa che nắng và chắn gió cho ca cao trong khi lá ca cao có tác dụng giữ ẩm và cung cấp chất hữu cơ cho dừa. Do đó, mô hình xen canh dừa-ca cao có hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình độc canh. Với khoảng cách 2,5-3m, có thể trồng xen từ 400-600 cây ca cao/ha, năng suất 50-60 trái/cây/năm (Hình 35) Hình 35 - Dừa-chuối: Cây chuối rất thích hợp trong mô hình đa canh. Các giống chuối già lùn, già Hương đều thích hợp dưới bóng râm cây dừa. Có thể trồng chuối với mật độ 1.000 cây/ha cùng với 125 cây dừa (Hình 36). Hình 36 3. Đa tầng canh tác: Đa tầng canh tác là mô hình tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và nguồn dinh dưỡng trong đất. Đây là một mô hình đa canh với các cây trồng có chiều cao khác nhau cũng như bộ rễ ăn sâu cạn khác nhau. Như mô hình đa tầng canh tác với dừa, tiêu, ca cao, khóm hay rau lang dùng làm thức ăn cho gia súc. Trong mô hình nầy dừa là cây cao nhất đồng thời cũng là cây nọc cho cây tiêu và che mát cho cây ca cao bên dưới. Rau lang hay khóm ở tầng cuối cùng. Sự phân bố theo chiều cao cũng tương tự như bộ rễ trong đất, trong đó rễ dừa ăn sâu nhất và cạn nhất là rau lang. Do sự phân bố nầy nên sự cạnh tranh giữa các cây trồng trong mô hình rất ít so với với sự hỗ trợ lẫn nhau để đạt được hiệu quả kinh tế cao. 4. Canh tác hỗn hợp trong vườn dừa: Canh tác hỗn hợp trong vườn dừa bao gồm các loại cây trồng trong vườn dừa kết hợp với chăn nuôi hay thủy sản. Một số mô hình canh tác hỗn hợp trong vườn dừa có hiệu quả ở ĐBSCL được khuyến cáo như: Dừa-Tôm, cá; Dừa- Gà/ vịt; Dừa- cỏ- dê/ bò - Biogas; Dừa - ca cao- tôm, cá- ong mật (Hình 37) Hình 37 . Kỹ thuật trồng Dừa (P3) III. Trồng xen trong vườn dừa: Vì rễ dừa ăn cạn và tán lá thưa nên cần trồng xen trong vườn dừa nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và ánh sáng dưới tán dừa. cây trồng xen không dẫn đến sự giảm năng suất và hiệu quả kinh tế của cả cây dừa và cây trồng xen. Để tránh sự cạnh tranh về dinh dưỡng và nhu cầu nước giữa cây dừa và cây trồng xen nên trồng. trồng cách gốc dừa tối thiểu 2m và cây trồng xen phải là những cây ưa bóng râm hay có thể chịu đựng điều kiện có bóng râm. Điều cần chú ý ở các mô hình trồng xen là cây dừa và cây trồng xen có

Ngày đăng: 20/06/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan