TÌNH HÌNH PHÂN bố và PHÁT TRIỂN của NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

12 9.7K 127
TÌNH HÌNH PHÂN bố và PHÁT TRIỂN của NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngành công nghiệp nước ta hiện nay có 3 đặc điểm chung: 1) Chuyên môn hóa sâu và hiệp tác hóa rộng Trong SX CN, chuyên môn hóa sâu có thể thực hiện sự phối hợp rộng rãi giữa nhiều xí nghiệp, nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng (đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong các ngành như cơ khí) Chuyên môn hóa không thể tách rời hiệp tác hóa, chuyên môn hóa càng sâu thì hiệp tác hóa phải càng rộng. Mức độ hiệp tác hóa xác định dựa trên số lượng xí nghiệp tham gia vào việc SX Chuyên môn hóa và hiệp tác hóa ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bố SX do đó khi phân bố CN cần xem xét các dự án có khả năng hiệp tác với nhau trong quá trình SX. Trong nền KT mở hiện nay, việc chuyên môn hóa và hiệp tác hóa ngày càng mở rộng, tạo thành liên doanh quốc tế, đa quốc gia 2) Tập trung hóa theo lãnh thổ: Tính tập trung theo lãnh thổ thể hiện ở 2 mặt: quy mô và mật độ xí nghiệp

MỤC LỤC 1 TÌNH HÌNH PHÂN BỐ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM I. Đặc điểm phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay Ngành công nghiệp nước ta hiện nay có 3 đặc điểm chung: 1) Chuyên môn hóa sâu hiệp tác hóa rộng Trong SX CN, chuyên môn hóa sâu có thể thực hiện sự phối hợp rộng rãi giữa nhiều xí nghiệp, nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng (đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong các ngành như cơ khí) Chuyên môn hóa không thể tách rời hiệp tác hóa, chuyên môn hóa càng sâu thì hiệp tác hóa phải càng rộng. Mức độ hiệp tác hóa xác định dựa trên số lượng xí nghiệp tham gia vào việc SX Chuyên môn hóa hiệp tác hóa ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bố SX do đó khi phân bố CN cần xem xét các dự án có khả năng hiệp tác với nhau trong quá trình SX. Trong nền KT mở hiện nay, việc chuyên môn hóa hiệp tác hóa ngày càng mở rộng, tạo thành liên doanh quốc tế, đa quốc gia 2) Tập trung hóa theo lãnh thổ: Tính tập trung theo lãnh thổ thể hiện ở 2 mặt: quy mô mật độ xí nghiệp @ Lợi ích: tạo khả năng hiên đại hóa trang thiết bị, tăng năng suất lao động, tạo thuận lợi cho chuyên môn hóa hiệp tác hóa, sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên liệu, giảm bớt vốn đầu tư căn bản cho các công trình dịch vụ công cộng @ Khó khăn của việc tập trung quá mức: tiêu hao nhanh chóng nguồn tài nguyên gần đó, đòi hỏi kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, cần vốn đầu tư lớn lâu thu hồi vố, ô nhiễm môi trường do hình thành các trung tâm dân cư các thành phố lớn, không có lợi về quốc phòng… Từ những thuận lợi khó khăn trên nên mức độ của tập trung hóa SX ở mỗi vùng khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên KT-XH Cũng như trình độ SX của từng vùng Ở VN hiện nay, song song với việc tập trung xây dựng khu cồng nghiệp quy mô lớn, vẫn phát triển các xí nghiệp với quy mô vừa nhỏ, nhiều thành phần (tuy nhiên cũng cần chú ý tới hướng phát triển tương lai của nền KT) 3) Liên hợp hóa lớn Định nghĩa: là một hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp hiện đại, do sự hợp thành của nhiều xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác nhau, cùng sử dụng chung một số loại nguyên vật liệu để tạo ra các sản phẩm khác nhau. Đặc trưng của các xí nghiệp liên hợp 2 +Đồng nhất về quy trình công nghệ về lãnh thổ của các xí nghiệp trong xí nghiệp liên hợp +Giữa những cơ sở SX có liên hệ tuần tự với nhau, trong một ban quản trị SX kinh doanh Thuận lợi : Giảm chi phí xây dựng xí nghiệp, sử dụng hợp lý nguyên-nhiên liệu, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm Điều kiện tổ chức +Tập trung hóa công nghiệp quy mô lớn. +Tập trung nhiều nguyên-nhiên liệu, thiết bị, sản phẩm, phế phẩm. +Các xí nghiệp gần nhau ở nơi mặt bằng rộng II. Cơ cấu CN Việt Nam 1) Cơ cấu công nghiệp theo ngành Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với 3 nhóm ngành công nghiệp lớn nhỏ: -Nhóm công nghiệp khai thác(than, dầu khí, quặng kim loại, khai thác đá các mỏ khác). -Nhóm công nghiệp chế biến(sản xuất thực phẩm đồ uống, sản xuất thuốc -Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự dịch chuyển rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành có vai trò quyết định đến bộ mặt của công nghiệp cũng như kinh tế 1 quốc gia. Nhờ ảnh hưởng của cách mạng khoa học kĩ thuật, cơ cấu công nghiệp thay đổi: -Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp có kĩ thuật hiện đại (như các ngành cơ khí chế tạo thiết bị điện tử, hàng không, vũ trụ…) công nghiệp chế biến công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng… -Công nghiệp sản xuất vật liệu mới không ngừng tăng lên. -Các ngành đòi hỏi sự chính xác, hàm lượng tri thức cao ngày càng được chú trọng phát triển. Năm 2013 - năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 5 năm 2011-2015, cũng là năm chính phủ xác định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tái cơ cấu nền kinh tế để phát triển bền vững. Tuy nhiên, nhìn vào các ngành công nghiệp cơ bản của Việt Nam, giật mình khi thấy rất nhiều lĩnh vực then chốt - hoặc chưa có chiến lược, định hướng rõ ràng, tầm nhìn chưa dài hạn, hoặc đã có chiến lược nhưng còn quá chung chung… trong khi chỉ còn 7 năm nữa, Việt Nam cơ bản phải trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại? 2) Cơ cấu công nghiệp Việt Nam theo vùng (theo lãnh thổ) 3 Liên hợp luyện kim ở Thái Nguyên Cơ cấu công nghiệp Việt Nam theo lãnh thổ đã được hình thành ngày càng hợp lý hơn từ việc phân tích các yêú tố khách quan gắn liền với chiến lược phát triển ngành. Hiện tại, nước ta có sáu vùng công nghiệp. III. Phân bố công nghiệp VN 1) Theo ngành: @ Chế biến lương thực phẩm: Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp, gồm các ngành: • Chế biến sản phẩm trồng trọt • Chế biến sản phẩm chăn nuôi • Chế biến thuỷ sản Phân bố: TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Đà Nẵng @ Dệt may: Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta Phát triển lâu đơi,các vùng truyền thống: Hà Tây, Nam Định, Thái Bình… Tập trung ở khu vực đông dân cư,sẵn nguồn lao động, thuận tiện cho xuất khẩu. Phân bố quy hoạch: Đông Nam Bộ:50% cả nước. ĐBSH Bắc Trung Bộ: 40%. Quảng Nam, Đà Nẵng, Nha Trang: 10%. Ngành dệt may nước ta rất có cơ hội phát triển. @ Nhiên liệu- Năng lượng: Bao gồm khai thác than, dầu khí sản xuất điện. Đông Bắc Bắc Bộ: khai thác than nhiệt điện. Tây Bắc Bắc Bộ: thủy điện. Tây Nguyên: thủy điện. Đông Nam Bộ: thủy điện,nhiệt điện,khai thác dầu khí. @ Luyện kim: Phát triển dựa trên mỏ sắt (Thái Nguyên), thiếc (Cao Bằng), crom (Thanh Hóa). Một số nhà máy luyện kim ở TP HCM,Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu… Mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) đang được đầu tư khai thác. Ngành luyện kim đang tiếp tục phát triển trên cơ sở các mỏ đồng (Lào Cai), bo-xít (Tây Nguyên). @ Hoá chất: Các xí nghiệp hóa chất lớn cơ bản ở VN: sản xuất phân bón hóa chất cơ bản. Sản xuất phân bón có các nhà máy lớn ở phía Bắc. Chế biến cao su:ở Hà Nội, TP HCM. Ngành nhựa VN 80% năng lực sản xuất ở TP HCM. 4 Chế biến dược phẩm phát triển mạnh những năm gần đây, phân bố nhiều nơi, chủ yếu ở Hà Nội TP HCM. Về nhiều loại hóa chất khác, các nhà máy được xây dựng phục vụ nhu cầu tại chỗ. @ Vật liệu xây dựng: Bao gồm nhiều loại sản phẩm, quan trọng là xi măng. Phân bố dựa vào yếu tố trội:cơ sở nguyên liệu khu vực tiêu thụ. Các vùng sản xuất mạnh nhất là Đông Bắc Bộ Đông Nam Bộ. 2) Theo vùng: Trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Dần hình thành các khu công nghiệp tập trung mang tính chiến lược. Có sáu vùng công nghiệp tại Việt Nam được quy hoạch từ nay đến năm 2020: Vùng 1 gồm 14 tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái tập trung phát triển thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai thác chế biến khoáng sản, hóa chất, phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp công nghiệp chế biến. Vùng 2 gồm 14 tỉnh, thành Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc được định hướng tập trung phát triển ngành cơ khí, nhiệt điện, phát triển ngành điện tử công nghệ thông tin, hóa chất, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp dệt may, da giầy phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Vùng 3 gồm 10 tỉnh thành Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng dệt may, da giầy, ngành điện tử công nghệ thông tin. Vùng 4 gồm 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum tập trung phát triển thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm sản khai thác, chế biến khoáng sản. Vùng 5 gồm 8 tỉnh thành Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh tập trung phát triển công nghiệp khai thác chế biến dầu khí, điện, chế biến nông, lâm, hải sản đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm, hóa chất, hóa dược, phát triển công nghiệp dệt may, da giầy chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. 5 Vùng 6 gồm 13 tỉnh thành An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu, các ngành công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch bảo quản, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu IV. Các yếu tố cần đảm bảo để tìm một địa điểm lý tưởng xây dựng khu công nghiệp tập trung Có nhiều nhân tố tác động đến việc lựa chọn địa điểm để xây dựng một khu công nghiệp nhưng ta xét 3 yếu tố quan trong nhất mang tính quyết định là: - Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thương - Nguồn nhân lực dồi dào, có tay nghề cao - Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại 1) Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thương - Gần các trung tâm kinh tế, thành phố, khu dân cư - nơi tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm cũng là nơi cung cấp nguồn lao động cho KCN. - Là cầu nối giao thông của các tỉnh,khu vực hoặc gần biên giới các nước, ven biển… - Gần nguồn nguyên liệu cho sản suất: giảm chi phí vận chuyển, phí cầu đường… - Gần các hải cảng, hệ thống giao thông đường bộ,đường thủy, đường sắt… dễ vận chuyển, mua bán,trao đổi hàng hóa,nguyên liệu… - Khí hậu ôn hòa, thuận lợi 2) Nguồn nhân lực dồi dào, có tay nghề cao - Lực lượng lao động có chất lượng cao, lao động kỹ thuật có thể vận hành thiết bị tự động hay thiết bị công nghệ cao được đảm bảo đầy đủ - Lao động phổ thông dồi dào - Người lao động có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo 3) Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại a. Hạ tầng giao thông vận tải • Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không…thông suốt • Xây dựng hệ thống giao thông riêng biệt đường chính – đường phụ trong nội bộ KCN, nối kết với các tuyến đường quốc lộ. Lợi ích: Hàng hóa ra vào được thuận lợi nhanh chóng , đỡ tốn thời gian , giảm được chi phí vận tải, thu hút được nhà đầu tư. b. Hạ tầng kĩ thuật • Nhà máy, phân xưởng,kho chứa… • Cấp điện • Cấp nước • Thoát nước • Hệ thống xử lí nước thải • Thông tin liên lạc • Công nghệ thông tin 6 • Tín dụng, ngân hàng • Tiện ích công cộng khác Ngoài ra còn nhiều nhân tố khác tác động đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng KCN tập trung như: tài nguyên khoáng sản, địa hình đất đai, sông ngòi, tính chất của ngành chủ lực của khu công nghiệp… V. Phát triển CN ở các vùng kinh tế trọng điểm của VN Các vùng kinh tế trọng điểm của VN Nước ta có 3 vùng kinh tế trọng điểm : 1) Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có quy mô bao trùm lãnh thổ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh Hải Dương Có vị trí quan trọng về chính trị, giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng quốc tế ở phía Bắc đất nước. Là vùng có lịch sử phát triển công nghiệp đô thị vào loại sớm nhất ở nước ta Là vùng có thế mạnh về nguồn nhân lực khả năng nghiên cứu triển khai, chăm sóc sức khoẻ so với các vùng khác. Là vùng có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế của cả nước, là động lực phát triển chung @ Phát triển công nghiệp: Để đảm bảo phương hướng phát triển kinh tế chung của vùng KTTĐ Bắc Bộ thì cơ cấu công nghiệp sẽ chuyển dịch theo hướng cơ bản sau: Ưu tiên tăng cường công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao, tận dụng thế mạnh nguồn nhân lực, chất xám, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Công nghiệp phải phấn đấu hết sức để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, một phần để thay thế hàng nhập khẩu, một phần lớn để xuất khẩu. Bên cạnh việc phát triển những loại công nghiệp có yêu cầu tập trung, thì đồng thời phát triển công nghiệp có khả năng bố trí phân tán nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá đô thị hoá nông thôn, giải quyết việc làm cho số đông dân cư. Những ngành cần được ưu tiên phát triển là: Kỹ thuật điện, điện tử, sản xuất thiết bị máy móc, vật liệu xây dựng, năng lượng chế biến lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, dệt, da giầy xuất khẩu. Coi trọng đầu tư chiều sâu, ưu tiên phát triển quy mô vừa nhỏ với công nghệ tiên tiến, hiện đại (một số công trình then chốt có thể có quy mô lớn). Ưu tiên hướng mạnh về sản xuất hàng xuất khẩu hàng cao cấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, nhất là những sản phẩm cạnh tranh với hàng nhập khẩu, những sản phẩm đáp ứng nhu cầu du lịch khách quốc tế. Với những định hướng phát triển công nghiệp nói trên, chúng ta có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp một cách chủ động, tự tin, có thể đưa tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội còn ở mức trung bình như hiện nay lên cao hơn nữa nhằm đưa đất nước ta trở thành nước công nghiệp mới vào năm 2020. Song để thực hiện những điều đó cần đầu tư. Quy mô vốn tích luỹ lớn là những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp. Xuất phát từ 7 chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chúng ta phải đẩy nhanh hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp. Các nhà khoa học tính toán rằng, để tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm khoảng 8 đến 10% thì tổng đầu tư trong nước của Việt Nam phải đạt mứa ít nhất là 20-35%GDP từ nay đến năm 2020. Để đạt sự tăng trưởng GDP với tốc độ cao như vậy đòi hỏi phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bởi vì chính tốc độ tăng trưởng nhanh trong các ngành công nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến biến đổi trong cơ cấu GDP theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ. Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một vùng kinh tế quan trọng của cả nước. Sự phát triển công nghiệp của vùng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển công nghiệp chung của đất nước. Chính vì vậy, đầu tư phát triển công nghiệp của vùng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Dự báo cơ cấu ngành trong GDP của vùng vào năm 2020 như sau: Nông nghiệp chiếm 15 - 20% GDP, còn công nghiệp dịch vụ chiếm 80 - 85% GDP. Trong tương lai sự phát triển năng lực khoa học công nghệ phải được thể hiện trong việc tăng nhanh tỉ lệ sản phẩm công nghiệp trong xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế mở. Theo nhiều tính toán cho biết, đến năm 2020, cơ cấu của sản phẩm xuất khẩu như sau: 10 - 15% sản phẩm sơ cấp, 85- 90% sản phẩm chế biến công nghiệp. Tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 25 - 30% GDP. Với mức tăng trưởng kinh tế cao trong vòng 10 năm là nhờ quá trình công nghiệp hoá dựa chủ yếu trên công nghiệp dịch vụ mà cốt lõi là khoa học - công nghệ giáo dục - đào tạo. Vùng KTTĐ Bắc Bộ sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam, giúp cho Việt Nam hội đủ nền tảng để hướng về một “xã hội thông tin”, nhằm biến đổi sâu sắc về chất lượng từ sản xuất đến quản lý với tốc độ gia tăng hàm lượng trí tuệ cao. Đó là con đường duy nhất để đạt được thế bình đẳng, tương hợp trong kỷ nguyên Châu Á - Thái Bình Dương. Thời gian tới ngành tập trung sản xuất đảm bảo cung ứng những sản phẩm công nghiệp chủ yếu, có vị trí then chốt phục vụ nền kinh tế như điện, than, thép, sản xuất vải, sữa các mặt hàng tiêu dùng khác. Đẩy mạnh lưu thông hàng hoá: bảo hộ sản xuất trong nước một cách hợp lý, kết hợp hài hoà giữa sản xuất trong nước nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu của vùng, không để xảy ra cơn sốt thừa hoặc thiếu đối với các sản phẩm nhạy cảm như phân bón, thép, giấy. Đồng thời ngành cũng tăng sản lượng xuất khẩu những sản phẩm đã có thị trường như hàng dệt may, da giầy một số loại khoáng sản, đồng thời tích cực tìm kiếm thâm nhập thêm thị trường mới, coi trọng việc sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu 2) Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ 8 Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ có quy mô bao trùm các lãnh thổ duyên hải tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng có thể mở rộng ra tới Huế vào tới bộ phận phía bắc tỉnh Quảng Ngãi (Dung Quất) - Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc phía Nam qua quốc lộ 1A tuyến đường sắt Thống Nhất, có các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên Nam Lào, thuận lợi cho phát triển kinh tế giao lưu hàng hoá. - Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. - Trên lãnh thổ của vùng hiện nay đang triển khai những dự án lớn có tầm cỡ quốc gia. Trong tương lai sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thuỷ sản các ngành thương mại, dịch vụ du lịch. @ Phát triển công nghiệp: Hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn trên cơ sở phát triển những ngành được đầu tư tập trung, có lợi thế về tài nguyên, nguồn lao động, thị trường để tăng trưởng với tốc độ cao, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của vùng. Ưu tiên đầu tư phát triển những ngành sản xuất có hiệu quả góp phần xuất khẩu, tạo ra lợi thế trong quá trình hoà nhập với khu vực quốc tế. Đầu tư cho các khu công nghiệp như: Dung Quất, Điện Nam - Điện Ngọc, Hoà Khánh - Liên Chiểu, Phú Bài, An Đồn, Chân Mây, Tịnh Phong. Chuẩn bị điều kiện để phát triển một số điểm công nghiệp khác với các ngành chủ yếu là chế biến nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp thực phẩm, công nghiệp đóng tàu công nghiệp hàng tiêu dùng. Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư. - Thực hiện hướng phát triển công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở nông thôn thuộc các ngành: vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, gia công cho các khu công nghiệp lớn nhằm tạo ra sự đổi mới trong nông thôn. 3) Vùng kinh tế trong điểm Nam Bộ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm lãnh thổ TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu Bình Dương. Đây là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung đầy đủ các thế mạnh tự nhiên, kinh tế – xã hội. + Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa. + Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng. + Cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật tương đối tốt đồng bộ. + Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nứơc. @ Phát triển công nghiệp: 9 Vùng Công nghiệp phải là lĩnh vực trọng yếu, tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phấn đấu tăng tốc độ phát triển để đạt tỷ trọng 50,4% GDP của vùng. - Phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao tại thành phố Hồ Chí Minh; hình thành các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương qua Biên Hòa, chạy dọc đường 51 tới Bà Rịa - Vũng Tàu, liên kết thành mạng lưới các khu công nghiệp. Thực hiện song song với việc phát triển các ngành công nghiệp cơ bản mũi nhọn (như khai thác chế biến dầu khí, năng lượng điện, cơ khí chế tạo, luyện cán thép, công nghệ thông tin, hóa chất cơ bản vật liệu để làm nền tảng công nghiệp hóa các ngành kinh tế quốc dân) với phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong nước xuất khẩu. VI. Một vài nhận định đánh giá Nhận định đánh gía về tình hình phát triển phân bố của ngành CN Việt Nam Cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta khá đa dạng đang từng bước có những thay đổi mạnh mẽ. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế tuy có chuyển dịch nhưng khá chậm Trong cơ cấu ngành công nghiệp nổi lên một số ngành trọng điểm, mang lại hiệu quả kinh tế cao có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành công nghiệp khác. Cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp linh hoạt, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước, đầu tư theo chiều sâu Về thiết bị, máy móc công nghệ sản xuất kĩ thuật còn lạc hậu, chậm đổi mới. Công nghiệp chế biến còn nhỏ bé, trong cơ cấu hàng xuất khẩu, nguyên liệu thô chiếm trên 70%. Nguồn nhân lực cho công nghiệp còn kém về chất lượng. Lợi thế giá nhân công rẻ đang mất dần khi năng suất của người lao động thấp, trình độ chuyên môn không được nâng cao. Nền công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ, hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu trên một số khu vực. Đang có nhiều thay đổi trở nên hợp lý hơn, tuy nhiên vẫn còn sự khác biệt giữa các vùng. Phát triển của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa hỗ trợ cho phát triển của khu vực có vốn đầu tư trong nước; nhiều mặt hàng truyền thống quan trọng chiếm tỉ trọng lớn chưa được phát triển mạnh. Trong nước, sức mua của người dân chững lại, sản phẩm tồn kho cao; giá một số hàng hoá nông sản xuất khẩu giảm, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, lãi suất ngân hàng mặc dù có giảm nhưng việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn hạn chế đã có tác động nhất định đến giá thành sản phẩm, tiêu thụ hàng hoá dịch vụ, cũng như các chương trình đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Những yếu tố bất lợi trên tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp 10 [...]... xây dựng cho kết cấu hạ tầng đầu tư vào các ngành trọng điểm, nhất là các ngành mũi nhọn Chuyển hướng mạnh mẽ từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu trong tất cả các ngành kinh tế, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật mới thiết bị máy móc mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất... phải có những chiến lược chính sách kịp thời, phù hợp để ngành công nghiệp phát triển bền vững, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội Cần phải bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Địa lý kinh kế TS Trần Văn Thông 2 Giáo trình Địa lý kinh kế PGS Văn Thái 3 http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c_v%C3%B9ng_c %C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p_Vi%E1%BB%87t _Nam 4 https://docs.google.com/viewer?... a=v&pid=sites&srcid=ZGVmYXVsdGRvbWFpbnxlYm9va2h1eW5ob mdvY3Z1b25nY29tfGd4OjczMGQxMmVkNGM1NjBmOWE 5 http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungtinhhinht huchien?categoryId=887&articleId=10001130 1 số tài liệu có liên quan khác 12 . MỤC LỤC 1 TÌNH HÌNH PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM I. Đặc điểm phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay Ngành công nghiệp nước ta hiện nay có. định đánh gía về tình hình phát triển và phân bố của ngành CN Việt Nam Cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta khá đa dạng và đang từng bước có những thay đổi mạnh mẽ. Cơ cấu công nghiệp theo thành. tế quan trọng của cả nước. Sự phát triển công nghiệp của vùng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển công nghiệp chung của đất nước. Chính vì vậy, đầu tư phát triển công nghiệp của vùng có ý

Ngày đăng: 19/06/2014, 22:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan