Giáo trình bảo vệ môi trường

387 779 3
Giáo trình bảo vệ môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong kỉ nguyên tiến bộ khoa học kĩ thuật những tác động nhân sinh lên môi trường trở nên ngày càng mạnh mẽ và qui mô hơn. Sự ô nhiễm các môi trường tự nhiên khí quyển, thủy quyển và sinh quyển, đang gia tăng, tỏ ra trầm trọng và nguy hiểm. Do đó, những vấn đề kiểm soát chất lượng và điều chỉnh trạng thái môi trường mà các chuyên gia khí tượng thủy văn (các nhà khí tượng học, thủy văn học, hải dương học) có nghĩa vụ tham gia trực tiếp có tầm quan trọng to lớn nhất.

Giáo trình bảo vệ môi trường Biên tập bởi: duvantoan Giáo trình bảo vệ môi trường Biên tập bởi: duvantoan Các tác giả: voer_nguyenthanhson duvantoan PGS. TS. NGƯT Phạm Văn Huấn Phiên bản trực tuyến: http://voer.edu.vn/c/e8359f8f MỤC LỤC 1. Bảo vệ môi trường  Lời nói đầu 2. Bảo vệ môi trườngNhập môn 3. Bản chất và những tính chất của các chất làm ô nhiễm môi trường tự nhiên 4. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm khí quyển tới con người, thế giới thực vật và động vật 5. Sự ô nhiễm toàn cầu 6. Sự ô nhiễm khí quyển từ các nguồn thải di động 7. Những biến đổi khí hậu các thành phố có nguồn gốc nhân sinh 8. Bức xạ 9. Những quy luật lan truyền chất ô nhiễm(tạp chất)trong môi trường rối 10. Dự báo sự ô nhiễm nền của không khí thành phố 11. Các mô hình số về ô nhiễm khí quyển thành phố lớn 12. Tổ chức quan trắc ô nhiễm không khí quyển 13. Sự phát triển các nghiên cứu về bảo vệ tài nguyên nước 14. Hệ thống quan trắc và kiểm soát chất lượng của mặt nước 15. Các nhân tố thủy văn hình thành và phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt 16. Những đại lượng thủy văn và những yếu tố thủy lực cần thiết để tính toán sự pha loãng nước thải 17. Bảo vệ các đối tượng nước khỏi cạn kiệt 18. Dự báo chất lượng tài nguyên nước 19. Vùng bảo tồn nước và dải rừng phòng hộ 20. Bảo vệ các sông nhỏ 21. Nguồn gốc và các dạng ô nhiễm đại dương thế giới 22. Mô hình hóa sự lan truyền các chất ô nhiễm trong đại dương 23. Hiện trạng ô nhiễm nước Đại Dương 24. Các quá trình tự làm sạch môi trường biển khỏi những chất ô nhiễm 25. Bảo vệ các đối tượng nước khỏi cạn kiệt 26. Ảnh hưởng của các chất ô nhiễm tới hoạt động sống của sinh vật biển 27. Ô nhiễm trong môi trường nước 28. Những cơ sở sinh thái học nhân sinh đại dương và dung lượng dung hòa của các hệ sinh thái biển 29. Kiểm soát tổng hợp toàn cầu Đại Dương thế giới 30. Phương tiện kỹ thuật bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm 31. Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm 32. Tài liệu tham khảo 1/385 Tham gia đóng góp 2/385 Bảo vệ môi trường - Lời nói đầu Trong kỉ nguyên tiến bộ khoa học kĩ thuật những tác động nhân sinh lên môi trường trở nên ngày càng mạnh mẽ và qui mô hơn. Sự ô nhiễm các môi trường tự nhiên  khí quyển, thủy quyển và sinh quyển, đang gia tăng, tỏ ra trầm trọng và nguy hiểm. Do đó, những vấn đề kiểm soát chất lượng và điều chỉnh trạng thái môi trường mà các chuyên gia khí tượng thủy văn (các nhà khí tượng học, thủy văn học, hải dương học) có nghĩa vụ tham gia trực tiếp có tầm quan trọng to lớn nhất. Các chuyên gia tương lai cần có khái niệm rõ ràng về đặc điểm và qui mô của tất cả các dạng tác động nhân sinh (vật lý, hóa học, sinh học) lên môi trường tự nhiên và những hậu quả của những tác động đó, về những phương pháp đánh giá trạng thái ô nhiễm khí quyển và các đối tượng nước, về những phương pháp hiện hành tính toán và mô phỏng toán học sự lan truyền các hợp chất độc hại trong môi trường, cũng như những chuẩn mực pháp lý của luật pháp quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm và suy thoái. Tất cả những vấn đề đã liệt kê và hàng loạt những vấn đề liên quan sẽ được xem xét trong cuốn giáo khoa này. Nhiệm vụ chính của các giáo trình bảo vệ môi trường là làm sao hình thành ở sinh viên một thế giới quan sinh thái trong đó cơ sở là quan niệm về sự thống nhất và liên hệ qua lại của tất cả những quá trình tự nhiên, sự biến đổi của chúng dưới tác động của những nhân tố nhân sinh. Những luận điểm cơ bản trình bày trong sách được minh họa bằng các thí dụ và dữ liệu thực tế, chúng được sử dụng để chỉ ra qui mô và ý nghĩa của một hiện tượng nào đó; đương nhiên, với thời gian những quan niệm của chúng ta có thể thay đổi nhiều. Cuốn giáo khoa này do tập thể tác giả đang giảng dạy các giáo trình bảo vệ môi trường viết: phần mở đầu  phó giáo sư A. A. Alimov, bảo vệ khí quyển  giáo sư L. T. Matveev (không kể chương 9 do phó tiến sĩ địa lý học V. L. Anđreev viết), bảo vệ nước lục địa  giáo sư A. M. Vlađimirov và phó giáo sư V. G. Orlov, bảo vệ Đại dương Thế giới  giáo sư Iu. I. Liakhin (không kể chương 2 do phó giáo sư L. N. Kuznhesova viết). Các tác giả chân thành cảm ơn giáo sư N. V. Razumikhin (Đại học Tổng hợp Lêningrat), giáo sư G. S. Bashkirov (Đại học Khí tượng Thủy văn Ôđesa), phó tiến sĩ khoa học toán lý V. A. Pavlov, giáo sư A. V. Tsưban và phó tiến sĩ sinh học N. P. Timoshencova (Viện khí hậu và sinh thái toàn cầu) đã đọc bản thảo và nêu ra nhiều nhận xét, đề xuất rất xây dựng. 3/385 Bảo vệ môi trường-Nhập môn Trong lịch sử nhân loại luôn có không ít những vấn đề và những bài toán mà sự phồn thịnh và phát triển của xã hội tùy thuộc vào sự giải quyết chúng có thành công hay không. Tuy nhiên, trước đây chưa bao giờ nảy sinh những vấn đề có tầm cỡ như một ngưỡng làm cho sự tiến bộ xã hội sẽ vô cùng khó khăn nếu không nói là hoàn toàn không thể. Ngày nay trở nên rõ ràng rằng đến cuối thế kỉ 20 loài người đã đụng độ với những vấn đề nặng nề nhất tích tụ lại từ những thế kỉ trước đó. Cùng với những mâu thuẫn kinh tế ? xã hội, chính trị của ngày hôm nay, đang nổi lên những mâu thuẫn qui mô toàn cầu đụng chạm tới chính những cơ sở tồn tại của nền văn minh. Đó là những vấn đề căng thẳng như sự ô nhiễm môi trường, bầu không khí và các đại dương, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Là một vấn đề toàn cầu, vấn đề sinh thái (như một tập hợp những vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên) đang ảnh hưởng tới lợi ích của tất cả 5 tỉ dân cư của hành tinh chúng ta, lợi ích của tất cả, không ngoại trừ, các quốc gia hiện đại và cuối cùng, lợi ích của từng con người sống trên Trái Đất. Sự đảm bảo những ưu tiên sinh thái đang trở thành yếu tố ngày càng quan trọng của sự tiến bộ xã hội. Những ưu tiên này đang dần dần đạt tới tính chất của những giá trị tuyệt đối. Do đó, ngay từ nay, đặc biệt trong tương lai, một quyết sách kinh tế hay chính trị bất kỳ sẽ là không thể chấp nhận được về nguyên tắc nếu nó vi phạm những đòi hỏi có căn cứ khoa học về y tế, về sinh thái và những đòi hỏi khác đối với môi trường. Không tuân thủ điều này có nghĩa là hi sinh số phận của một xã hội, của sự sống không chỉ của một thế hệ hôm nay mà cả các hế hệ mai sau vì những lợi ích cá nhân và ích kỉ của những người đang sống hiện nay. Tính phức tạp, đa phương diện và mâu thuẫn của vấn đề sinh thái đang gây khó khăn cho việc đề ra một chiến lược toàn nhân loại ứng sử sinh thái, cản trở quá trình xây dựng một con đường phát triển xã hội hợp lý nhất trong kỉ nguyên cách mạng khoa học ? kĩ thuật. Có thể phân biệt ba hợp phần cơ bản của vấn đề sinh thái: a) sinh học, b) kĩ thuật, c) kinh tế ? xã hội. 4/385 Tuy nhiên số lượng các khuynh hướng riêng biệt và những phương diện khác của hệ thống vấn đề sinh thái thì nhiều hơn nhiều. Đó là những vấn đề kinh tế, pháp lý, kiểm soát, quản lý chất lượng môi trường v.v Mặc dù ý nghĩa nghiêm túc của các hợp phần sinh học và kĩ thuật, tính qui mô và tính mâu thuẫn của hợp phần thứ ba ? hợp phần kinh tế ? xã hội, đang ngày càng tăng lên, bởi vì sự phức tạp của vấn đề này là do tính không đơn trị khách quan của bản thân quá trình tương tác giữa xã hội và tự nhiên quy định. ở đây đang đan xen những qui luật phát triển của tự nhiên và xã hội, “đang đụng độ” “những lợi ích” sinh học của tự nhiên và những yêu cầu xã hội của xã hội. Trong điều kiện con người khai thác mạnh mẽ tài nguyên thiên nhiên, việc thu hút tài nguyên thiên nhiên vào hoạt động kinh tế sẽ ngày càng làm tổn hại bản thân tự nhiên. Tự nhiên bắt đầu mất đi khả năng tự hồi phục độc đáo của mình. Các chu trình sinh học tự nhiên đang bị phá vỡ, các quá trình phát triển đang chậm lại, tự nhiên ngày càng cảm nhận được những tác động mang tính chất “tấn công” của xã hội. Trong kỉ nguyên cách mạng khoa học ? kĩ thuật, những lời sau đây của F. Ănghen trở thành đặc biệt ý nghĩa: “Tự nhiên ? đó là con nhân sư luôn đặt ra câu hỏi cho mỗi con người và mỗi thời đại. Ai trả lời đúng câu hỏi đó là người hạnh phúc, còn ai không trả lời hoặc trả lời sai sẽ bị nó khuất phục, thay vì một nàng dâu xinh đẹp anh ta sẽ tìm thấy một ả sư tử cái hung hãn”. (C. Mac, F. Ănghen ? Toàn tập, tập 20). Hôm nay, loài người cần trả lời câu hỏi ? liệu xã hội có khả năng ngăn ngừa được cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu, hay là họ bị tiêu diệt bởi sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự ô nhiễm quá độ của môi trường tự nhiên xung quanh. Vậy vấn đề là gì? Cái gì là nguyên nhân tạo ra tình huống sinh thái toàn cầu cực kỳ bất lợi? Chúng ta sẽ xem xét bức tranh tổng thể sự phát triển kinh tế của thế giới hiện đại. Nền kinh tế thế giới có khả năng hàng năm “xuất xưởng” hơn 800 triệu tấn kim loại đen, hơn 60 triệu tấn các vật liệu tổng hợp mà thiên nhiên chưa từng được biết, gần 500 triệu tấn phân khoáng, gần 8 triệu tấn hóa chất độc, hơn 300 triệu tấn hợp chất hóa học hữu cơ với hơn 150 tên gọi v.v Do công suất sản xuất công nghiệp, trong nửa sau của thập niên 80 đã đưa vào khí quyển hơn 300 triệu tấn ôxit cacbon, 50 triệu tấn hyđrô cacbua các loại, 120 triệu tấn bụi khói, 150 triệu tấn điôxit lưu huỳnh, còn vào nước Đại dương Thế giới ? 6 10 triệu tấn dầu thô, lưu lượng rắn đạt tới 17 triệu tấn. 5/385 Ngoài ra, để tưới ruộng, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, nhân loại đã sử dụng hơn 13 % lượng nước sông và đưa vào các thủy vực đến 500 tỉ m 3 nước thải công nghiệp và sinh hoạt một năm, và muốn trung hòa lượng nước đó (tùy thuộc mức độ làm sạch) cần 5?12 lần lượng nước sạch tự nhiên để giải nhiễm. Sự ô nhiễm sinh quyển, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự phá hủy các hệ sinh thái, tự nhiên bị mất khả năng tự phục hồi ? đó là những quá trình cực κ? nguy hiểm và phức tạp, tất cả đã bị gây nên và đang được khuyến khích bởi hoạt động kinh tế của con người. Tới nay, nhiều dạng chất ô nhiễm, thí dụ như các kim loại, bụi, thuốc bảo vệ sinh vật, chất phóng xạ, do các quá trình hoàn lưu trong khí quyển và thủy quyển mà đã vươn tới mức khu vực và toàn cầu, biến hành tinh thành một hệ thống sinh học công nghệ thống nhất. Những biến đổi như vậy trong môi trường thiên nhiên không phải không để lại dấu tích đối với con người. Theo ý kiến của các thầy thuốc và chuyên gia trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, trong chất thải của các xí nghiệp công nghiệp chứa tới 150 chất gây hại cho sức khỏe mọi người. Bây giờ người ta đã phải lo lắng về chuyện nhiều bệnh tật của con người có liên quan tới sự xuất hiện của những sản phẩm công nghiệp hóa học và chất thải vận tải trong môi trường, hơn nữa nhiều chất ô nhiễm có những tính chất biến đổi gien có khả năng làm thay đổi tính di truyền của con người. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học, các chuyên gia, các đại biểu xã hội ngày càng băn khoăn nói về sự xuất hiện “mối liên hệ ngược” trong quá trình tương tác giữa xã hội và thiên nhiên. Thật vậy, thí dụ nhà triết học Xô viết G. Saregorođsev nhận định rằng, sức khỏe người ta trong những điều kiện hiện đại phụ thuộc tới 15?20 % vào trạng thái của môi trường. Các chuyên gia khẳng định rằng sự ô nhiễm không khí khí quyển mạnh bởi các hóa chất, sự tiếp xúc ngày càng gia tăng của con người với các hợp chất và vật liệu tổng hợp nhân tạo sẽ dẫn tới những biến đổi trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. ở một bộ phận nhất định của nhân loại, hệ thống này đã bị hủy hoại đáng kể và xã hội buộc phải có những chi phí khổng lồ để ngăn chặn những thảm họa đó. Hơn nữa, mối nguy này còn đáng sợ đến mức theo ý kiến nhà khoa học người Pháp M. Mauruat, chúng ta cần phải tạo ra những điều kiện nhằm bảo tồn cả những axit nucleic trong tế bào của mình để chúng cung cấp cho ta toàn bộ lịch sử khẳng định loài giống của mình, bởi lẽ nó đang bị đe dọa. 15?20 năm gần đây vấn đề sinh thái không chỉ gây nên sự chú ý thật sự, mà còn cả sự quan ngại sâu sắc của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị và dư luận thế giới rộng rãi. Và đã từ lâu việc đặt vấn đề “bảo vệ tự nhiên”, “bảo vệ môi trường” không còn là chuyện trọng mốt nữa. Bây giờ là chuyện giải quyết một vấn đề 6/385 quan trọng sống còn ? bảo vệ và gìn giữ sức khỏe của các thế hệ hiện nay và tương lai khỏi những hậu quả tai hại của tiến bộ khoa học ? kĩ thuật và hoạt động kinh tế. Trong thời đại cách mạng khoa học ? kĩ thuật đã xuất hiện một tình huống nghịch lý: một mặt, tri thức và khả năng kĩ thuật của con người đã trở thành cơ sở tạo ra sức sản xuất hùng mạnh, có khả năng chủ động tiến công vào tự nhiên, làm thay đổi bộ mặt Trái Đất, làm cho môi trường phục vụ lợi ích xã hội, nhưng mặt khác, chính là vì thiếu tri thức, đặc biệt về các vấn đề môi trường, đang hạn chế khả năng đánh giá đúng và đầy đủ về mức độ tác động của sức sản xuất xã hội tới thiên nhiên. Sự mải mê của con người với những “thành công”, “chiến thắng” của mình trong quá trình tương tác với thiên nhiên đã dẫn tới chỗ chính những “chiến thắng” ấy đã trở thành sự thất bại. Hơn nữa, tính sai lầm và hoang tưởng của những “chiến thắng” ấy thật rõ ràng, về điều này thì các nhà tư tưởng vĩ đại C. Mac và F. Ănghen đã nhắc nhở từ hơn một thế kỉ trước đây. Các ông đã viết: ”Tuy nhiên, chúng ta sẽ đừng có quá thỏa mãn với những chiến thắng của mình trước thiên nhiên. Tự nhiên sẽ trả thù chúng ta vĩ mỗi chiến thắng đó. Thật ra, mỗi chiến thắng như vậy có những hệ quả mà lúc đầu sẽ đúng như chúng ta dự định, nhưng sau đó và sau đó nữa sẽ có những hậu quả khác, không lường trước và thường là thủ tiêu ý nghĩa của những hệ quả đầu tiên”. (Mac C., Ănghen F. Toàn tập, tập 20, tr. 495?496). Ngoài ra, theo lời của F. Ănghen, “sự trả thù” này của thiên nhiên dưới dạng những hậu quả không lường sẽ biểu lộ không thùy thuộc vào một tổ chức xã hội nào đó, tức trong điều kiện những hình thái kinh tế ? xã hội khác nhau. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên từ lâu nay và có tính tự phát của con người nói chung diễn ra trong những điều kiện tương đối thuận lợi cả đối với xã hội và đối với tự nhiên đã tạo ra một tập quán tâm lý ? xã hội trong thái độ của con người đối với những tài nguyên thiên nhiên quanh họ. Người ta đoan chắc rằng, dù qui mô hoạt động của con người thế nào chăng nữa, thì ảnh hưởng của con người tới tự nhiên cũng chỉ là hoặc rất nhỏ bé, hoặc chỉ mang tính chất khu vực. Nhưng đến nay, hệ thống xã hội ? tự nhiên đã tỏ ra là một hệ thống chức năng đóng kín. Đối với xã hội, tự nhiên tỏ ra không phải là một môi trường vô biên và vô định hình, mà là một hệ thống chức năng, nó tái tạo những kết quả hoạt động kinh tế thành những nhân tố mới mà sau này sẽ biểu lộ ra và xã hội buộc phải tính tới. Vì vậy vấn đề xây dựng một quan niệm khoa học tổng quát để dựa vào đó mà thực hiện quá trình tương tác giữa xã hội và tự nhiên một cách tự giác, có mục tiêu và mang lại kết quả tối ưu đang trở thành cực κ? quan trọng. Những năm gần đây đã hình thành một hướng khoa học mới tích hợp liên ngành ? sinh thái xã hội học. Và nó sẽ phải trở thành cơ sở quan điểm của những nghiên cứu lý luận, 7/385 bởi vì đối tượng khảo sát của nó là quá trình tương tác sinh học ? xã hội giữa xã hội và môi trường xung quanh, còn mục tiêu ? xác định những con đường tối ưu phát triển và hoàn thiện quá trình tương tác giữa xã hội và môi trường nhằm giảm thiểu tác hại của hoạt động kinh tế của con người tới trạng thái môi trường xung quanh. Cuối những năm bảy mươi người ta đã nêu ra luận đề rằng không có một lĩnh vực khoa học nào có thể hoàn toàn bỏ qua nhiệm vụ bảo tồn tự nhiên và sử dụng tự nhiên hợp lý. Ngày nay, luận điểm này đã được khẳng định đầy đủ trong thực tiễn. Các khoa học như địa lý học, kinh tế học, hóa học, vật lý học, sinh học, lịch sử, toán học và những khoa học khác, đang tích cực nghiên cứu những vấn đề bảo tồn môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay, chúng ta có thể nói rằng luận điểm do nhà khoa học lỗi lạc V. I. Vernađsky cho rằng sau này tri thức của chúng ta sẽ phát triển không phải theo các bộ môn khoa học, mà theo những vấn đề, đã được minh chứng hoàn toàn. Và trong thí dụ vấn đề sinh thái thì điều này đã trở thành đặc biệt hiển nhiên. Cơ sở phương pháp luận của sinh thái xã hội học là phương pháp duy vật biện chứng nghiên cứu tất cả những quá trình và hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và xã hội, còn kinh tế học sử dụng tự nhiên đã trở thành cái cốt lõi đặc biệt của cơ sở đó. Kinh tế học sử dụng tự nhiên là gì? Có thể định nghĩa bản chất của khái niệm này như sau. Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở vật chất của sự phát triển sản xuất xã hội, nó chủ yếu thực hiện chức năng kinh tế. Nhưng khác với những phương tiện sản xuất khác là thể hiện của lao động đã vật hóa, tài nguyên thiên nhiên hình thành nên môi trường tự nhiên xung quanh và do đó, nó thực hiện chủ yếu chức năng sinh thái. Và chỉ đồng thời ? tài nguyên thiên nhiên và môi trường thiên nhiên (thường là dưới dạng đã bị biến đổi dưới tác động của con người) cùng với những quan hệ sản xuất thống trị làm thành hệ thống kinh tế ? sinh thái, bao gồm tự nhiên và nền sản xuất. Được biết rằng nền sản xuất chỉ có thể vận hành trong trường hợp nếu phương tiện sản xuất được kết hợp với sức lao động và phát huy quá trình hoạt động tự giác của mọi người nhằm mục đích nhận được phúc lợi tiêu dùng. Nói cách khác, thực hiện quá trình lao động ? quá trình mà trong đó theo lời C. Mac “con người bằng hoạt động của chính mình vật hóa, điều chỉnh lại và kiểm soát sự trao đổi chất giữa mình và tự nhiên”. Đồng thời, quá trình lao động được thực hiện không phải một cách trừu tượng, mà trong khuôn khổ những mối liên hệ và quan hệ xã hội nhất định, và do đó, tính chất liên kết sức lao động với phương tiện sản xuất và mục đích sản xuất quyết định tính chất của quan hệ qua lại của xã hội với tự nhiên. Kết quả là tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên, quan hệ sản xuất thống trị cùng với bản thân xã hội tạo thành hệ thống kinh tế ? xã hội ? sinh thái. 8/385 [...]... tác giáo dục và đào tạo sinh thái Trong báo cáo kết thúc tại hội nghị này đã 16/385 nhấn mạnh rằng môi trường bao gồm môi trường xã hội, môi trường văn hóa và cả môi trường tự nhiên, và do đó, việc phân tích phải tính đến sự liên hệ qua lại giữa môi trường tự nhiên, các hợp phần sinh học của nó và các nhân tố xã hội và văn hóa Còn về giáo dục sinh thái ở nước ta và đặc biệt việc đặt vấn đề này ở trường. .. những tổ chức chuyên môn bảo tồn thiên nhiên liên quốc gia UNESCO ­ Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của LHQ, UNEP ­ Chương trình môi trường của LHQ, WMO ­ Tổ chức khí tượng thế giới, EEC ­ Ủy ban kinh tế châu Âu của LHQ, IUER ­ Liên hiệp quốc tế bảo tồn môi trường Năm 1972, tại Stockholm diễn ra Hội nghị về vấn đề môi trường Một trong những kết quả quan trọng nhất của nó là lập ra một cơ quan... và bảo tồn môi trường đã đi đến kết luận: ngành năng lượng nguyên tử không những có khả năng đáp ứng tất cả những nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về năng lượng, mà còn đảm bảo bảo tồn môi trường thiên nhiên và con người tốt hơn so với việc sản xuất cùng lượng năng lượng đó bằng các nguồn hóa học (đốt hyđrô cacbua) ở đây phải đặc biệt chú trọng tới những biện pháp loại trừ nguy cơ ô nhiễm môi trường. .. thiện môi trường xung quanh con người” (tr 18) trong khi đồng thời đảm bảo đòi hỏi từng công dân Liên Xô phải có nghĩa vụ gìn giữ thiên nhiên và bảo vệ nguồn của cải tự nhiên (tr 67) ở nước ta có một loạt những qui định pháp luật của Xô viết Tối cao Liên Xô trong thời kỳ hơn 15 năm Thật vậy, có thể nêu ra Những cơ sở của Pháp luật đất đai (1970), Luật bảo vệ không khí khí quyển (1980), Luật bảo tồn... thẳng nhất để bảo vệ môi trường khỏi bị nhiễm phóng xạ Thật ra, về mặt lý thuyết có thể xây dựng những nhà máy phát điện nguyên tử với lượng tạp chất thải thực tế bằng không Nhưng trong trường hợp đó sản xuất năng lượng tại nhà máy điện nguyên tử sẽ đắt hơn nhiều so với nhà máy nhiệt điện Vì sản xuất năng lượng dựa trên nhiên liệu khoáng sản (than, dầu, khí) cũng kèm theo sự ô nhiễm môi trường, còn trữ... vậy, ý nghĩa của giáo dục sinh thái đang tăng mạnh Ngay từ năm 1977, trong các quyết nghị của hội nghị chuyên đề về vấn đề giáo dục trong lĩnh vực môi trường diễn ra ở Tbilisi theo kênh UNESCO và UNEP đã nêu lên sự cần thiết phải tổ chức hệ thống giáo dục sinh thái liên tục Có nghĩa rằng bắt đầu từ vườn trẻ, qua trường trung học và đại học, cũng như thông qua hệ thống tái đào tạo cán bộ trình độ cao,... đáng chú ý Năm 1991, ủy ban Nhà nước về Thiên nhiên Liên Xô đổi thành Bộ Bảo tồn Môi trường Vai trò của nó cần phải tích cực tối đa, và vị trí của nó khác với vị trí mà các bộ và các ủy ban nhà nước khác nắm giữ Điều này càng quan trọng vì trong khái niệm chính sách bảo tồn thiên nhiên còn có những vấn đề như đào tạo và giáo dục bảo tồn thiên nhiên (sinh thái) Theo lời của A Ia Iablokov, một trong những... cộng đồng nhân loại 18/385 Bản chất và những tính chất của các chất làm ô nhiễm môi trường tự nhiên Mở đầu Vấn đề ô nhiễm môi trường sống của con người đã tồn tại vài thế kỉ (thí dụ, chúng ta được biết sắc lệnh của Karl VI năm 1382 cấm thải “khói độc và hôi” ở Pari) Tuy nhiên, trước khi phát triển công nghiệp, sự ô nhiễm môi trường mang tính chất hạn chế về địa điểm và thời gian lan truyền cũng như về... Liên Xô bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên được đưa lên hàng chính sách quốc gia Hiến pháp nước ta qui định rằng “ Vì lợi ích các thế hệ hôm nay và tương lai, ở Liên Xô đang thi hành những biện pháp cần thiết để bảo tồn và sử dụng hợp lý có căn cứ khoa học đất đai và lòng đất, tài nguyên nước, giới thực vật và động vật, để giữ gìn trong sạch không khí và nước, đảm bảo tái tạo... cũng như những định mức chi trả do phát thải các chất ô nhiễm vào môi trường Đồng thời trong ủy ban Nhà nước về Thiên nhiên Liên Xô lập ra một quĩ dự trữ đặc biệt bảo tồn thiên nhiên từ nguồn triết khấu những khoản chi trả do phát thải chất ô nhiễm vào môi trường tự nhiên cũng như từ kinh phí khoản phạt những người vi phạm pháp luật bảo tồn thiên nhiên Nhưng ủy ban Nhà nước về Thiên nhiên Liên Xô cần . Giáo trình bảo vệ môi trường Biên tập bởi: duvantoan Giáo trình bảo vệ môi trường Biên tập bởi: duvantoan Các tác giả: voer_nguyenthanhson duvantoan PGS giới 30. Phương tiện kỹ thuật bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm 31. Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm 32. Tài liệu tham khảo 1/385 Tham gia đóng góp 2/385 Bảo vệ môi trường - Lời nói đầu Trong. thể thay đổi nhiều. Cuốn giáo khoa này do tập thể tác giả đang giảng dạy các giáo trình bảo vệ môi trường viết: phần mở đầu  phó giáo sư A. A. Alimov, bảo vệ khí quyển  giáo sư L. T. Matveev (không

Ngày đăng: 19/06/2014, 12:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảo vệ môi trường - Lời nói đầu

  • Bảo vệ môi trường-Nhập môn

  • Bản chất và những tính chất của các chất làm ô nhiễm môi trường tự nhiên

  • Ảnh hưởng của sự ô nhiễm khí quyển tới con người, thế giới thực vật và động vật

  • Sự ô nhiễm toàn cầu

  • Sự ô nhiễm khí quyển từ các nguồn thải di động

  • Những biến đổi khí hậu các thành phố có nguồn gốc nhân sinh

  • Bức xạ

  • Những quy luật lan truyền chất ô nhiễm(tạp chất)trong môi trường rối

  • Dự báo sự ô nhiễm nền của không khí thành phố

  • Các mô hình số về ô nhiễm khí quyển thành phố lớn

  • Tổ chức quan trắc ô nhiễm không khí quyển

  • Sự phát triển các nghiên cứu về bảo vệ tài nguyên nước

  • Hệ thống quan trắc và kiểm soát chất lượng của mặt nước

  • Các nhân tố thủy văn hình thành và phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt

  • Những đại lượng thủy văn và những yếu tố thủy lực cần thiết để tính toán sự pha loãng nước thải

  • Bảo vệ các đối tượng nước khỏi cạn kiệt

  • Dự báo chất lượng tài nguyên nước

  • Vùng bảo tồn nước và dải rừng phòng hộ

  • Bảo vệ các sông nhỏ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan