Báo cáo nghiên cứu khoa học " ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN CÁC TÍNH TRẠNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI MÓNG CÁI TẠI HUYỆN HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ " ppt

19 734 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học " ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN CÁC TÍNH TRẠNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI MÓNG CÁI TẠI HUYỆN HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ " ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN CÁC TÍNH TRẠNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI MÓNG CÁI TẠI HUYỆN HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Lê Đình Phùng, Phan Hữu Tuần Trường Đại Học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái được tiến hành trên 318 lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông tin thu thập bao gồm giá trị của các tính trạng sinh sản của lứa đẻ gần nhất và các yếu tố ảnh hưởng: vùng sinh thái, đực giống, lứa đẻ, mùa vụ, chuồng trại và phương thức nuôi. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng sinh sản được phân tích bằng mô hình thống kê hỗn hợp. Kết quả cho thấy lợn nái Móng Cái nuôi ở vùng đồng bằng có năng suất sinh sản cao nhất và thấp nhất là vùng miền núi. Số con sinh ra/lứa, số con còn sống đến 24 giờ và số con cai sữa của lợn nái Móng Cái được phối với đực Móng Cái cao hơn so với khi được phối với đực Landrace hoặc đực Yorkshire. Điều ngược lại đúng cho tính trạng trọng lượng sinh và trọng lượng cai sữa của lợn con. Lợn nái có năng suất sinh sản cao nhất từ lứa đẻ thứ 3 đến lứa thứ 6. Bổ sung thức ăn công nghiệp giàu đạm vào khẩu phần ăn của lợn nái nâng cao trọng lượng lợn con cai sữa. Lợn nái nuôi trong chuồng nuôi đảm bảo nâng cao đáng kể khả năng sinh sản của lợn nái. Lợn nái sinh con vào mùa Xuân và Thu có số lứa đẻ/năm cao hơn so với mùa Đông và mùa Hè. Cần tiếp tục nghiên cứu các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái, đặc biệt yếu tố giống của lợn nái: địa phương, lai và ngoại. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Các giống lợn nội nước ta nói chung và lợn Móng Cái (MC) nói riêng là nguồn gen qủ. Chúng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt và điều kiện chăn nuôi hạn chế, khả năng chống chịu bệnh tật cao và khả năng sinh sản tốt (Nguyễn Văn Thiện và cộng sự, 1999; Võ Trọng Hốt và cộng sự, 2000). Ở Thừa Thiên Huế, lợn MC đóng vai trò quan trọng trong công tác giống lợn. Lợn MC được dùng làm nái nền để lai với đực ngoại như Yorshire, Landrace, Pietrain và Duroc để sản xuất con lai thương phẩm 50%, 75% hoặc 82,5% máu ngoại nuôi thịt cho kết quả tốt. Từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về các tính trạng sinh sản của lợn MC (Hoàng Nghĩa Duyệt, 1992; Đặng Vũ Bình, 1986 và 1992; Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự, 2002) nhưng chỉ tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng riêng lẽ của một số yếu tố nhất định và thường được tiến hành nghiên cứucácsở giống quốc gia. Trong các điều kiện môi trường khác nhau (những yếu tố không di truyền) thì khả năng sản xuất của lợn nái MC khác nhau. Điều đó có nghĩa là hiện tượng tương tác giữa kiểu gen và môi trường luôn xảy ra dẫn đến các điều kiện tối ưu cho khả năng sản xuất của con vật. Để góp phần tăng thêm tư liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của giống lợn MC, từ đó tìm ra điều kiện tối ưu nhằm nâng cao khả năng sản xuất của chúng và làm cơ sở thông tin cho công tác giống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố tới các tính trạng sinh sản của lợn nái MC nuôi tại huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế. II. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên 318 lợn nái MC nuôi trong nông hộ thuộc huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các thông tin thu thập bao gồm giá trị của các tính trạng sinh sản của lứa đẻ gần nhất và các yếu tố ảnh hưởng đến các tính trạng nghiên cứu. Các số liệu về sinh sản của lợn nái MC được thu thập bằng phỏng vấn gia chủ và quan sát theo dõi các lứa đẻ diễn ra trong giai đoạn nghiên cứu. Các số liệu về sinh sản được phân tích bằng chương trình Genstat (1997). Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tới các tính trạng sinh sản của lợn nái MC như sau: Y ijklmn = µ +V i +D j +M k +P l +C m +L n +ε ijklmn - Y ijklmn : Là giá trị của tính trạng nghiên cứu, bao gồm: - µ: Trung bình quần thể - V i : Ảnh hưởng của vùng; i = 1, 2, 3; i = 1 = Đồng bằng; i = 2 = Đất cát nội đồng; i =3 = Gò đồi - D j : Ảnh hưởng của đực giống phối với lợn nái MC; j = 1, 2, 3; j = 1 = Yorkshire; j = 2 = Landrace; j = 3 = MC - M k : Ảnh hưởng của mùa vụ khi lợn con được sinh ra; k = 1, 2, 3, 4; k = 1 = Xuân; k = 2 = Hè; k = 3 = Thu; k = 4 = Đông - P l : Ảnh hưởng của phương thức nuôi; l = 1, 2; l = 1 = Tận dụng không bổ sung thức ăn công nghiệp giàu đạm; l = 2 = Bổ sung thức ăn công nghiệp giàu đạm. Thức ăn công nghiệp được bổ sung cho lợn nái ở giai đoạn chữa kỳ 2 và tuần đầu sau khi sinh con. Lượng thức ăn công nghiệp bổ sung không nhiều, khoảng 10-15 kg/lứa đẻ. - C m : Ảnh hưởng của chuồng trại; m = 1, 2; m = 1 = Đảm bảo; l = 2 = Không đảm bảo. Chuồng trại đảm bảo là chuồng trại ấm áp về mùa Đông, mát mẽ về mùa Hè, thông thoáng, lưu thông không khí tốt, nền chuồng không trơn trượt, diện tích chuồng đối với lợn nái theo TCVN (1994) là 4 - 6 m 2 /con, ngoài ra còn phải có sân chơi cho lợn con. - L n : Ảnh hưởng của nhóm lứa đẻ của lợn nái; n = 1, 2, 3, n = 1 = lứa đẻ từ 1-2; l=2=lứa đẻ từ 3-6, n=3=lứa đẻ từ lứa thứ 7 trở lên - ε ijklmn : Ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của vùng sinh thái và phương thức nuôi đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thuỷ Giá trị của các tính trạng sinh sản của lợn nái MC nuôi tại các vùng sinh thái khác nhau được trình bày qua bảng 1 và ảnh hưởng của vùng sinh thái đến các tính trạng sinh sản được trình bày ở bảng 5. Qua bảng 5 ta thấy rằng vùng sinh thái có ảnh hưởng sâu sắc đến tuổi đẻ lứa đầu, số con sinh(ss)/lứa, số con còn sống (cs) đến 24 giờ, trọng lượng sinh/con, số con cai sữa/lứa, thời gian cai sữa, khoảng cách lứa đẻ và hệ số lứa đẻ (P <0,01). Bảng 1: Ảnh hưởng của vùng sinh thái và phương thức nuôi đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thuỷ (Trung bình  sai số của số trung bình) Đực giống Chuồng trại Chỉ tiêu Landrace (n=139) Yorkshi re (n=129) Móng Cái (n=50) Đảm bảo (n=214) Khôn g đảm bảo (n=10 4) Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) 11,90 ± 0,06 11,99 ± 0,07 11,81 ± 0,08 11,82± 0,05 12,07 ± 0,07 Số con ss/lứa (con) 10,97 ± 0.22 11,24 ± 0,20 12,44 ± 0,30 11,50 ± 0,17 10,91 ± 0,21 Số con cs đến 24giờ/lứa (con) 10,33 ± 0,20 10,42 ± 0,16 11,60 ± 0,25 10,73 ± 0,15 10,22 ± 0,17 Trọng lượng ss/con (kg) 0,58 ± 0,01 0,57 ± 0,01 0,52 ± 0,01 0,56 ± 0,01 0,55 ± 0,01 Số con cai sữa/lứa (con) 9,91 ± 0,16 10,09 ± 0,14 10,72 ± 0,15 10,22 ± 0,12 9,87 ± 0,15 Trọng lượng cai sữa/con (kg) 9,48 ± 0,13 9,63 ± 0,14 7,81 ± 0,19 9,46 ± 0,12 8,89 ± 0,12 Thời gian cai sữa (ngày) 54,05 ± 0,61 54,32 ± 0,63 53,22 ± ,97 53,76 ±0,49 54,59 ±0,68 Phối lại có kết quả (ngày) 18,88 ± 0,61 20,04 ± 0,88 16,10 ± 0,99 18,19 ± 0,56 20,39 ± 0,88 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 189,98 ±0,80 190,67± 0,98 185,42± 1,20 188,31± 0,67 192,07 ±1,02 Hệ số lứa đẻ (lứa/năm) 1,93 ± 0,01 1,92 ± 0,01 1,97 ± 0,01 1,94 ± 0,01 1,91 ± 0,01 Tính trạng số con sinh/ lứa cao nhất ở vùng đồng bằng với 11,63, thấp nhất ở vùng đất cát với 10,79 con/lứa. Lợn nái MC nuôi ở vùng đồng bằng và đất cát sinh ra con con có trọng lượng sinh cao hơn ở vùng gò đồi. Lợn nái nuôi ở vùng đồng bằng và gò đồi có số con cai sữa xấp xỉ nhau 10,33 con/lứa, cao hơn so với vùng đất cát (9,64 con/ lứa) (P < 0,001). Khoảng cách lứa đẻ và hệ số lứa đẻ của lợn nái nuôi ở vùng đồng bằng và vùng đất cát tương đương nhau, khoảng 188 ngày và 1,95 lứa trong khi đó ở vùng gò đồi có khoảng cách lứa đẻ dài hơn, 194 ngày và hệ số lứa đẻ thấp hơn, 1,89 lứa (P <0,01). Các vùng sinh thái khác nhau về điều kiện thời tiết và khí hậu, điều kiện thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, hơn thế nữa, tập quán chăn nuôi lợn nái MC giữa các vùng sinh thái cũng khác nhau. Điều đó tạo nên ảnh hưởng của yếu tố vùng sinh thái đến các tính trạng sinh sản của lợn nái MC. Kết quả nghiên cứu về số con sinh ra còn sống, số con cai sữa/lứa của lợn nái nuôi tại Hương Thủy là tương đương, tuy nhiên hệ số số lứa đẻ/năm có thấp hơn chút ít so với kết quả nghiên cứu Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2001) và Đặng Đình Trung và cộng sự (2007) khi tiến hành nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái MC nuôi ở các tỉnh phí Bắc. Điều này khẳng định khả năng thích nghi của lợn nái MC ở các miền khác nhau của đất nước. Qua bảng 1 và 5 ta thấy rằng bổ sung thức ăn công nghiệp giàu đạm vào khẩu phần ăn của lợn nái ở giai đoạn chửa kỳ cuối, và sau khi đẻ làm nâng cao trọng lượng sinh của đàn con (P<0,05), và rút ngắn thời gian cai sữa ( P<0,001) tuy nhiên không tạo nên ảnh hưởng có ý nghĩa đến các tính trạng sinh sản khác (P >0,05). 3.2. Ảnh hưởng của đực giống và chuồng trại đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thuỷ Đực giống dùng để phối với lợn nái MC có ảnh hưởng lớn đến số con sinh/lứa, số con còn sống đến 24h và số con cai sữa/lứa của lợn nái MC (P<0,001) (bảng 2 và 5). Số con sinh, còn sống đến 24 giờ và số con cai sữa của lợn nái MC khi được phối với đực MC là cao nhất (tương ứng là 12,44, 11,06 và 10,72 con/ lứa) cao hơn rất nhiều so với khi lợn nái MC được phối với đực Yorkshire (tương ứng là 11,24 10,42 và 10,09 con/ lứa) và được phối với đực Landrace (tương ứng là 10,97; 10,33 và 9,91 con/ lứa). Kết quả này của chúng tôi là phù hợp với kết quả nghiên của Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) khi nghiên cứu ảnh hưởng của đực giống dùng để phối với lợn nái MC đến khả năng sinh sản của lợn nái MC nuôi trong điều kiện nông hộ tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bảng 2: Ảnh hưởng của đực giống và chuồng trại đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thuỷ (Trung bình  sai số của số trung bình) Đực giống Chuồng trại Chỉ tiêu Landrac e (n=139) Yorkshi re (n=129) Móng Cái (n=50) Đảm bảo (n=214) Không đảm bảo (n=104 ) Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) 11,90 ± 0,06 11,99 ± 0,07 11,81 ± 0,08 11,82± 0,05 12,07 ± 0,07 Số con ss/lứa (con) 10,97 ± 0.22 11,24 ± 0,20 12,44 ± 0,30 11,50 ± 0,17 10,91 ± 0,21 Số con cs đến 24giờ/lứa (con) 10,33 ± 0,20 10,42 ± 0,16 11,60 ± 0,25 10,73 ± 0,15 10,22 ± 0,17 Trọng lượng ss/con (kg) 0,58 ± 0,01 0,57 ± 0,01 0,52 ± 0,01 0,56 ± 0,01 0,55 ± 0,01 Số con cai sữa/lứa (con) 9,91 ± 0,16 10,09 ± 0,14 10,72 ± 0,15 10,22 ± 0,12 9,87 ± 0,15 Trọng lượng cai sữa/con (kg) 9,48 ± 0,13 9,63 ± 0,14 7,81 ± 0,19 9,46 ± 0,12 8,89 ± 0,12 Thời gian cai sữa (ngày) 54,05 ± 0,61 54,32 ±0,63 53,22 ±0,97 53,76 ±0,49 54,59 ±0,68 Phối lại có kết quả (ngày) 18,88 ± 0,61 20,04 ± 0,88 16,10 ± 0,99 18,19 ± 0,56 20,39 ± 0,88 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 189,98 ±0,80 190,67± 0,98 185,42± 1,20 188,31 ± 0,67 192,07 ±1,02 Hệ số lứa đẻ (lứa/năm) 1,93 ± 0,01 1,92 ± 0,01 1,97 ± 0,01 1,94 ± 0,01 1,91± 0,01 Đực giống dùng để lai với lợn nái MC có ảnh hưởng lớn đến trọng lượng của lợn con ở các thời điểm sinhcai sữa (P<0,01). Trọng lượng sinh và trọng lượng cai sữa của lợn con của lợn nái MC khi phối với đực MC là 0,52 và 7,81 kg/con thấp hơn rất nhiều so với khi phối giống với đực Landrace (tương ứng [...]... các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thuỷ Ảnh hưởng của số lứa đẻ đến các tính trạng sinh sản của lợn nái MC được thể hiện ở bảng 3 và 5 Lứa đẻ có ảnh hưởng lớn đến số con sinh, số con còn sống đến 24 giờ, số con cai sữa/lứa, thời gian từ cai sữa đến phối lại có kết quả, khoảng cách lứa đẻ và hệ số lứa đẻ (P . 3.3. Ảnh hưởng của mùa vụ đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thuỷ Bảng 4: Ảnh hưởng của mùa vụ đến các tính trạng sinh sản của lợn nái MC nuôi tại huyện Hương. Huế TÓM TẮT Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái được tiến hành trên 318 lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông tin. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN CÁC TÍNH TRẠNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI MÓNG CÁI TẠI HUYỆN HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Lê Đình Phùng, Phan Hữu Tuần Trường Đại Học Nông Lâm, Đại học Huế

Ngày đăng: 19/06/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan