Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

55 677 1
Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

Hiểm họa Tự nhiên, Thảm họa Phi Tự nhiên   Tổng quan NGÂN HÀNG THẾ GIỚI  THE UNITED NATIONS LIÊN HỢP QUỐC Đề tặng Hiểm họa tự nhiên, thảm họa phi tự nhiên  “Báo cáo này tổng hợp hiểu biết của chúng ta về tác động của thiên tai đối với cuộc sống con người, đặc biệt là trên khía cạnh kinh tế. Báo cáo đã kết hợp tài tình các nghiên cứu trường hợp điển hình, dữ liệu trên nhiều quy mô với việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế để giải quyết những vấn đề do động đất, thời tiết bất thường hay thảm họa tương tự gây ra. Báo cáo thể hiện cái nhìn sâu sắc về vai trò tương đối của thị trường, sự can thiệp của chính phủ và vai trò của các thể chế xã hội trong việc xác định và nâng cao công tác phòng ngừa, ứng phó với các thảm họa nguy hiểm.”  “Nghiên cứu xuất sắc này là lời cảnh tỉnh kịp thời cho tất cả chúng ta phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quản lý, giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt, động đất và các thảm họa thiên nhiên khác.”  “Cuốn sách về hiểm họa tự nhiênthảm họa phi tự nhiên đã đề cập rất hay về một chủ đề có tầm quan trọng lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người.Tôi đặc biệt thích Chương viết về cách thức các quốc gia và khu vực đã nhanh chóng phục hồi từ sau thảm họa như thế nào— một chủ đề đã được thảo luận từ lâu, ít nhất là từ thời John Stuart Mill, nhà kinh tế chính trị học người Anh — và làm thế nào thị trường có thể ứng phó hiệu quả với rủi ro thiên tai, thảm họa thông qua giá đất đai hay các bất động sản khác. Tôi đặc biệt khuyến khích những người không chuyên nghiên cứu kinh tế, cũng như các nhà kinh tế học, các quan chức chính phủ đang phải đối phó với lũ lụt, sự cố tràn dầu, động đất và thiên tai khác nên đọc quyển sách này. “ — “Sau khi đọc bản báo cáo này của Ngân hàng Thế giới, ba cụm từ xuất hiện trong đầu tôi là: phòng ngừa, hợp tác quốc tế mạnh mẽ và ưu tiên giúp những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai với tình thương và tôn trọng. Với báo cáo này, Ngân hàng Thế giới đã nhấn mạnh những vấn đề mà các chủ thể quốc tế, chính phủ các quốc gia, chính quyền địa phương và cá nhân luôn phải cân nhắc khi thảo luận các biện pháp phòng ngừa. Chính phủ các nước phải đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa trực tiếp thông qua hình thức phân bổ hiệu quả các nguồn lực công cũng như các biện pháp phòng ngừa gián tiếp thông qua việc hướng dẫn cho mọi người cách tự bảo vệ mình. Đây là một thách thức thực tế không chỉ Ngân hàng Thế giới, mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt. Đây cũng là giấc mơ của chúng ta và giấc mơ này có thể trở thành hiện thực nếu chúng ta sẵn sàng hy sinh (về mặt chính trị) để đạt được nó. tưởng này cũng phù hợp với niềm tin và nguyên tắc hành động của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý.”  “Tại sao khi phải đối mặt với các thảm họa thiên nhiên hiếm khi xảy ra, một số cộng đồng có thể giảm nhẹ tác hại của chúng, trong khi những cộng đồng khác lại phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng? Hiểm họa Tự nhiên, Thảm họa phi Tự nhiên đã phân tích kỹ lưỡng và nghiên cứu thực tế câu hỏi này. Đây là một cuốn sách tuyệt vời.”  “Nếu nói rằng các cơ quan viện trợ chính thức và các Tổ chức phi chính phủ sẽ nỗ lực đáng kể để cứu trợ thiên tai và hầu như không dành nỗ lực nào cho công tác phòng ngừa, thì đây là lời nhận xét đáng buồn về tình trạng viện trợ trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, báo cáo đã mạnh dạn đưa ra luận điểm cân bằng hơn. Báo cáo nhấn mạnh điều chưa từng có trước đó, rằng “Hiểm họa tự nhiên” không hoàn toàn là tự nhiên—nếu không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì nó sẽ cướp đi vô số mạng sống, mà phần lớn là người nghèo. Báo cáo nêu lên thách thức: cần phải chấm dứt tình trạng sao lãng, lơ là các biện pháp phòng ngừa để cứu những mạng sống này.”  “Nghĩa vụ đạo đức và đạo lý của tất cả những người làm việc trong lĩnh vực phát triển và nhân đạo là phải đảm bảo sao cho mỗi đồng viện trợ phải được chi tiêu hợp lý. Vì vậy, nghiên cứu là cuốn cẩm nang cần thiết, thậm chí không thể thiếu trong giai đoạn cấp thiết này cho tất cả các nhà hoạch định chính sách và các cán bộ có liên quan, hoạt động trong lĩnh vực giảm thiểu và khắc phục tác động của rủi ro thiên tai. Để xây dựng một cộng đồng an toàn và có khả năng ứng phó tốt với rủi ro, cần phải chi tiêu hợp lý, minh bạch hơn, nâng cao trách nhiệm giải trình để có thể giảm thiểu nhiều hơn, khắc phục tốt hơn những tổn thương lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt. Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường nguồn lực và quan hệ đối tác sáng tạo, điều này cũng phù hợp với kinh nghiệm của Hội Chữ thập đỏ và Trăng Lưỡi liềm đỏ, đó là đầu vào công tác phòng ngừa thiên tai là đầu thực sự đáng làm.”   “Đối với các nhà hoạch định chính sách và cá nhân có liên quan trên toàn thế giới, đây là cuốn sách cần phải đọc. Trong một thời gian quá dài, các nhà lãnh đạo hầu như không làm gì để ngăn chặn hiểm họa tự nhiên trở thành thảm họa (phi) tự nhiên, và sau khi thảm họa xảy ra thì lại hành động quá chậm. Cho đến giờ, những nguy cơ này đang gia tăng cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và biến đổi khí hậu. Cuốn sách này đã tập hợp, sắp xếp hàng loạt liệu thành một bản phân tích đầy thuyết phục với những thông điệp rõ ràng. Tác giả đã đề xuất những chính sách khả thi, kết hợp các biện pháp khuyến khích thị trường với các nguyên tắc điều tiết “thông minh” và quản lý nhà nước lành mạnh. Tôi cho rằng, chúng ta cần thực hiện nghiêm túc những đề xuất này.”   “Cảnh báo con người về các nguy cơ sắp xảy ra sẽ giúp cứu sống nhiều người và sinh kế. Nhưng, như những gì đã được trình bày trong báo cáo tuyệt vời này, chúng ta vẫn có thể làm tốt hơn! Với các lập luận, tuyên bố và bằng chứng rõ ràng, báo cáo là lời kêu gọi có tính thuyết phục đối với chính phủ các nước trên toàn thế giới nhằm nâng cao việc phát hiện và dự báo các rủi ro nguy hiểm, xây dựng cảnh báo tốt hơn cho quy hoạch ngành để giảm bớt thiệt hại về người và kinh tế, bởi lẽ những thiệt hại này đang cản trở quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia cho thấy, cải thiện hệ thống cảnh báo sớm rõ ràng là một sự đầu cần thiết cho phát triển bền vững, bởi lẽ lợi ích mang lại cao hơn chi phí rất nhiều lần.”  “Khi Hiểm họa tự nhiên xảy ra, ảnh hưởng đến những nạn nhân vô tội, người dân trên khắp thế giới luôn sẵn lòng giúp đỡ. Nhiệm vụ của các nhà hoạch định chính sách là phải đảm bảo rằng sự trợ giúp này được sử dụng hợp lý. Báo cáo là một trong những cuốn sách đầu tiên nhìn nhận thảm họa dưới góc độ kinh tế học, với ý nghĩa “chi tiêu cho thảm họa phải đáng đồng tiền bát gạo”. Góc nhìn này- dù có phần ảm đạm- đã đưa ra những lý giải sâu sắc và quan trọng cho các câu hỏi như: tại sao phải dành nhiều ngân sách hơn cho các hoạt động phòng ngừa (tại sao hiện nay chúng ta không làm vậy), tại sao không có kết quả gì nếu chỉ trông chờ vào các quy định pháp lý hay quy hoạch, kế hoạch, và tại sao cần phải đặt phòng ngừa rủi ro thiên tai trong bối cảnh phát triển rộng hơn. Báo cáo cung cấp một bản kế hoạch chi tiết, kịp thời và đáng hoan nghênh về các biện pháp giảm thiểu thiên tai trong thời điểm hiểm họa tự nhiên có xu hướng gia tăng.”  “Tôi vừa đọc xong báo cáo. Tôi cho rằng đây là một báo cáo rất hấp dẫn và nêu đúng mục tiêu! Nhiều vấn đề lớn, có phạm vi rộng lại là hậu quả của. . . công tác quản lý nhà nước kém trong suốt một thời gian dài, ảnh hưởng tới lòng tin của người dân vào chính phủ và giữa các cá nhân với nhau. Điều quan trọng ở đây không chỉ là xây dựng lại thế giới vật chất hữu hình mà khó khăn hơn là phải xây dựng lại niềm tin và củng cố nguồn lực xã hội. Tôi từng mong rằng các bước đi để hoàn thành được công việc khó khăn này sẽ dễ dàng và nhanh chóng, nhưng thực tế không phải vậy. Tôi nghĩ các bạn đang làm được một việc rất quan trọng.”  “Không chỉ những cú sốc kinh tế mà cả những Hiểm họa tự nhiên đều không thể tránh được. Tuy vậy người dân, doanh nghiệp và chính phủ có thể chung tay hạn chế hoặc giảm thiểu tác động tồi tệ nhất thông qua việc phối hợp hiệu quả giữa công tác phòng ngừa, bảo hiểm và ứng phó hợp lý . Cuốn sách này là cơ sở, nền tảng về cách đối phó với rủi ro, hiểm họa tự nhiên để chúng không trở thành “thảm họa” tự nhiên như tiêu đề cuốn sách đã khéo léo đưa ra. Cuốn sách nhấn mạnh các biện pháp chính phủ có thể thực hiện để thúc đẩy công tác phòng ngừa hiệu quả, đồng thời cũng xem xét vai trò của bảo hiểm rủi ro thảm họa và cho thấy, mặc dù lĩnh vực này rất quan trọng, song thất bại của thị trường và chính phủ trong lĩnh vực này là khá phổ biến.”  “Với độ dài như một cuốn sách, báo cáo này viết về bài toán kinh tế của các biện pháp phòng ngừa các thảm họa (phi) tự nhiên, do các cán bộ của Ngân hàng Thế giới soạn thảo. Có thể coi đây là đơn thuốc để giải quyết triệt để một vấn đề mà chúng ta hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Bằng việc kết hợp phân tích kinh tế với mô tả thực tế, những bài tường thuật cá nhân, biểu đồ, dữ liệu, hình ảnh và tài liệu tham khảo, báo cáo đã minh họa phong phú các nỗ lực phòng ngừa khác nhau nhằm mục tiêu giải quyết những nguyên nhân cụ thể và hậu quả của rủi ro thảm họa tiềm tàng trên khắp thế giới.”   Hiểmhọatựnhiên,Thảmhọaphitựnhiên “Báo cáo này là một viên đá quý. Ngôn ngữ rõ ràng và đơn giản, cách tổ chức, sắp xếp hợp lý; các minh họa bằng lời nói rất ấn tượng; bản đồ và sơ đồ dễ theo dõi; các tranh luận lý thuyết rất dễ hiểu, chủ đề hấp dẫn: làm thế nào để hiểu được các mối nguy hiểm và làm thế nào để đối phó trước và sau động đất, bão, lũ lụt, hạn hán hay các sự kiện thiên nhiên khắc nghiệt khác. Đây là một mô hình cần được nghiên cứu và học tập. Báo cáo cũng là thành quả chung của tập thể, đi ngược lại quan niệm phổ biến rằng “chín người mười ý”, rất khó thành công. Tôi không nhớ đã đọc bất kỳ 248 trang nào khác về một chủ đề đặc biệt nghiêm trọng mà lại thu được nhiều thông tin và rất dễ hiểu như thế. Xin chúc mừng các tác giả, các chuyên gia đã vấn và biên soạn báo cáo này.”  “Đây là một tác phẩm tuyệt vời. Những bài học, kinh nghiệm thực sự thiết thực trong báo cáo này sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta đối phó và phòng ngừa thiên tai. Báo cáo cung cấp thông tin và phản ánh các phân tích chính sách, theo đó, chúng ta có thể tạo được sự khác biệt rất lớn đối với cuộc sống của những người dễ bị tổn thương. Tôi vui mừng đón nhận báo cáo này.” —[...]... hơn Tổng quan C ụm từ phi tự nhiên trong tiêu đề của báo cáo này tự nó đã truyền tải thông điệp chính: có những hiểm họa do tự nhiên gây ra như động đất, hạn hán, lũ lụt và bão, nhưng những thảm họa phi tự nhiên như người chết và thiệt hại lại là hậu quả của các thiếu sót và sai lầm trong hành vi của con người Không có thảm họa nào giống thảm họa nào, nhưng mỗi thảm họa lại thể hiện kết quả hành... kiện để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin về hiểm họa và rủi ro (như bản đồ của vùng lũ và đường đứt gãy địa chấn) Ngoài ra, cho phép thị trường tự do vận xv xvi Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên hành cũng có nhiều tác dụng, bởi lẽ bản thân giá cả cũng hàm chứa nhiều thông tin Kiểm soát giá cả, thương mại, thuế quan hay các biện pháp tương tự nhiều khi lại có tác động tiêu cực và sửa chữa... điều kiện dữ liệu và khoa học còn nhiều hạn chế 1 2 Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên Bốn kết quả chính Trước tiên, thảm họa cho thấy tác động của nhiều quyết định trước đó, của cả cá nhân, tập thể và đôi khi là mặc định Nếu đi đến tận cùng câu hỏi về những gì đã xảy ra và lý do tại sao, thì chúng ta có thể ngăn chặn được sự tái diễn của thảm họa Một số yếu tố là nguyên nhân gây ra thiên tai,... thiển cận 20 Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên Tuy nhiên, như các cuộc cạnh tranh khác, cạnh tranh trên chính trường để giành phi u bầu có nghĩa là sẽ phải cung cấp những gì công chúng muốn Tại Hoa Kỳ, các cử tri ủng hộ chi tiêu cứu trợ hơn là phòng ngừa, khiến một số người kết luận rằng, chính cử tri (chứ không phải các chính trị gia) hoặc là thiển cận hoặc đã hiểu nhầm về rủi ro nguy hiểm Những... Samaria, tên thủ phủ trước đây của Israel, đã gặp phải tình trạng khó xử: không có khả năng từ chối giúp đỡ sau thảm họa cho những người không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa 12 Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên Bản đồ 1  Số người thiệt mạng giảm ở Châu Á và Châu Mỹ, song tăng ở Châu Phi Figure 1.9: Total Number of People Killed by Disasters (1970-2008) Total killed: 0 - 5,000 5,001 - 20,000... giữa hai quốc gia này là nạn phá rừng (Hình 5) Tuy nhiên, rất khó phân biệt được chất lượng của các tổ chức, thể chế Các tổ chức, thể chế và cộng đồng ở Haiti đã bị suy yếu sau nhiều thập kỷ bất ổn chính trị Nếu cộng đồng 9 10 Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên Hình 5  Đường biên giới rõ ràng giữa Haiti và cộng hòa Dominica Nguồn: National Geographic hoạt động năng nổ, thì có thể hạn chế được tình... không nguy hiểm Trong trường hợp có thể làm được điều này, thì có thể thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đa năng, chẳng hạn như dự án Quản lý nước mưa và đường hầm (SMART) tại Kuala Lumpur Lũ lụt do mưa lớn 7 8 Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên Hình 3   Không dành đủ kinh phí cho hoạt động duy bảo dưỡng cho thấy việc khôi phục sửa chữa cơ sở hạ tầng là một tồn đọng lớn ở Châu Phi cận... kéo dài lâu hơn Tuy nhiên, nếu một nước có thể chế tốt thì có thể giảm khả năng đẩy xung đột lên cao Một thể chế tốt là thể chế dân chủ và có khả năng điều hành tốt, đây cũng là những yếu tố tạo nên sự thịnh vượng Báo cáo này phát hiện ra là để có được các yếu tố này, cần phải thúc đẩy cạnh tranh chính trị thay vì chỉ thực hiện quyền 15 16 Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên Hình 7  Các... Nhóm xa nh t 6 Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên trình có thể so sánh được là mức độ rủi ro thiên tai, nên có thể đánh giá được liệu giá công trình ở khu vực có nhiều rủi ro có thấp hơn không Hình 2 dưới đây thể hiện mức độ vốn hóa của các hạn chế, bất lợi do rủi ro thiên tai gây ra Thị trường khi bị hạn chế sẽ không khuyến khích được các biện pháp phòng ngừa thiên tai, thảm họa phát triển Tại... ấn, đồ họa, và bản đồ của Ngân hàng Thế giới đã thiết kế các bản đồ theo chỉ đạo của Jeff Lecksell Văn phòng Xuất bản biên tập, thiết kế, tổng hợp và in ấn dưới sự giám sát của Patricia Katayama, Nora Ridolfi, và Dina Towbin Roger Morier và Brigitte Leoni hỗ trợ và vấn về chiến lược truyền thông xiii THƯ GỬI BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH CÓ LIÊN QUAN Tiêu đề:  Hiểm họa tự nhiên, thảm họa phi tự nhiên: . đất và các thảm họa thiên nhiên khác.”  “Cuốn sách về hiểm họa tự nhiên và thảm họa phi tự nhiên đã đề. lãnh đạo hầu như không làm gì để ngăn chặn hiểm họa tự nhiên trở thành thảm họa (phi) tự nhiên, và sau khi thảm họa xảy ra thì lại hành động quá chậm. Cho

Ngày đăng: 30/01/2013, 16:18

Hình ảnh liên quan

Hình 1 Số lượng các nước lưu trữ dữ liệu về mối nguy hiểm cụ thể - Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

Hình 1.

Số lượng các nước lưu trữ dữ liệu về mối nguy hiểm cụ thể Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình 2 Giá tài sản so sánh được cao hơn ở những nơi xa địa điểm có rủi ro - Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

Hình 2.

Giá tài sản so sánh được cao hơn ở những nơi xa địa điểm có rủi ro Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 4 Ba cơ chế hoạt động của đường hầm SMART - Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

Hình 4.

Ba cơ chế hoạt động của đường hầm SMART Xem tại trang 24 của tài liệu.
Hình 3 Không dành đủ kinh phí cho hoạt động duy tư bảo dưỡng cho thấy việc khôi - Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

Hình 3.

Không dành đủ kinh phí cho hoạt động duy tư bảo dưỡng cho thấy việc khôi Xem tại trang 24 của tài liệu.
Hình 5 Đường biên giới rõ ràng giữa Haiti và cộng hòa Dominica - Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

Hình 5.

Đường biên giới rõ ràng giữa Haiti và cộng hòa Dominica Xem tại trang 26 của tài liệu.
Hình 6 Thảm họa nhận được 1/5 tổng viện trợ nhân đạo - Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

Hình 6.

Thảm họa nhận được 1/5 tổng viện trợ nhân đạo Xem tại trang 27 của tài liệu.
Tổng hợp các mô hình dữ liệu thiên tai - Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

ng.

hợp các mô hình dữ liệu thiên tai Xem tại trang 28 của tài liệu.
Hình 8 Chi phí sau thảm họa biến động nhiều hơn chi phí trước thảm họa - Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

Hình 8.

Chi phí sau thảm họa biến động nhiều hơn chi phí trước thảm họa Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 9 Biến đổi khí hậu rút ngắn thời gian các cơn bão tái xuất hiện - Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

Hình 9.

Biến đổi khí hậu rút ngắn thời gian các cơn bão tái xuất hiện Xem tại trang 41 của tài liệu.
Danh mục hình vẽ - Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

anh.

mục hình vẽ Xem tại trang 53 của tài liệu.
4 Ba mô hình hoạt động của đường hầm SMARTl 7 - Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

4.

Ba mô hình hoạt động của đường hầm SMARTl 7 Xem tại trang 53 của tài liệu.
3.5 Xây dựng kém chất lượng thể hiện qua mô hình “tổ ong” 97 - Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

3.5.

Xây dựng kém chất lượng thể hiện qua mô hình “tổ ong” 97 Xem tại trang 54 của tài liệu.
Danh mục bảng biểu - Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

anh.

mục bảng biểu Xem tại trang 55 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan