bài tập hóa phân tích

8 8.5K 62
bài tập hóa phân tích

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tiết chương 1 phương phấp phân tích khối lượng và phân tích thể tích của một chất MTTCQ CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHẤP PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG VÀ PHÂN TÍCH THỂ TÍCH Câu 1: Cho 25ml dung dịch AgNO 3 0.1248N vào 20ml dung dịch NaCl. Chuẩn độ lượng AgNO 3 dư thấy tiêu tốn hết 11.54 ml dung dịch KCNS 0.0875 N. Tính nồng độ của dung dịch NaCl. Câu 2: Hòa tan 35g mẫu có chứa sắt, sau đó đem kết tủa hoàn toàn bằng dung dịch NaOH dư. Lọc, rửa kết tủa, sau đó đem sấy

Bài tập HĨA PHÂN TÍCH (phần bổ sung) Lớp: NT-CNMT Phần 1. Nồng độ dung dịch - Pha chế dung dịch 1. Hòa tan 2,9375 g Cu(NO 3 ) 2 tinh khiết vào 1000 ml HNO 3 1% w/v. Sau đó, lấy 10 ml dung dịch Cu 2+ thu được pha lỗng và định mức bằng nước cất lên đến 250 ml. Tính nồng độ mol, % w/v và ppm (w/v) của Cu 2+ trong dung dịch sau cùng. Cho biết: Cu = 64; N = 14; O = 16 2. Trình bày cách pha chế 250 ml dung dòch KMnO 4 0,025 M từ KMnO 4 tinh thể (M = 158,031). Cách pha chế này có thu được dung dòch KMnO 4 có nồng độ chính xác bằng 0,025 M không? Giải thích. 3. a) Hãy pha chế 200 ml dung dịch KOH 20% w/w từ KOH rắn. Tính khối lượng riêng của dung dịch thu được. b) Từ dung dịch KOH 20% w/w nói trên, hãy pha chế 250 ml KOH 2% w/w. 4. Trình bày cách pha chế 500 ml dung dòch NaOH 0,1 N từ dung dòch chuẩn NaOH 2,5 N. 5. Làm thế nào để thu được 250 ml dung dòch chuẩn AgNO 3 0,0100 N từ ống chuẩn AgNO 3 N/10 ? 6. Trình bày cách pha chế 500 ml CH 3 COOH 4 M từ dung dòch CH 3 COOH đặc thương mại 98% w/w (d = 1,05 g/ml). Cho: M CH3COOH = 60,05 7. Trình bày cách pha chế 500 ml NH 4 OH 4 M từ dung dòch NH 4 OH đặc thương mại 25% w/w (d = 0,91 g/ml). 8. a) Tính nồng độ mol của dung dịch CH 3 COOH đặc 98% w/w (d = 1,055 g/ml). b) Từ dung dịch CH 3 COOH đặc nói trên, hãy pha chế 250 ml dung dịch CH 3 COOH 10% w/w. Tính khối lượng riêng của dung dịch vừa pha chế. Cho: M CH3COOH = 60. 9. Hãy pha chế 500 ml dung dịch H 2 SO 4 20% w/w từ H 2 SO 4 đặc 98% w/w (d = 1,84 g/ml). Tính nồng độ mol của dung dịch vừa pha chế. Cho: H 2 SO 4 = 98,08 10. a) Trình bày cách pha chế 250 ml dung dịch chuẩn Na 2 B 4 O 7 0,0100 N từ chất gốc Na 2 B 4 O 7 .10H 2 O (M = 381,374). Biết rằng dung dịch này dùng để chuẩn độ HCl theo phản ứng: B 4 O 7 2- + 2H + = H 2 B 4 O 7 b) Từ dung dịch trên, hãy pha chế 250 ml dung dịch Na 2 B 4 O 7 1,25.10 – 3 M. Tính pB 4 O 7 và ppmB 4 O 7 của dung dịch thu được. 11. Trình bày cách pha chế 500 ml dung dịch H 2 O 2 4% w/w từ dung dịch H 2 O 2 đặc 30 % w/w (d = 1,19 g/ml). Tính nồng độ mol của dung dịch H 2 O 2 vừa pha chế. Cho: H 2 O 2 = 34,01 12. a) Cần cân bao nhiêu gam KH 2 PO 4 tinh khiết phân tích (M = 136,09) để pha chế 1000 ml dung dịch chuẩn gốc P có nồng độ 50 ppm ? b) Tính thể tích dung dịch chuẩn gốc P nói trên cần lấy để pha chế 100,00 ml dung dịch chuẩn P có nồng độ lần lượt là 1,0; 5,0 và 10 ppm. Cho: P = 31 13. Hãy pha chế 100 ml dung dịch chỉ thị Bromocresol xanh 0,1% w/v trong etanol 20% v/v từ Bromocresol xanh (tinh thể), etanol 96% v/v và nước cất. 14. Trình bày cách pha chế 250 ml dung dịch Na 2 S 2 O 3 0,1 N từ Na 2 S 2 O 3 .5H 2 O tinh thể (M = 248,18) dùng trong phép chuẩn độ I 2 . Nêu nguyên tắc chuẩn hóa nồng độ dung dịch này. 15. Trộn 50 ml KNO 3 0,05 M với 40 ml NaNO 3 0,075 M thì được dung dịch có ppmNO 3 bằng bao nhiêu ? 16. 250,0 ml dung dịch nước chứa 45,1 µg thuốc trừ sâu. Biểu diễn nồng độ thuốc trừ sâu trong nước theo % w/w, ppm và ppb. Phần 2. Tính pH của dung dịch acid-baz 1. a) Hãy pha chế 500 ml HNO 3 4 N từ dung dịch HNO 3 68% w/w (d = 1,405 g/ml). Cho: HNO 3 = 63. b) Từ dung dịch trên, hãy pha chế 250 ml HNO 3 0,2 N. Tính pH của dung dịch thu được. 2. a) Hãy pha chế 100 ml dung dịch HNO 3 20% w/v từ HNO 3 đặc 65% w/w (d = 1,41 g/ml). b) Từ dung dịch HNO 3 20% w/v, hãy pha chế 250 ml HNO 3 2% w/v. Tính nồng độ mol và pH của của dung dịch HNO 3 2% w/v vừa pha chế. 3. Trình bày cách pha chế 1000 ml HClO 4 5% w/w từ dung dịch HClO 4 31,6% w/w (có d = 1,220 g/ml). Tính nồng độ mol và pH của dung dịch HClO 4 5% w/w vừa pha chế. Cho: HClO 4 = 100,5. 4. a) Trình bày cách pha chế 500 ml dung dịch NaOH 40% w/v từ NaOH rắn. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH thu được. b) Từ dung dịch NaOH nói trên, hãy pha chế 1000 ml NaOH 0,4% w/v. Tính pH của dung dịch vừa pha chế. 5. a) Trình bày cách pha chế 1000 ml CH 3 COOH 2 M từ dung dịch CH 3 COOH 98% w/w (d= 1,055 g/ml) b) Từ dung dịch CH 3 COOH 2 M nói trên, hãy pha chế 250 ml CH 3 COOH 0,1 M. Tính pH của dung dịch vừa thu được. Cho biết pK CH3COOH = 4,75 6. a) Kali biphtalat là sản phẩm của sự trung hòa nấc đầu tiên của acid p-phtalic (C 6 H 4 (COOH) 2 ) bởi KOH. Trình bày cách pha chế 250,00 ml dung dịch kali biphtalat 4 M từ chất gốc kali biphtalat (C 6 H 4 (COOH)(COOK) (M = 204,229). b) Từ dung dịch kali biphtalat nói trên, hãy pha chế 100,00 ml kali biphtalat 0,5 M. Tính pH của dung dịch vừa thu được. Cho biết: acid p-phtalic có pK a1 = 3,54; pK a2 = 4,46. 7. Hãy pha chế 500 mL dung dịch đệm amoni có pH = 9,25 từ 500 mL NH 4 OH 4 M và muối NH 4 Cl. Giả thiết sự hòa tan chất rắn vào chất lỏng không làm thay đổi thể tích dung dịch. Cho biết: pK NH4OH = 4,75 8. a) Hãy pha chế 500 mL dung dịch đệm acetat pH = 4,75 từ 500 mL CH 3 COOH 4M và muối CH 3 COONa tinh thể. Giả thiết rằng sự hòa tan chất rắn vào chất lỏng không làm thay đổi thể tích dung dịch. b) Thêm 20mL HCl 1 M vào 100 mL dung dịch đệm acetat nói trên thì pH của dung dịch sẽ thay đổi ra sao? Cho: pK CH3COOH = 4,75; C = 12; O =16; H = 1; Na = 23. Phần 3. Các cách chuẩn độ - Cách tính kết quả trong phân tích thể tích 1. Một mẫu nước thải có pH = 5- 6. Chuẩn độ 100 ml mẫu nước này với chỉ thị phenolphtalein thì hết 7,25 ml NaOH 0,0200 N. a) Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra b) Tính độ acid tổng cộng của mẫu nước phân tích. 2. Một mẫu nước có pH = 7 – 8. Chuẩn độ 100 ml mẫu nước này với chỉ thị metyl da cam thì hết 5,76 ml H 2 SO 4 0,0220 N. a) Viết phương trình phản ứng có thể xảy ra b) Tính độ kiềm tổng cộng của mẫu nước phân tích. 3. Cân 0,8650 g một mẫu khoáng vật có chứa dolomite (CaCO 3 .MgCO 3 ) hòa tan hoàn toàn trong 10,00 ml HCl 1,5420 N. Sau khi đun sôi để đuổi CO 2 , chuẩn độ lượng HCl còn dư với chỉ thị methyl đỏ thì tiêu tốn hết 26,03 ml NaOH 0,2163 N. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra b) Tính % dolomite có trong mẫu khoáng phân tích. Cho: Ca = 40; Mg = 24; C = 12; O = 16 4. Chuẩn độ 20,00 ml dung dịch hỗn hợp acid HCl + H 3 PO 4 với chỉ thị metyl da cam thì tiêu tốn hết 37,83 ml NaOH 0,1 N. Thêm tiếp vào đó vài giọt chỉ thị phenolphtalein rồi chuẩn độ tiếp tục đến lúc dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt bền trong 50 sec thì cần dùng 21,98 ml NaOH 0,1 N. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính nồng độ mol của HCl và H 3 PO 4 trong dung dịch hỗn hợp đem phân tích. 5. Chuẩn độ 20,00 mL dung dịch hỗn hợp NaOH + Na 2 CO 3 với chỉ thị phenolphtalein thì hết 32,48 ml HCl 0,1 N. Thêm tiếp vào đó vài giọt metyl da cam rồi chuẩn độ tiếp tục đến lúc dung dịch chuyển từ vàng sang đỏ cam thì hết 10,26 ml HCl 0,1 N. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính nồng độ mol của NaOH và Na 2 CO 3 trong dung dịch hỗn hợp đem phân tích. 6. Hòa tan 0,3476 g một mẫu muối chứa MgCl 2 và CaCl 2 rồi định mức bằng nước cất thành 100 ml. Chuẩn độ 25,00 ml dung dịch trên ở pH = 10 với chỉ thị ET-OO thì tiêu tốn hết 32,00 ml EDTA 0,05N. Mặt khác, chuẩn độ 25 ml dung dịch trên ở pH ≥ 12 với chỉ thị Murexid thì chỉ cần 15,00 ml EDTA 0,05 N. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính % MgCl 2 và % CaCl 2 trong mẫu muối đem phân tích. Cho: MgCl 2 = 95,21; CaCl 2 = 110,99 7 Cân 0,4071 g chất chuẩn gốc CaCO 3 (M = 100,09) đem hòa tan trong một thể tích tối thiểu HCl 6M rồi định mức thành 500 ml. Lấy 25,00 ml dung dịch chuẩn gốc Ca 2+ vừa pha chế cho vào bình nón, thêm NaOH 2M để điều chỉnh pH > 12, vài hạt chỉ thị Murexid rồi chuẩn độ bằng dung dịch EDTA thì tiêu tốn hết 21,31 ml. Cho biết sự thay đổi màu sắc dung dịch ở điểm tương đương và tính nồng độ đương lượng của dung dịch EDTA. 8. Cân 0,3172 g một mẫu muối chỉ chứa KCl và NaBr được hòa tan trong 50,00 mL nước cất rồi chuẩn độ theo phương pháp Mohr thì tiêu tốn hết 36,14 mL AgNO3 0,1120 M để đạt tới điểm tương đương. Tính % (w/w) của KCl và NaBr trong mẫu. Cho: KCl = 74,55; NaBr = 102,89 9. Để xác định hàm lượng sulfur tổng số (S 2- , HS - và H 2 S) trong nước thải, người ta lấy 250 ml mẫu nước thải, thêm vào đó 1,5 ml Zn(CH 3 COO) 2 2N, rồi 1ml NaOH 6N. Đậy kín, để yên trong 6 - 8 giờ. Lọc lấy kết tủa rồi hòa tan bằng cách thêm 100 ml nước cất và 2 ml HCl 6N. Thêm 5,00 ml I 2 0,0125M vào dung dịch thu được, rồi chuẩn độ lượng I 2 còn dư thì tiêu tốn hết 4,46 ml Na 2 S 2 O 3 0,0100M. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình phân tích. Cho biết cách nhận ra điểm tương đương của phép chuẩn độ. b) Tính hàm lượng sulfur tổng số trong mẫu nước thải nói trên theo đơn vị mg/l. 10. Chỉ số COD của một mẫu nước thải được tính bằng số mg O 2 cần dùng để oxy hóa hoàn toàn 1000 ml mẫu nước thải này. Để xác định chỉ số COD của một mẫu nước thải người ta lấy 20,00 ml mẫu, thêm 10,00 ml K 2 Cr 2 O 7 0,0250 N, một ít xúc tác Ag 2 SO 4 + HgSO 4 và 30 ml H 2 SO 4 đặc rồi đun ở 120 0 C trong 2 giờ. Chuẩn độ lượng K 2 Cr 2 O 7 còn dư thì tiêu tốn hết 5,29 ml dung dịch Fe 2+ 0,0232 N. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra b) Tính chỉ số COD của mẫu nước thải nói trên. (Giả sử hóa chất và dụng cụ sử dụng không chứa tạp chất hữu cơ). 7. Hàm lượng oxy hòa tan (tức chỉ số DO) của một mẫu nước được xác định bằng phương pháp Winkler như sau: Lấy 100,00 ml mẫu nước đem kiềm hóa bằng KI dư trong NaOH rồi xử lý bằng dung dịch MnCl 2 dư (tiến hành trong bình kín). Sau đó, dung dịch được acid hóa bằng H 2 SO 4 và chuẩn độ lượng I 2 sinh ra với chỉ thị hồ tinh bột thì tiêu tốn hết 8,90 ml Na 2 S 2 O 3 0,0087 N. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính DO của mẫu nước theo đơn vị ppm O 2 . Cho O = 16. Phần 4. Tính bước nhảy, điểm tương đương của quá trình chuẩn độ Chuẩn độ acid – baz 1. a) Tính pH tại điểm tương đương và bước nhảy đường định phân của các trường hợp chuẩn độ sau: - Chuẩn độ dung dịch HNO 3 0,02 M bằng dung dịch NaOH 0,02 M - Chuẩn độ dung dịch HCOOH 0,1 M bằng dung dịch NaOH 0,1 M - Chuẩn độ dung dịch NH 4 OH 0,1 M bằng dung dịch HCl 0,1 M. b) Có thể dùng chỉ thị nào trong các chỉ thị sau để phát hiện ĐTĐ của các phép chuẩn độ nói trên: Metyl da cam (pT = 4); Metyl đỏ (pT = 5); Phenolphtalein (pT = 9) ? Cho biết: pK HCOOH = 3,74; pK NH4OH = 4,75 2. Chuẩn độ dung dịch taurine nồng độ 0,02 M bằng NaOH 0,1M. Cần chọn chỉ thị có pT bằng bao nhiêu để phép chuẩn độ không mắc sai số chỉ thị? Cho biết taurin là một acid amin có hằng số acid K a = 1.8.10 - 9 1. Chuẩn độ dung dịch dimethylamin 2.10 – 2 M bằng HCl 2.10 – 2 M. Cần chọn chỉ thị có pT bằng bao nhiêu để sai số chỉ thị không quá 0,1 % ? Cho biết dimethylamin có pK B = 3,02 4. Chuẩn độ dung dịch acid tricloroactic (CCl 3 -COOH) nồng độ 0,02 M bằng NaOH có cùng nồng độ. a) Tính hằng số acid của CCl 3 -COOH biết rằng khi chuẩn độ được 90% thì pH của dung dịch bằng 1,65. b) Cần chọn chỉ thị có pT bằng bao nhiêu để sai số chỉ thị của phép chuẩn độ không vượt quá 0,1% ? 5. Chuẩn độ 10,00 ml dung dịch acid monochloro acetic ClCH 2 COOH (pKa = 2,86) có nồng độ 0,02 M bằng dung dịch KOH có độ chuẩn T KOH = 5,6.10 – 4 g/ml. a) Tính thể tích KOH cần dùng để đạt tới điểm tương đương. b) Chỉ thị nào sau đây là tốt nhất để nhận ra điểm tương đương của phép chuẩn độ nói trên: Metyl đỏ (pT = 5); Cresol đỏ (pT = 8); Phenolphtalein (pT = 9) 6. Chuẩn độ dung dịch baz etylamin (C 2 H 5 NH 2 ) nồng độ 0,2 M bằng HCl 0,2 M. a) Tính hằng số baz của etylamin biết rằng tại điểm tương đương dung dịch có pH = 5,48. b) Cần chọn chỉ thị có pT bằng bao nhiêu để sai số chỉ thị của phép chuẩn độ không quá 0,1% ? 7. a) Chuẩn độ 50 ml baz metylamin (CH 3 NH 2 ) thì tiêu tốn hết 25 ml HCl 0,1 M để đạt tới điểm tương đương. Tính nồng độ mol của dung dịch CH 3 NH 2 đem chuẩn độ. b) Chỉ thị nào sau đây là tốt nhất để nhận ra điểm tương đương của phép chuẩn độ nói trên: Bromocresol xanh (pKa = 4,66); Bromocresol tím (pKa = 6,12); Phenol đỏ (pKa = 7,81); Phenolphtalein (pKa = 9,40). Cho biết: Metylamin có K b = 4,35.10 – 4 8. a) Tính pH của dung dịch H 3 PO 4 4M. b) pH dung dịch trên sẽ thay đổi ra sao khi thêm 20 mL; 40 mL NaOH 2M vào 10 mL dung dịch H 3 PO 4 4M. Cho biết H 3 PO 4 có các hằng số acid lần lượt là: pKa 1,2,3 = 2,12; 7,21 và 12,36. 9. a) Trình bày cách pha chế 100 ml dung dịch chỉ thị Bromocresol xanh 0,1% (w/v) trong etanol 20% (v/v) từ các hóa chất sau: Bromocresol xanh (dạng tinh thể), etanol 96% (v/v), nước cất. b) Nhỏ vài giọt chỉ thị Bromocresol xanh vừa pha chế vào 50 ml dung dịch CH 3 COOH 0,2 N thì dung dịch có màu gì? Màu sắc của dung dịch nói trên sẽ thay đổi như thế nào khi thêm vào đó lần lượt 25; 50 và 150 ml NaOH 0,2 N? Cho biết khoảng pH chuyển màu của Bromocresol xanh là 4,0 – 5,6. 10. a) Hãy pha chế 100 ml dung dịch chỉ thị Tashiro dùng trong phép chuẩn độ đạm tổng số bằng phương pháp Kjeldahl. Biết rằng chỉ thị này là hỗn hợp 1:1 (v/v) của dung dịch Metyl đỏ 0,1% (w/v) và Xanh Metylen 0,1% (w/v) trong dung môi nước. (Metyl đỏ và Xanh Metylen ở dạng tinh thể) b) Nhỏ vài giọt chỉ thị Tashiro vừa pha chế vào 100,0 ml dung dịch NH 4 OH 1 N thì dung dịch có màu gì ? Màu sắc của dung dịch nói trên sẽ thay đổi như thế nào khi thêm vào đó lần lượt 99,9; 100,0 và 100,1 ml HCl 1N? Cho biết khoảng pH chuyển màu của Metyl đỏ là 4,4 - 6,2 11. Chuẩn độ dung dịch acid citric 0,01 M bằng NaOH 0,01 M. a) Tính pH của dung dịch ở các điểm tương đương. b) Có thể nhận ra các điểm tương đương trên bằng những chỉ thị acid – baz nào ? Viết phương trình phản ứng chuẩn độ xảy ra nếu dùng phenolphtalein làm chỉ thị. Biết rằng acid citric (C 3 H 5 O)(COOH) 3 là một acid yếu 3 nấc có các hằng số acid là: pKa 1,2,3 = 3,13; 4,76; 6,40. 12. Chuẩn độ 20,00 ml dung dịch NH 4 SCN bằng dung dịch AgNO 3 0,02 M theo phương pháp Volhard. a) Tính nồng độ dung dịch NH 4 SCN đem chuẩn, biết rằng thể tích AgNO 3 cần dùng để đạt tới điểm tương đương là 10,00 ml. b) Cần kết thúc chuẩn độ trong khoảng pAg bằng bao nhiêu để sai số chuẩn độ không quá 0,1% ? Cho biết: T AgSCN = 10 -12 . 13. Chuẩn độ dung dịch NaBr 0,2 M bằng dung dịch AgNO 3 có cùng nồng độ. a) Cần kết thúc chuẩn độ ở pAg bằng bao nhiêu để phép chuẩn độ không mắc sai số điểm cuối? b) Để sai số điểm cuối của phép chuẩn độ không vượt quá 0,1% thì phải kết thúc chuẩn độ trong khoảng pAg bằng bao nhiêu? Cho: pT AgBr = 12 14. Chuẩn độ 20 mL dung dịch Fe 3+ 0,1 M bằng dung dịch Ti 3+ 0,1 M trong môi trường có pH = 0. a) Viết phương trình phản ứng chuẩn độ. Tính thể tích dung dịch Ti 3+ cần dùng để đạt tới điểm tương đương b) Cần kết thúc chuẩn độ ở thế bằng bao nhiêu để sai số chuẩn độ không vượt quá 0,1% ? Cho biết thế tiêu chuẩn của các cặp Fe 3+ /Fe 2+ và TiO 2+ /Ti 3+ lần lượt là 0,77 V và 0,10 V. 2. Chuẩn độ 20 ml dung dịch Fe 3+ 0,05 M bằng dung dịch Ti 2+ 0,02 M. a) Tính thể tích dung dịch Ti 2+ cần dùng để đạt tới điểm tương đương b) Cần chọn chỉ thị oxy hóa-khử nào để sai số chỉ thị của phép chuẩn độ không quá 0,1% ? Cho biết: E 0 Fe 3+/Fe 2+ = + 0,77 V; E 0 Ti 3+/Ti 2+ = - 0,37 V 3. Chuẩn độ dung dịch Ti 3+ bằng dung dịch Fe 3+ trong môi trường có pH = 0. a) Tính bước nhảy thế của đường định phân. b) Cần chọn chỉ thị oxy hóa – khử nào để sai số chỉ thị không quá 0,1%? Cho biết thế tiêu chuẩn của các cặp TiO 2+ , H + /Ti 3+ , H 2 O và Fe 3+ /Fe 2+ lần lượt là: E 0 1 = + 0,10 V; E 0 2 = + 0,77 V Phần 5. Phương pháp phân tích khối lượng 1. Để xác định chỉ tiêu chất rắn tổng số (TS) của một mẫu nước thải, người ta thực hiện các thí nghiệm sau: Sấy cốc ở 103-105 0 C trong 1 h, để nguội trong bình hút ẩm rồi đến nhiệt độ phòng rồi đem cân thì được kết quả 5,3363 g. Sau đó, khuấy đều mẫu nước rồi lấy 100 ml vào cốc đã cân, làm bay hơi nước ở 103-105 0 C, để nguội rồi cân như trên thì được kết quả là 5,5713 g. Tính hàm lượng chất rắn tổng số của mẫu nước nói trên theo đơn vị mg/L. 2. Để xác định chỉ tiêu chất rắn lơ lửng tổng số (TSS) của một mẫu nước ao hồ, người ta thực hiện các thí nghiệm sau: Sấy khô giấy lọc thủy tinh ở 103-105 0 C trong 1 h, để nguội trong bình hút ẩm rồi đến nhiệt độ phòng rồi đem cân thì được kết quả 1,0125 g. Sau đó, lọc 100 ml mẫu nước (đã khuấy đều) qua tờ giấy lọc đã chuẩn bị ở trên rồi làm bay hơi nước ở 103-105 0 C, để nguội rồi cân như trên thì được kết quả là 1,0528 g. Tính hàm lượng chất rắn chất rắn lơ lửng tổng số của mẫu nước nói trên theo đơn vị mg/L. 3. 0,7030 g một mẫu bột giặt được đem nung để phân hủy hoàn toàn các hợp chất hữu cơ. Cặn còn lại được xử lý bằng dung dịch HCl nóng để chuyển hóa phosphor trong mẫu về dạng H 3 PO 4 . Sau đó, ion PO 4 3- được kết tủa dưới dạng MgNH 4 PO 4 .6H 2 O bằng dung dịch MgCl 2 trong môi trường đệm NH 4 Cl+NH 4 OH. Lọc rửa kết tủa thu được, rồi nung ở 1000 0 C đến khối lượng không đổi thì thu được để chuyển về dạng 0,4320 g Mg 2 P 2 O 7 . Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình phân tích và tính %P và %P 2 O 5 trong mẫu bột giặt nói trên. Cho: P = 30,97; P 2 O 5 = 141,95; Mg2P2O7 = 222,55 Phần 6. Phương pháp đo quang UV-Vis 1. Để xác định hàm lượng PO 4 3- trong một mẫu nước thải, người ta lấy 5 ml mẫu cho vào bình định mức 100,00 ml, thêm thuốc thử amoni molypdat rồi khử bằng acid ascorbic để tạo phức amoni phosphomolypdat màu xanh đậm, sau đó định mức đến vạch bằng nước cất . Độ hấp thụ của dung dịch này đo ở 880 nm với cuvet 1 cm là 0,126. Mặt khác, lấy 10 ml dung dịch chuẩn chứa 5 mg/l PO 4 3- cũng được tạo phức và định mức như trên thì độ hấp thụ của dung dịch đo được là 0,138. Tính ppm PO 4 3- của mẫu nước thải đem phân tích. 2. Lấy 5,00 ml một mẫu nước biển cho tạo phức với Dithizone. Phức Pb(II)-Dithizonat tạo thành được chiết sang dung môi CCl 4 và định mức lên 25,00 ml cho giá trị độ hấp thụ (đo ở 520 nm; cuvet 1 cm) là 0,193. Mặt khác, nếu thêm 1,00 ml dung dịch chuẩn Pb2+ có nồng độ 1560 ppb vào 5,00 ml mẫu nước biển phân tích, sau đó cũng tạo phức màu, chiết và định mức lên 25,00 ml như trên thì độ hấp thụ của dung dịch thu được là 0,419. Tính ppm Pb 2+ trong mẫu nước biển đã cho. 3. Để xác định hàm lượng Phosphore (P) trong một mẫu thải, người ta lấy 250 μl mẫu cho vào bình định mức 50,00 ml. Sau đó, chuyển hoàn toàn P trong mẫu về dạng phức amoni phosphomolypdat ((NH 4 ) 3 [PO 4 (MoO 3 ) 12 ]) màu xanh đậm rồi định mức đến vạch bằng nước cất. Độ hấp thụ của dung dịch này đo ở 830 nm với cuvet 1 cm là 0,126. Mặt khác, 500 μl dung dịch chuẩn Phosphor chứa 4 μg P/ml cũng được tạo phức như trên thì độ hấp thụ đo được là 0,138. Tính ppmP của mẫu nước thải đem phân tích. 4. Để xác định hàm lượng Pb 2+ trong một mẫu trầm tích ao nuôi tôm bị ô nhiễm, người ta cân 50,0358 g mẫu đem vô cơ hóa rồi hòa tan và định mức thành 100 ml. Lấy 5 ml dung dịch thu được đem tạo phức với thuốc thử dithizon ở pH = 9 - 10 rồi chiết sang 10 ml CCl 4 và đo quang ở 525 nm, cuvet 1 cm thì được giá trị độ hấp thụ là 0,534. Mặt khác, 5 ml dung dịch chuẩn Pb 2+ nồng độ 10 μg/ml cũng được đem tạo phức với dithizon rồi chiết sang 10 ml CCl 4 và đo quang trong điều kiện y hệt như trên thì có độ hấp thụ là 0,467. Tính ppmPb (w/w) của mẫu trầm tích nói trên. Phần 7. Phương pháp xử lý số liệu 1. a) Dùng chuẩn Q để kiểm tra xem có cần loại bỏ số liệu nào trong tập hợp các số liệu sau hay không: 3,274; 3,258; 3,265; 3,258; 3,350; 3,483 b) Tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên dựa trên kết quả câu a) c) Tính khoảng tin cậy của giá trị thực với độ tin cậy 95% 2. Kết quả phân tích hàm lượng DDT (tính bằng microgram) trong một mẫu nước thải sau 10 lần phân tích như sau: 224,3; 240,4; 246,3; 239,4; 253,1; 261,7; 229,4; 255,5; 235,5; 249,7 (μg/L) Hãy tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên của những dữ liệu phân tích trên và biểu diễn kết quả phân tích với độ tin cậy 95%. Cho t 0,95; 9 = 2,26.  . Bài tập HĨA PHÂN TÍCH (phần bổ sung) Lớp: NT-CNMT Phần 1. Nồng độ dung dịch - Pha chế dung dịch 1. Hòa tan. Tính ppmP của mẫu nước thải đem phân tích. 4. Để xác định hàm lượng Pb 2+ trong một mẫu trầm tích ao nuôi tôm bị ô nhiễm, người ta cân 50,0358 g mẫu đem vô cơ hóa rồi hòa tan và định mức thành. cậy của giá trị thực với độ tin cậy 95% 2. Kết quả phân tích hàm lượng DDT (tính bằng microgram) trong một mẫu nước thải sau 10 lần phân tích như sau: 224,3; 240,4; 246,3; 239,4; 253,1; 261,7;

Ngày đăng: 18/06/2014, 07:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan