xây dựng bài tập về tính chất vật lí của các hợp chất hidrocacbon

41 3.3K 2
xây dựng bài tập về tính chất vật lí của các hợp chất hidrocacbon

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của trường Đại học Quy Nhơn dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của tiến só NGUYỄN THỊ VIỆT NGA – giảng viên bộ môn hóa hữu cơ – đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi có thể hoàn thành được đề tài nghiên cứu , tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô Việt Nga. Trong quá trình thực tập nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiên đề tài của mình tại trường trung học phổ thông HÀ HUY TẬP -Nha Trang- Khánh Hòa. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo dạy môn hóa tại trường phổ thông đã giúp tôi học tập được những kinh nghiệm đứng lớp rất quý báu ,đồng thời trường cũng đã tạo những điều kiện thực tế để tôi có thể lấy những số liệu thực tế phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và quý thầy cô trường trung học phổ thông Hà Huy Tập –Nha Trang-Khánh Hòa. Trong quá trình thực hiện đề tài ,mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do còn thiếu kinh nghiệm trong việc nghiên cứu nên không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để cho đề tài được hoàn chỉnh hơn.      1 Phần một LỜI MỞ ĐẦU Hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu các chất và sự chuyển hóa của chúng và là một trong những lónh vực của khoa học tự nhiên. Từ thời xa xưa con người đã biết chế tạo ra một số sản phẩm hóa học để sử dụng trong đời sống,chẳng hạn đã sáng chế ra thủy tinh,gốm,một số dược phẩm,thuốc nhuộm… tuy nhiên chỉ mới cách đây mấy trăm năm,hóa học mới hình thành như một khoa học thực sự và phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật nói chung ,ngày nay hóa học đã trở thành một lónh vực khoa học cực kì rộng lớn và phong phú,bao gồm nhiều ngành khoa học có quan hệ mật thiết với nhau. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu các chất người ta đã chia hóa học ra thành nhiều chuyên ngành chuyên sâu như:hóa vô cơ,hóa hữu cơ ,hóa lý ,hóa phân tích, hóa dầu mỏ … Trong phạm vi trường phổ thông học sinh bước đầu làm quen với bộ môn hóa học,các em được học các nguyên tố ,các chất đơn giản làm nền tảng có thể đi sâu hơn vào chuyên ngành hóa ở các bậc học cao hơn . Vì thế ở trường phổ thông học sinh tiếp xúc với bộ môn hóa học chủ yếu qua việc học hai chuyên ngành chính là hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Cũng như những môn tự nhiên khác ,bộ môn hóa học đòi hỏi học sinh phải nắm vững lý thuyết để làm bài tập. Thông qua việc làm bài tập sẽ giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất ,qua đó giúp học sinh phát triển tư duy ,sáng tạo. Thông qua đó ,giáo dục cho học sinh các tư tưởng đạo đức cũng như đức tính kiên nhẫn,tính trung thực ,tính chính xác và tính khoa học. I. DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong khuôn khổ ở trường phổ thông học sinh chỉ mới làm quen với bộ môn hóa học nên việc vận dụng lý thuyết đã học để làm bài tập gây cho học sinh không ít khó khăn đặc biệt hầu hết học sinh đều rất sợ làm bài tập hóa hữu cơ. Theo như chương trình SGK ở trường phổ thông,chương trình hóa hữu cơ chiếm khoảng 1/3 toàn bộ nội dung hóa học ở trường phổ thông,học sinh được học vào khoảng cuối học kì 1 của năm lớp 11 và đầu năm lớp 12. Tuy thời lượng học hóa hữu cơ ít hơn nhưng trong các đề thi tốt nghiệp hay các kì thi tuyển sinh phần kiến thức và bài tập hữu cơ chiếm hơn 1/3 số điểm trong các đề thi. 2 Hơi khác với bài tập hóa vô cơ ,bài tập hóa hữu cơ ngoài các bài tập về tính cha át hóa học chiếm đa phần thì còn có một phần nhỏ các bài tập về tính chất vật như bài tập về nhiệt độ sôi,nhiệt độ nóng chảy ,khối lượng riêng… Tuy dạng bài tập về tính chất vật chiếm số lượng không nhiều nhưng nếu bỏ qua chúng thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến kết quả thi môn hóa học và khi nắm vững được các kiến thức về tính chất vật sẽ giúp người học giải thích được rất nhiều hiện tượng thú xảy ra xung quanh, điều này sẽ giúp cho học sinh có thêm nhiều hứng thú trong việc học môn hóa học. Tục ngữ Việt Nam có câu :”Chưa học bò chớ lo học chạy” có nghóa là muốn nắm bắt được những cái phức tạp phải bắt đầu từ những cái đơn giản trước. Bước đầu làm quen với hóa hữu cơ học sinh sẽ được học từ các hợp chất hidrocacbon đơn giản rồi tới các hợp chất hidrocacbon phức tạp hơn. Muốn hiểu được tính chất hóa học của các chất đầu tiên học sinh cần phải nắm vững đặc điểm cấu tạo của chất đó mà đặc điểm cấu tạo của chất được quyết đònh bởi tính chất vật của chất đó. Do đó việc nắm vững tính chất vật của các hợp chất hữu cơ đơn giản là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên có một thực tế phũ phàng là các dạng bài tập về tính chất vật rất ít và thầy cô ở trường phổ thông hầu như cũng ít quan tâm đến các dạng bài tập này. Vì thế mặc dù trong các đề thi dạng bài tập về tính chất vật của hidrocacbon thường dễ nhưng đa phần học sinh đều không giải quyết được. Đứng trước thực tế này cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên Nguyễn Thò Việt Nga –khoa hóa học-trường đại học Quy Nhơn , tôi đã quyết đònh chọn đề tài:”XÂY DỰNG BÀI TẬP VỀ TÍNH CHẤT VẬT CỦA CÁC HP CHẤT HIDROCACBON”. Thông qua đề tài này sẽ giúp tôi củng cố ,hệ thống hóa kiến thức ,tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về tính chất vật của các hợp chất hidrocacbon. Qua đó xây dựng một số bài tập về tính chất vật của các hidrocacbon nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy sau này của tôi. II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Một vấn đề thực tế là đa phần các bài tập về tính chất vật của hdrocacbon thường dễ nhưng khi giải các bài tập loại này học sinh thường không biết dựa trên cơ sở nào để tìm ra câu trả lời. Kết quả là dù bài tập dễ nhưng học sinh vẫn cho là khó và thường làm sai kết quả. Do vậy việc tôi xây dựng bài tập về tính chất vật của các hợp chất hidrocacbon nhằm những mục đích sau: -Giúp học sinh biết cách vận dụng cơ sở thuyết để phân tích đề bài ,đưa ra cách suy luận đúng để tìm ra lời giải đáp chính xác cho bài toán. 3 -Giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập về tính chất vật của các hidrocacbon -Phát triển tư duy logic của học sinh,giúp học sinh phát triển trí lực của bản thân. -Đánh giá kết quả học tập của học sinh. -Xây dựng hệ thống bài tập về tính chất vật của các hợp chất hidrocacbon để phục vụ cho công tác giảng dạy sau này. III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU Sách giáo khoa hóa học lớp 11-phần hóa hữu cơ. 2.KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Tập thể lớp 11B 5 ,11B 6 –trường trung học phổ thông Hà Huy Tập-Nha Trang- Khánh Hòa IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu tiêu biểu sau: -Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp điều tra -Phương pháp sử dụng bài tập -Phương pháp sưu tầm tài liệu 4 Phần hai NỘI DUNG Chương I CƠ SỞ LÝ THUYẾT A.ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO I.HIDROCACBON NO Hidrocacbon no là loại hidrocacbon trong phân tử chỉ có các liên kết σ , tất cả các nguyên tử cacbon đều ở trạng thái lai hóa sp 3 . Có 2 loại hidrocacbon no:ankan và xicloankan 1.ANKAN Là hidrocacbon no mạch hở ,có CTPT chung là C n H 2n+2 (n≥1). Mỗi nguyên tử cacbon nằm ở tâm của tứ diện mà 4 đỉnh là các nguyên tử H hoặc C với độ dài liên kết C-C bằng 154pm,liên kết C-H bằng 109 pm, các góc hóa trò CCC, CCH, HCH đều gần bằng nhau và bằng 109,5 o . Bán kính Vanđe Van của C sp3 bằng 170pm,của H bằng 120pm. Mô hình không gian của phân tử CH 4 và C 2 H 6 Ankan chủ yếu có đồng phân cấu tạo không có đồng phân hình học. 5 2.XICLOANKAN Là hidrocacbon no mạch vòng có CTPT chung là C n H 2n (n≥3). Nếu n=3 thì CCC=60 O ,vòng kém bền nhất. Nếu n=4 thì CCC=90 O ,vòng kém bền. Nếu n≥5 thì CCC=109,5 O . Vòng 6 cạnh thường bền nhất. Có 2 loại xicloankan: monoxicloankan và polixicloankan. Ví dụ: II.HIDROCACBON KHÔNG NO Hidrocacbon không no là loại hidrocacbon mà trong phân tử có chứa liên kết đôi C=C hoặc liên kết ba C≡C hoặc cả hai loại liên kết đó. Hidrocacbon không no chứa một liên kết đôi C=C được gọi là anken ,chứa một liên kết ba C≡C được gọi là ankin ,chứa đồng thời cả hai liên kết đôi và liên kết ba gọi là ankenin. Hidrocacbon không no có thể ở dạng không vồng hoặc dạng vòng ,có thể có 1 liên kết bội(monoen, monoin), hai liên kết bội (đien,điin) hoặc nhiều liên kết bội(polien, poliin ,polienin). 1.ANKEN CTPT C n H 2n (n≥2). Hai nguyên tử C mang liên kết đôi của anken ở trạng thái lai hóa sp 2 . liên kết σ giữa chúng được hình thành nhờ sự xen phủ trục của 2 obitan lai hóa sp 2 . liên kết π giữa chúng được hình thành do sự xen phủ bên của 2 obitan p thuần khiết. Hai nguyên tử C liên kết đôi và 4 nguyên tử liên kết trực tiếp với chúng nằm cùng trên một mặt phẳng gọi là mặt phẳng phân tử. Mặt phẳng chứa obitan π và trục liên kết C-C vuông góc với mặt phẳng phân tử được gọi là mặt phẳng π. Các góc hóa trò C sp2 của anken khác chút ít so với 120 o . 6 2.ANKIN CTPT C n H 2n-2 (n≥2). Hai nguyên tử C của liên kết ba ở trạng thái lai hóa sp. Ví dụ: CH≡CH , CH≡C-CH 2 , CH 3 -C≡ C-CH 3 …. Do các obitan π phân bố cả ở 4 phía của trục liên kết C-C nên mật độ e - π ở liên kết ba được phân bố đối xứng tỏa tròn xung quanh trục liên kết. Độ dài liên kết C≡C là 120pm ngắn hơn nhiều so với liên kết C-C (154pm) và liên kết đôi C=C(133pm). 3.ANKIEN CTPT C n H 2n-2 (n≥3). Là những hidrocacbon mạch hở mà trong phân tử có chứa 2 liên kết đôi C=C.Ví dụ: CH 2 C CH CH 3 CH 2 CH CH CH 2 CH 2 C CH CH 3 CH 2 4.TECPEN Là những hidrocacbon không no thường có công thức chung là (C 5 H 8 ) n (n≥2). Phân tử tecpen có cấu tạo mạch hở hay mạch vòng và có chứa các liên đôi C=C. CH 2 C CH H 2 C H 2 C CH 3 C CH 2 CH 3 CH CH 2 C CH 2 HC H 2 C CH 3 C CH 2 CH 3 CH 7 Hình 1: Sự hình thành liên kết trong phân tử etilen III.HIDROCACBON THƠM Là những hidrocacbon mà trong phân tử có chứa vòng benzen, có CTPT là C n H 2n-6 (n≥6). 6 nguyên tử C trong phân tử benzen đều ở trạng thái lai hóa sp 2 ,độ dài các liên kết C-H trong phân tử benzen xấp xỉ nhau. 6 nguyên tử C trong phân tử benzen tạo thành một lục giác đều. Cả 6 nguyên tử C và 6 nguyên tử H cùng nằm trên một mặt phẳng(mp phân tử). Các góc liên kết đều bằng 120 o . B.MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT VẬT Vì các hidrocacbon đơn giản không chứa các nhóm chức có khả năng tạo liên kết hidro (OH, NH 2 …) nên các hidrocacbon nay thường có nhiệt độ sôi thấp. Gốc ankyl càng lớn thì tính kỵ nước càng cao. I.HIDROCACBON NO 1.ANKAN a. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy (Phụ thuộc vào liên kết Vande Walls, liên kết hidro, hình dạng và kích thước phân tử) -trong phân tử ankan chỉ có các liên kết σ không phân cực(hoặc gần như không phân cực) nên toàn bộ phân phân tử cũng không phân cực. Giữa các phân tử ankan chỉ có lực tương tác Valde Walls rất yếu. Vì vậy từ metan tới butan là những chất khí ở nhiệt độ thường. Khi mạch C tăng lên lực hút ValdeWalls cũng mạnh thêm đủ để làm cho các ankan từ C 5 đến C 19 ở thể lỏng và từ C 20 trở lên ở thể rắn.  Quy luật :phân tử khối của ankan (cũng như các hợp chất hữu cơ khác ) càng lớn thì nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy càng cao. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các ankan đồng phân khác nhau rất rõ rệt và phụ thuộc vào sự phân nhánh tức là hình dạng phân tử của chúng. Nhũng đồng hơn so với các đồng phân có hình dạng kém gọn gàng. Vì độ phân nhánh càng cao thì tính đối xứng càng cao làm giảm mức độ tiếp xúc và lực hút giữa các phân tử nên t o nc tăng và t o s giảm. b.Khối lượng riêng và tính tan -Các ankan dù lỏng hay rắn đều nhẹ hơn nước. Khối lượng riêng của ankan tăng theo số nguyên tử C trong phân tử với tốc độ chậm dần:C 10 H 22 có d=0,730g/ml , C 20 H 42 có d=0,778 g/ml , C 30 H 62 có d=0,779 g/ml.  Quy luật chung về tính tan :các chất có cấu trúc tương tự nhau, có lực tương tác giữa các phân tử tương đồng thì hòa tan được vào nhau. 8 Giải thích về tính tan của ankan :các ankan thuộc loại hợp chất không phân cực , dầu mỡ cũng là những chất không phân cực. Lực tương tác giữa các phân tử ankan và giữa các phân tử dầu mỡ tương tự nhau, đều do liên kết Vanđe Walls mà chủ yếu là tương tác khuếch tán. Vì thế ankan tan được trong dầu mỡ và cũng hòa tan tốt dầu mỡ , người ta nói ankan có tính lipophin(ưa dầu mỡ). Nước thuộc loại hợp chất phân cực mạnh. Lực giữa các phân tử nước được đảm bảo chủ yếu bởi tương tác lưỡng cực- lưỡng cực và liên kết hidro liên phân tử. Vì thế các ankan đều không tan trong nước. Khi cho ankan vào trong nước , nó tách thành pha riêng nằm ở trên pha nước (do tỉ khối nhỏ hơn). Vì thế người ta nói ankan không có tính hidrophin(ưa nước) mà có tính hidrophobic(kò nước). 2. XICLOANKAN -Nhiệt độ sôi,nhiệt độ nóng chảy của các xicloankan biến đổi theo quy luật, nhìn chung tăng theo số nguyên tử C trong phân tử. Điểm đặc biệt là nhiệt độ sôi và nhất là nhiệt độ nóng chảy của xicloankan cao hơn nhiều so với ankan tương ứng(cùng số nguyên tử C ). Sỡ dó như vậy là vì phân tử xicloankan có hình dạng gọn gàng hơn nên sắp xếp được khít khao hơn làm cho lực hút Vanđe Walls giữa các phân tử lớn. -Các xicloankan nhìn chung đều nhẹ hơn nước và nặng hơn các ankan có cùng số nguyên tử C do khoảng cách trung bình giữa các phân tử xicloankan nhỏ hơn so với ankan. -Tính tan của xicloankan tương tự tính tan của ankan. Tính tan của xicloankan thuộc loại lipophin (ưa dầu mỡ) và hidrophobic(kò nước) , chúng hòa tan các hợp chất mạch vòng tốt hơn so với các ankan. II.HIDROCACBON KHÔNG NO 1.ANKEN - Anken có một số tính chất vật gần với ankan tương ứng như trạng thái vật lí( từ C 2 H 4 đến C 4 H 8 ở thể khí, từ C 5 H 10 trở lên ở thể lỏng …), t o nc và t o s (tăng dần theo phân tử khối) , tỉ khối (nhỏ hơn 1 và tăng dần theo phân tử khối). -Tuy nhiên so với ankan thì ank-1-en có t o nc và t o s hơi thấp hơn còn tỉ khối thì cao hơn -t o nc , t o s , tỉ khối của anken đều thấp hơn so với xicloanken(do xicloanken có kích thước gọn gàng , tính đối xứng cao tăng mức độ tiếp xúc ,tăng lực hút phân tử) 9 -Các trans-anken nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn nhưng lại sôi ở nhiệt độ thấp hơn đồng phân cis do đồng phân trans có tính đối xứng cao hơn đồng phân cisdễ sắp xếp chặt khíttăng lực hút giữa các phân tử. -Các anken là những hợp chất không màu. 2. ANKIN -t o s ,t o nc và tỉ khối của các ankin không khác nhiều lắm so với các ankan và anken tương ứng , các thông số này của ankin cũng biến thiên một cách tuần tự theo phân tử khố tương tự như ankan và anken. Nhìn chung ankin chứa nối ba ở phía trong mạch C có t o s cao hơn và tỉ khối lớn hơn so với ankin đồng phân chứa nối ba ở đầu mạch. -Tính tan:các ankin hầu như không tan trong nước , tan tốt trong các dung môi hữu cơ ít phân cực. III.HIDROCACBON THƠM -Benzen và các đồng đẳng có 1,2,3 nhóm thế R nhỏ thường ở trạng thái lỏng,không màu, có mùi thơm dễ chòu nhưng lại gây độc cho cơ thể. Chúng dễ bay hơi nên dễ bắt lửa, cháy với ngọn lửa sáng , khói đen do có nhiều muội than. -Không tan trong nước , tan trong các hidrocacbon khác và nhiều dung môi hữu cơ đồng thời chính chúng cũng là dung môi hòa tan nhiều chất khác. Chẳng hạn benzen hòa tan brom, iot, lưu huỳnh, cao su , chất béo… -Nhiệt độ sôi của benzen và các đồng đẳng tăng theo phân tử khối như ở các dãy hidrocacbon khác. -Nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc nhiều vào tính đối xứng của phân tử : phân tử có tính đối xứng càng cao thì t o nc càng cao. 10 [...]... tạo chất ,tính chất hóa hoc,phần điều chế mà xem nhẹ các kiến thức tính chất vật lý khiến cho các em không biết giải quyết như thế nào khi gặp dạng bài tập về tính chất vật lý của các hidrocacbon •Giáo viên có thể cho học sinh soạn bài trước ở nhà ,khi đến lớp giáo viên tổ chức cho học sinh nêu lại các tính chất vật lý mà các em đã biết,sau đó giáo viên giúp học sinh giải thích một số tính chất vật. .. PHẠM - Học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô ở trường phổ thông thực tập - Biết được tình hình học tập của học sinh đặc biệt là đối với bộ môn hóa học - Tìm hiểu tình hình dạy và học môn hóa học ở trường thực tập, đặc biệt là về vấn đề dạy và học các tính chất vật của các hợp chất hidrocacbon - Tìm hiểu mức độ hiểu biết của học sinh trong việc nắm các tính chất vật của các hidrocacbon ở trường phổ thông... bài tập về tính chất vật của các hidrocacbon đơn giản học sinh chỉ trả lời được các câu hỏi có nội dung nằm trong sách giáo khoa, còn các bài tập nâng cao đòi hỏi có sự suy luận thì hầu như học sinh đều không giải quyết được Điều này cũng rất dễ hiểu bởi vì qua thực tế tôi thấy hầu như trong các tiết dạy lý thuyết về các hidrocacbon giáo viên đều chỉ nói sơ qua một vài tính chất vậtcủa các hidrocacbon. ..BÀI TẬP Chương II A.BÀI TẬP TỰ LUẬN I BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI Bài1 Hãy cho biết cơ sở để so sánh nhiệt độ sôi(điểm sôi) giữa các hợp chất hidrocacbon( hidrocacbon no, hidrocacbon không no ,hidrocacbon thơm) Gợi ý : Như đã biết, nhiệt độ sôi của một chất là nhiệt độ tại đó áp suất hơi của chất bằng áp suất khí quyển trên bề mặt chất lỏng Do đó nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào các yếu... sinh tự đọc các tính chất vật lý mà không có bất kì một sự giải thích nào Từ thực tế này bản thân tôi xin đưa ra một số đề xuất sau nhằm giúp cho việc dạy và học các tính chất vật lý của các chất được tốt hơn: •Trong các tiết dạy lý thuyết các hidrocacbon giáo viên giảng dạy không nên quá xem nhẹ các tính chất vật lý mà bỏ qua Vì điều này sẽ khiến học sinh khi học môn hóa học chỉ biết học các phần như... dùng nước để dập đám cháy ? Bài 45 Cho các chất sau đây: phenol ,benzen , toluen, etylbenzen, o-xilen, p-xilen a) Trong các chất trên chất nào tan được trong nước Vì sao? b) Sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất trên Giải thích Bài 46 a) Cho biết trạng thái vật của các chất sau đây: benzen , toluen ,stiren , naphtalen 19 b) Các chất trên có tan được trong các dung môi sau không? Giải... chung học sinh đều nắm bắt được các tính chất vật của các hidrocacbon đơn giản - Nhìn chung học sinh trả lời được các tính chất vật ở mức độ học thuộc và nhớ (câu hỏi dễ) khá cao,chiếm trên 90% - Tỷ lệ học sinh trả lời các câu hỏi ở mức độ khó,đòi hỏi phải có sự suy luận chiếm tỷ lệ thấp khoảng 19% (như các câu hỏi so sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các đồng phân mạch thẳng,mạch nhánh….)... isopropan,npentan, 2-metylbutan, 2,2-đimetylpropan a) Hãy sắp xếp các chất trên theo thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi Giải thích b) Vẽ đồ thò biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi của các chất trên Bài 42 a) Viết các đồng phân của anken có CTPT là C4H8 b) Sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các đồng phân trên Giải thích Bài 43 Cho các chất sau đây: A CH3(CH2)8CH3 B CH3(CH2)4CH(CH3)C2H5 C CH3(CH2)4C(CH3)2C2H5... Cho các chất sau đây: D.dung dòch KOH CH3 CH3 CH3 (a) (b) (c) Tỷ trọng của các chất thay đổi theo trật tự sau: A.a>b>c>d B.a>c>b>d C.d>c>b>a 4 Cho các chât sau đây: (d) D d>b>c>a CH3 H3C CH3 H3C CH3 H3C (a) (b) (c) Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là: A a . các đề thi. 2 Hơi khác với bài tập hóa vô cơ ,bài tập hóa hữu cơ ngoài các bài tập về tính cha át hóa học chiếm đa phần thì còn có một phần nhỏ các bài tập về tính chất vật lí như bài tập về. tài:”XÂY DỰNG BÀI TẬP VỀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA CÁC HP CHẤT HIDROCACBON . Thông qua đề tài này sẽ giúp tôi củng cố ,hệ thống hóa kiến thức ,tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về tính chất vật lí của các. là các dạng bài tập về tính chất vật lí rất ít và thầy cô ở trường phổ thông hầu như cũng ít quan tâm đến các dạng bài tập này. Vì thế mặc dù trong các đề thi dạng bài tập về tính chất vật lí

Ngày đăng: 16/06/2014, 14:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • Phần một LỜI MỞ ĐẦU

    • I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    • II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    • III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU

      • 1.ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU

      • 2.KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

      • IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • Phần hai NỘI DUNG

      • Chương I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

      • A.ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

        • I.HIDROCACBON NO

          • 1.ANKAN

          • 2.XICLOANKAN

          • II.HIDROCACBON KHÔNG NO

            • 1.ANKEN

            • 2.ANKIN

            • 3.ANKIEN

            • 4.TECPEN

            • B.MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ

              • I.HIDROCACBON NO

                • 1.ANKAN

                • 2. XICLOANKAN

                • II.HIDROCACBON KHÔNG NO

                  • 1.ANKEN

                  • 2. ANKIN

                  • III.HIDROCACBON THƠM

                  • Chương II BÀI TẬP

                    • A.BÀI TẬP TỰ LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan