Cấu trúc lý thuyết sêmina đạo đức doanh nghiệp, doanh nhân

5 336 3
Cấu trúc lý thuyết sêmina đạo đức doanh nghiệp, doanh nhân

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẠO ĐỨC DOANH NHÂN Phần 1: “Doanh nhân” là một từ được các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử dụng để xác định một thành phần kinh tế tư nhân mới xuất hiện từ sau những năm 90. Doanh nhân được hiểu là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp. Đó có thể là những người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng Quản trị,) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc). Doanh nhân còn là những người có được những: (1) năng khiếu đặc biệt về kinh doanh, (2) kỹ năng đặc biệt về kinh doanh và (3) các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh. Doanh nhân phải là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác. Theo luật thì Doanh nghiệp "là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh." Còn theo nôm na, ngắn gọn thì "là tổ chức sinh lợi hợp pháp cho chủ của nó (chủ DN và nhân viên)". Theo bác Đạo đức doanh nhân là: “đem vốn (theo nghĩa rộng: tài năng - vốn liếng ) vào làm những công cuộc ích nước lợi dân”. Đây chính là triết kinh doanh của mọi doanh nhân chân chính. Đạo đức cùa doanh nhân Việt Nam hôm nay là “nỗ lực” vươn lên chứng tỏ bản thân, chiến thắng chính mình và vượt qua những trở lực trên con đuờng làm cho “dân giàu, nước mạnh”. Đạo đức doanh nghiệp, cũng giống như đạo đức của một con người, là sự áp dụng các giá trị đạo đức (tốt/xấu, đúng/sai), trách nhiệm và bổn phận trong cách hành xử của doanh nghiệp. Đạo đức Doanh nghiệp còn cao hơn các yêu cầu của pháp luật vì rất nhiều khi một hành động được coi là hợp pháp, nhưng lại không hợp đạo lý. Phần 2: Đạo đức doanh nghiệp, doanh nhân với trách nhiệm xã hội và cộng đồng: 1.dẫn chứng:…… là một dịp tốt để chúng ta cũng như toàn thể cộng đồng doanh nghiệp suy nghĩ lại về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hiện đại. 2.Các yêu tố thể hiện của 1 doanh nghiệp và doanh nhân là có trách nhiệm với xã hội là: 1) Doanh nghiệp đó phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình. Đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng châu Âu hiện nay. Họ tẩy chay những sản phẩm mà họ cho là có ảnh hưởng tới môi trường sinh thái như đồ gỗ chẳng hạn vì gỗ chắc chắn được lấy từ rừng, mà phá rừng để lấy gỗ tức là đã làm nguy hại đến môi trường sinh thái của địa phương và toàn cầu. 2) Doanh nghiệp đó phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần. Buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 3) Doanh nghiệp đó phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, tức là không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người. 4) Doanh nghiệp đó không được phân biệt đối xử về mặt sắc tộc, không được phân biệt đối xử giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ, tức là doanh nghiệp không được từ chối hoặc trả lương thấp vì do sắc tộc hoặc vì do khiếm khuyết/lành lặn về mặt cơ thể hay quá khứ của người lao động. 5) Doanh nghiệp đó phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Những doanh nghiệp sản xuất nước tương “đen” bị vạch mặt chỉ tên vừa qua đã thiếu vắng hoàn toàn trách nhiệm xã hội khi chỉ vì lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng. 6) Doanh nghiệp đó phải biết dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng, bởi doanh nghiệp luôn tồn tại trong lòng một cộng đồng nào đó nên không thể chỉ biết có bản thân mình. Ngày nay, doanh nhân Việt Nam đang thực sự trở thành lực lượng xung kích trong công cuộc xây dựng đất nước. Doanh nhân không chỉ là lực lượng chủ lực làm ra của cải vật chất cho xã hội, mà họ còn có trách nhiệm đối với cộng đồng. Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng vừa là tình cảm xuất phát từ con tim, vừa là bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nhân. Trong cuộc đua tranh làm giàu, làm ra nhiều của cải cho xã hội, các doanh nghiệp càng phải có trách nhiệm với cộng đồng. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội; phát triển kinh tế đi liền với việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Đó chính là tính ưu việt của chế độ ta, của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp làm tốt trách nhiệm với cộng đồng trước hết phải là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; thực hiện tốt nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước; tạo được sự đồng thuận trong các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động, chăm sóc tốt đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe, thực hiện tốt chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động; coi trọng chữ tín và có trách nhiệm cao với người tiêu dùng, với bạn hàng cũng như với các đối tác kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần đặc biệt lưu tâm đến yếu tố bảo vệ môi trường sinh thái, không gây tác động xấu đến cuộc sống, sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư; coi trọng việc sử dụng công nghiệp sạch, an toàn, ít phế thải. Doanh nghiệp làm ăn giỏi, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng còn là doanh nghiệp biết chia sẻ nỗi đau, sự nghèo khó, mất mát của cộng đồng, của xã hội, của những người sống chung quanh mình. Đó là những doanh nghiệp - doanh nhân nêu cao truyền thống tương thân tương ái, có ý thức tham gia (tham gia có hiệu quả) các hoạt động xã hội từ thiện. Phát huy truyền thống - đạo “uống nước nhớ nguồn”, các doanh nghiệp - doanh nhân có trách nhiệm cao trong các hoạt động chăm sóc gia đình chính sách, giúp đỡ hỗ trợ người nghèo, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. DN việt nam bây giờ tiền đò xán lạn, được nhà nước công nhận, được nhân dân tín nhiệm, cần nhìn xa trông rộng, xây dựng chiến lược lâu dài hơn. Trướcdo thị trường đóng cửa người này ăn thì người khác nhịn nên mới có chuyện “xâu xé” nhau,> Nay ko đoàn kết thì người được hưởng là doanh nghiệp nước ngoài. Đó chính là ly do tại sao nên có và đã có nhiều tập đoàn xuất hiện.VD như tập đoàn FPT, VNPT….Chúng ta bắt buộc phải đoàn kết tạo thành khối, tạo nên sức mạnh chung. 7) Doanh nghiệp đó còn phải tham gia việc kiến tạo hòa bình và an ninh của quốc gia cũng như thế giới, tức doanh nghiệp không được dùng một phần lợi nhuận của mình để tài trợ các cuộc chiến tranh hoặc các hoạt động gây mất an ninh trật tự tại địa phương cũng như trên thế giới. 3.Đạo đức, trách nhiệm với xã hội, cộng đồng mang lại cho doanh nghiệp những gì? Khẳng đinh thương hiệu:Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất "phong cách", và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần. Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, thì "niềm tin càng trở nên cần thiết. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc có được sự sâu đậm trong việc "chia sẻ tâm trí" với người tiêu dùng song hành với sự "chiếm lĩnh thị phần"! Tăng lợi nhuận doanh nghiệp Tôn trọng luân xã hội và thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính là những hành vi đầu tư vào việc gia tăng lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Giữ được chữ tín với khách hàng, bạn hàng, nhân viên, cộng đồng và nhà nước tạo nhieuf cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, giữ được mối làm ăn bạn hàng, nhân viên và điều này lại tạo cho doanh nghiệp cơ hội có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa. 4. Các điều kiện cần thiết cho đạo đức doanh nhân Việt Nam phát triển. Giải pháp về chính trị Muốn cho doanh nhân Việt Nam chứng tỏ được tài năng, đạo đức của họ cần phải xây dựng một chế độ dân chủ thực sự, một nhà nước pháp quyền XHCN. Nhà nước phải là người đại diện quyền lợi của toàn xã hội, là người điều chỉnh các lợi ích chính đáng của mọi cá nhân, mọi thành phần kinh tế. Từ đó Nhà nước phải ban hành những văn bản pháp luật, có những chính sách công bằng, hợp để giúp cho doanh nhân được tự do “cạnh tranh lành mạnh”, “phát triển bình đẳng”, “phục vụ trung thực”. Giải pháp kinh tế Phải xác định rõ thể chế kinh tế và chế độ sở hữu ở nước ta trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó lợi ích doanh nhân đến đâu? Lợi ích xã hội đến đâu? Vấn đề sở hữu như một động lực thúc đẩy hoạt động Doanh nhân. Từ vấn đề này dẫn đến quan hệ đạo đức và giá trị, chuẩn mực đạo đức trong xã hội, đây là những vấn đề còn liên quan đến đạo đức của doanh nhân. Đặc biệt những doanh nhân hoạt động trong thành phần kinh tế Nhà nước (Doanh nghiệp Nhà nước) vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của họ cần được xác định rõ. Nếu không sẽ có tình trạng làm tốt chưa chắc đã được đánh giá cao, làm dở chưa chắc đã bị đánh giá thấp, thậm chí còn được tôn vinh bằng những danh hiệu cáo quý. Vấn đề nhận thức và tư tưởng Liên quan đến đạo đức xã hội và đạo đức Doanh nhân là vấn đề “bóc lột” hiện nay. Cần hiểu rõ thế nào là “bóc lột” (hay là sử dụng sức lao động) và quan trọng hơn là “bóc lột” trong điều kiện nước ta hiện nay còn có ý nghĩa nhân văn, nhân bản, ý nghĩa đạo đức không? Bởi hiện nay có rất nhiều người lao động (ở nông thôn và thành thị), họ không có việc làm để nuôi sống bản than và gia đình, họ cần được “bán” sức lao động. Nếu các doanh nhân tạo cho họ công ăn việc làm, đem lại tài năng và vốn liếng vào việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, cho bản thân thì đó chính là hành vi đạo đức. Điều này cần được khẳng định, cần được làm rõ ý nghĩa đạo đức tích cực của việc “bóc lột”, bởi do tính tất yếu kinh tế - xã hội hiện nay. Đồng thời cần phải khẳng định giá trị của doanh nghiệp, doanh nhân trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, cần chuyển đổi các giá trị đạo đức cho phù hợp: nếu trước đây tinh thần yêu nước thể hiện ở giá trị đạo đức cao cả là phấn đấu cho độc lập tự do của dân tộc (Không có gì quý hơn độc lập tự do) thì ngày nay tinh thần yêu nước được mở rộng, đó là phấn đấu vì “dân giầu nước mạnh”. Và điều đó đã trở thành giá trị đạo đức cao đẹp – Doanh nhân phải là người nêu cao giá trị đạo đức mới là nhân vật tiêu biểu cho giá trị đó. Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức doanh nhân Vấn đề giáo dục đạo đức Doanh nhân là vấn đề của toàn xã hội và là vấn đề tự ý thức của chính giới doanh nhân. Đối với xã hội cần phải nâng cao nhận thức về vai trò của doanh nhân, giá trị xã hội của doanh nhân bằng sự tôn vinh doanh nhân. Cần khắc phục những mặc cảm sai lầm về doanh nhân. Chúng ta cần nghiên cứu xây dựng vấn đề Văn hóa Doanh nhân Việt Nam với những đặc trưng, đặc điểm mang tính đặc thù của Việt Nam như một thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng ta cần phải bồi dưỡng tưởng, đạo lý, triết làm giàu cho các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt thế hệ trẻ để họ trở thành những doanh nhân Việt sánh vai cùng doanh nhân các cường quốc năm châu theo tinh thần Hồ Chí Minh. Đồng thời, phải xây dựng truyền thống doanh nhân Việt Nam với sự tôn vinh Doanh nhân Việt bên cạnh những giá trị cao đẹp khác của dân tộc. Kết Luận : Đạo đức của Doanh nhân Việt Nam hiện nay là đạo lý, triết sống của doanh nhân và sự độc đáo riêng biệt mang bản sắc dân tộc Nước ta là một nước nghèo, chậm phát triển, mức sống của nhân dân còn rất thấp, khát vọng vươn tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” là khát vọng thiêng liêng. Giới doanh nhân đem tài năng, của cải ra để làm giàu cho mình đồng thời làm giàu cho đất nước một các tự nguyện, tự giác thì đó là một hành động đạo đức rất cao cả. Đây cũng là một đạo bắt nguồn từ truyền thống cộng đồng và đã được xây dựng từ hàng ngàn năm của dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã cố kết lại với nhau, đã đổ biết bao xương máu, mồ hôi và nước mắt để dựng nước và giữ nước. Quá trình đó tạo nên tình yêu Tổ quốc, nó chi phối mọi suy nghĩ, mọi hành động của mỗi người trong cuộc sống. Nó là cơ sở đánh giá phẩm giá con người: tốt - xấu; nên - chăng; đúng - sai trong ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng. Đây cũng là truyền thống tốt đẹp cần ngày càng phát huy của doanh nhân Việt Nam. 1. . trị đạo đức cao đẹp – Doanh nhân phải là người nêu cao giá trị đạo đức mới là nhân vật tiêu biểu cho giá trị đó. Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức doanh nhân Vấn đề giáo dục đạo đức Doanh nhân là. giới doanh nhân. Đối với xã hội cần phải nâng cao nhận thức về vai trò của doanh nhân, giá trị xã hội của doanh nhân bằng sự tôn vinh doanh nhân. Cần khắc phục những mặc cảm sai lầm về doanh nhân. . ĐẠO ĐỨC DOANH NHÂN Phần 1: Doanh nhân là một từ được các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử dụng để xác định một thành phần kinh tế tư nhân mới xuất hiện từ sau những năm 90. Doanh nhân

Ngày đăng: 10/06/2014, 23:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan