Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu về thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

69 4.3K 12
Khóa luận tốt nghiệp văn học: Tìm hiểu về thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCMỞ ĐẦU ........................................................................................................... 11. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 12. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 23. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................. 33.1. Đối tượng .................................................................................................... 33.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 33.3. Mục đích ..................................................................................................... 33.4. Nhiệm vụ của đề tài ..................................................................................... 34. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 35. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 45.1. Đóng góp về lý thuyết ................................................................................. 45.2. Đóng góp về thực tiễn ................................................................................. 46. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................... 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................... 51.1. Ngữ cố định ................................................................................................. 51.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 51.1.2. Đặc trưng ................................................................................................. 51.1.3. Phân loại .................................................................................................. 61.2. Thành ngữ ................................................................................................... 61.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 61.2.2. Đặc điểm .................................................................................................. 81.2.3. Phân loại .................................................................................................. 91.2.4. Thành ngữ đối ........................................................................................ 111.2.5. Thành ngữ so sánh.................................................................................. 121.2.6. Thành ngữ thường .................................................................................. 131.3. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ, cụm từ tự do và tục ngữ ...................... 141.3.1. Khái quát ................................................................................................ 141.3.2. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ .......................................................... 141.3.3. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do ..................................................... 151.3.4. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ ............................................................. 16CHƯƠNG 2: NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU ............................................ 202.1. Nguyễn Du ................................................................................................ 202.1.1. Tiểu sử cuộc đời ..................................................................................... 202.1.2. Con người ............................................................................................... 212.1.3. Sự nghiệp sáng tác.................................................................................. 212.1.3.1. Tác phẩm chữ Hán .............................................................................. 222.1.3.2. Tác phẩm chữ Nôm .............................................................................. 222.2. Truyện Kiều .............................................................................................. 232.2.1. Vị trí của Truyện Kiều trong sáng tác của Nguyễn Du ............................ 232.2.2. Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc và thế giới ................. 242.2.2.1. Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc ................................ 242.2.2.2. Vị trí của Truyện Kiều với văn học thế giới ......................................... 25CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI CÁC ĐƠN VỊ THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆNKIỀU ................................................................................................................ 273.1. Thành ngữ đối ........................................................................................... 273.1.1. Thành ngữ đối bốn yếu tố ....................................................................... 273.1.2. Thành ngữ đối 6 yếu tố. .......................................................................... 333.2. Thành ngữ so sánh ..................................................................................... 333.3. Thành ngữ thường ..................................................................................... 34CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONGTRUYỆN KIỀU ................................................................................................ 374.1. Đặc điểm ................................................................................................... 374.1.1. Đặc điểm hình thức của thành ngữ trong Truyện Kiều ........................... 374.1.1.1. Tính cố định ......................................................................................... 374.1.1.2. Tính hài hoà cân đối ............................................................................ 384.1.1.3. Phương thức cấu tạo ........................................................................... 414.1.2. Đặc điểm nội dung của thành ngữ trong Truyện Kiều ............................ 434.1.2.1. Khái quát ............................................................................................. 434.1.2.2. Tính biểu trưng và tính hàm súc .......................................................... 434.1.2.3. Phương thức cấu tạo ngữ nghĩa của thành ngữ ................................... 464.2. Cách sử dụng thành ngữ trong Truyện Kiều .............................................. 474.2.1. Sử dụng nguyên dạng ............................................................................. 474.2.2. Sử dụng cải biến ..................................................................................... 49KẾT LUẬN ...................................................................................................... 51TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TRẦN VĂN ĐÔNG TÌM HIỂU VỀ THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TRẦN VĂN ĐÔNG TÌM HIỂU VỀ THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: TS. Bùi Thanh Hoa SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo - Tiến sĩ Bùi Thanh Hoa, đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, phòng Quản lý khoa học, phòng Đào tạo, các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn cùng các phòng ban chức năng đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn độc giả, để cho khóa luận được hoàn thiện hơn. Tác giả Trần Văn Đông DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT tr trang CV chủ-vị CVB chủ-vị-bổ Đ-T đề-thuyết C-P chính-phụ Nxb Nhà xuất bản NNH Ngôn ngữ học MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 3.3. Mục đích 3 3.4. Nhiệm vụ của đề tài 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Đóng góp của đề tài 4 5.1. Đóng góp về lý thuyết 4 5.2. Đóng góp về thực tiễn 4 6. Cấu trúc của khóa luận 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 5 1.1. Ngữ cố định 5 1.1.1. Khái niệm 5 1.1.2. Đặc trưng 5 1.1.3. Phân loại 6 1.2. Thành ngữ 6 1.2.1. Khái niệm 6 1.2.2. Đặc điểm 8 1.2.3. Phân loại 9 1.2.4. Thành ngữ đối 11 1.2.5. Thành ngữ so sánh 12 1.2.6. Thành ngữ thường 13 1.3. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ, cụm từ tự do và tục ngữ 14 1.3.1. Khái quát 14 1.3.2. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ 14 1.3.3. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do 15 1.3.4. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ 16 CHƯƠNG 2: NGUYỄN DUTRUYỆN KIỀU 20 2.1. Nguyễn Du 20 2.1.1. Tiểu sử cuộc đời 20 2.1.2. Con người 21 2.1.3. Sự nghiệp sáng tác 21 2.1.3.1. Tác phẩm chữ Hán 22 2.1.3.2. Tác phẩm chữ Nôm 22 2.2. Truyện Kiều 23 2.2.1. Vị trí của Truyện Kiều trong sáng tác của Nguyễn Du 23 2.2.2. Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc và thế giới 24 2.2.2.1. Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc 24 2.2.2.2. Vị trí của Truyện Kiều với văn học thế giới 25 CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI CÁC ĐƠN VỊ THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU 27 3.1. Thành ngữ đối 27 3.1.1. Thành ngữ đối bốn yếu tố 27 3.1.2. Thành ngữ đối 6 yếu tố. 33 3.2. Thành ngữ so sánh 33 3.3. Thành ngữ thường 34 CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU 37 4.1. Đặc điểm 37 4.1.1. Đặc điểm hình thức của thành ngữ trong Truyện Kiều 37 4.1.1.1. Tính cố định 37 4.1.1.2. Tính hài hoà cân đối 38 4.1.1.3. Phương thức cấu tạo 41 4.1.2. Đặc điểm nội dung của thành ngữ trong Truyện Kiều 43 4.1.2.1. Khái quát 43 4.1.2.2. Tính biểu trưng và tính hàm súc 43 4.1.2.3. Phương thức cấu tạo ngữ nghĩa của thành ngữ 46 4.2. Cách sử dụng thành ngữ trong Truyện Kiều 47 4.2.1. Sử dụng nguyên dạng 47 4.2.2. Sử dụng cải biến 49 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Du được coi là một trong những tác giả tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng lớn những tác phẩm như: Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn, Qua những tác phẩm của mình, đặc biệt với Truyện Kiều ông đã thể hiện tài năng bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, tạo nên một phong cách riêng cho thơ văn Nguyễn Du. Chính vì thế, tác phẩm của ông trở thành đối tượng nghiên cứu của đông đảo các nhà phê bình văn học, các nhà ngôn ngữ học. “Đoạn trường tân thanh” (tên phổ biến là Truyện Kiều) được viết bằng chữ Nôm, gồm 3254 câu thơ theo thể lục bát. Thông qua Truyện Kiều người đọc phần nào thấy được tư tưởng nhân đạo sâu sắc cùng với tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ. Rõ ràng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật mỗi nhà văn có một cảm quan hiện thực và một cảm hứng sáng tác riêng. Hệ thống từ ngữ được tác giả sử dụng rất dung dị, tự nhiên, mang đậm hơi thở của cuộc sống. Trong đó, các thành ngữ được Nguyễn Du sử dụng rất hiệu quả. Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ mang tính chất dân tộc sâu sắc. Nó thường xuyên có mặt trong lời ăn, tiếng nói của mỗi người dân trong cuộc sống. Bất kỳ ở nơi đâu, trong thời gian nào thì thành ngữ cũng có thể xuất hiện: khi kể chuyện, khi viết thư hay giao tiếp với nhau Cùng với kho tàng tục ngữ, ca dao, Thành ngữ là một tài sản quý báu. Nói cách khác, thành ngữ được sáng tạo trong quá trình sinh hoạt quần chúng. Vì thế, chúng thường xuất hiện trong môi trường dân dã. Tất cả các đặc điểm trên làm cho thành ngữ trở thành một đối tượng hấp dẫn đối với giới nghiên cứu không chỉ ở ngành ngôn ngữ học mà còn ở nhiều ngành khác như: dân tộc học, văn hóa, Nghiên cứu thành ngữ cũng là một công việc có đóng góp rất lớn trong việc miêu tả ngôn ngữ, so sánh, đối chiếu các ngôn ngữ với nhau. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã vận dụng khá thành công thành ngữ trong việc khắc họa hình ảnh nhân vật, miêu tả cuộc sống hiện thực lúc bấy giờ. Từ trước tới nay, có nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ, nhưng rất ít người nghiên cứu về thành ngữ trong Truyện Kiều. Chúng tôi đã tìm hiểu trên internet, báo chí, sách nghiên cứu, những đầu sách ngữ pháp, từ loại, thành ngữ có rất nhiều nhưng liên quan đến thành ngữ trong Truyện Kiều thì rất ít. Chúng tôi chỉ tìm thấy một số bài viết, tài liệu liên quan đến thành ngữ trong Truyện Kiều mang tính khái quát. Trong khi đó, cách sử dụng thành ngữ 2 của tác giả lại chưa được chú ý đúng mức. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài cho khóa luận của mình là: “Tìm hiểu về thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt nói chung có thể nói đến giai đoạn hiện nay đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Công trình nghiên cứu đầu tiên trong tiếng Việt là về “Tục ngữ và ca dao” của Phạm Quỳnh được công bố vào năm 1921. Tuy nhiên, đến những năm 60 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu thành ngữ mới có cơ sở khoa học nghiêm túc. Cái mốc quan trọng trong việc nghiên cứu thành ngữ học Việt Nam là việc xuất bản từ điển “Thành ngữ tiếng Việt” (1976) của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang. Công trình này tuy còn chưa bao quát được hết tất cả các thành ngữ trong tiếng Việt nhưng nó đã cung cấp cho các nhà ngôn ngữ học và những ai quan tâm đến vấn đề này một tài liệu bổ ích, có giá trị to lớn. Tiếp đó, năm 1989, Nguyễn Lân xuất bản cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam”, Hoàng Văn Hành “Kể chuyện thành ngữ tục ngữ” (1988-1990) . Các công trình khác về sau đều đi sâu vào nghiên cứu với mục đích tìm ra sự khác biệt giữa thành ngữ với các đơn vị khác có liên quan, tức là khu biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, giữa thành ngữ với ngữ định danh, giữa thành ngữ với cụm từ tự do. Có thể kể đến các công trình đó như “Góp ý kiến về phân biệt tục ngữthành ngữ” (1973) của Cù Đình Tú, “Từ và vốn tiếng Việt hiện đại” (1976) của Nguyễn Văn Tu, “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại” (1976) của Hồ Lê, “Tục ngữ Việt Nam” của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri và gần đây nhất là “Phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng mô hình cấu trúc” (2006) của Triều Nguyên. Như vậy, thành ngữ cho đến nay vẫn đang được tiếp cận, khám phá theo nhiều khía cạnh khác nhau nhằm làm sáng rõ những giá trị phong phú của đơn vị từ vựng này. Một trong những khía cạnh nói trên là việc nghiên cứu nghệ thuật sử dụng thành ngữ của các nhà văn, nhà thơ, những tác giả lớn. Một loạt những luận văn thạc sĩ, những khóa luận tốt nghiệp, cũng như nhiều báo cáo khoa học, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề sử dụng thành ngữ của những tên tuổi lớn như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyên Hồng, Tản Đà, Tô Hoài đã được tiến hành trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa có công trình nào tìm hiểu kĩ lưỡng về nghệ thuật dùng thành ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Trong cuốn “Những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều” (2004) của Phạm Đan Quế cũng đã đề cập đến việc vận dụng thành ngữ trong Truyện Kiều nhưng mới ở mức độ khái quát. 3 3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng Khoá luận khảo sát các thành ngữ gốc Việt và Hán Việt trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khóa luận này, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa của những thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu tình hình và xu hướng vận dụng của các thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. 3.3. Mục đích Tìm hiểu vốn thành ngữ của dân tộc là việc làm vô cùng bổ ích. Thực hiện đề tài này giúp cho người đọc và bản thân người viết thu nhận được một vốn hiểu biết sâu sắc hơn về thành ngữ, đồng thời thấy được giá trị, ý nghĩa biểu đạt của thành ngữ trong sáng tác văn chương. Và đặc biệt quan trong hơn khi giúp người viết khám phá ra nét đặc sắc của việc sử dụng thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ đó nhận ra được những đóng góp của tác giả này đối với kho tàng ngôn ngữ dân tộc trên con đường hiện đại hóa. 3.4. Nhiệm vụ của đề tài Bước đầu làm rõ đặc điểm kết cấu, ngữ nghĩa của các thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Chỉ ra những sáng tạo của Nguyễn Du trong việc sử dụng thành ngữ. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi thực hiện một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê, phân loại: Nhằm tổng hợp những thành ngữ được sử dụng trong Truyện Kiều. Phương pháp phân tích: Nhằm phân tích những đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa của một số thành ngữ trong Truyện Kiều. Phương pháp bình luận: Nhằm làm sáng tỏ và đánh giá tài năng của Nguyễn Du trong việc sử dụng thành ngữ. Phương pháp đối chiếu, so sánh theo khuôn mẫu cấu trúc thành ngữ. [...]... đây: 10 Thành ngữ Thành ngữ đối Thành ngữ so sánh Thành ngữ thường 1.2.4 Thành ngữ đối Thành ngữ đối là bộ phận quan trọng trong vốn thành ngữ của bất kỳ một ngôn ngữ nào Đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc của thành ngữ đối là tính chất đối ứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ Nguyễn Thiện Giáp cũng đã đề cập đến tính chất đối ứng của các yếu tố tạo nên thành ngữ Theo tác giả: "về hình... trị Truyện Kiều và tài năng của đại thi hào Nguyễn Du 26 CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI CÁC ĐƠN VỊ THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU Dựa theo tiêu chí phân loại thành ngữ đã trình bày ở chương 1, chúng tôi khảo sát được 106 thành ngữ gồm các loại sau: - Thành ngữ đối: 80/106 (75,4 %) - Thành ngữ so sánh: 7/106 (6,6 %) - Thành ngữ thường: 19/106 (17,9 %) 3.1 Thành ngữ đối Thành ngữ đối là loại thành ngữ phổ biến nhất trong. .. bật của thành ngữ đối là tính chất đối ứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ (đối lời) và nhờ quan hệ đối ứng này mà ta xác định được quan hệ đối ứng về ý của thành ngữ để từ đó suy ra ý nghĩa của từng thành ngữ Khoá luận này lấy quan niệm về thành ngữ đối như đã nêu của các tác giả tiền bối để làm căn cứ cho việc thống kê, phân tích các đặc điểm cấu tạo của thành ngữ đối trong Truyện Kiều. .. tinh tài năng và tấm lòng của Nguyễn Du Tác phẩm là kiệt tác to lớn của Nguyễn Ducủa văn học Việt Nam Nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến Truyện Kiều, trải qua bao lớp gió bụi thời gian, nhưng Truyện Kiều vẫn có một sức sống mạnh mẽ, cùng với nó là kết tinh của mọi tài năng, phẩm giá và nhân cách Nguyễn Du Truyện Kiều có giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật Trước tiên, Truyện Kiều là tác phẩm có giá... từ điển thành ngữ sau này chính vì thế với đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần rất nhỏ trong công việc nghiên cứu thành ngữ giai đoạn hiện nay 6 Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo thì phần nội dung của khóa luận gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Nguyễn DuTruyện Kiều Chương 3: Phân loại các đơn vị thành ngữ trong Truyện Kiều Chương... tiếng Việt Theo thống kê của chúng tôi, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du loại thành ngữ này là 80/106 thành ngữ, chiếm 75,4% Đặc điểm nổi bật của loại thành ngữ này là về mặt cấu trúc có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ Chẳng hạn trong thành ngữ đổ quán xiêu đình thì đổ quán đối xứng với xiêu đình Phần lớn các thành ngữ đối đều gồm bốn yếu tố, lập thành hai vế cân xứng... tính thành ngữ cao hay thấp) có thể được phân thành những thành ngữ tương đương với từ sẵn có (hiển nhiên hay không hiển nhiên) và những thành ngữ không tương đương với từ" [3, 86] Đặt thành ngữ trong tương quan với cách thức cấu tạo từ ghép, Nguyễn Thiện Giáp phân thành ngữ tiếng Việt thành hai loại: + Thành ngữ hợp kết + Thành ngữ hoà kết Dựa vào ngữ nghĩa, Cù Đình Tú chia thành ngữ tiếng Việt thành. .. Tính sẵn có của thành ngữ + Tính ổn định của tổ hợp từ gọi là thành ngữ Sự khác biệt giữa các nhà nghiên cứu chủ yếu thể hiện ở điểm nhấn trong từng quan niệm về cấu trúc hình thức, đặc tính ngữ nghĩa hoặc chức năng của thành ngữ Không tham vọng xây dựng một khái niệm mới về thành ngữ, ở khoá luận này chúng tôi chỉ muốn thể hiện một hướng nghiên cứu về thành ngữ xuất phát từ ngữ nghĩa của các thành tố... và ai cũng hiểu theo một ý Các nhà ngữ pháp đã đặt tên cho chúng là “quán ngữ (những ngữ quen dùng) Về mặt được dùng lâu ngày thành quen trong ngôn ngữ, thì “quán ngữ không khác thành ngữ Nhưng để phân biệt chúng ta hãy để ý những điểm này: Thành ngữ thường có nội dung so sánh, còn quán ngữ chỉ là một cách nói - Xét về mặt thời gian, quán ngữ ra đời sau thành ngữ Trong các tác phẩm cổ văn ra đời... trong Truyện Kiều Chương 4: Đặc điểm và cách sử dụng thành ngữ trong Truyện Kiều Ngoài ra, khóa luận còn bao gồm phần phụ lục: Danh sách thành ngữ và các biến thể của chúng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Ngữ cố định 1.1.1 Khái niệm Ngữ cố định là một cụm từ ( ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ ) nhưng đã cố định hóa cho nên cũng có

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan