NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

54 3.7K 29
NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 1 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận ............................................................. 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 6. Đóng góp của khóa luận ................................................................................. 3 7.Cấu trúc của khóa luận .................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO .................................. 4 1.1. Tiểu sử ........................................................................................................ 4 1.2. Con người.................................................................................................... 5 1.3. Quan điểm sáng tác ..................................................................................... 6 1.4. Sự nghiệp sáng tác ..................................................................................... 10 Tiểu kết ............................................................................................................ 12 CHƯƠNG 2. NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ................. 14 2.1. Ngoại hình nhân vật mang ý nghĩa phản ánh hiện thực xã hội ................... 14 2.1.1. Ngoại hình xấu xí – hình ảnh của những con người không may mắn. ..... 15 2.1.2. Ngoại hình nhếch nhác – hình ảnh của những con người nghèo khổ. ...... 20 2.1.3. Ngoại hình bị biến dạng – sản phẩm của sự tha hóa ................................ 34 2.2. Sự đối lập giữa ngoại hình và phẩm chất – cách nhìn sắc sảo và nhân ái của Nam Cao .......................................................................................................... 39 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 49 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nam Cao là một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam nói chung và văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 nói riêng. Ông đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam trên hành trình phát triển văn học thế kỉ XX. Nam Cao đến với văn học hiện thực phê phán khi nó đã ở giai đoạn thoái trào (1940 - 1941). Tuy xuất hiện muộn nhưng không vì thế mà tên tuổi và tác phẩm của Nam Cao bị lu mờ. Vượt qua được thử thách của thời gian, quy luật đào thải lạc hậu, các tác phẩm của ông càng thử thách lại càng sáng ngời; càng khám phá, người ta lại càng thấy những giá trị văn chương đích thực. Hơn thế, những tác phẩm ấy còn có sức hút và sự ám ảnh kì lạ đối với bạn đọc. Chỉ với mười lăm năm cầm bút Nam Cao đã để lại sự nghiệp văn chương tuy không thật sự đồ sộ về số lượng, nhưng lại ẩn chứa một sức sống khỏe khoắn, bền lâu của giá trị văn chương đích thực. 1.2. Trong cách viết của mình, nhà văn Nam Cao rất chú ý đến mối quan hệ giữa ngoại hình và nội tâm nhân vật. Xung quanh những ngoại hình đó lại có những ý kiến không đồng nhất, có ý kiến thì đồng tình với cách xây dựng nhân vật của tác giả từ đó đề cao nhân vật, có ý kiến thì cho rằng cách xây dựng ngoại hình nhân vật của Nam Cao còn tồn tại nhiều hạn chế. Từ những ý kiến trái chiều như vậy có thể thấy xoay quanh ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao có nhiều vấn đề cần giải quyết. 1.3. Khi gắn ngoại hình nhân vật với tư tưởng nhân đạo, chúng ta sẽ hiểu đúng hơn về ngoại hình nhân vật và những giá trị đích thực ẩn sau những ngoại hình đó. Vì vậy, tìm hiểu khóa luận: Ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám nhằm khẳng định thành công của ông trên phương diện nội dung và nghệ thuật. 1.4. Nam Cao còn là một tác giả được đưa vào chương trình giảng dạy ở trường THPT với số lượng tác phẩm khá nhiều. Vì thế việc tìm hiểu về tác giả là một việc làm cần thiết. Với đề tài này, chúng tôi không có tham vọng tìm tòi, phát hiện những điều mới mẻ, mà với ý thức tập dượt trong việc nghiên cứu khoa học, nhằm tìm tòi và làm sáng rõ hơn về “Ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám”. 2. Lịch sử vấn đề Nam Cao là một nhà văn lớn, một hiện tượng lớn trong nền văn học hiện đại. Vì thế có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm Nam Cao. 2 Trong điều kiện hạn chế của cá nhân, chúng tôi mới chỉ được tiếp xúc với một số công trình nghiên cứu về Nam Cao. Các nhà nghiên cứu đã tìm tòi và khám phá sâu sắc nhiều vấn đề trong sáng tác của Nam Cao. Tuy nhiên vấn đề về ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập sâu sắc. Có chăng chỉ là mới nhắc đến như trong cuốn Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc, Hà Minh Đức viết rằng: “lối miêu tả về ngoại hình của một số nhân vật như Chí Phèo, Thị Nở …” của Nam Cao đã làm cho người đọc “chưa vừa lòng”. “Nam Cao đã tô quá đậm cái nét ngoại hình của họ” làm “hạn chế mất một phần tác dụng tích cực của tác phẩm”. Hay Lê Dục Tú với Thị Nở xấu hay đẹp (đăng trên tạp chí khoa học về phụ nữ, tháng 12 năm 1992), hay Nói thêm về nhân vật thị Nở của Văn giá. Đề cập đến bút pháp xây dựng nhân vật Thị Nở của Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo, Văn Giá có viết: “Trong lịch sử văn học Việt Nam, nhân vật Thị Nở phải nói là một hiện tượng đột xuất – truyện cổ xứ ta không có hình ảnh người đàn bà nào như Thị Nở …”[19;331]. “Thị Nở cũng là một mảnh vụn dị biệt và đơn nhất của dòng đời. Nam Cao là người không ngại, và nhiều khi tỏ ra đầy nhiệt hứng, sục sạo vào những chỗ lồi lõm, nham nhở của cõi người” [19;332]. Tiếp thu các thành tựu rất đáng trân trọng của các nhà nghiên cứu Nam Cao. Chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: Ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám làm khóa luận nghiên cứu. Khóa luận của chúng tôi sẽ làm rõ hơn về tư tưởng của nhà văn đằng sau việc miêu tả ngoại hình của nhân vật. 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu tư tưởng của nhà văn thông qua việc miêu tả ngoại hình các nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng. 3.2. Nhiệm vụ của khóa luận Với khóa luận này, chúng tôi muốn góp phần làm sáng tỏ những thành công và hạn chế về nội dung và nghệ thuật (nếu có) của Nam Cao về việc xây dựng ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn trước Cách mạng. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC MÃ THỊ HUỆ NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC MÃ THỊ HUỆ NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: TS. Đỗ Hồng Đức Sơn La, năm 2013 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Tiến sĩ Đỗ Hồng Đức đã dành nhiều thời gian, công sức tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Thư viện; sự động viên của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Tây Bắc; sự góp ý, cổ vũ của các bạn sinh viên K50 ĐHSP Ngữ Văn đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2013 Người thực hiện Mã Thị Huệ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 1 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Đóng góp của khóa luận 3 7.Cấu trúc của khóa luận 3 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO 4 1.1. Tiểu sử 4 1.2. Con người 5 1.3. Quan điểm sáng tác 6 1.4. Sự nghiệp sáng tác 10 Tiểu kết 12 CHƯƠNG 2. NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 14 2.1. Ngoại hình nhân vật mang ý nghĩa phản ánh hiện thực xã hội 14 2.1.1. Ngoại hình xấu xí – hình ảnh của những con người không may mắn. 15 2.1.2. Ngoại hình nhếch nhác – hình ảnh của những con người nghèo khổ. 20 2.1.3. Ngoại hình bị biến dạng – sản phẩm của sự tha hóa 34 2.2. Sự đối lập giữa ngoại hình và phẩm chất – cách nhìn sắc sảo và nhân ái của Nam Cao 39 KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nam Cao là một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam nói chung và văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 nói riêng. Ông đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam trên hành trình phát triển văn học thế kỉ XX. Nam Cao đến với văn học hiện thực phê phán khi nó đã ở giai đoạn thoái trào (1940 - 1941). Tuy xuất hiện muộn nhưng không vì thế mà tên tuổi và tác phẩm của Nam Cao bị lu mờ. Vượt qua được thử thách của thời gian, quy luật đào thải lạc hậu, các tác phẩm của ông càng thử thách lại càng sáng ngời; càng khám phá, người ta lại càng thấy những giá trị văn chương đích thực. Hơn thế, những tác phẩm ấy còn có sức hút và sự ám ảnh kì lạ đối với bạn đọc. Chỉ với mười lăm năm cầm bút Nam Cao đã để lại sự nghiệp văn chương tuy không thật sự đồ sộ về số lượng, nhưng lại ẩn chứa một sức sống khỏe khoắn, bền lâu của giá trị văn chương đích thực. 1.2. Trong cách viết của mình, nhà văn Nam Cao rất chú ý đến mối quan hệ giữa ngoại hình và nội tâm nhân vật. Xung quanh những ngoại hình đó lại có những ý kiến không đồng nhất, có ý kiến thì đồng tình với cách xây dựng nhân vật của tác giả từ đó đề cao nhân vật, có ý kiến thì cho rằng cách xây dựng ngoại hình nhân vật của Nam Cao còn tồn tại nhiều hạn chế. Từ những ý kiến trái chiều như vậy có thể thấy xoay quanh ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao có nhiều vấn đề cần giải quyết. 1.3. Khi gắn ngoại hình nhân vật với tư tưởng nhân đạo, chúng ta sẽ hiểu đúng hơn về ngoại hình nhân vật và những giá trị đích thực ẩn sau những ngoại hình đó. Vì vậy, tìm hiểu khóa luận: Ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám nhằm khẳng định thành công của ông trên phương diện nội dung và nghệ thuật. 1.4. Nam Cao còn là một tác giả được đưa vào chương trình giảng dạy ở trường THPT với số lượng tác phẩm khá nhiều. Vì thế việc tìm hiểu về tác giả là một việc làm cần thiết. Với đề tài này, chúng tôi không có tham vọng tìm tòi, phát hiện những điều mới mẻ, mà với ý thức tập dượt trong việc nghiên cứu khoa học, nhằm tìm tòi và làm sáng rõ hơn về “Ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám”. 2. Lịch sử vấn đề Nam Cao là một nhà văn lớn, một hiện tượng lớn trong nền văn học hiện đại. Vì thế có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm Nam Cao. 2 Trong điều kiện hạn chế của cá nhân, chúng tôi mới chỉ được tiếp xúc với một số công trình nghiên cứu về Nam Cao. Các nhà nghiên cứu đã tìm tòi và khám phá sâu sắc nhiều vấn đề trong sáng tác của Nam Cao. Tuy nhiên vấn đề về ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập sâu sắc. Có chăng chỉ là mới nhắc đến như trong cuốn Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc, Hà Minh Đức viết rằng: “lối miêu tả về ngoại hình của một số nhân vật như Chí Phèo, Thị Nở …” của Nam Cao đã làm cho người đọc “chưa vừa lòng”. “Nam Cao đã tô quá đậm cái nét ngoại hình của họ” làm “hạn chế mất một phần tác dụng tích cực của tác phẩm”. Hay Lê Dục Tú với Thị Nở xấu hay đẹp (đăng trên tạp chí khoa học về phụ nữ, tháng 12 năm 1992), hay Nói thêm về nhân vật thị Nở của Văn giá. Đề cập đến bút pháp xây dựng nhân vật Thị Nở của Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo, Văn Giá có viết: “Trong lịch sử văn học Việt Nam, nhân vật Thị Nở phải nói là một hiện tượng đột xuất – truyện cổ xứ ta không có hình ảnh người đàn bà nào như Thị Nở …”[19;331]. “Thị Nở cũng là một mảnh vụn dị biệt và đơn nhất của dòng đời. Nam Cao là người không ngại, và nhiều khi tỏ ra đầy nhiệt hứng, sục sạo vào những chỗ lồi lõm, nham nhở của cõi người” [19;332]. Tiếp thu các thành tựu rất đáng trân trọng của các nhà nghiên cứu Nam Cao. Chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: Ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám làm khóa luận nghiên cứu. Khóa luận của chúng tôi sẽ làm rõ hơn về tư tưởng của nhà văn đằng sau việc miêu tả ngoại hình của nhân vật. 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu tư tưởng của nhà văn thông qua việc miêu tả ngoại hình các nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng. 3.2. Nhiệm vụ của khóa luận Với khóa luận này, chúng tôi muốn góp phần làm sáng tỏ những thành công và hạn chế về nội dung và nghệ thuật (nếu có) của Nam Cao về việc xây dựng ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn trước Cách mạng. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khóa luận này chúng tôi chỉ nghiên cứu ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám ở hai mảng đề tài lớn: Đề tài người nông dân và đề tài người trí thức tiểu tư sản. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu khóa luận này chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp phân tích văn học: Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong quá trình thực hiện khóa luận nhằm làm rõ về “ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám”. - Phương pháp bình luận văn học: Nhằm làm nổi bật ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Đây là phương pháp dùng để so sánh, làm nổi bật ngoại hình nhân vật trong hai đề tài lớn: Người nông dân và người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Nam Cao và với các tác giả khác. - Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: Thống kê, liệt kê để nhằm hỗ trợ cho ba phương pháp cơ bản trên. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận bước đầu đi tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật qua ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập nghiên cứu của sinh viên, học sinh các trường phổ thông. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận gồm có hai chương: Chương 1. Khái quát về tác giả Nam Cao Chương 2. Ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945 4 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO 1.1. Tiểu sử Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29-10-1915 trong một gia đình trung nông, tại làng Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Phủ Nhân, tỉnh Hà Nam (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân,tỉnh Hà Nam). Bút danh Nam Cao do ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng mà thành. Cha là Trần Hữu Huệ, sinh năm 1895 làm trạm trổ và bốc thuốc bắc. Sau cha ông trở thành một chủ hiệu đồ gỗ ở Hàng Đàn, thành phố Nam Định. Mẹ là Trần Thị Minh sinh năm 1897, làm vườn, làm ruộng, dệt vải. Nam Cao là con trai của một gia đình đông anh em, có 4 em trai và 3 em gái. Trong số đó chỉ Nam Cao được ăn học. Năm 1992 ông học ở trường tư của làng, sau đó theo học bậc tiểu học và Thành chung ở thành phố Nam Định. Đầu năm 1935 Nam Cao từ Nam Định về quê để chữa bệnh. Ngày 2-10-1935 ông lập gia đình, vợ là bà Trần Thị Sen, sinh năm 1917 làm ruộng và dệt vải. Cuối năm 1935 ông vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may. Năm 1938 Nam Cao bị ốm nặng do bệnh tim và tê thấp. Ông trở ra Bắc tự học và thi đỗ bậc Thành Chung. Sau đó Nam Cao nhận dạy học ở một trường tư thục Công Thanh, Thụy Khê, Hà Nội. Cuộc sống của một thầy giáo khổ trường tư giúp Nam Cao hiểu sâu sắc thân phận của người trí thức tiểu tư sản nghèo trong một xã hội ngột ngạt bế tắc. Năm 1940 quân Nhật vào Đông Dương, Trường Công thành bị chúng trưng làm chuồng ngựa. Nam Cao sống chật vật bằng nghề viết văn, làm gia sư, có khi thất nghiệp phải về quê ăn bám vợ. Năm 1943 Nam Cao ra nhập Hội Văn hóa cứu quốc, bí mật cùng với một số nhà văn như Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi. Khi cơ sở văn hóa cứu quốc và phong trào cách mạng ở Hà Nội bị khủng bố mạnh, Nam Cao trở về quê và tham gia phong trào Việt Minh ở địa phương. Tháng 8-1945, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở Phủ Lí Nhân, được bầu làm chủ tịch xã. Sau đó ít lâu, Nam Cao được điều lên Hà Nội và công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc, làm thư kí tòa soạn Tiên phong của Hội. Kháng chiến bùng nổ Nam Cao theo đoàn quân Nam Tiến vào vùng Nam trung bộ. Năm 1947 ông lên Việt Bắc làm phóng viên báo Cứu quốc, phụ trách tạp chí Cứu quốc, thư kí tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, phụ trách lớp chính trị cho địa phương và làm mọi công việc của một cán bộ thông tin tuyên truyền, 5 viết tin, viết tài liệu giải thích các chính sách, làm ca dao tuyên truyền, viết truyền đơn địch vận Thời gian này Nam Cao được vinh dự gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương (cuối năm 1947) ông sống và hoạt động ở Bắc Cạn. Năm 1948 – 1949 Nam Cao đi thực tế vùng đồng bằng. Dự định viết một cuốn tiểu thuyết mới về quê hương kháng chiến. Năm 1945 Nam Cao từ đồng bằng trở về chiến khu Việt Bắc. Ông tham dự lớp Nguyễn Ái Quốc ở Việt Bắc phụ trách phần Văn nghệ trong tạp chí và báo Cứu quốc. Tháng 5-1950 Nam Cao nhận công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ, cơ quan của Hội Văn nghệ Việt Nam. Sau đó ông được chỉ định làm ủy viên tiểu ban Văn nghệ trung ương. Sau đó Nam Cao đi chiến dịch biên giới cùng với bộ đội. Nam Cao cùng Nguyễn Huy Tưởng đi công tác khu Ba. Ngày 23-9-1951 cả hai ông dự Hội nghị Văn nghệ liên khu Ba. Rồi Nam Cao cùng Nguyễn Huy Tưởng vào khu Bốn. Khi trở ra, Nam Cao tham gia vào đoàn công tác thuế nông nghiệp vào vùng địch hậu khu Ba. Ông có ý định lấy thêm tài liệu viết quyển tiểu thuyết “Thai nghén”. Nhưng rồi Nam Cao và đoàn công tác bị phục kích. Ngày 30-11-1951 Nam Cao đã anh dũng hi sinh ở Hoàng Đan, tỉnh Ninh Bình. Hài cốt của Nam Cao lẫn với hài cốt các đồng chí cùng hi sinh đặt tại nghĩa trang Gia Viễn- Ninh Bình. Năm 1996 một đường phố Hà Nội đã được mang tên Nam Cao. Ngày 18-1- 1998 hài cốt của Nam Cao đã được chuyển về quê hương tại “vườn hiện thực Nam Cao” xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. 1.2. Con người Nam Cao có vẻ ngoài lạnh lùng chính Nam Cao đã tả mặt mình trong truyện ngắn Cái mặt không chơi được: “Cái mặt tôi lạnh như nước đá, và ngượng nghịu, và vô duyên và lố bịch và đủ hết” [7;295]. Và ông đã tự giễu mình một cách mỉa mai là “chẳng may trời chỉ phú cho mình cái mặt không chơi được ấy thì mình phải chịu” [7;196]. Trái ngược với vẻ mặt lạnh lùng ấy là một trái tim luôn ấm nóng và một tấm lòng luôn sôi nổi, luôn quan tâm đến số phận con người. Sống dưới chế độ thực dân – phong kiến tối tăm, ngột ngạt, Nam Cao đã không chịu khuất phục. Một nhà văn mảnh khảnh, thư sinh, ăn nói ôn tồn, nhiều khi rụt rè mỗi lúc lại đỏ mặt, mà kì thực mang trong lòng sự phản kháng mãnh liệt. Ông thù ghét những sách phù phiếm, nói những chuyện rắc rối của những kẻ ăn không ngồi rồi. Sinh ra và lớn lên ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nghèo khổ, tiêu điều. Nam Cao luôn trìu mến cái làng khổ sở của mình. Ông yêu những bến đò hiền lành, những buổi sớm, những buổi trưa của thôn quê Việt Nam. 6 Nam Cao là một trong số ít những nhà văn biết vượt qua những gì không đẹp đẽ của cuộc đời mà tìm ra những nét đẹp, những phẩm giá đáng quý, đáng trọng của con người, cuộc đời. Mỗi khi ông nói đến những kiếp người đau khổ, quằn quại, câu văn của ông chứa đựng biết bao nhiêu xót xa độ lượng. Trong những tâm hồn chất phác, bị nghèo khổ làm cho mụ mị cằn cỗi, ngay trong một con người u mê, cục súc như Chí Phèo, Nam Cao cũng tìm ra những rung động trong sáng của tình yêu, của niềm khao khát được sống cho ra người, những rung động ấy đột ngột hé lên từng lúc rồi lại bị đời sống vùi dập. Đó là chất thơ quý báu nhất, cảm động nhất trong các truyện tả thực của Nam Cao. Chính những ánh sáng ý thức đó làm cho truyện của ông không đen tối tuyệt vọng mà hứa hẹn một tương lai tươi sáng. Nhờ biết quý trọng đời sống làm lụng vất vả mà Nam Cao biết nhìn rõ những chuyện nhỏ mọn hàng ngày trong cuộc đời đầu tắt mặt tối của bao nhiêu người xung quanh, làm nổi rõ lên cho người đọc thấy tất cả những sự vô lí của một chế độ xã hội thối nát trong những truyện tầm thường lặng lẽ nhất. Nam Cao là nhà văn luôn gần gũi thương yêu những con người chất phác đã ăn củ hàng tháng để nhường gạo cho những người cách mạng. Sống giữa những người ấy nhà văn thấy an toàn và chắc chắn lạ lùng. Hơn thế nữa, Nam Cao còn là một nhà văn có trách nhiệm với ngòi bút, với văn chương ông luôn nghiền ngẫm sâu sắc những điều trông thấy, nghe thấy, và bằng trái tim nghệ sĩ muốn lên tiếng để chia sẻ, cảm thông, hay phê phán, tố cáo một vấn đề nào đó. Nam Cao là một nhân cách lớn, một con người “trung thực vô ngần” [14;125], một con người thẳng thắn và trung thực đến mức trên thế gian này khó có nơi nào có thể sống yên thân, yên ổn được. Ông không bao giờ chịu uốn cong ngòi bút của mình, không thèm đếm xỉa đến cái sở thích, cái “thị hiếu tầm thường của độc giả”. Ông viết thật lòng mình, viết đúng với những điều mình cảm, mình nghĩ. Ông đủ bản lĩnh để đẩy đến tận cùng những tình cảm chân thật, những suy nghĩ, tư tưởng sâu sắc của mình. Thái độ tình cảm ấy đã đem đến cho Nam Cao những tác phẩm tính nhân văn chân thực sâu sắc. 1.3. Quan điểm sáng tác Là một trong những nhà văn có ý thức đặc biệt sâu sắc đối với nghề nghiệp và vai trò của người cầm bút, Nam Cao đã để lại một hệ thống quan điểm sáng tác hết sức sâu sắc tiến bộ. [...]... vẹn của danh hiệu này 13 CHƯƠNG 2 NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Nam Cao có một vị trí đặc biệt trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 Những tác phẩm của Nam Cao phần lớn ra đời trong những năm Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đánh dấu bước phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán trong một thời kì tưởng chừng như bế tắc Nam Cao. .. nhân vật trong truyện ngắn của mình, Nam Cao muốn phản ánh hiện thực thông qua chính ngoại hình đó của nhân vật, đó là hiện thực về những số phận không may mắn, hiện thực về những con người nghèo khổ, và qua ngoại hình phản ánh sự tha hóa của nhân vật 2.1.1 Ngoại hình xấu xí – hình ảnh của những con người không may mắn Viết về những nhân vật có số phận không may mắn, Nam Cao đặt ngòi bút của mình vào... dội Đời sống của người nông dân bị đe dọa hơn bao giờ hết Viết về người nông dân trong thời kì cùng quẫn, bế tắc này, Nam Cao không dừng lại ở những hiện tượng bề mặt, ông cố gắng đi sâu vào bản chất của sự vật và bày tỏ thái độ đồng cảm, xót thương đối với những tâm hồn lao khổ Viết về ngoại hình của các nhân vật trong truyện ngắn trước Cách mạng, Nam Cao đã miêu tả nhân vật của mình có hình hài, diện... riêng, mỗi nhân vật có một diện mạo khác nhau, không ai giống ai Điều đó thể hiện tài năng của 14 nhà văn trong việc xây dựng nhân vật Hình dáng diện mạo của những nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng là những hình ảnh cụ thể, chân thực rất gần gũi với cuộc sống hiện thực lúc bấy giờ Trong những xóm làng tiêu điều, xơ xác, tối sầm vì vấn đề miếng cơm manh áo, ta ít bắt gặp những hình dáng... của con người Trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng, ông hay viết về vẻ bề ngoài của con người để từ đó đi khai thác hoàn cảnh, tính cách và số phận của nhân vật Với hiện thực đói nghèo đi sâu vào từng làng quê Việt Nam, do vậy hình dáng con người trong các tác phẩm của Nam Cao từ người lớn cho đến trẻ nhỏ đều gầy gò, ốm yếu và có phần xấu xí, nhếch nhác Nhưng đằng sau những hình dáng xấu... đặt lợi ích cách mạng, lợi ích dân tộc lên trên hết Vì thế, quan điểm sáng tác của Nam Cao đạt tới trình độ tự giác hơn trên lập trường tư tưởng mới Truyện ngắn “Đôi mắt” ra đời trong giai đoạn này là một tuyên ngôn nghệ thuật mới của Nam Cao nói riêng và của 8 một lớp thế hệ nhà văn trong buổi đầu đến với cách mạng và kháng chiến Trong Đôi mắt, Nam Cao đã đề cập đến đối tượng sáng tạo của nghệ thuật;... đông đã báo rồi” Đó là một dự cảm chính xác của nhà văn trong đêm trước cách mạng toàn dân tộc Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao cũng như nhiều văn nghệ sĩ khác tự nguyện, hăm hở đi theo kháng chiến Nam Cao không ngại khó, ngại khổ, tự nguyện làm “tuyên truyền viên” vô danh cho cách mạng, đồng thời có ý thức rèn luyện, cải tạo mình Tâm niệm chân thành của Nam Cao là: “Sống đã rồi hãy viết” Ông thực sự... tuổi của Nam Cao không bị lu mờ Trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, Nam Cao đã không dẫm lên lối mòn của những người đi trước Những tác phẩm của Nam Cao đã phản ánh chân thật cuộc sống ngột ngạt, đen tối của xã hội thực dân phong kiến, và thể hiện sinh động thân phận khổ đau, bế tắc của những người tiểu tư sản nghèo và nông dân những năm 1940 – 1945 Ngoại hình là diện mạo, vẻ bề ngoài của con... người như vậy? Nam Cao khi viết về nhân vật này, ông không xa lánh, không cười đùa trước ngoại hình bất hạnh của Thị Nở mà trong cách viết của Nam Cao, ta thấy tấm lòng thương cảm dành cho nhân vật này Ông giải thích chính sự xa lánh, ghẻ lạnh, coi Thị Nở như một con vật của dân làng đã khiến thị phải sống một cuộc sống cô độc, không có một ai bên cạnh để nói chuyện, giãi bày tâmtrong lòng mình,... sáng tác của Nam Cao khởi đầu từ năm 1936, nhưng thực sự trở thành một bản lĩnh, một phong cách sáng tạo độc đáo bắt đầu từ truyện ngắn Chí Phèo (1941) Các sáng tác trước cách mạng của Nam Cao tập trung vào hai mảng đề tài lớn: Cuộc sống của những người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân lao động Ở đề tài người trí thức tiểu tư sản, nổi bật lên qua các truyện ngắn: Những truyện không

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan