Những biện pháp xây dựng kế hoạch năm học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ở trường trung cấp y

17 1.5K 8
Những biện pháp xây dựng kế hoạch năm học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ở trường trung cấp y

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những biện pháp xây dựng kế hoạch năm học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ở trường

I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Nghiên cứu về kế hoạch các nhà khoa học đã khẳng định: “Xây dựng kế hoạch có một vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến công việc; “không có kế hoạch một doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức nào khác sẽ như con thuyền không lái, chỉ chạy vòng quanh”, lập kế hoạch sơ sài có lẽ vẫn là nguyên nhân gây ra nhiều thất bại trong quản lý”. Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển, đã hội nhập với thế giới và khu vực trong tất cả các lĩnh vực, vì vậy tính kế hoạch không chỉ được xem là một thuộc tính của nền kinh tế XHCN mà còn là một đặc điểm của nền kinh tế hiện đại. Giáo dục với tư cách là một bộ phận cấu thành của một nền kinh tế cũng cần phải được kế hoạch hóa. Các cấp quản giáo dục cần quan tâm trước tiên đến việc xây dựng kế hoạch toàn diện và kế hoạch cho từng mặt hoạt động. Trong quản nói chung và quản nhà trường nói riêng, quyết định là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất của chu trình quản lý, trong đó loại quyết định quan trọng nhất là kế hoạch. Bởi lẽ kế hoạch quy định mục tiêu quản lý, nhiệm vụ cơ bản của sự phát triển của hệ thống , những con đường, phương tiện, biện pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu. Qua tìm hiểu thực tế một số trường TCCN mà đặc biệt là các trường TCCN ngoài công lập hiện nay thì việc xây dựng kế hoạch năm học chưa được quan tâm đúng mức. các trường TCCN ngoài công lập, Hiệu trưởng tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch năm học nhưng vì chưa nắm chắc luận nên một số Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chưa tuân theo các nguyên tắc và quy trình của nó. Do đó bản kế hoạch phần lớn là sản phẩm riêng của Hiệu trưởng chứ chưa tập trung được trí tuệ của tập thể dẫn đến nội dung kế hoạch ít mang tính khả thi, chất lượng hoạt động của nhà trường không cao, chỉ mang tính bề nổi, không đi vào chiều sâu. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Đó là câu hỏi khiến chúng tôi băn khoăn và suy nghĩ, mong tìm được giải pháp hữu hiệu để khắc phục nó. Sau một thời gian làm công tác quản tại trường Trung cấp y dược Hợp Lực , mặc dù kinh nghiệm của bản thân đối với việc quản mô hình TCCN ngoài công lập còn ít ỏi và hạn chế nhưng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Những biện pháp xây dựng kế hoạch năm học nhằm nâng cao hiệu quả quản trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực” với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm ra biện pháp xây dựng kế hoạch năm học một cách hợp lý, hiệu quả. 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở luận. 1.1. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của kế hoạch. Theo từ điển tiếng Việt, viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản khoa học xã hội - 1998: “Kế hoạch là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành” Kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của chu trình quản lý, bao gồm: Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. trường TCCN mà đặc biệt là trường TCCN ngoài công lập, muốn thực hiện tốt mục tiêu giáo dục - đào tạo thì người quản không thể không có kế hoạch. Việc xây dựng kế hoạch nhằm phối hợp các hoạt động trong tổ chức nhà trường khẳng định sự phát triển của một tổ chức trong tương lai, đảm bảo cơ sở hợp cho hoạt động của tổ chức, kế hoạch được xem là một công cụ quản lý. Chính bản kế hoạch là quyết định đầu tiên của người quản để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo. Kế hoạch giúp người quản hạn chế sự bất ổn định trong hệ thống trước những thay đổi của mục tiêu, tạo khả năng thực hiện công việc một cách kinh tế, tập trung sự cố gắng của mọi người vào mục tiêu và tạo điều kiện tối đa cho người quản kiểm tra, đánh giá hoạt động của mọi người. Vì nhưng lẽ đó, việc xây dựng kế hoạch được xem là một chức năng nền tảng nhằm định hướng cho quản giáo dục đi đến đích và đạt được kỳ vọng như mong muốn. 1.2. Một số nguyên tắc cơ bản của kế hoạch. Nguyên tắc là điều cơ bản định ra nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm. Để kế hoạchhiệu quả cần tuân theo những nguyên tắc sau: - Kế hoạch phải phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội. - Kế hoạch phải đảm bảo tính tập trung dân chủ. - Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn. - Kế hoạch phải đảm bảo tính cân đối, thống nhất và ưu tiên nhiệm vụ trọng tâm. - Kế hoạch phải đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển. - Kế hoạch phải đảm bảo tính pháp lệnh và tính linh hoat, mềm dẻo. - Kế hoạch phải đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả. 2 Trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch, người Hiệu trưởng cần chú ý đến các nguyên tắc, áp dụng trong từng điều kiện cụ thể để phát huy vai trò của bản kế hoạch. 1.3. Các giai đoạn xây dựng kế hoạch. 1.3.1. Giai đoạn tiền kế hoạch: Đây là giai đoạn chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch, người lập kế hoach cần phải tiến hành các bước sau: - Xác định thủ tục xây dựng kế hoạch. - Thành lập ban xây dựng kế hoạch. Ban này có thể khởi thảo hoặc tập hợp kế hoạch của các bộ phận trong trường. - Thu thập và xử các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch. 1.3.2. Dự báo, chẩn đoán: Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch, giai đoạn này gồm các công việc sau: - Phân tích, đánh giá tình hình thực trạng của nhà trường để từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và nguồn lực của nhà trường. - Phân tích tình hình môi trường xã hội để biết được các cơ hội cần tận dụng và các nguy cơ, thách thức cần tránh. - Trên cơ sở đó, dự đoán chiều hướng phát triển về các chỉ tiêu cần có trong kế hoạch. 1.3.3. Xây dựng kế hoạch sơ bộ: Đây là giai đoạn hết sức quan trọng vì đây là tiền đề của bản kế hoạch chính thức. Giai đoạn này gồm các công việc sau: - Xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được của nhà trường trong từng thời điểm cụ thể. - Xây dựng các điều kiện cần thiết cho kế hoạch như nhân lực, phương tiện, thiết bị, tài chính. - Dự thảo các phương án, dự án về kế hoạch. 1.3.4. Xây dựng kế hoạch chính thức: - Trên cơ sở của kế hoạch sơ bộ, xây dựng kế hoạch chính thức. Có thể chọn một trong các phương án hoặc tổng hợp các phương án đã dự định. - Cho thảo luận tập thể (cán bộ cốt cán, toàn thể cán bộ, nhân viên, giáo viên của trường. Có thể thông qua đại hội cán bộ công nhân viên chức đầu năm học). 3 - Trình cấp trên (phòng Giáo dục, chính quyền địa phương, ) xét duyệt. - Lập chương trình hành động. Bước này bao gồm các công việc cụ thể: + Phân tích thời gian thực hiện. + Phân công người phụ trách. + Phân bổ ngân sách cho các mục tiêu. + Lập kế hoạch hỗ trợ và kế hoạch điều hành của người quản lý. - Phân bổ ngân sách cho các mục tiêu và đặt mức ưu tiên cho các mục tiêu. - Thông qua bản nội dung kế hoạch năm học trước hội đồng sư phạm để thống nhất thực hiện. 1.2.Thực trạng của việc xây dựng kế hoạch năm học trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực. 1.2.1.Tình hình nhà trường: Trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực là một trường ngoài công lập thuộc mô hình viện - trường, là đơn vị trực thuộc tổng công ty cổ phần Hợp Lực và chịu sự quản trực tiếp của sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa. Nhà trường được thành lập vào tháng 7 năm 2009 nhưng chính thức đi vào hoạt động chưa đầy 3 năm, hiện tại đã có một khóa tốt nghiệp ra trường và số đông các em đã tìm được việc làm với mức thu nhập ổn định. Hiện tại nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên tương đối đồng đều về trình độ chuyên môn, đáp ứng đầy đủ quy định của nhà nước về đào tạo lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Phải nói rằng với điều kiện ban đầu nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. Thế nhưng với sự cố gắng, phấn đấu, nỗ lực vươn lên không ngừng của tập thể cán bộ giáo viên đặc biệt là sự linh hoạt của đồng chí hiệu trưởng nhà trường nên năm học 2011-2012 vừa qua nhà trường đã gặt hái được một số thành tích đáng tự hào. 1.2.2. Quan điểm, nhận thức của Ban giám hiệu về việc xây dựng kế hoạch năm học: Hầu hết các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch năm học. Họ thống nhất với ý kiến cho rằng, bản kế hoạch năm học là quyết định đầu tiên, cơ bản nhất của nhà trường. Bản kế hoạch là cái cơ sở, căn cứ để tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Nếu không có kế hoạch hoặc lên kế hoạch sơ sài thì sẽ rất khó tổ chức các hoạt động trong nhà trường, việc 4 kiểm tra đánh giá thiếu chính xác. Hơn nữa làm tốt công tác này cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá năng lực quản của Ban giám hiệu. Tuy nhận thức như vậy, song thực tế cách làm thì họ xây dựng kế hoạch chưa đúng quy trình, chưa đảm bảo thời gian và nguyên tắc của kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa nắm luận, đội ngũ giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn trong việc xây dựng kế hoạch. 1.2.3.Thực trạng về cách tổ chức xây dựng kế hoạch: - Về thời gian: Nhìn chung trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực tiến hành xây dựng kế hoạch năm học thời gian chưa thật sự đảm bảo. Việc bắt đầu xây dựng kế hoạch vào tháng 6 là hợp lý, nhưng do một số điều kiện khách quan và chủ quan nên việc lập kế hoạch thường được tiến hành vào đầu năm học mới (khoảng tháng 9). Việc lên kế hoạch ngay từ đầu sẽ giúp Hiệu trưởng định hướng trước được toàn bộ các công việc của năm học mới ngay từ đầu, tránh được sự bất cập khi đã bước vào năm học. Song thời gian dành cho việc xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường còn quá ít. Đến tháng 9 mới tiến hành nhưng thực ra Ban giám hiệu chỉ tiến hành trong mấy ngày (4,5 đến 7 ngày), chính vì thế mà quy trình thực hiện vẫn chưa nghiêm túc. - Các bước xây dựng kế hoạch: trường trung cấp Y - Dược Hợp Lực khi xây dựng kế hoạch năm học, Ban giám hiệu chưa thực hiện đầy đủ các bước của quá trình lập kế hoạch . Vì vậy các kế hoạch của nhà trường thường mới chỉ là các giải pháp tình thế. Từ đó dẫn đến kế hoạch nhiều khi thiếu rõ ràng, mạch lạc. - Trình tự lập kế hoạch: Theo nguyên tắc vào tháng 6 khi toàn bộ cán bộ giáo viên nghỉ hè, Ban giám hiệu phải tiếp tục cho việc lên kế hoạch năm học mới. Ban giám hiệu phải tự xác định tình hình, thống các số liệu cần thiết và lên kế hoạch, kế hoạch đó được thông qua bí thư chi Bộ trước khi được trình duyệt Hội đồng quản trị. Tuy nhiên phải đến khi chuẩn bị cho việc triển khai kế hoạch trong hội nghị giáo dục đầu năm, Ban giám hiệu mới họp các cán bộ chủ chốt của nhà trường lại để họ góp ý thêm về các mảng công việc của họ, từ đó Ban giám hiệu mới xây dựng kế hoạch chính. Với cách làm này, Ban giám hiệu sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và cách làm đơn giản hơn nhưng chất lượng của nó không cao và thiếu khoa học. Ngay từ khi xây dựng kế hoạch sơ bộ, trước đó, Ban giám hiệu không thành lập ban xây dựng kế hoạch để cùng Ban giám hiệu điều tra, nắm tình hình, thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch mà 5 tự Ban giám hiệu làm tất cả. Ý kiến đưa ra cho kế hoạch này mới chỉ riêng của Ban giám hiệu chứ chưa khai thác được trí tuệ của cả tập thể để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ sát hơn, biện pháp phong phú và khả thi hơn. Việc thông qua bí thư chi bộ khi đã lập xong kế hoạch, đó chỉ là ý kiến tham khảo chứ bí thư chi bộ chưa cùng nhà trường xác định các phương hướng cho năm học. Từ những do trên dẫn đến bản kế hoạch còn sai sót và lệch lạc, các mục tiêu và biện pháp đưa ra còn ít mang tính khả thi, quá trình tổ chức thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn bất cập. - Việc triển khai kế hoạch mới chỉ dừng lại mức độ giao ban ban giám hiệu mỏ rộng, chưa được tiến hành rộng rãi trong toàn thể hội đồng nhà trường dẫn đến việc thực hiện kế hoạch chưa thật sự hiệu quả và chất lượng. 2. Những biện pháp xây dựng kế hoạch năm học trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực. Như chúng ta đã biết, kế hoạch năm học là bản kế hoạch lớn của nhà trường. Bản kế hoạch chứa đựng toàn bộ các mục tiêu, chỉ tiêu, bước đi, biện pháp chủ yếu của nhà trường trong năm học đó. Vì vậy ban giám hiệu đặc biệt là hiệu trưởng cần đặc biệt chú ý đến công tác này, phải xem đây là công việc ưu tiên hàng đầu trong mọi công việc. Khi xây dựng kế hoạch năm học, Hiệu trưởng cần chú ý đến các vấn đề sau: 2.1. Thời gian xây dựng kế hoạch năm học. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và tính khả thi của bản kế hoạch. Chính vì vậy mà cần phải đầu tư thời gian một cách hợp lý. Như phần thực trạng đã nêu, các trường TCCN lẽ ra phải xây dựng kế hoạch từ tháng 6 (năm học trước). Ngay từ thời gian này phải lập ban chuyên trách về xây dựng kế hoạch để ban này giúp hiệu trưởng thu thập và xử các nguồn thông tin cần thiết phục vụ cho việc lập kế hoạch năm học. Sau khi đã xác định đầy đủ các căn cứ từ những thông tin đã điều tra ban này cùng hiệu trưởng bàn bạc để thảo kế hoạch sơ bộ. Vào đầu tháng 8 (01/8), trong cuộc họp hội đồng đầu năm, Hiệu trưởng cùng ban chuyên trách đưa bản kế hoạch sơ thảo này công bố cho toàn bộ cán bộ giáo viên: các phòng ban bộ môn có trách nhiệm thảo luận và xây dựng kế hoạch dự kiến riêng và báo cáo với ban chuyên trách. Hiệu trưởng cùng với ban chuyên trách dựa vào các chỉ thị, văn bản hướng dẫn của các cấp cùng với kế hoạch dự kiến của các tổ, các cá nhân để điều chỉnh hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu và hoàn thành bản kế hoạch vào cuối tháng 8 đến tháng 9. 6 2.2. Xác định các căn cứ cho kế hoạch. 2.2.1. Các yếu tố, đặc điểm tình hình của địa phương nơi trường đóng: - Sự quan tâm của chính quyền địa phương tới giáo dục, tới nhà trường - Tình hình kinh tế của địa phương: - Dân số của địa phương: tổng số dân, tỷ lệ tăng dân số, số dân theo từng độ tuổi. - Diện tích đất đai: - Thu nhập bình quân đầu người. - Trình độ dân trí. - Tình hình chính trị - xã hội của địa phương. - Những định hướng phát triển giáo dục dài hạn của địa phương. Những nội dung trên cần phải được liên hệ với địa phương để tìm hiểu, thống cụ thể để làm căn cứ. Nhà trường (cụ thể là ban xây dựng kế hoạch) phải tham mưu với lãnh đạo địa phương để có sự chỉ dẫn của Đảng, chính quyền địa phương để họ tạo điều kiện cho công tác của mình được thuận lợi. 2.2.2. Các Chỉ thị, Nghị quyết, Văn bản hướng dẫn của Đảng và chính quyền cấp trên theo ngành và lãnh thổ: Các Chỉ thị, Văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, các Chỉ thị về kinh tế chính trị, các chính sách trong các lĩnh vực cụ thể của Trung ương và địa phương. 2.2.3. Tình hình về nhà trường: Cần xác định các căn cứ sau: - Tình hình đội ngũ sư phạm của trường: Đây là lực lượng lao động chính của trường do đó ta phải điều tra kỹ lưỡng về chất lượng và số lượng, phân tích, cân đối kỹ các kết quả điều tra để lấy đó làm căn cứ cho công tác xây dựng kế hoạch. - Tình hình học sinh của trường:Trong nhà trường, học sinh là trung tâm của mọi hoạt động dạy học và giáo dục. Vì vậy mà ta cũng cần phải điều tra kỹ, phân tích, cân đối kỹ càng, chính xác để lấy đó làm căn cứ cho xây dựng kế hoạch. - Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường: Đây là điều kiện quan trọng để nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục, do đó ta phải thống đầy đủ, cụ thể để có kế hoạch sử dụng những cơ sở vật chất, thiết bị hiện có và có kế hoạch mua sắm hoặc xây dựng thêm những cơ sở vật chất còn thiếu. 7 - Nguồn tài chính của trường: Đây là điều kiện rất cần thiết, bởi muốn tổ chức hoạt động gì cũng cần phải có ngân sách. Chính vì thế mà ta phải điều tra thống kê. Hiện nay các nhà trường tiểu học chủ yếu có 2 nguồn tài chính cơ bản. Đó là, nguồn tài chính trong ngân sách và nguồn tài chính ngoài ngân sách. Nguồn tài chính trong ngân sách là nguồn tài chính cố định được cấp trên rót về hàng năm cho trường được tính theo số lớp, số học sinh, quy mô trường Còn nguồn tài chính ngoài ngân sách nó phụ thuộc vào từng địa phương và khả năng khai thác của nhà trường. Vì vậy, các trường thường chú ý khai thác nguồn ngân sách này. Điều tra nguồn tài chính của trường là phải tính toán về tiềm lực tài chính của trường, tính toán lượng chi tiêu các khoản, các công việc cần thiết đúng theo chế độ tài chính. Lấy kết quả điều tra đó để làm căn cứ cho xây dựng kế hoạch. - Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học trước: Như chúng ta đã biết, nguyên tắc của kế hoạch có tính kế thừa và phát triển. Kế hoạch cũng như mọi cái khác bao giờ cũng bắt đầu từ cái đã có trước. Đối với kế hoạch năm học thì việc xây dựng kế hoạch năm học mới dựa trên những căn cứ về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học trước là rất cần thiết. Do đó khi điều tra vấn đề này cần phân tích kỹ những thành công, thất bại, phân tích các nguyên nhân của nó để thấy được kế hoạch năm sau cần có thêm những điều kiện nào, cách thực hiện như thế nào cho thành công. - Kế hoạch dài hạn của nhà trường: Đây là kế hoạch của cả một giai đoạn của nhà trường, do đó cần điều tra kỹ để nắm được trong từng năm học cần làm những gì để thực hiện mục tiêu mà kế hoạch đề ra. Đây cũng là căn cứ cần thiết cho kế hoạch năm học. 2.3. Quy trình xây dựng kế hoạch năm học. Để đảm bảo tính khoa học của quy trình và tính khả thi của bản kế hoạch.Khi xây dựng kế hoạch, người hiệu trưởng cần phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn sau: 2.3.1. Giai đoạn tiền kế hoạch: Đây là giai đoạn rất cần thiết cho việc tiến hành xây dựng bản kế hoạch. giai đoạn này cần làm các công việc sau: - Xác định các thủ tục xây dựng kế hoạch: xác định các công việc cần làm trong kỳ xây dựng kế hoạch năm học. Xác định các thành phần xây dựng kế hoạch năm học. 8 - Thành lập ban chuyên trách xây dựng kế hoạch. Ban này có nhiệm vụ tập hợp các thông tin (bên trong và bên ngoài nhà trường) cần thiết cho kế hoạch. Tập hợp số liệu thống về các yếu tố cần thiết cho kế hoạch. Phân tích tình hình về mọi mặt của nhà trường. Dự đoán, dự báo tình hình nhà trường trong năm học tới. Từ đó, xác định các mục tiêu, chỉ tiêu trong kỳ kế hoạch tới. Ban này gồm có cán bộ chủ chốt trong nhà trường như bí thư chi Bộ, bí thư chi Đoàn, chủ tịch công Đoàn, ban giám hiệu và giáo viên có kinh nghiệm. - Thu thập và xử các thông tin trong và ngoài nhà trường để phục vụ cho việc lập kế hoạch. Các thông tin cần thu thập và xử lý, đó là các điều kiện nội lực, ngoại lực, các Chỉ thị, Nghị quyết đã được xác định trên. Dựa vào những căn cứ, những thông tin đã thu thập được, ban xây dựng kế hoạch tìm ra những cơ hội, những thách thức của nhà trường, ban này giúp nhà trường tìm cách khắc phục và tìm ra hướng đi đúng cho kế hoạch năm học sắp tới. 2.3.2. Giai đoạn dự báo, chẩn đoán: Giai đoạn này nhằm mục đích dự đoán trước chiều hướng phát triển giáo dục của địa phương cũng như toàn bộ xã hội có tác động đến sự phát triển giáo dục của nhà trường. Dự tính trước chiều hướng phát triển về mọi mặt của địa phương và chiều hướng phát triển giáo dục của nhà trường. Vạch ra các mô hình phát triển, dự tính các điều kiện cần thiết. Từ đó xác định các mục tiêu trọng tâm, các nhiệm vụ ưu tiên và các giải pháp thực hiện để kế hoạch nhà trường mang tính khả thi cao. 2.3.3. Giai đoạn xây dựng kế hoạch sơ bộ: - giai đoạn này cần phải xây dựng được các mục tiêu tổng quát của năm học, trên cơ sở đó đề ra các nhiệm vụ cụ thể về các mặt hoạt động của nhà trường như: + Công tác huy động số lượng và phổ cập giáo dục tiểu học. + Công tác nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục như: dạy học, giáo dục đạo đức, giáo dục tư tưởng chính trị, thẩm mỹ, + Công tác xây dựng các điều kiện phục vụ dạy học như: xây dựng cơ sở vật chất, thư viện, xây dựng đội ngũ giáo viên. + Công tác xã hội hóa giáo dục. + Công tác quản lý. 9 Các nhiệm vụ này phải được lượng hóa thành các chỉ tiêu thi đua và biện pháp thực hiện để dễ dàng trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. - Xây dựng các điều kiện cần thiết cho kế hoạch như điều kiện về nhân lực, các phương tiện thiết bị, nguồn tài chính và điều kiện về thời gian dành cho từng nhiệm vụ. - Dự thảo các phương án, dự án về kế hoạch. Bước này cần vạch ra được các phương án về các biện pháp thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu của năm học. Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với điều kiện, khả năng của nhà trường và hoàn cảnh của địa phương. Các phương án này sẽ được đưa ra thảo luận và lựa chọn phương án tối ưu nhất đưa vào kế hoạch chính thức. Tất cả những điều được đưa ra trong kế hoạch sơ bộ phải là sự tập trung ý kiến của tập thể sư phạm vì đây là những nhiệm vụ mà cả tập thể nhà trường cần làm để hoàn thành tốt công việc của năm học. 2.3.4. Xây dựng kế hoạch chính thức: Trên cơ sở của kế hoạch sơ bộ, sau khi đưa ra tập thể thảo luận, góp ý kiến và có sự điều chỉnh về nội dung dự thảo. Ban soạn thảo bắt tay vào viết kế hoạch chính thức, hoàn chỉnh bản kế hoạch năm học và lập chương trình hành động cho toàn trường, gồm các công việc: - Phân định thời gian thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể. - Phân công người phụ trách công việc đó. - Phân bổ nguồn tài chính hợp cho từng nhiệm vụ. - Lập kế hoạch hỗ trợ và kế hoạch điều hành của người hiệu trưởng. Sau khi hoàn thành bản kế hoạch năm học, hiệu trưởng đưa trình duyệt cấp trên và thông qua bản nội dung kế hoạch trong buổi đại hội cán bộ công nhân viên chức đầu năm học để lấy biểu quyết của đại hội một lần nữa. Trong đại hội này thành phần Hội nghị không nên hạn chế trong nội bộ nhà trường mà cần thiết phải mời thêm các thành phần của Đảng, chính quyền địa phương, một số ban ngành chức năng chủ yếu của địa phương và hội cha mẹ học sinh để họ tham gia góp ý kiến cho bản kế hoạch có khả năng thực thi cao hơn. Ngoài ra ta có thể tiến hành quy trình xây dựng kế hoạch năm học theo 8 bước sau đây: - Bước 1: Tổ chức bộ máy chuyên trách về xây dựng kế hoạch bao gồm các cán bộ chủ chốt trong nhà trường và các giáo viên có kinh nghiệm. 10 [...]... thi chưa cao Nguyên nhân chủ y u của những thiếu sót n y là do ý thức x y dựng kế hoạch của tập 14 thể cán bộ giáo viên chưa cao, một số hiệu trưởng quản bằng kinh nghiệm của mình chứ chưa nắm luận và không vận dụng luận Tuy nhiên, so với những năm trước thì những năm gần đ y, công tác x y dựng kế hoạch năm học đã có những bước tiến rõ rệt Đội ngũ cán bộ quản đã từng bước được nâng cao trình... viên, cùng với những biện pháp thiết thực, khoa học phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường Công tác x y dựng kế hoạch năm học của trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực đã đạt được một số kết quả sau: - Về nhận thức: + 100% CBGV đều có ý thức cao, chủ động trong công tác x y dựng kế hoạch năm học của nhà trường + 100% các phòng ban, bộ môn bước đầu biết cách x y dựng kế hoạch hoạt động năm học theo từng... hành x y dựng kế hoạch riêng cho mình Thứ tư: Các tổ báo cáo kế hoạch của đơn vị mình lên hiệu trưởng Hiệu trưởng tập hợp kế hoạch của các đơn vị, cùng tổ chức x y dựng kế hoạch năm học của trường Thông qua bản kế hoạch đã được x y dựng cho toàn bộ cán bộ giáo viên biết để họ thảo luận thêm Trình với cấp trên để phê duyệt Thứ năm: Hiệu trưởng tổ chức “hội nghị giáo dục đầu năm công bố bản kế hoạch. .. công tác x y dựng kế hoạch năm học Coi x y dựng kế hoạch là việc chung cần làm của toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên để tìm ra biện pháp tốt nhất thực hiện nhiệm vụ năm học - Tăng cường bồi dưỡng về luận và nghiệp vụ quản cho cán bộ quản dưới nhiều hình thức: tự học, tự bồi dưỡng, học tại chức, học chính quy, Cán bộ quản cần có ý thức tự bồi dưỡng thêm - Với y u cầu giáo dục hiện nay, trong... duyệt để thực hiện 11 Có thể mô tả trình tự lập kế hoạch theo sơ đồ sau: Hiệu trưởng Giao sổ hướng dẫn Bản x y dựng kế hoạch Báo cáo lên Hiệu trưởng Giao kế hoạch sơ bộ Báo cáo kế hoạch Giao KH chính thức Tổ các giáo viên Với trình tự n y ý đồ x y dựng kế hoạch của hiệu trưởng đã được trao đổi kỹ tập thể giáo viên và các cán bộ trong nhà trường Cách làm n y thể hiện nguyên tắc dân chủ cao, bản kế hoạch. .. chọn phương án cho kế hoạch - Bước 6: X y dựng các kế hoạch bộ phận - Bước 7: X y dựng kế hoạch sơ thảo, thảo luận bổ sung thêm ý kiến cho kế hoạch - Bước 8: Hoàn chỉnh bản kế hoạch chính thức 2.4 Trình tự lập kế hoạch năm học Để công tác x y dựng kế hoạch đảm bảo các nguyên tắc của nó, hiệu trưởng cần thực hiện theo quy trình đã nêu Song làm như thế nào để mọi người biết và có thể bàn những nội dung cơ... x y dựng kế hoạch của các bộ phận nhà trường được duy trì thường xuyên, mọi hoạt động có tiến bộ rõ về số lượng và chất lượng, các đoàn thanh tra về kiểm tra đột xuất đánh giá cao công tác x y dựng kế hoạch của nhà trường đối với việc quản giúp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Trong trường TCCN có nhiều loại kế hoạch, trong đó kế hoạch năm. .. nhất: Hiệu trưởng phổ biến cho tổ x y dựng kế hoạch năm học về nhiệm vụ, các định hướng chính của kế hoạch, các mục tiêu, chỉ tiêu có tính chất gợi ý Thứ hai: Tổ x y dựng kế hoạch tiếp nhận, tính toán và cân đối Dự thảo các hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch Báo cáo lên hiệu trưởng Cùng hiệu trưởng vạch ra kế hoạch sơ bộ Thứ ba: Hiệu trưởng giao kế hoạch sơ bộ cho các tổ công tác trong trường. .. năm học song việc tổ chức x y dựng kế hoạch năm học của các hiệu trưởng vẫn chưa đúng với quy trình của nó Vì v y mà trong quá trình x y dựng kế hoạch vẫn thiếu một số khâu quan trọng và chưa đảm bảo nguyên tắc của nó Phần lớn bản kế hoạch năm học của nhà trường vẫn mang nặng dấu ấn cá nhân hiệu trưởng chứ chưa là ý kiến chung của tập thể Vì thế mà kế hoạch năm học của các trường TCCN vẫn còn một số... việc kết thúc Ta có thể lập “Chương trình hóa bản kế hoạch theo sơ đồ sau: Thời gian và nội dung công việc Học kỳ I Học kỳ II Hè Tháng Tuần X y dựng bảng “Chương trình hóa” dễ làm, nó có tác dụng nhiều đối với nhà trường trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch Chính vì v y, khi lập kế hoạch năm học các trường cần chú ý lập đ y đủ cả phần n y Công tác x y dựng kế hoạch năm học trong các nhà trường . hiểu thực tế ở một số trường TCCN mà đặc biệt là các trường TCCN ngoài công lập hiện nay thì việc xây dựng kế hoạch năm học chưa được quan tâm đúng mức. Ở các trường TCCN ngoài công lập, Hiệu. những cơ sở vật chất, thi t bị hiện có và có kế hoạch mua sắm hoặc xây dựng thêm những cơ sở vật chất còn thi u. 7 - Nguồn tài chính của trường: Đây là điều kiện rất cần thi t, bởi muốn tổ chức. hoạch đề ra. Đây cũng là căn cứ cần thi t cho kế hoạch năm học. 2.3. Quy trình xây dựng kế hoạch năm học. Để đảm bảo tính khoa học của quy trình và tính khả thi của bản kế hoạch.Khi xây dựng

Ngày đăng: 08/06/2014, 16:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan