KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO (5 - 6 TUỔI) THÔNG QUA CÁC BÀI ĐỒNG DAO VỚI CÁC CHỦ ĐIỂM Ở TRƯỜNG MẦM NON

72 4.1K 25
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO (5 - 6 TUỔI) THÔNG QUA CÁC BÀI ĐỒNG DAO VỚI CÁC CHỦ ĐIỂM Ở TRƯỜNG MẦM NON

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................. 3 5. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 3 7. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 9. Cấu trúc khóa luận ....................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 5 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 5 1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 5 1.1.2. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học ......................................... 5 1.1.3. Phương pháp trò chơi học tập ................................................................. 7 1.1.3.1. Nguồn gốc của trò chơi ......................................................................... 7 1.1.3.2. Ý nghĩa của phương pháp trò chơi học tập ............................................ 8 1.1.3.3. Một số yêu cầu khi lựa chọn, tổ chức trò chơi học tập ........................... 9 1.1.3.4. Cách xây dựng một trò chơi học tập .................................................... 10 1.1.3.5. Một số lưu ý khi xây dựng trò chơi học tập .......................................... 10 1.1.3.6. Cách tổ chức một trò chơi học tập ....................................................... 11 1.1.3.7. Sự khác biệt giữa trò chơi thường trong thực tế và trò chơi với tư cách là phương pháp dạy học ................................................................................... 11 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 12 1.2.1. Mục tiêu của phân môn Lịch sử ............................................................ 12 1.2.2. Đặc điểm phân môn Lịch sử ................................................................. 12 1.2.3. Đặc điểm nội dung SGK phân môn Lịch sử lớp 4 ................................. 14 1.2.4. Thực trạng việc sử dụng phương pháp trò chơi của giáo viên tiểu học trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử .................................................... 15 1.2.4.1. Mục đích khảo sát ................................................................................ 16 1.2.4.2. Đối tượng khảo sát .............................................................................. 16 1.2.4.3. Nội dung khảo sát ................................................................................ 16 1.2.4.4. Các phương pháp điều tra khảo sát ..................................................... 16 1.2.4.5. Phân tích kết quả ................................................................................. 16 1.2.4.6. Đánh giá chung về thực trạng.............................................................. 19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................................................. 21 CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ .................................................................................. 22 2.1. Vị trí của phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Lịch sử ...... 22 2.2. Một số đặc điểm của trò chơi trong quá trình dạy học ở tiểu học ........ 23 2.3. Những loại trò chơi thường được sử dụng để dạy học ở tiểu học ......... 24 2.4. Các loại trò chơi trong dạy học phân môn Lịch sử và cách sử dụng .... 26 2.4.1. Trò chơi đóng vai ................................................................................... 27 2.4.1.1. Tìm hiểu về trò chơi đóng vai .............................................................. 27 2.4.1.2. Cách thức tiến hành trò chơi đóng vai ................................................. 27 2.4.1.3. Ví dụ minh họa: Bài 24: “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long” (Lịch sử 4) ........................................................................................................ 27 2.4.2. Trò chơi ô chữ ....................................................................................... 28 2.4.2.1. Tìm hiểu về trò chơi ô chữ ................................................................... 28 2.4.2.2. Cách thức tiến hành trò chơi ô chữ ...................................................... 28 2.4.2.3. Ví dụ minh họa: Bài 5: “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo” (Lịch sử lớp 4) ......................................................................................... 29 2.4.3. Trò chơi Bảy sắc cầu vồng “Đi tìm sự kiện” ......................................... 30 2.4.3.1. Tìm hiểu về trò chơi “Đi tìm sự kiện” .................................................. 30 2.4.3.2. Cách thức tiến hành trò chơi “Đi tìm sự kiện” .................................... 31 2.4.3.3. Ví dụ minh họa: Bài 25: “Quang Trung đại phá quân Thanh” (Lịch sử 4) ...................................................................................................................... 31 2.4.4. Trò chơi “Điền sơ đồ trống’’ ................................................................. 31 2.4.4.1. Tìm hiểu về trò chơi “Điền sơ đồ trống’’ ............................................. 31 2.4.4.2. Cách thức tiến hành trò chơi “Điền sơ đồ trống” ................................ 31 2.4.4.3. Ví dụ minh họa: Bài 1: “Nước Văn Lang” (Lịch sử lớp 4) .................. 32 2.4.5. Trò chơi “Điền lược đồ trống” .............................................................. 32 2.4.5.1. Tìm hiểu về trò chơi “Điền lược đồ trống” .......................................... 32 2.4.5.2. Cách thức tiến hành trò chơi “Điền lược đồ trống” ............................ 33 2.4.5.3. Ví dụ minh họa: Bài 16: “Chiến thắng Chi Lăng” (Lịch sử lớp 4) ....... 33 2.4.6. Trò chơi “Hái hoa” ............................................................................... 34 2.4.6.1. Tìm hiểu về trò chơi “Hái hoa” ........................................................... 34 2.4.6.2. Cách thức tổ chức trò chơi “Hái hoa”................................................. 34 2.4.6.3. Ví dụ minh họa .................................................................................... 34 2.4.7. Trò chơi “Theo dòng lịch sử” ............................................................... 35 2.4.7.1. Tìm hiểu về trò chơi “Theo dòng lịch sử” ............................................ 35 2.4.7.2. Cách thức tiến hành trò chơi “Theo dòng lịch sử” .............................. 35 2.4.7.3. Ví dụ minh họa .................................................................................... 36 2.5. Điều kiện để tổ chức trò chơi cho học sinh trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử ........................................................................................... 38 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................. 39 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................. 40 3.1. Những vấn đề chung ................................................................................ 40 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ............................................................ 40 3.1.2. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................... 40 3.1.3. Phạm vi thực nghiệm ............................................................................. 40 3.1.4. Điều kiện thực nghiệm .......................................................................... 40 3.1.5. Thời gian thực nghiệm .......................................................................... 40 3.1.6. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 40 3.1.7. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................. 40 3.1.8. Chuẩn bị thực nghiệm ........................................................................... 41 3.2. Quy trình thực nghiệm ............................................................................ 41 3.3. Phân tích kết quả ..................................................................................... 42 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................. 44 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................................................ 46 1. Kết luận ....................................................................................................... 46 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ NGỌC BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO (5 - 6 TUỔI) THÔNG QUA CÁC BÀI ĐỒNG DAO VỚI CÁC CHỦ ĐIỂM TRƯỜNG MẦM NON KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ NGỌC BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO (5 - 6 TUỔI) THÔNG QUA CÁC BÀI ĐỒNG DAO VỚI CÁC CHỦ ĐIỂM TRƯỜNG MẦM NON Chuyên ngành: Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm Văn học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Yến SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Yến, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu cho đến khi khóa luận được Hội đồng khoa học nghiệm thu. Xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng QLKH và QHQT, Thư viện, Ban chủ nhiệm Khoa Tiểu học - Mầm non Trường Đại học Tây Bắc và các bạn sinh viên lớp K50 ĐHGD Mầm non đã tạo điều kiện cho em học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. Xin cảm ơn cácgiáocác cháu mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trường Mầm non Chiềng Ban – Mai Sơn - Sơn La và Trường Mầm non Sơn Ca - Thuận Châu - Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận đúng thời gian. Sơn La, tháng 05 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Ngọc DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT MGL : Mẫu giáo lớn % : Phần trăm VHDG : Văn học dân gian SL : Số lượng MĐ : Mức độ TĐ : Tổng điểm ĐC : Đối chứng TN : Thực nghiệm TB : Trung bình MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5 6. Phạm vi nghiên cứu 6 7. Giả thuyết khoa học 6 8. Phương pháp nghiên cứu 6 9. Đóng góp của đề tài 6 10. Cấu trúc của đề tài 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8 1.1. Cơ sở lý luận 8 1.1.1. Cơ sở tâm lý học 8 1.1.2. Văn học đối với giáo dục trẻ mầm non 9 1.1.3. Đồng dao đối với việc giáo dục trẻ mầm non 12 1.1.4. Vai trò của đồng dao đối với việc làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn . 17 1.2. Cơ sở thực tiễn 18 1.2.1. Khảo sát điều tra 18 1.2.2. Phân tích kết quả điều tra 19 CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA CÁC BÀI ĐỒNG DAO VỚI CHỦ ĐIỂM TRƯỜNG MẦM NON 23 2.1. Biện pháp sưu tầm các bài đồng dao theo chủ đề dạy học trường mầm non 23 2.2. Biện pháp đọc diễn cảm đồng dao kết hợp với đàm thoại, giảng giải nội dung 27 2.3. Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, băng đĩa, video,…) 30 2.4. Biện pháp cho trẻ sử dụng đồng dao khi tham gia các trò chơi 33 2.4.1. Trò chơi với việc làm giàu vốn từ 33 2.4.2. Biện pháp cho trẻ sử dụng đồng dao khi tham gia các trò chơi 35 2.5. Biện pháp chủ động sáng tạo ra “Đồng dao mới” 38 CHƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM 42 3.1. Mục đích thể nghiệm 42 3.2. Thời gian, đối tượng và địa bàn thể nghiệm 42 3.3. Điều kiện và tiêu chí thể nghiệm 42 3.4. Nội dung thể nghiệm 43 3.5. Kết quả thể nghiệm 43 Tiểu kết 44 KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Giáo dục mầm non đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước. Bước vào thế kỉ XXI, trước những yêu cầu mới của đất nước và của giáo dục mầm non, chương trình chăm sóc - giáo dục mẫu giáo Việt Nam đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập về mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ. Điều đó đòi hỏi chương trình cần có những cải tiến, đổi mới. Nghị quyết lần thứ II - BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nêu rõ mục tiêu giáo dục của giáo dục Mầm non đến năm 2000 là “Phát triển bậc mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi. Bảo đảm hầu hết trẻ 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo chuẩn bị vào lớp 1”. Đồng thời, nghị quyết cũng đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục Mầm non đến năm 2020 là “Xây dựng và phát triển bậc học Mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi. Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ trong các gia đình”. Từ năm 1963, ngành Giáo dục mầm non đã có những chương trình thử nghiệm nhằm đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu cải cách chương trình giáo dục mầm non. Năm 1966, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình Giáo dục mầm non chính thức có nhiều môn học để giúp trẻ phát triển trên các lĩnh vực như nhận thức, thể chất, đạo đức… Để đáp ứng những yêu cầu bức thiết của tình hình mới, ngày 21/01/1978, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành “Chương trình giáo dục mẫu giáo” còn gọi là “Chương trình cải tiến” áp dụng trên phạm vi cả nước. Lần này, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục mầm non, chủ trương đi sâu cải tiến rõ rệt nhận thức của ngành là phải có nội dung đào tạo, giáo dục trẻ dựa trên những tri thức của môn học tự nhiên, xã hội, nghệ thuật nhằm giáo dục trẻ em một cách toàn diện. Trong đó môn học Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học được xem là phương tiện chính trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Cơ sở khoa học của việc đổi mới hoạt động giáo dục mầm non xuất phát từ quan điểm “Trẻ em độ tuổi mẫu giáo đang trong thời kì tiền thao tác, các chức 2 năng sinh lý và tâm lý chưa phân hóa rõ rệt”. Do vậy, trẻ chưa lĩnh hội kiến thức khoa học theo các môn học riêng biệt mà chỉ có thể tiếp nhận kiến thức khoa học trong đó có văn học dưới hình thức tích hợp các môn học theo từng chủ đề và chủ điểm. Hệ thống chủ đề thể hiện mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ về nhận thức, thể lực, ngôn ngữ, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm xã hội. 1.2. “Văn học dân gian là nguồn suối không cạn của văn học dân tộc, nguồn suối trong sạch đó là ngọn nguồn của sự sáng tạo mà mỗi con người đều tìm về cội nguồn đó” [5.1]. Đặc biệt, đồng dao là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ. Trong cuộc sống cũng như trong chương trình giáo dục nhà trường mầm non, những bài đồng dao thường được trẻ tiếp nhận một cách hào hứng, thích thú. Trẻ thường hát xướng lên các bài đồng dao trong những lúc vui chơi, bản thân việc “đọc” đồng dao cũng là một hình thức chơi, những trò chơi dân gian đó được nhiều trẻ yêu thích. Qua đó đồng dao góp phần phát triển thể chất, cung cấp và trau dồi những kiến thức về thế giới xung quanh, nuôi dưỡng nhân cách trẻ, mở ra cho trẻ một chân trời nghệ thuật ngôn từ, đem đến những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ tốt đẹp. Đối với trẻ mầm non, đồng dao có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Ngay từ thuở lọt lòng các trẻ đã được nghe những tiếng hát ru ầu ơ của bà, mẹ và những người thân xung quanh. Rời khỏi lòng mẹ, đứa trẻ theo anh, theo chị bước sang một môi trường văn hóa khác mang tính chất cộng đồng, cùng chơi cùng hát những khúc đồng dao. Lúc này những khúc đồng dao có thể coi như một sự tiếp nối những khúc hát ru để gắn bó đứa trẻ với gia đình, làng xóm, quê hương, bạn bè. Nếu trước đây đứa trẻ chỉ biết tiếp nhận tiếng hát ru của mẹ một cách thụ động thì nay đã có thể chủ động tìm trò để chơi, tìm câu để hát và bước đầu làm quen với sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng. Có thể nói những bài đồng daodòng sữa ngọt ngào thấm vào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Từ đó, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, yêu quê hương, yêu cuộc sống của mình. Nhà sư phạm Xukhômlinski đã tổng kết: “Tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc cũng không thể thiếu trò chơi và truyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo”[13.7]. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức đúng đắn một thực tiễn rằng: hiện nay, cuộc sống phát triển theo hướng hiện đại hoá mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến nhu cầu vui chơi, giải trí, nhu cầu thưởng thức văn học, âm nhạc của trẻ. Phần lớn trẻ được tiếp xúc với những phương tiện, thiết bị học, chơi hiện đại, tiện lợi và trở nên say mê chúng. Đối với các em, những câu chuyện cổ tích, những bài đồng dao, những trò chơi dân gian đôi khi nhạt dần tính hấp dẫn. Câu hỏi đặt ra cho các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ là làm thế nào để lưu lại trong tâm hồn trẻ những nét đẹp, những giá trị độc đáo 3 của bản sắc văn hoá dân tộc?; làm thế nào để cuốn hút trẻ tham gia vào việc giao tiếp trong môi trường của văn hoá, văn học dân gian để các em biết và yêu một nền nghệ thuật dân tộc? Vấn đề mang tính tầm vóc nhưng không phải chỉ được giải quyết trên tầm vĩ mô. Nó bắt đầu từ chính những việc cụ thể, thiết yếu nhất. Chẳng hạn, dạy cho trẻ biết đọc, biết hát đồng dao, biết chơi và yêu thích các trò chơi dân gian. Chính vì những lý do trên mà việc đưa các tác phẩm đồng dao vào chương trình giáo dục mầm non và quan tâm đến các phương pháp dạy đồng dao cho trẻ là hết sức cần thiết. 1.3. Lứa tuổi 5 - 6 tuổi là lứa tuổi cuối cùng của tuổi mẫu giáo, là giai đoạn then chốt để trẻ tới trường phổ thông, là bước ngoặt trong cuộc đời trẻ. Vì thế cần chuẩn bị tốt các mặt tâm lí để trẻ sẵn sàng đi học trong đó ngôn ngữ là thành phần cốt yếu. Khi sử dụng ngôn ngữ, các từ ngữ chỉ có giá trị khi nó có chứa đựng nội dung, bởi vậy việc cung cấp cho trẻ hiểu nội dung của từ là điều cần thiết. Việc dạy trẻ nhằm tăng số lượng từ trong các trường nghĩa để có điều kiện lựa chọn là việc hết sức cần thiết. Nếu vốn từ ít thì khả năng lựa chọn sẽ bị hạn hẹp và hiệu quả dùng từ sẽ giảm, số lượng từ đó cũng chưa đủ để trẻ thể hiện được chính xác những nội dung phức tạp, tinh tế mà cuộc sống đòi hỏi. Chính vì vậy cần có kế hoạch để vừa làm tăng chất lượng sử dụng từ vừa mở rộng vốn từ cho trẻ. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) thông qua các bài đồng dao với các chủ điểm trường mầm non” nhằm tìm hiểu vai trò vị trí quan trọng của đồng dao đối với việc làm giàu vốn từ cho trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn; từ đó đề xuất một số biện pháp cơ bản làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua các bài đồng dao. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua quá trình tìm hiểu về sự tác động của đồng dao trong việc làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) và xây dựng một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các bài đồng dao tôi đã tiếp cận với một số công trình nghiên cứu trong cũng như ngoài nước. những công trình này, theo những mục đích nghiên cứu khác nhau, chúng tôi nhận thấy các tác giả chủ yếu quan tâm đến những vấn đề khái quát về đồng dao hoặc vai trò của ca đồng dao đối với đời sống tinh thần của trẻ em chứ chưa đi sâu nghiên cứu tác động đặc biệt của đồng dao đối với việc phát triển vốn từ trẻ lứa tuổi mầm non, từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể để phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các bài đồng dao. Ngôn ngữ là tài sản quý báu của văn minh nhân loại. Ngôn ngữ là điểm mốc then chốt giúp cho nhiều công trình nghiên cứu được tỏa sáng. Không 4 những vậy ngôn ngữ có sức hút mạnh mẽ, lôi cuốn sự tham gia nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học, từ những lĩnh vực khác nhau: Triết học, tâm lí học, ngôn ngữ học, giáo dục học, xã hội học,…Vai trò phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ lâu được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến các tác giả như: Borodis.A.M với cuốn: Phương pháp phát triển tiếng cho trẻ em (NXBGD Matxcơva - 1974) Xôkhin với tác phẩm: Phương pháp phát triển lời nói trẻ em (NXBGD Matxcơva - 1979) E.Ti.Khêiva với tác phẩm: Phát triển ngôn ngữ trẻ em (NXBGD - 1997) Các tác giả: Phedorenco.L.P, Phomitreva.G.A, Lomarep.V.K cũng có những cuốn sách tương tự. Ngay từ những năm 80 của thế kỉ trước, chúng ta đã có những cuốn giáo trình đầu tiên về phương pháp phát triển lời nói trẻ em trong các trường đào tạo giáo viên mầm non: Phan Thiều với cuốn: Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp 1 (NXBGD - 1973). Hay nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa (1997) về: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo (0 - 6 tuổi). Các tác phẩm trên đều đề cập đến nội dung và các phương pháp nhằm hình thành và phát triển vốn từ ngữ cho trẻ. Đây chính là cơ sở, là tiền đề cho các nhà khoa học sau này nghiên cứu, tìm tòi, khám phá về vấn đề ngôn ngữ của trẻ. Về đồng dao, một số công trình nghiên cứu từ việc sưu tầm liệu đồng dao dành cho trẻ em đã đi vào nghiên cứu ý nghĩa giáo dục của thể loại này đối với trẻ em như cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt Nam của Nguyễn Thúy Loan, Trò chơi dân gian cho trẻ em dưới 6 tuổi của Trương Kim Oanh, Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em của Phan Đăng Nhật (1992). Các công trình này đều đi đến kết luận đồng dao có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em. Trong bài Ca dao và viết cho thiếu nhi tác giả Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương đã khẳng định: “Ca daođại bộ phận dành cho người lớn tuy nhiên tác giả dân gian khi sáng tác ca dao vẫn không quên trách nhiệm đối với thế hệ trẻ nên đã dành trọn một phần ca dao cho các em được gọi là đồng dao” [8.76]. Cuốn Đồng dao với tuổi thơ tác giả đã đề cập đến chức năng giáo dục của đồng dao với trẻ em “Đồng dao có tác dụng mạnh đối với trẻ em trước hết là nó giáo dục thái độ văn hóa đối với hai [...]... trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hai trường Mầm non: Trường Mầm non Chiềng Ban - Huyện Mai Sơn và Trường Mầm non Sơn Ca - Thị trấn Thuận Châu - Sơn La Thực trạng nhận thức của giáo viên đối với việc làm giàu vốn từ cho trẻ thông qua các bài đồng dao giảng dạy trong trường Mầm non, cho đối tượng trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) Thực trạng việc lập kế hoạch, xây dựng biện pháp dạy làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo. .. khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.2 Cơ sở lý luận 1.2 Cơ sở thực tiễn 6 Chương 2: Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo (56 tuổi) thông qua các bài đồng dao với các chủ điểm trường mầm non 2.1 Biện pháp sưu tầm các bài đồng dao ca theo chủ đề dạy học ở trường mầm non 2.2 Biện pháp đọc diễn cảm đồng dao kết hợp với đàm thoại, giảng giải nội dung 2.3 Biện pháp. .. này cho thấy sự cần thiết đưa các bài đồng dao có giá trị vào chương trình giáo dục trẻ ngay từ bậc học mầm non Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu riêng về phương pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mầm non thông qua các bài đồng dao Nhận ra khoảng trống đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Biện pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) thông qua các bài đồng dao với các chủ điểm. .. cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu Xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao vốn từ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) thông qua các bài đồng dao với các chủ điểm trường mầm non Tổ chức thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp Xử lí kết quả nghiên cứu 5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi). .. dao với các chủ điểm trường mầm non 3 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận của các môn khoa học liên quan đến đề tài: Tâm lý học, Giáo dục học, Văn học… và xuất phát từ tình hình thực tế về việc dạy đồng dao cho trẻ mầm non chúng tôi tiến hành nghiên cứu và xây dựng Biện pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) thông qua các bài đồng dao với các chủ điểm trường mầm non 4 Nhiệm vụ nghiên... nó với các biện pháp trực quan hoặc thực hành Vì vậy, hiệu quả tiếp nhận và chất lượng giáo dục đối với thể loại văn học này không cao Những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên là những định hướng quan trọng để xây dựng các biện pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các bài đồng dao một cách hữu hiệu nhất 22 CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA CÁC BÀI ĐỒNG... tuổi) thông qua các bài đồng dao một số trường mầm non 5.2 Khách thể nghiên cứu Nhóm trẻ 5 - 6 tuổi của trường Mầm non Chiềng Ban - Mai Sơn - Sơn La Nhóm trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Sơn Ca - Thuận Châu - Sơn La 5 6 Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn và khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn làm giàu vốn từ thông qua các bài đồng. .. biệt quan trọng đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn, có 12/ 16 giáo viên (chiếm 75%) cho rằng đồng dao có vai trò quan trọng đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn * Đối với câu hỏi 4: ‘‘Để làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua đồng dao, các cô đã sử dụng những phương pháp nào giúp trẻ tiếp nhận thể loại này?’’, có 10/ 16 giáo viên (chiếm 62 , 5%) đã sử dụng phương pháp. .. đồng dao cho các em gặp trở ngại * Các biện pháp nâng cao vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua các bài đồng dao trong hiện tại Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy đa số giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn của hai trường mầm non này sử dụng các biện pháp sau: Biện pháp đọc diễn cảm đồng dao kết hợp biện đàm thoại, giảng giải nội dung Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, băng đĩa, video,…) Biện pháp cho. .. cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các bài đồng dao của giáo viên Mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo lớn tại hai trường mầm non trên khi học đồng dao 18 1.2.1.2 Khách thể điều tra 16 giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Chiềng Ban - Mai Sơn - Sơn La và Trường Mầm non Sơn Ca - Thuận Châu Sơn La 65 trẻ 5 - 6 tuổi học tại Trường Mầm non Chiềng Ban và Trường Mầm non Sơn Ca 1.2.1.3

Ngày đăng: 07/06/2014, 16:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan