KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Xây dựng bộ ảnh mô tả đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của một số loài Lan thuộc bộ Lan (Orchidales) ở Mộc Châu

89 1.3K 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Xây dựng bộ ảnh mô tả đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của một số loài Lan thuộc bộ Lan (Orchidales) ở Mộc Châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU........................................................................ 2 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 2 1.6. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................................................... 4 1.7. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....................................................................... 4 1.8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 4 1.9. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 5 PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 7 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................ 7 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................... 9 CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 10 2.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU ....................................................... 10 2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ............................................ 15 2.2.1. Kết quả nghiên cứu hình thái, sinh học và phân bố ................................. 15 2.2.2. Kết quả nghiên cứu cấu tạo giải phẫu ..................................................... 29 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 70 3.1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 70 3.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ xưa đến nay giới thực vật đã có một vai trò quan trọng đối với con người, nó là một phần thiết yếu của cuộc sống. Con người ngày càng muốn khám phá, tìm hiểu về chúng, để phục vụ cho chính mình. Từ đó nhiều công trình nghiên cứu về thực vật học đã được thực hiện và ngày càng phát triển, đóng góp một phần vào sự phát triển của khoa học Sinh học. Các công trình nghiên cứu chủ yếu là thực nghiệm hướng đến những đặc điểm hình thái ngoài, công tác phân loại, định loại, giải phẫu... Trong giới thực vật phong phú ấy phải kể đến sự có mặt của Bộ Lan (Orchidales) – thuộc lớp thực vật Một lá mầm, bộ này có 1 họ duy nhất là họ Lan (Orchidaceae), đã sớm được biết đến là một họ lớn thứ 2 trong ngành Hạt kín, với số lượng hiện nay biết khoảng hơn 800 chi với hơn 30.000 loài (1987), phân bố khắp nơi, phong phú nhất là trong các rừng ẩm nhiệt đới Đông Nam Á và châu Mỹ [7]. Nhiều loài có giá trị thẩm mĩ, y học cao, vì thế nó đã được nghiên cứu tìm hiểu và khai thác từ rất sớm. Ở nước ta, sự thống trị của họ Lan (Orchidaceae) thể hiện ở 132 chi với trên 1000 loài (1998), phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, nên cũng đã có nhiều nghiên cứu về các loài nổi tiếng xong chưa thể bao quát hết được [7]. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện góp phần tìm hiểu những đặc điểm về hình thái – giải phẫu của một số đại diện thường gặp của bộ Lan ở địa phương Mộc Châu – Sơn La. Cao nguyên Mộc Châu là một trong những khu vực phát triển nhất của Tỉnh Sơn La, nơi đây có điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho nhiều loài thực vật có hoa trong đó có Phong Lan, nên thuận lợi cho quá trình thu thập mẫu vật. Thực tế tại đây lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, mà chủ yếu nhằm mục đích thương mại. Vì vậy việc đề tài được thực hiện tại đây mang tính định hướng, mở đường cho các đề tài sau. Trong quá trình học tập các bộ môn thuộc lĩnh vực Sinh học như giải phẫu hình thái thực vật, phân loại thực vật… rất cần có nhiều hình ảnh trực quan để minh họa ngay từ các đối tượng phổ biến, gần gũi với con người như Phong lan, nhưng trong thực tế nhu cầu cơ bản này chưa được đáp ứng đầy đủ vì thế việc xây dựng được những hình ảnh trực quan về đặc điểm hình thái ngoài và cấu tạo giải phẫu một số đại diện của bộ Lan trên địa bàn Mộc Châu sẽ đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham khảo cấp thiết nhất của học sinh, sinh viên, giáo viên và những người quan tâm. 2 Đối với bản thân việc nghiên cứu sẽ là cơ hội học hỏi, trau dồi, rèn luyện, trang bị thêm những kĩ năng trong công tác trong nghiên cứu khoa học. Xuất phát từ những lí do trên em lựa chọn đề tài: “ Xây dựng bộ ảnh mô tả đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của một số loài Lan thuộc bộ Lan (Orchidales) ở Mộc Châu.” 1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đặc điểm hình thái, giải phẫu của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của một số loài thuộc bộ Lan (Orchidales), phân bố ở khu vực thị trấn Mộc Châu, Mộc Châu – Sơn La. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu đặc điểm hình thái ngoài, cấu

LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – Thạc sĩ Vũ Hồng Kim người đã hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Em xin cảm ơn cô giáo – Thạc sĩ Vì Thị Xuân Thủy cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Thực vật học toàn thể các thầy cô trong khoa Sinh – Hóa trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ em trong thời gian học tập tại khoa cũng như khi thực hiện đề tài này. Đề tài hoàn thành không thể tránh khỏi hạn chế thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5, năm 2013 Sinh viên: Hà Trà My MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1.6. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 4 1.7. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 4 1.8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 4 1.9. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 5 PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞLUẬN THỰC TIỄN 7 1.1. CƠ SỞLUẬN 7 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 9 CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10 2.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU 10 2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 15 2.2.1. Kết quả nghiên cứu hình thái, sinh học phân bố 15 2.2.2. Kết quả nghiên cứu cấu tạo giải phẫu 29 PHẦN 3: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 70 3.1. KẾT LUẬN 70 3.2. KIẾN NGHỊ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ xưa đến nay giới thực vật đã có một vai trò quan trọng đối với con người, nó là một phần thiết yếu của cuộc sống. Con người ngày càng muốn khám phá, tìm hiểu về chúng, để phục vụ cho chính mình. Từ đó nhiều công trình nghiên cứu về thực vật học đã được thực hiện ngày càng phát triển, đóng góp một phần vào sự phát triển của khoa học Sinh học. Các công trình nghiên cứu chủ yếu là thực nghiệm hướng đến những đặc điểm hình thái ngoài, công tác phân loại, định loại, giải phẫu Trong giới thực vật phong phú ấy phải kể đến sự có mặt của Bộ Lan (Orchidales)thuộc lớp thực vật Một lá mầm, bộ này có 1 họ duy nhất là họ Lan (Orchidaceae), đã sớm được biết đến là một họ lớn thứ 2 trong ngành Hạt kín, với số lượng hiện nay biết khoảng hơn 800 chi với hơn 30.000 loài (1987), phân bố khắp nơi, phong phú nhất là trong các rừng ẩm nhiệt đới Đông Nam Á châu Mỹ [7]. Nhiều loài có giá trị thẩm mĩ, y học cao, vì thế nó đã được nghiên cứu tìm hiểu khai thác từ rất sớm. nước ta, sự thống trị của họ Lan (Orchidaceae) thể hiện 132 chi với trên 1000 loài (1998), phân bố rộng rãi nhiều nơi, nên cũng đã có nhiều nghiên cứu về các loài nổi tiếng xong chưa thể bao quát hết được [7]. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện góp phần tìm hiểu những đặc điểm về hình tháigiải phẫu của một số đại diện thường gặp của bộ Lan địa phương Mộc Châu – Sơn La. Cao nguyên Mộc Châumột trong những khu vực phát triển nhất của Tỉnh Sơn La, nơi đây có điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho nhiều loài thực vật có hoa trong đó có Phong Lan, nên thuận lợi cho quá trình thu thập mẫu vật. Thực tế tại đây lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, mà chủ yếu nhằm mục đích thương mại. Vì vậy việc đề tài được thực hiện tại đây mang tính định hướng, mở đường cho các đề tài sau. Trong quá trình học tập các bộ môn thuộc lĩnh vực Sinh học như giải phẫu hình thái thực vật, phân loại thực vật… rất cần có nhiều hình ảnh trực quan để minh họa ngay từ các đối tượng phổ biến, gần gũi với con người như Phong lan, nhưng trong thực tế nhu cầu cơ bản này chưa được đáp ứng đầy đủ vì thế việc xây dựng được những hình ảnh trực quan về đặc điểm hình thái ngoài cấu tạo giải phẫu một số đại diện của bộ Lan trên địa bàn Mộc Châu sẽ đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham khảo cấp thiết nhất của học sinh, sinh viên, giáo viên những người quan tâm. 2 Đối với bản thân việc nghiên cứu sẽ là cơ hội học hỏi, trau dồi, rèn luyện, trang bị thêm những kĩ năng trong công tác trong nghiên cứu khoa học. Xuất phát từ những lí do trên em lựa chọn đề tài: “ Xây dựng bộ ảnh tả đặc điểm hình thái cấu tạo giải phẫu của một số loài Lan thuộc bộ Lan (Orchidales) Mộc Châu.” 1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đặc điểm hình thái, giải phẫu của cơ quan sinh dưỡng cơ quan sinh sản của một số loài thuộc bộ Lan (Orchidales), phân bố khu vực thị trấn Mộc Châu, Mộc Châu – Sơn La. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu đặc điểm hình thái ngoài, cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dưỡng, sinh sản của một số loài thuộc bộ Lan (Orchidales). - Xây dựng bộ ảnh về hình thái ngoài cấu tạo giải phẫu của cơ quan sinh dưỡng, sinh sản của các đại diện. 1.4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Thu thập phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài - Sưu tầm tiến hành thu mẫu các đại diện dự kiến - tả, phân tích đặc điểm hình thái ngoài phân bố sinh thái - Thực hành giải phẫu cơ quan sinh dưỡng, sinh sản của các mẫu vật - tả, phân tích trên tiêu bản về đặc điểm giải phẫu của các đại diện - Chụp ảnh hình thái ngoài tiêu bản của mẫu - Sắp xếp những quan sát, tả, thực hành giải phẫu phân tích cùng với bộ ảnh để có hệ thống hoàn chỉnh về đại diện đó. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phối hợp các phương pháp sau: * Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Thu thập một số tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu để vận dụng vào phân tích, biện luận các kết quả đạt được. * Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: - Phương pháp quan sát: Quan sát, tả các cơ quan sinh dưỡng, ghi chép đặc điểm phân bố điều kiện sinh thái của các loài nghiên cứu. 3 Chụp ảnh các đối tượng nghiên cứu trong điều kiện tự nhiên. - Phương pháp thu mẫu: Thu mẫu vật có đầy đủ các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả (trường hợp hoa, quả chưa có, sẽ thu vào mùa ra hoa). - Phương pháp giải phẫu mẫu trong phòng thí nghiệm [10] Phương pháp nhuộm kép (với đỏ carmin xanh metylen) Là cách nhuộm với hai loại màu trở lên, vì vậy lát cắt sẽ có màu khác nhau, giúp dễ quan sát các thành phần của mẫu, đồng thời mang tính thẩm mĩ hơn. Chuẩn bị: + Dụng cụ: Kính hiển vi, máy ảnh, lam kính, lamen, kim mũi mác, đĩa đồng hồ, bút, giấy… + Hóa chất: Nước cất, nước Javel, dung dịch xanh metylen, đỏ carmin, axit acetic 1%, glyxerin… Tiến hành: + Chọn những lát cắt tốt ngâm vào nước Javel từ 10 – 15 phút để tẩy rửa sạch nội quan của tế bào, làm sáng các lát cắt. + Rửa mẫu bằng nước cất + Rửa sạch các lát cắt trong dung dịch axit acetic 1% (để tẩy sạch hypoclorat có trong Javel còn lại trong khoang tế bào). Nếu mẫu cắt có tinh bột thì phải loại bỏ tinh bột bằng Cloran hydrat trong 15 – 30 phút. + Rửa kỹ lại những lát đó trong nước cất, lặp lại 3 lần. + Nhuộm xanh bằng dung dịch xanh metylen loãng (1/1000 đến 1/10000 trong nước cất) khoảng 10 giây (thời gian nhộm tùy nồng độ của thuốc nhộm, nhuộm trong dung dịch đặc với thời gian ngắn không đẹp bằng mẫu nhuộm trong dung dịch loãng thời gian dài). + Rửa sạch lại mẫu bằng nước cất 3 lần + Nhuộm đỏ bằng dung dịch carmin trong 20 – 30 phút. + Rửa mẫu bằng nước cất, lặp lại 3 lần. + Chọn mẫu đẹp đưa lên kính bằng glyxerin, qua quan sát dưới kính hiển vi ta sẽ thấy những tế bào có vách bằng xenlulozơ bắt màu hồng còn vách tế bào hóa gỗ bắt màu xanh. 4 Chú ý: Tùy mẫu tính chất bắt màu nhanh hay chậm của thuốc nhuộm, có thể nhuộm với đỏ carmin trước rồi nhuộm xanh metylen sau cũng được. Cần nhớ rửa sạch mẫu trước khi cho vào loại hóa chất hay thuốc nhuộm khác. Nguyên tắc cần đảm bảo: + Mẫu vật tươi nguyên, rửa sạch trước khi đem phân tích chụp ảnh. + Địa điểm tiến hành phân tích, giải phẫu phải râm mát, sạch sẽ. + Cắt lát phải đủ mỏng để có tiêu bản đẹp. + Chụp ảnh phải lột tả được các đặc điểm đặc trưng rõ ràng. - Phương pháp chụp ảnh hiển vi Sử dụng kính hiển vi nối với máy ảnh kĩ thuật số. Sau khi lên tiêu bản bằng nước cất, đặt tiêu bản lên kính, điều chỉnh rồi chụp. 1.6. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Thu mẫu tại thị trấn Mộc Châu - Giải phẫu hiển vi thực vật tại phòng thực hành khoa Sinh – Hóa, trường Đại học Tây Bắc. 1.7. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Đề tài tiến hành từ tháng 09/2012 đến 05/2013: - Tháng 09/2012: Sưu tầm tài liệu, lập đề cương đề tài. - Tháng 10/2012 đến tháng 03/2013: Thu mẫu, tả, phân tích, giải phẫu mẫu vật. - Tháng 03/2013 đến tháng 04/2013: Xử lý kết quả thu được hoàn thành đề tài. - Tháng 05/2013: Báo cáo đề tài. 1.8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Xây dựng bộ ảnh về hình dạng ngoài cấu tạo giải phẫu của một số loài thuộc bộ Lan (Orchidales), bổ sung bộ ảnh cho khoa Sinh – Hóa, trường Đại học Tây Bắc. - Đề tài hoàn thành là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác học tập, nghiên cứu, tham khảo của sinh viên những ai quan tâm đến vấn đề này. 5 1.9. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Trong lịch sử phát triển của thực vật học thì giải phẫu hình thái được phát triển tương đối sớm. Hơn 2300 năm trước đây, Theophrastus (371 – 286 TCN) lần đầu tiên đã đề cập đến các dẫn liệu về hình thái cấu tạo của cơ thể thực vật trong các tác phẩm “Lịch sử thực vật”, “Nghiên cứu về cây cỏ”. Ông đã chia các phần của cây ra rễ, thân, lá, hoa, quả. Đồng thời những kiến thức về giải phẫu cũng lần đầu tiên được đề cập đến sự tạo thành vòng hàng năm của gỗ libe. Nhiều kiến thức về sự phân biệt trong cơ quan sinh dưỡng cơ quan sinh sản cũng được trình bày trong tác phẩm của ông. Giải phẫu thực vật với phương pháp nghiên cứu của nó có liên quan chặt chẽ với những thành tựu của kính hiển vi. Năm 1660, nhờ R. Hook phát minh ra kính hiển vi, nên vào năm 1672 Grew đã sáng lập môn Giải phẫu thực vật cùng Malpighi xuất bản quyển “Giải phẫu thực vật” . J.P.deTournefort đã dựa vào 3 đặc điểm của tràng hoa, chia thành 3 nhóm thực vật: cánh rời, cánh liền không cánh. Trong khi John Jay đã dựa vào cấu tạo của phôi, đặt cách phân chia thực vật một lá mầm hai lá mầm. Lineaus đã đưa ra khái niệm về biến thái hình thái khi xem xét về nguồn gốc hoa, lá, chồi của thực vật. Dựa vào đó, nhà tự nhiên học người Đức Goeth đã nâng lên thành học thuyết biến thái trong công trình “Thử giải thích hiện tượng biến thái thực vật”. Theo ông, sự thích nghi của thực vật với tác động của môi trường dẫn đến biến thái. Giữa thế kỉ XIX, các công trình nghiên cứu về thực vật có hạt đã lấp được hố ngăn cách giữa thực vật hạt trần thực vật hạt kín, đã xác định được quy luật chung trong chu trình sống của thực vật dưới hình thức xen kẽ thế hệ, góp phần quan trọng trong việc giải thích sự tiến hóa của giới thực vật. Vào cuối thế kỉ XIX, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên quan giữa cấu trúc một số chức năng cơ bản trong đời sống thực vật như quang hợp, hô hấp tiêu thụ nước, quá trình dinh dưỡng khoáng…Năm 1784, Svendener đã chú ý đến việc áp dụng chức năng sinh lý khi nghiên cứu giải phẫu thực vật. Năm 1884, Haberclan đã phát triển hướng nghiên cứu này trong tác phẩm “Giải phẫu sinh lí thực vật”. Năm 1887, De Barry cho xuất bản tác phẩm “ Giải phẫu so sánh các cơ sinh dưỡng” trong đó đã tả các loại của cơ thể thực vật. Cách phân loại của ông còn mang bản chất định tính nhưng cũng đánh dấu một bước tiến bộ trong việc nghiên cứu cấu trúc của cơ thể thực vật. Đầu thế kỉ thứ XX, việc nghiên cứu về tế bào đã được phát triển mạnh mẽ, Tchitiacov đã phát hiện ra sự phân chia gián tiếp của tế bào sau đó Gherasimov tìm được vai trò của nhân tế bào. Năm 1898, Navasin phát hiện ra quá trình thụ tinh kép thực vật hạt kín. Nhờ sự phát minh ra kính hiển vi điện tử, người ta đã nghiên cứu được cấu trúc siêu hiển vi của tế bào đã tách việc 6 nghiên cứu về tế bào thành một môn khoa học mới là tế bào học. Vào nửa sau của thế kỉ XX, việc nghiên cứu về hình thái giải phẫu thực vật càng được đẩy mạnh các kết quả nghiên cứu đã được tập trung trong một số sách về giải phẫu thực vật, như cuốn “Giải phẫu cây thực vật một lá mầm cây thực vật hai lá mầm” (Metcalfe Chalk 1960, 1961) “Giải phẫu thực vật” (Katherine Esau, 1978). [2, 10, 11] Việt Nam việc nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật còn ít. Nhưng trong những năm gần đây, các tác giả trong nước đã quan tâm nghiên cứu giải phẫu một số loài, chi, họ thực vật Hạt kín, giải phẫu một số cây trong rừng ngập mặn. Ngoài ra, các trường Đại học trong nước cũng đã cho xuất bản nhiều giáo trình về Hình thái - Giải phẫu học thực vật rất có giá trị. 7 PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN CHƯƠNG 1. CƠ SỞLUẬN THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞLUẬN Thực vật học là khoa học nghiên cứu về cây cỏ, thảo mộc. Khoa học này nghiên cứu về hình dạng, cấu tạo, phân loại cây cỏ cùng với việc nghiên cứu chức năng hoạt động của chúng, nghiên cứu các quy luật sinh trưởng, phát triển, các quy luật tổ chức, tồn tại của giới thực vật cũng như sự phân bố của thực vật trên trái đất, tìm hiểu ảnh hưởng tác động tương hỗ giữa cây cỏ với môi trường chúng sống, cũng như ảnh hưởng qua lại giữa chúng với nhau Vai trò của thực vật với sự sống vô cùng lớn lao, vì vậy các lĩnh vực nghiên cứu về nó là vô cùng sâu rộng cuối cùng cũng là để nhằm mục đích tìm hiểu quy luật sống phát triển tiến hoá của giới thực vật để sử dụng nguồn tài nguyên to lớn đó, cải tạo nó để phục vụ cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn. [2] Một trong những chuyên ngành của thực vật học là giải phẫu - hình thái thực vật. Chuyên ngành này lại có thể chia thành 2 phần nhỏ hơn là: Thứ nhất hình thái học thực vật nghiên cứu về hình dạng, cùng những biến đổi của các dạng cây cỏ các mức độ khác nhau. Hình thái thực vật rất đa dạng, vì thế khoa học này phải giải thích quy luật phát sinh, phát triển cá thể cũng như của quá trình lịch sử phát sinh thực vật. Thứ hai giải phẫu học thực vật nghiên cứu cấu tạo giải phẫu, cấu tạo bên trong của cơ thể thực vật như: tế bào, các nên còn gọi là hình thái trong mà phương pháp chủ yếu là dùng kính hiển vi quang học. [10] Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là quan sát ngoài thiên nhiên, tiến hành giải phẫu trong phòng thí nghiệm, so sánh các mẫu vật thu thập được, phân tích, tổng hợp rút ra nhận xét chính xác. Hầu hết các cơ quan đều nghiên cứu mức độ hiển vi, phải được chuẩn bị thành những lát cắt mỏng trên các bản kính, thông thường để nghiên cứu các mô, các lát cắt với độ dày 5 - 10 µm hoặc hơn nữa. Yêu cầu của các lát cắt phải đúng hướng (ngang, dọc hay xiên). Trong những trường hợp muốn quan sát sự sắp xếp của các mô, những biến đổi cấu tạo của chúng từ bộ phận này sang bộ phận khác thì cần phải theo dõi trên hàng loạt các lát cắt liên tục nơi đó. [11] Phương pháp nhuộm màu các lát cắt hoặc phần ngâm mủn là dựa vào tính chất bắt màu của các yếu tố cấu tạo khác nhau trong thành phần của tế bào 8 đối với các loại thuốc nhuộm riêng biệt. Các bản cắt đã được chuẩn bị xong có thể đem quan sát nghiên cứu dưới kính hiển vi những mức độ phóng đại khác nhau. Cấu tạo cơ thể thực vật rất đa dạng. Tính chất đa dạng đó của thực vật tất nhiên cũng theo những quy luật tiến hoá của tự nhiên, đặc biệt là thực vật bậc cao, cơ thể đã tiến hoá theo hướng hình thành các cơ quan chuyên hoá. Thân, rễ, lá đa số thực vật bậc cao với cấu tạo chức năng riêng của nó được gọi là cơ quan dinh dưỡng, phân biệt với các cơ quan làm nhiệm vụ sinh sản gọi là cơ quan sinh sản. Thân chủ yếu là phần trên mặt đất, có mang lá làm chức năng cơ học. Nghĩa là nhờ thân mà lá được sắp xếp vị trí tốt nhất trong việc tiếp nhận ánh sáng để làm nhiệm vụ quang hợp mang các cơ quan sinh sản. Thân cũng là cơ quan giữ chức năng dẫn truyền nước, muối khoáng các chất dinh dưỡng do rễ hấp thụ từ đất lên lá dẫn truyền sản phẩm được tổng hợp từ lá đi tới các cơ quan khác. Ngoài ra, cũng có khi thân là cơ quan dự trữ các sản phẩm của cây hoặc có khi thân biến thái thành các cơ quan tương đồng khác, như thân có hình lá, có chứa chất diệp lục làm nhiệm vụ dinh dưỡng khí, hoặc có khi thân chìm dưới đất như rễ, chủ yếu để làm chức năng dự trữ. Thân thường có mang cành cành đến lượt nó lại phân nhánh các cấp tiếp theo khác nhau. Cành có mang lá được gọi là chồi. [1] Lá chủ yếu là cơ quan trên mặt đất, chuyên hoá cao với chức năng dinh dưỡng khí thoát hơi nước. Rễ chủ yếu là phần cơ quan dưới đất của cây. Chức năng chủ yếu của rễ là hấp thụ nước, muối khoáng vận chuyển các chất này lên lá, là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng của cây. Rễ thân thường nằm theo một trục thẳng đứng cấu tạo có nhiều nét giống nhau cho nên chúng được gọi là cơ quan trục. Tế bào là đơn vị cấusở của mọi cơ thể thực vật đa bào. Tế bào có thể rất khác nhau về hình dạng, cấu tạo chức năng về nguồn gốc hình thành. Tập hợp các tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau hoặc chuyên hoá để hoàn thành những chức năng riêng gọi là mô. Nhiều loại khác nhau tham gia cấu tạo nên các cơ quan các cơ quan tham gia cấu tạo nên một cây hoàn chỉnh. Sự phân loại về tế bào chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi vì các tế bào có thể khác nhau về hình dạng, cấu tạo lại có thể cùng đảm nhận một chức năng ngược lại. Đối với cũng vậy, các khác nhau có thể dần dần chuyển hoá [...]... phấn của nó rơi xuống đầu nhụy sinh sản (buộc phải giao phấn) Tóm lại hoa của họ Lancấu tạo rất phức tạp [7, 8, 12, 15] Công thức hoa:  P3+3 A2-1 G(3) Quả Lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 – 6 đường nứt dọc, có dạng từ quả nạc dài Lan vani – Vanilla đến dạng hình trụ ngắn phình giữa (ở đa số các loài khác) Khi chín quả mở ra mảnh vỏ còn dính lại phía đỉnh phía gốc một số loài. .. lại một số loài Lan có lá dày, dai, xanh đậm, sống lâu cả chục năm (Lan vân đa – Vanda) Metchnikov (1903) đã coi sự thụ phấn của hoa Lanmột trong những mẫu mực kỳ lạ trong những hiện tượng hài hòa của tự nhiên Do đó, cấu tạo của hoa Lan cực kỳ phong phú hấp dẫn 12 Lan có thể gặp những loài mỗi mùa chỉ có một đóa hoa nở, hoặc có nhiều cụm hoa mà mỗi cụm chỉ đơm một bông Tuy nhiên, đa số các loài. .. rễ trưởng thành, các tế bào mềm thường có xu hướng biến đổi hóa gỗ Vậy trong cấu tạo rễ của họ Lan về cơ bản vẫn mang các đặc điểm chung của lớp Một lá mầm như cấu tạo chức năng của các phần ngoại bì, nội bì, trung trụ, song bên cạnh đó nó cũng có một vài sự khác biệt tiểu tiết nhất định 30 trong cấu trúc chức năng của biểu bì, mềm vỏ… qua đó thể hiện sự biến đổi về mặt cấu trúc hình thái. .. – Huế, Tây Nguyên Ngoài ra còn có Trung Quốc - Công dụng: Cây làm cảnh vì có hoa đẹp [13, 14, 15] 28 2.2.2 Kết quả nghiên cứu cấu tạo giải phẫu 2.2.2.1 Cấu tạo giải phẫu rễ 2.2.2.1.1 Đặc điểm chung của các đại diện Do Phong lan thuộc lớp Một lá mầm (Liliopsida = Monocotyledonae), nên hệ rễ của Phong lan bản chất vẫn là rễ chùm, nhưng do lối sống chủ yếu của các đại diện nghiên cứu là phụ sinh (bì... phù hợp với môi trường sống lối sống Những sự khác biệt ấy được thể hiện cụ thể một số đại diện 2.2.2.1.2 Đặc điểm riêng biệt một số đại diện 1 Cẩm báo nhung (Vandopsis parishii) Chú thích: 1: Biểu bì 2: Ngoại bì 3: mềm vỏ 4: Nội bì 5: Vỏ trụ 6: Libe 7: Gỗ 4 1 5 2 6 7 3 Hình 11: Cấu tạo giải phẫu rễ Lan cẩm báo nhung (Vandopsis parishii) + Biểu bì: gồm khoảng 3 – 5 lớp tế bào, hình đa giác,... 5 hệ thống mô: phân sinh, bì, dẫn, cơ bản [1, 11] Khi tiến hành nghiên cứu các đại diện thực vật thuộc bộ Lan (Orchidales) tôi chủ yếu dựa vào hệ thống phân loại của Takhtajan 1980, vì nó phù hợp với xu hướng của đại đa số các nhà nghiên cứu Lan Hệ thống này rõ ràng, không quá phức tạp độ tin cậy cao Ngoài ra còn dựa trên những tài liệu về chuyên ngành thực vật học vốn kiến... Nhiều loài Lan có lá màu hồng, màu nâu hồng, nổi lên các đường vẽ trắng theo các gân rất đẹp (Lan sứa – Anoectochilus) [7] Phong lan các vùng nhất là các loài vùng nhiệt đới, thường trút hết lá trong mùa khô hạn Lúc này, cây ra hoa hoặc sống ẩn, chờ mùa mưa đến sẽ cho chồi mới Một số Lan sống đất có chu kỳ sống đặc sắc, xen mùa lá với mùa hoa Khi cây ra hoa, toàn bộ các lá đều chết khô đi và. .. thầy cô tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được hướng nghiên cứu này Nội dung của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo giúp cho sinh viên trong quá trình học tập nghiên cứu học phần Giải phẫu - Hình thái thực vật” học phần “Phân loại học thực vật” 9 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU Tổng quan về bộ Lan (Orchidales) Bộ Lan (Orchidales)một trong 5 bộ thuộc phân... là đặc tính sống cơ bản của cả họ Phong lan trong giai đoạn nảy nầm, nhưng chỉ một số loài vẫn tồn tại mối quan hệ này trong suốt cuộc đời Các loài này do không sinh ra các cơ quan tự dưỡng, nên vẫn phải duy trì sự giúp đỡ của nấm, cơ thể của chúng rất nhỏ, mảnh mai, không màu sắc hoặc mang các sắc tố khác màu xanh Tuy nhiên cũng có một số ít loài Phong lan sống hoại sinh song cơ thể rất dài đến vài... La (Mộc Châu) , Điện Biên, Sa Thầy, Kontum - Công dụng: Cây làm cảnh vì có hoa đẹp, giá trị thương mại cao [13, 14, 15] 17 2.2.1.3 Đăng lan Hình 3: Lan Đăng lan (Dendrobium chapaense) Đăng lan thuộc chi Hoàng Thảo Dendrobium - Tên khác: Đăng lan Sa Pa - Tên khoa học: Dendrobium chapaense Aver 2006 - tả: Thân dài 30 – 35cm, hình trụ, dày 0.4 – 0.5cm, lóng dài 2.8 – 3cm, mảnh dáp có lông đen Lá hình

Ngày đăng: 07/06/2014, 16:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan