các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - thực tiễn áp dụng của việt nam

102 3.1K 43
các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - thực tiễn áp dụng của việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Quá trình này đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong một sân chơi tự do cạnh tranh, công bằng. Hòa mình trong xu thế đó, từ khi tiến hành đổi mới và chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường,Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổ chức của khu vực và thế giới như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN), Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), tham gia vào CEPT và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và gần đây nhất là tổ chức thương mại thế giới WTO(7/11/2006). Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương cũng như đa phương đã tạo ra cơ hội mở rộng quan hệ kinh tế, giao lưu với nhiều nước trên thế giới, đồng thời, cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Nhất là trong bối cảnh tự do thương mại, hàng hóa từ các quốc gia khác nhau có thể xâm nhập thị trường nội địa một cách tự do, bình đẳng và không bị hạn chế nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh, thu lợi nhuận. Từ đó đã nảy sinh ra những tiêu cực do cạnh tranh gây ra, nhiều doanh nghiệp sản xuất đứng trước nguy cơ phá sản, đổ vỡ do sự xâm nhập ồ ạt của hàng hóa nhập khẩu vào thị trường trong nước khi năng lực cạnh tranh của nhiều ngành sản xuất nội địa còn yếu kém. Đây không chỉ là khó khăn đối với Việt Nam mà còn là thách thức đối với nhiều nước đang phát triển. Do đó, bên cạnh xây dựng thương hiệu thì tự vệ thương mại được xem là giải pháp hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong nước. Tiền thân của WTO là GATT đã đề ra biện pháp khẩn cấp đối với việc nhập khẩu một số sản phẩm nhất định để bảo vệ nền sản xuất nội địa. Trên cơ sở đó, WTO đã mở ra nhiều điều khoản liên quan đến các biện pháp tự vệ 1 thương mại trong hiệp định tự vệ thương mại cho phép các nước thành viên áp dụng với những tiêu chí cụ thể khi cần. Với chiếc “van” này, nước nhập khẩu có thể ngăn chặn tạm thời luồng hàng hóa nhập khẩu để giúp ngành sản xuất nội địa tránh được những đổ vỡ. Nếu như ở các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, khối EU biện pháp tự vệ thương mại cũng như hệ thống pháp lý liên quan đã hình thành từ rất sớm và được sử dụng hiệu quả thì ở Việt Nam, việc sử dụng cơ chế này vẫn là vấn đề mới mẻ. Mặc dù thời gian qua, trong tiến trình đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã có những nổ lực to lớn trong việc xây dựng hệ thống pháp luật cho phù hợp với pháp luật thế giới cũng như tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đặc biệt là các công cụ phòng vệ thương mại. Thực tiễn thương mại của Việt Nam trong những năm qua đã chứng minh nhu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong trường hợp cần thiết trước sự nhập siêu ồ ạt tràn lan của nhiều mặt hàng ngoại vào thị trường nội địa. Gần đây,Việt Nam đã chính thức áp thuế tự vệ đối với mặt hàng dầu ăn nhập khẩu, đây là lần đầu tiên Việt Nam chính thức áp dụng biện pháp tự vệ kể từ khi có Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam được ban hành năm 2002 . Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp trong nước để bảo vệ nền sản xuất nội địa trước xu hướng mở cửa hoàn toàn theo lộ trình cam kết khi gia nhập vào WTO. Xuất phát từ thực tiễn trên với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn vấn đề bảo hộ nền sản xuất trong nước, cụ thể là biện pháp tự vệ trong thương mại trước xu hướng mở cửa thị trường ngày càng sâu rộng, từ đó có thể đóng góp một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại của Việt Nam cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tự vệ thương mại của các doanh nghiệp trong nước. Em quyết định chọn đề tài “Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - Thực tiễn áp dụng của Việt Nam” làm đề tài khóa luận của mình.Với lượng kiến thức còn hạn chế, bên cạnh đó, đây là một đề tài còn mới mẻ, nguồn tài liệu tham khảo ít ỏi nên khóa luận chắc không tránh 2 khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận đúng như tên gọi của nó: Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế. Về phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề cụ thể của chế định biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế, đó là: - Pháp luật về tự vệ theo quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO). - Pháp luật về tự vệ của một số quốc gia, khu vực điển hình trên thế giới. - Pháp luật và thực tiễn sử dụng biện pháp tự vệ thương mại của Việt Nam trong thời gian qua. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khóa luận là : - Nghiên cứu những vấn đề cụ thể của chế định các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế theo quy định của WTO, theo pháp luật một số nước và pháp luật Việt Nam. - Tìm hiểu thực tiễn áp dụng của Việt Nam trong thời gian và những nguyên nhân của thực trạng đó. - Đưa ra những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại của Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại trong thời kỳ mở cửa, hội nhập. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê…dựa trên sự vận dụng các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các văn bản pháp luật quốc tế, của các nước có liên quan và Việt Nam, các tài liệu tham khảo. Qua đó cho phép tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến tự vệ thương mại của Tổ chức thương mại thế giới, quy định của pháp luật về tự vệ thương mại của một số nước, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp tự vệ của Việt Nam để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu. 3 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Bảng chữ cái viết tắt, nội dung của khóa luận gồm có hai chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế. Chương 2 : Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tếViệt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại của Việt Nam. 4 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nguyên tắc của việc áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế 1.1.1 Khái niệm các biện pháp tự vệ trong thương mại Tiền đề cho sự hình thành các quy định của pháp luật về biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế là “điều khoản giải thoát nghĩa vụ” được quy định tại điều XIX Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Lý do là trong hoàn cảnh bắt buộc phải mở cửa thị trường và thực thi các chính sách tự do hóa thương mại khuôn khổ tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong đó có nghĩa vụ về thuế. Các quốc gia thành viên bên cạnh việc được hưởng những lợi ích không thể phủ nhận do chính sách tự do hóa thương mại mang lại như mở rộng thị trường, thúc đẩy phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… thì cũng phải gánh chịu những thách thức và rủi ro không nhỏ cho nền kinh tế mỗi nước bởi tác động của mặt trái chính sách tự do hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại hàng hóa. Một trong những hệ quả của việc thực hiện các cam kết về nghĩa vụ đó là các quốc gia thành viên phải chịu sức ép của cạnh tranh ngày một gia tăng khi gia nhập vào sân chơi mang tính chất toàn cầu hóa, nhất là các quốc gia có trình độ kém phát triển thì những tác động của chính sách tự do hóa được thể hiện rõ rệt nhất. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong các Hiệp định đa biên của mình, ngoài việc thiết lập những quy định mang tính chất nghĩa vụ thì cũng đã mở ra nhiều điều khoản nhằm giải thoát các nước thành viên trong những trường hợp đặc biệt. Đó là những ngoại lệ cho phép Chính phủ các nước thành viên thực hiện những hành động nhất định nhằm bảo vệ quyền lợi của mình khi bị tác động bởi chính sách tự do hóa thương mại. Điều XIX GATT 1994 quy định: Biện pháp khẩn cấp đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nhất định 5 1. a) Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quả của những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết theo Hiệp định này, một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng gia tăng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục tổn hại đó. b) Nếu một bên ký kết đã chấp nhận một sự nhân nhượng liên quan tới một sự ưu đãi và sản phẩm là đối tượng ưu đãi được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết có tình huống như nêu tại điểm a) của khoản này tới mức mà nhập khẩu đó đã gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay trực tiếp cạnh tranh là các nhà sản xuất trên lãnh thổ của bên ký kết đang được hưởng hay đã được hưởng sự ưu đãi đó, bên ký kết này có thể đề nghị bên ký kết đang nhập khẩu và bên ký kết đang nhập khẩu có quyền tạm ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn ngừa và khắc phục tổn hại đó ” 1 Như vậy, nếu do hậu quả của những tiến triển không thể lường trước được và do ảnh hưởng của các cam kết đối với một bên ký kết theo Hiệp định GATT, kể cả các nhượng bộ về thuế, bất kì sản phẩm nào được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên kí kết đó với số lượng tăng và trong các điều kiện gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong nước hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước của lãnh thổ đó thì bên kí kết này được quyền dừng việc thực hiện toàn bộ hay một phần nghĩa vụ hoặc rút lại hoặc sửa đổi nhượng bộ liên quan đến sản phẩm đó ở mức độ và trong khoảng thời gian có thể là cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục thiệt hại này. Trên cơ sở Điều XIX GATT, WTO trong hiệp định về tự vệ (SG) - một 1 Xem thêm Diều 19 GATT 1994 6 trong các hiệp định đa biên của tổ chức này, đã kế thừa và quy định rõ ràng, cụ thể đầy đủ về mục đích; về thủ tục điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ thương mại một cách tạm thời theo nguyên tắc không phân biệt đối xử; về bồi thường thiệt hại thương mại cho các nước có lợi ích thương mại bị ảnh hưởng xấu bởi việc áp dụng đó. Như vậy, biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa trước hết mang đặc điểm của một hành vi phòng vệ thông thường đó là tự bảo vệ mình nhằm chống lại những tác động gây hại từ bên ngoài. Đối tượng mà biện pháp tự vệ hướng đến là những hành vi đến từ bên ngoài và những hành vi này có thể gây ra thiệt hại tổn thất cho chủ thể của những hành vi phòng vệ 1 [xem nhận diện về tự vệ thương mại trong nhập khẩu hàng hóa] nên tự vệ là những hành vi phòng vệ chính đáng. Trong thương mại quốc tế, các biện pháp này bao gồm đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia, biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp,đây được xem là những biện pháp nhằm mục đích đảm bảo thương mại công bằng. Biện pháp tự vệ theo tinh thần của GATT và Hiệp định tự vệ thì tự vệ thương mạibiện pháp khẩn cấp đối với việc nhập khẩu một sản phẩm nhất định khi mà sản phẩm đó được nhập vào nước nhập khẩu với số lượng gia tăng đột biến và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước. Thiệt hại nghiêm trọng ở đây được hiểu là sự giảm sút đáng kể của ngành công nghiệp trong nước. Để xác định có hay không thiệt hại nghiêm trọng cần phải làm rõ và căn cứ vào các chỉ tiêu như lượng hàng hóa nhập khẩu tăng tuyệt đối hay tương đối; lượng gia tăng nhập khẩu lấy đi bao nhiêu phần trăm thị phần trong nước; sự giảm sút thực tế về sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, lỗ, năng suất, tỷ suất đầu tư, nhân công, việc làm Ngành công nghiệp trong nước bị thiệt hại do sản phẩm nhập khẩu cạnh tranh không chỉ là những mặt hàng giống hệt nhau về nội dung mà còn mở rộng ra đối với những hàng hóa tương tự, những hàng hóa có khả năng cạnh 7 tranh trực tiếp với hàng hóa nhập khẩu của nước đó. 1.1.2 Đặc điểm của các biện pháp tự vệ Thứ nhất, tự vệ trong thương mạibiện pháp được áp dụng đối với hàng hóa, không áp dụng đối với dịch vụ, sở hữu trí tuệ hay đầu tư. 2 Mỗi nước nhập khẩu là thành viên của WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ miễn là tuân thủ theo các quy định chung của WTO về điều kiện thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ. Các doanh nghiệp có thể yêu cầu Chính phủ áp dụng biện pháp này để bảo vệ lợi ích của mình trước hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài tràn vào trong những tình huống cụ thể. Thứ hai, biện pháp tự vệ trong thương mại là một trong ba trụ cột của hệ thống các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ) và được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự xâm nhập của hàng hóa nước khác. Biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được áp dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu trong khi đó biện pháp tự vệ lại được áp dụng trong điều kiện thương mại hoàn toàn bình thường, không có hành vi vi phạm pháp luật hay cạnh tranh không lành mạnh. Thứ ba, tự vệ thương mại không phải một biện pháp miễn phí . Đây là biện pháp được thừa nhận trong thương mại quốc tế song đi ngược lại mục tiêu “tự do hóa thương mại” của WTO nên tự vệ thương mạibiện pháp phải “trả tiền”. Có nghĩa là, các nước được phép áp dụng nó để bảo vệ nghành sản xuất của nước mình nhưng phải “trả giá” cho những thiệt hại mà biện pháp này gây ra cho các nhà sản xuất nước ngoài như một hình thức cân bằng cam kết thương mại với nước khác 3 . Nước áp dụng biện pháp tự vệ thương mại phải bồi thường thương mại cho các nước có hàng hóa bị áp dụng biện pháp này theo các điều kiện nhất định. Nếu nước áp dụng không tuân 2 Xem án phẩm Biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế, hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.Tr3. 33 xem ấn phẩm Biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế, hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam., Tr.5. 8 thủ,WTO cho phép các nước liên quan được áp dụng biện pháp trả đũa. Thứ tư, tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa là quyền của bảo hộ của quốc gia,vùng lãnh thổ với nhà sản xuất trong nước, khi thỏa mãn các điều kiện nhất định được ghi nhận tại pháp luật quốc gia và đặt trong mối tương quan với những quy định của pháp luật quốc tế: i) Có sự gia tăng đột biến của hàng hóa nhập khẩu; ii) Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó bị thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng ; và iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nói trên 4 . Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa được áp dụng một cách không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu liên quan.Việc tăng đột biến lượng nhập khẩu gây thiệt hại nói trên phải là hiện tượng mà nước nhập khẩu không thể lường trước được khi đưa ra cam kết trong khuôn khổ WTO. 1.1.4 Ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế Được thừa nhận là một công cụ bảo hộ thương mại hợp pháp, một biện pháp tự vệ khi được sử dụng sẽ đem lại những tác động sau: Thứ nhất, biện pháp tự vệ được xem là “chiếc van an toàn” giúp nước nhập khẩu có thể hạn chế tạm thời luồng nhập khẩu, giảm nhẹ hay trợ giúp khắc phục thiệt hại gây ra do việc nhập khẩu hàng hoá tăng một cách bất thường, không thể lường trước vào thị trường nội địa nhằm tránh những đổ vỡ cho ngành sản xuất nội địa. Khi thực hiện các cam kết về tự do hoá thương mại, các nước phải chấp nhận từ bỏ sự bảo hộ của mình đối với các mặt hàng sản xuất trong nước và chấp nhận rằng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào sẽ được hưởng các lợi ích tương tự và bình đẳng như hàng hoá trong nước theo nguyên tắc đối xử quốc gia. Tuy nhiên, trong các quy định của WTO còn có những ngoại lệ nhất định nhằm đảm bảo quyền lợi của các thành viên trong những trường hợp 4 xem Biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tr.4. 9 khẩn cấp như cho phép các bên tham gia ký kết sử dụng các biện pháp tự vệ trong một khoảng thời gian hạn chế nhất định, không nhằm mục đích bảo hộ lâu dài cho sản xuất nội địa mà chỉ để khắc phục hay giảm nhẹ những thiệt hại cho các doanh nghiệp trong nước trước tình huống bất thường từ việc hàng hoá nước ngoài nhập khẩu không hạn chế về số lượng vào thị trường nội địa của họ. Các biện pháp tự vệ sẽ chấm dứt khi mối nguy hiểm trong tình huống đặc biệt không còn nữa. Thứ hai, các biện pháp tự vệ góp phần tăng cường, khuyến khích tính cạnh tranh thông qua việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất chứ không phải vì mục đích ưu đãi, bảo hộ ngành sản xuất trong nước hay hạn chế sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trong thị trường nội địa. Đây là một quy định mang tính chất nhân nhượng và ưu đãi dành cho các nước đang phát triển, các nước đang trong thời kỳ chuyển tiếp mà nền công nghiệp của họ chưa sẵn sàng và cũng chưa đủ sức đương đầu với cạnh tranh quốc tế. Theo đó, một khoảng thời gian hợp lý sẽ dành cho họ để họ tháo gỡ những khó khăn trước mắt, tìm ra đối sách lâu dài để nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm mà họ làm ra, thúc đẩy cạnh tranh với hàng nhập khẩu thông qua những biện pháp thích hợp để thu hút sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với hàng nội địa, thông qua chiến lược tự điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ để có thể thích ứng được với sự thay đổi trên. Do vậy, các biện pháp tự vệ chỉ mang tính chất nhất thời và từng bước. Trong thời hạn áp dụng sẽ được Chính phủ nới lỏng và dần tiến tới xoá bỏ. Mặt khác, những quy tắc của GATT cũng thừa nhận rằng Chính phủ của các nước đang phát triển, trong khi theo đuổi những chương trình và chính sách phát triển kinh tế có thể thấy cần hỗ trợ cho những ngành sản xuất mới hoặc cho sự phát triển hơn nữa những ngành sản xuất hiện có được quyền áp dụng các biện pháp tự vệ. Các quy tắc về tự vệ cho mục đích này thường chứa đựng những điều kiện nghiêm ngặt hơn so với mục đích trên. 10 [...]... vệ được thực hiện theo trình tự sau 1.2.3.1 Thủ tục điều tra để áp dụng các biện pháp tự vệ Thứ nhất, nộp đơn và cung cấp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ thương mại Bên yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ nộp đơn yêu cầu và cung cấp hồ sơ trong đó có các tài liệu và thông tin liên quan đến hàng hóa thuộc đối tượng điều tra để áp dụng biện pháp tự vệcác hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh... gian áp dụng biện pháp tự vệ vượt quá 3 năm, thành viên áp dụng biện pháp này phải tiến hành rà soát thực tế trước khi hết một nửa thời gian này để ra quyết định thích hợp Sau khi rà soát thực tế, quốc gia áp dụng ra một trong ba quyết định: Duy trì biện pháp tự vệ đang được áp dụng hoặc giảm nhẹ mức độ áp dụng biện pháp đó hoặc đình chỉ biện pháp đang được áp dụng Đình chỉ và gia hạn: Quốc gia nhập... định về các biện pháp tự vệ quy định: “Không biện pháp tự vệ nào được áp dụng lại đối với việc nhập khẩu một sản phẩm đã bị áp dụng một biện pháp này sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực trong thời hạn bằng thời hạn mà biện pháp đó đã được áp dụng trước đây, với điều kiện thời hạn không áp dụng phải ít nhất là 2 năm” Như vậy, hiệp định cấm tái áp dụng biện pháp tự vệ đã áp dụng đối với một sản phẩm trong. .. mà biện pháp đó đã được áp dụng trước đó Việc tái áp dụng chỉ có thể được thực hiện trong thời kỳ tiếp theo sau đó 2 năm Tuy nhiên, trong trường hợp một biện pháp tự vệ đã được áp dụng đối với một loại sản phẩm có thời hạn dưới 6 tháng thì có thể tái áp dụng lại biện pháp đó khi có đủ hai điều kiện: (a) ít nhất sau 1 năm, kể từ ngày áp dụng biện pháp tự vệ trước đó và (b) biện pháp tự vệ đã được áp dụng. .. bộ thời gian áp dụng cho một biện pháp tự vệ, kể cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời, thời gian bắt đầu áp dụng và bất cứ sự gia hạn nào cũng không được vượt quá 8 năm, đối với các nước đang phát triển là 10 năm 29 Tuy nhiên, thời gian tối đa cho việc áp dụng biện pháp tự vệ không có nghĩa là quốc gia nhập khẩu sẽ áp dụng biện pháp tự vệ trong suốt thời gian đó, mà trong khi áp dụng, quốc gia nhập... Nguồn: Hội đồng vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế VCC 24 Khoản 1 Điều 5 Hiệp đinh về tự vệ thương mại 1994 27 Biểu đồ 2 Kết hợp biểu đồ 1 và biểu đồ 2 ta thấy, số vụ áp dụng biện pháp tự vệ mặc dù có xu hướng tăng tuy nhiên chỉ chiếm khoảng 50% số vụ điều tra các biện pháp tự vệ giai đoạn 1995 -3 1/3/2013 (123/225 vụ) Như vậy có thể thấy để áp dụng các biện pháp tự vệ không phải là dễ,... việc áp dụng Thủ tục cho việc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện tương tự thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ và dựa trên hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ của đại diện ngành 30 sản xuất hàng hóa đó Hồ sơ yêu cầu gia hạn phải bao gồm bằng chứng cho thấy ngành sản xuất trong nước đó đã được thực hiện các biện pháp điều chỉnh cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh Tái áp dụng: ... vậy, trong trường hợp cần thiết phải áp dụng biện pháp tự vệ thương mại thì một thành viên nhập khẩu có quyền sử dụng một trong các biện pháp cụ thể sau: 7 Khoản 1b Điều 11 Hiệp định về các biện pháp tự vệ thương mại 1994 14 Thứ nhất : Biện pháp thuế quan (biện pháp tăng thuế so với mức thuế trần đã cam kết) Thuế quan hay thuế xuất nhập khẩu là tên gọi chung để chỉ hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại. .. chỉ và gia hạn: Quốc gia nhập khẩu phải ra quyết định đình chỉ biện pháp tự vệ đang áp dựng nếu các điều kiện cho việc áp dụng biện pháp tự vệ không còn tồn tại hoặc việc tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệ thương mại gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội trong nước Ngược lại, trường hợp thời hạn áp dụng đã hết mà biện pháp đã áp dụng vẫn còn cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục thiệt hại nghiêm... dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế Trong thương mại quốc tế, một biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng khi hội đủ ba điều kiện sau: Thứ nhất: Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng Điều kiện đầu tiên để quốc gia nhập khẩu được áp dụng biện pháp tự vệ là số lượng hàng nhập khẩu tăng đột ngột, một cách tương đối hay tuyệt đối 17 Sự gia tăng đó bao gồm sự gia tăng một cách . tắc của việc áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế 1.1.1 Khái niệm các biện pháp tự vệ trong thương mại Tiền đề cho sự hình thành các quy định của pháp luật về biện pháp tự vệ trong. thương mại của Việt Nam cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tự vệ thương mại của các doanh nghiệp trong nước. Em quyết định chọn đề tài Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - Thực. dung của khóa luận gồm có hai chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế. Chương 2 : Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế

Ngày đăng: 04/06/2014, 18:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP

  • TỰ VỆ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    • 1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nguyên tắc của việc áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế

      • 1.1.1 Khái niệm các biện pháp tự vệ trong thương mại

      • 1.1.2 Đặc điểm của các biện pháp tự vệ

      • Thứ nhất, tự vệ trong thương mại là biện pháp được áp dụng đối với hàng hóa, không áp dụng đối với dịch vụ, sở hữu trí tuệ hay đầu tư. 2

      • 1.1.4 Ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế

      • 1.1.5 Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ

        • 1.1.5.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử

        • 1.1.5.2 Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ trong phạm vi và mức độ cần thiết

        • 1.1.5.3 Nguyên tắc ưu tiên cho các nước đang phát triển

        • 1.1.5.4 Nguyên tắc đảm bảo bồi thường tổn thất thương mại

        • 1.2 Pháp luật về tự vệ trong thương mại quốc tế

          • 1.2.1 Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế

          • 1.2.2 Điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế

          • 1.2.3 Những quy định về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu

            • 1.2.3.1 Thủ tục điều tra để áp dụng các biện pháp tự vệ.

            • 1.2.3.2 Quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ

            • 1.2.3.3 Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ

            • 1.2.3.4 Các quy định về rà soát, đình chỉ, gia hạn việc áp dụng, tái áp dụng biện pháp tự vệ

            • 1.2.3.5 Vấn đề đền bù thiệt hại

            • 1.3.1 Pháp luật về tự vệ thương mại của Liên minh Châu Âu (EU)

            • 1.3.2 Pháp luật về tự vệ thương mại của Hoa Kỳ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan