Dùng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong xuất khẩu cafe của Việt Nam

26 711 7
Dùng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong xuất khẩu cafe của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dùng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong xuất khẩu cafe của Việt Nam

Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ RỦI RO DÙNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGHỪA RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIÊT NAM Giảng viên hướng dẫn : TS. MAI THU HIỀN Nhóm sinh viên thực hiện : PHÙNG M INH BẮC LÊ NGỌC QUÂN NGUYỄN THỊ HỘI NGUYỄN VĂN ĐỨC LÊ HOÀNG LONG NGÔ THÁI SƠN LÊ HƯƠNG GIANG Lớp : 19A Cao học TCNH HÀ NỘI 10/2013 Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I-Tính cấp thiết của đề tài 1 II-Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 III-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 IV-Phương pháp nghiên cứu 2 Chương 1: Tổng quan về rủi ro 3 1.1. Khái niệm: 3 1.2 Một số loại rủi ro các doanh nghiệp xuất khẩu thường gặp: 3 1.2.1. Rủi ro về tỷ giá 3 1.2.2. Rủi ro về lãi suất: 3 1.2.3. Rủi ro về giá cả 4 Chương 2: Các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro 5 2.1. Khái niệm các sản phẩm phái sinh trên thị trường hàng hóa. 5 2.3 Các công cụ phái sinhđể quản trị rủi ro đối với hàng hóa 5 2.3.1. Hợp đồng kỳ hạn. 6 2.3.2. Hợp đồng tương lai. 7 2.3.3. Quyền chọn 8 Chương 3: Dùng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro trong xuất khẩu cà phê đối với các doanh nghiệp việt nam 9 3.1 Thực trạng các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 9 3.1.1 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu cà phê hiện nay của Việt Nam 9 3.1.2 Biến động giá cả cà phê xuất khẩu 12 3.1.3 Công cụ phái sinh các doanh nghiệp Xuất khẩu cà phê Việt N am đang áp dụng 14 3.1.3.1. Phương thức hợp đồng tương l ai ( FUTURES CONTRACT) 14 KẾT LU ẬN 22 Tài liệu tham khảo 23 Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 1 LỜI MỞ ĐẦU Sau khi gia nhập WTO Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào thương mại thế giới. Thư ơng mại Việt Nam với thế giới ngày càng tăng cao nhờ mở rộng được nhiều thị trường. Xuất khẩu ngày càng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với nên kinh tế.Việt Nam với thế mạnh về nông sản thì việc xuất khẩu nông sản có rất nhiều lợi thế thương mại. Trong các nông sản của Việt Nam thì cafe có một tỷ trọng rất lớn. Trong những năm gần dây “ngành cà phê đã góp phần quan trọng vào nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 3% GDP, cung cấp sinh kế cho hơn hai triệu rưỡi người”. Trên bản đồ xuất khẩu cà phê của thế giới sau thời gian đứng thứ 2 thế giới Việt Nam đã vượt qua Brasil trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Cho đến nay, cà phê vẫn luôn giữ vài trò là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và được chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc phát triển ngành cà phê khá bấp bênh. Tính chất giá cà phê của nước ta là phụ thuộc vào giá cả của thị trường thế giới, chỉ một vụ rớt giá mạnh cũng khiến cho người trồng cà phê và các nhà kinh doanh cà phê gánh chịu rủi ro lớn, có khi dẫn đến phá sản. Do vậy là một vấn đề lớn cần được quan tâm để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê. Trên thế giới, để hạn chế rủi ro giá cả cho nhà sản xuất xuất khẩu nông sản trong đó có cà phê, các nước thường sử dụng thành công một biện pháp là xây dựng thị trường giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa để các chủ thể có thể là nhà sản xuất, xuất khẩu nông sản tham gia giao dịch để san sẻ rủi ro về giá cả hàng hóa cho đối tác khác trên thị trường đó và cho thị trường quốc tế. Các hợp đồng này thực hiện thông qua các trung tâm giao dịch hàng hoá tập trung lớn như tại Luân Đôn (LIFFE), New York (N YBOT). Vì vậy không lý do gì Việt N am không áp dụng hình thức này khi mà sự phát triển sản phẩm giao dịch cho các hàng hoá Việt Nam là điều tất y ếu và cần thiết tương ứng với giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập hiện nay Đó chính là công cụ phái sinh mà bọn em sử dụng trong tiểu luận “Dùng công cụ phái s inh để phòng ngừa rủi ro trong xuất khẩu cafe của Việt Nam” để phòng ngừa rủi ro về giá cà phê đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam. I-Tính cấp thiết của đề tài Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 2 Việt Nam gia nhập WTO. Khi gia nhập vào thị trường thương mại chung của thế giới các doanh nghiệp sẽ chịu tác động của rất nhiều rủi ro trên thị trường thế giới như rủi ro về tỷ giá, lãi suất, rủi ro về giá cả hàng hóa…Vì vậy khi tham gia vào thị trường thế giới các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói riêng cần phải có các công cụ để quản trị rủi ro. Trong xuất khẩu cà phê, giá cá biến động bởi rất nhiều các yếu tố vì vậy sự cần thiết phảicông cụ để quản trị rủi ro và biến động của giá cả. Một trong các công cụ để quản trị rủi ro rất tốt trên thị trường phái sinh đó là sử dụng hợp đồng tương lai (Futures Contract) để phòng ngừa rủi ro về giá cà phê. II-Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tổng quan về công cụ phòng chống rủi ro biến động giá đang được sử dụng trên thế giới: sản phẩm phái sinh trên thị trường hàng hóa. Tổng quan về thị trường cà phê những năm gần đây trên thế giới và Việt Nam; xác định rủi ro mà ngành đang đối mặt đó là biến động giá cà phê nhân. Tìm hiểu khái niệm, mục đích, kỹ thuật vận hành và những lợi ích từ việc sử dụng hợp đồng tương lai cho giao dịch buôn bán cà phê, qua đó phục vụ cho công cuộc phòng chống rủi ro sự biến động giá cả khi xuất khẩu cà phê trong giai đoạn hiện nay. III-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tình hình ứng dụng H ợp đồng tương lai vào xuất khẩu cà phê đối với các doanh nghiệp xuất khấu cà phê Việt Nam nhằm hạn chế những rủi ro về biến động giá cả cà phê thế giới khi xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới. IV-Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp tổng hợp để thu thập thông t in, sau đó sử dụng các phương pháp logic, thống kê để phân tích, hệ thống hoá từng nhóm thông tin, qua đó đối chiếu, so sánh các số liệu có được. Số liệu được thu thập từ các nguồn thông tin thứ cấp như: báo chí, web, giáo trình, các báo cáo ngành hàng cà phê của các tổ chức thống kê, VICOFA (Hiệp Hội Cà phê – Ca Cao Việt Nam), ICO (Tổ Chức Cà Phê Thế Giới),… Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 3 Chương 1: Tổng quan về rủi ro 1.1. Khái niệm: Quản trị rủi ro là việc xác định mức độ rủi ro mà DN mong muốn, nhận diện mức độ rủi ro mà DN đang phải gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mong muốn. Quản trị rủi ro giá cả hàng hóa là một mảng lớn trong việc quản trị rủi ro của một DN. Đề tài tập trung vào rủi ro giá cả hàng hóa nông sản - một vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây. Sự biến động giá cả bất thường tạo ra nhiều rủi ro hơn cho các DNXK, từ đó thị trường giao sau là giải pháp được đưa ra để góp phần làm giảm bớt rủi ro giá cả. Theo các tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội Kiểm toán nội bộ quốc tế (IIA) định nghĩa Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hướng đến việc đạt được các mục tiêu. Rủi ro được đánh giá dựa trên sự tác động và khả năng xảy ra. 1.2 Một số loại rủi ro các doanh nghiệp xuất khẩu thường gặp: 1.2.1. Rủi ro về tỷ giá Rủi ro tỷ giá thể hiện ở sự biến động hay sự sai lệch của tỷ giá giao ngay tương lai so với tỷ giá kì vọng. Sự sai biệt này đôi khi gây ra tổn thất cho DN, nhưng đôi khi tạo ra lợi nhuận bất thường nếu như tỷ giá biến động t heo chiều thuận lợi cho DN. Có thể nói rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh. 1.2.2. Rủi ro về lãi suất: Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay, dẫn đến làm giảm thu nhập của ngân hàng. Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 4 Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất. Trong nền kinh tế, lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế; hơn nữa, nó là công cụ trong việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng . Như vậy, rủi ro lãi suất là những tác động do biến động lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng. Rủi ro lãi suất bắt nguồn từ mối quan hệ qua lại của tài sản Có, tài sản Nợ và các hợp đồng ngoại bảng. 1.2.3. Rủi ro về giá cả Bất kể là hàng hóa nào dù vô hình hay hữu hình đều có giá trị của nó thông qua quan hệ cung cầu. Khi nhu cầu tăng lên ắt hẳn giá cả cũng tăng lên và ngược lại. Chính vì vậy bất ổn trong cung cầu sẽ làm thay đổi giá cả. Đối với nông sản là những nguồn lương thực thiết yếu hầu như không có nhiều bất ổn về nhu cầu nhưng lại có rất nhiều vấn để về nguồn cung. Thực tế nhìn chung khi nông dân được mùa thì giá cả có xu hướng giảm còn khi mất mùa thì giá cả lại tăng. Nghịch lý này là điều dễ hiểu nhưng xét trên góc độ tài chính chúng ta có thể tiến hành phòng ngừa bằng công cụ phái sinh. Những biến động mạnh và thất thường về giá trên thị trường cà phê quốc tế cũng là nhân tố sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, XK cà phê của Việt Nam. Và điều đó sẽ làm xuất hiện nhiều rủi ro về giá cả cho các nhà sản xuất, XKNS Việt Nam. Bởi xu hướng giá cả thường tuân theo quy luật thị trường nên rủi ro là không thể tránh khỏi, vấn đềphòng ngừa và hạn chế nó được đến mức độ nào Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 5 Chương 2: Các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro 2.1. Khái niệm các sản phẩm phái sinh trên thị trường hàng hóa. Sản phẩm phái sinh, theo nghĩa chung nhất, là một khoản đầu tư có giá trị phụ thuộc vào giá trị một khoản đầu tư cơ bản khác. Hay một khái niệm khác, sản phẩm phái sinh là một sản phẩm mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa được chọn làm cơ sở. Trên thực tế, một sản phẩm phái sinh rất giống với một dạng hợp đồng giữa hai hay nhiều bên. Giá trị của sản phẩm phái sinh được xác định phụ thuộc vào sự biến động giá trị của tài sản cơ sở. Những tài sản cơ sở thường được biết đến là cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, lãi suất, chỉ số thị trường… Sản phẩm hàng hóa phái sinh: là các dạng hợp đồng phái sinh với tài sản cơ sở là hàng hóa. Hàng hóa cơ sở có thể là nông sản (cà phê, lúa mì, lúa mạch, gạo, đậu nành…); thực phẩm (thịt heo, thịt bò); kim loại (vàng, bạc, đồng…). 2.2. Lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm phái sinh hàng hóa Việc sử dụng ngày càng nhiều các công cụ phái sinh để quản lý rủi ro không xảy ra một cách đơn thuần là chỉ do người ta ham thích chúng. Trên thực tế luôn luôn có những ngờ vực lớn và những e ngại về các công cụ phái sinh. M ặc dù vậy, rốt cuộc rồi các công ty cũng bắt đầu thừa nhận rằng các công cụ phái sinh chính là công cụ tốt nhất để đối phó với những bất ổn ngày càng gia tăng trên thị trường. Có thể nói lý do chính để tiến hành quản trị rủi ro là những quan ngại có liên quan đến độ bất ổn của lãi suất, tỷ giá nhất là giá cả hàng hóa của các DNXKN S. Thông thường các công ty có xu hướng chấp nhận rủi ro trong nội bộ ngành mà công ty đang hoạt động và mong muốn né tránh được những rủi ro từ các yếu tố ngoại sinh. 2.3 Các công cụ phái sinhđể quản trị rủi ro đối với hàng hóa Tại Việt Nam hiện nay thị trường phái sinh chỉ mới hình thành trên trên lĩnh vực ngoại hối và gần đây bắt đầu trên thị trường hàng hóa (cà phê, cao su, đậu nành của Techcombank, cà phê của BID V, ACB. Các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 6 đối với hàng hóa chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn còn hợp đồng giao sau và hợp đồng hoán đổi chưa được thực hiện. 2.3.1. Hợp đồng kỳ hạn. Là hợp đồng giữa 2 bên để mua hoặc bán tài sản vào 1 ngày trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Nếu vào ngày đáo hạn, giá thực t ế cao hơn giá thực hiện, người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận, nếu giá thấp hơn, người sở hữu hợp đồng sẽ chịu 1 khoản lỗ. Khác với quyền chọn, người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phải thực hiện hợp đồng. Về cơ bản, hợp đồng kỳ hạn cần bao gồm 4 nội dung: - Chỉ định hàng hóa cụ thể được giao dịch trong tương lai - Khối lượng và chất lượng hàng hóa - Giá cả hàng hóa tại thời điểm trao đổi - Ngày hàng hóa được trao đổi trong tương lai Có 3 loại hợp đồng kỳ hạn gồm: -Hợp đồng outright: Là sự thỏa thuận giữa 1 ngân hàng và 1 khách hàng không phải ngân hàng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro cho khách hàng. Về nguyên tắc, trước khi hợp đồng đến hạn chưa có việc chuyển giao tiền tệ giữa các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ với 1 mức tối thiểu nào đó hoặc thế chấp tài sản để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng. -Hợp đồng swap: Ngày nay, phần lớn các hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng swap. Đây là loại hợp đồng có kỳ hạn giữa 2 ngân hàng theo đó 2 bên đồng ý hoán đổi 1 số lượng nhất định ngoại tệ vào 1 ngày xác định sau đó hoán đổi ngược lại vào 1 ngày trong tương lai. -Hợp đồng kỳ hạn có ưu điểm là có thể thiết kế 1 cách linh hoạt tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa 2 bên. Tuy nhiên, hợp đồng này có 2 nhược điểm lớn đó là thiếu tính lỏng, bên bán khó tìm được đối tác, mặt khác, khi giá hàng hóa trên thị trương quốc tế tại thời điểm trao đổi trong tương lai thấp hơn nhiều giá đã thỏa thuận, bên đối Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 7 tác có thể từ chối hợp đồng, khi đó dù có thể kiện đối tác ra tòa nhưng thời gian giải quyết kéo dài và chi phí tốn kém nên rủi ro vỡ nợ sẽ xảy ra. 2.3.2. Hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên thị trường giao dịch hợp đồng tương lai để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai. Ngày trong tương lai đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng. Giá được xác định ngay tại thời điểm kí hợp đồng được gọi là giá tương lai (Futures Price), còn giá của hàng hoá đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán. Dù cho thời điểm giao hàng, giá hàng hóa trên thị trường có biến động theo chiều hướng nào chăng nữa thì giá bán theo hợp đồng tương lai vẫn không thay đổi. Do vậy, hợp đồng tương lai được coi là công cụ phòng ngừa rủi ro không chỉ cho các nhà xuất khẩu, cho người sản xuất mà cho cả các nhà nhập khẩu. Hợp đồng tương lai (HĐTL) có nhiều đặc điểm riêng biệt, không có ở các hợp đồng khác. Dựa vào định nghĩa và thực tiễn, HĐTL có thể được chia thành các đặc điểm chính sau:  Các điều khoản trong HĐTL được tiêu chuẩn hóa.  Là hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai.  Được lập tại Sở Giao Dịch (SGD) qua các cơ quan trung gian.  Phải có tiền bảo chứng và đa số các HĐTL đều được thanh lý trước thời hạn. Hợp đồng tương lai có thể được sử dụng với mục đích phòng ngừa rủi ro (Hedging) hay đầu tư (Speculate). Những người giao dịch trực tiếp với hàng hóa, đặc biệt là nhà sản xuất nông sản, công ty khai thác mỏ, sẽ sử dụng hợp đồng tương lai để đảm bảo một mức giá xác định và bảo vệ họ trước những chuy ển động thị trường trái chiều. H ợp đồng tương lai cũng được các nhà đầu tư (Speculators) sử dụng để tìm kiếm lợi nhuận từ xu hướng giá của hàng hóa – xu hướng lên hoặc xuống. M ột trong những lợi thế chính của giao dịch hợp đồng tương lai là nó cho phép đạt được lợi nhuận tiềm năng cao trong một khoảng thời gian ngắn. Đó là nhờ vào tính [...]... sinh để quản trị rủi ro trong xuất khẩu cà phê đối với các doanh nghiệp việt nam 3.1 Thực trạng các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 3.1.1 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu cà phê hiện nay của Việt Nam Cà phê là m ột mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là một trong những mặt hàng m ang lại ngoại tệ nhiều nhất cho chúng ta, và trong nhữ ng năm gần đây ngành cà... con số ấn tượng như trên là một nỗ lực không ngừng của ngành cà phê Việt Nam trong hơn 10 năm qua, nếu như năm 2002 giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ là 322 triệu U SD đến năm 2012 con số này đã là 3.670 triệu USD gấp hơn 11 lần, tương tự khối lượng xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng Năm 2002, 2003 khối lư ợng xuất khẩu của Việt Nam lần lư ợt là 719 triệu tấn, 749 triệu tấn thì... trong t hời gian xác định trước -Quyền chọn bán: là loại hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, đư ợc bán 1 số lượng hàng hóa ở 1 mức giá và trong thời gian xác định trước Để nhận đư ợc các quy ền này, người mu a phải trả 1 khoản phí gọi là phí quyền chọn 8 Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS Mai Thu Hiền Chương 3: Dùng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro trong xuất. .. Nhờ đó giá cà phê trong nước cũng đã quay trở lại mốc trên 25.000 đồng/kg Giá cà phê tại Đăk Lăk ngày 8/9 được các đại lý mua vào ở mức 25.500 đồng/kg, tăng 2.700 đồng/kg so với cuối tháng 8 Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, có thể nhận thấy giả cà phê xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng và giữ đư ợc giá xuất khẩu khá ổn định Tro ng thời gian tới, X uất khẩu cà phê của Việt Nam có th ể giảm xuống... đư ợc những thành công lớn tr ong việc phát triển ngành cà phê nhưng ngành cà phê Việt Nam còn nhiều hạn chế như xuất khẩu cà phê của chúng t a chủ yếu vẫn là xuất khẩu cà phê nhân chưa qua chế biến, giá trị gia tăng thấp, giá cà phê Việt Nam bị ép giá trên thế giới dẫn tới luôn th ấp hơn các sản phẩm cùng loại, chất lượng cà phê vẫn chưa được đảm bảo Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam luôn bị trừ lùi... Quản trị rủi ro GVGD: TS Mai Thu Hiền GIÁ TRỊ VÀ KHỐI LƯỢNG XUẤT KHẨU CAFE TỪ 20022012 4000 3670 3500 3000 2728 2500 1911 2000 500 1731 1851 1700 Giá trị xuất khẩu Khối lượng xuất khẩu 1500 1000 2111 1229 975 719 322 749 641 506 892 735 981 1060 1184 1218 1257 504 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Về thị trường xuất khẩu nhìn chung, hầu hết thị trường xuất khẩu cà p hê trong những... 17 Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS Mai Thu Hiền chọn, kỳ hạn, tương lai, chốt giá sau bước đ ầu đã giúp các DN kinh doanh, xuất khẩu cà phê Việt Nam có những công cụ bảo hiểm rủi ro về giá hữu hiệu tránh khỏi tình trạng cà phê được m ùa lại rớt giá Vì vậy, đề án phát triển sàn giao dịch cà phê chính là một trong nhữ ng bư ớc n hằm nâng cao giá trị cà phê Việt Nam không chỉ về chất lượng... thật sự tỉnh t áo để phân tích diễn biến của thị trường để đưa ra nhữ ng quyết định đúng đắn nhằm hạn chế những khó khăn, đưa ngành cà phê Việt Nam thực sự trở thành một ngành kinh t ế mũi nhọn trong thời kỳ đầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước 22 Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS Mai Thu Hiền Tài liệu tham khảo Giáo trình *Quản trị rủi ro tài chính của GS.TS Trần Ngọc... giá tham chiếu Để tránh lũng đoạn t hị trư ờng, t ổng hạn mức giao dịch cà phê của toàn bộ các hợp đồng trong thời hạn giao dịch không vượt quá 50% tổng khối lư ợng cà phê đư ợc sản xuất ra ở Việt Nam của n gay năm trư ớc đó dựa t heo số liệu của T ổng cục Thống 18 Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS Mai Thu Hiền kê và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hạn mức giao dịch của một thành viên... nhuận như dự t ính ban đầu và loại bỏ những biến động giá của thị trường như ng trong trường hợp giá tăng cao thì DN cũng không được hưởng mức giá tăng ngoài dự kiến Điều này là tất nhiên bởi trong kinh doanh, việc sử dụng các sản phẩm p hái sinh để hạn chế rủi ro là việc làm cần thiết đối với mỗi DN, không thể phó mặc toàn bộ rủi ro cho th ị trường để có th ể thu lãi lớn nhưng cũng có thể thua lỗ lớn Việc . hiện nay Đó chính là công cụ phái sinh mà bọn em sử dụng trong tiểu luận Dùng công cụ phái s inh để phòng ngừa rủi ro trong xuất khẩu cafe của Việt Nam để phòng ngừa rủi ro về giá cà phê đối. Chương 3: Dùng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro trong xuất khẩu cà phê đối với các doanh nghiệp việt nam 9 3.1 Thực trạng các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam. cả 4 Chương 2: Các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro 5 2.1. Khái niệm các sản phẩm phái sinh trên thị trường hàng hóa. 5 2.3 Các công cụ phái sinh có để quản trị rủi ro đối với hàng hóa

Ngày đăng: 02/06/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan