Các thủ khoa chia sẻ kinh nghiệm tâm đắc vào đại học từ 2008 - 2013

121 833 0
Các thủ khoa chia sẻ kinh nghiệm tâm đắc vào đại học từ 2008 - 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các thủ khoa chia sẻ kinh nghiệm tâm đắc vào đại học từ 2008 - 2013

1 Thủ khoa ngành dầu khí chia sẻ kinh nghiệm quý của mình Bạn Trương Minh Hoàng Hiện đang học ngành dầu khí, khoa hóa Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, là thủ khoa ĐH Đà Nẵng năm 2008 với số điểm 29,5 (toán 9,75; lý 10; hóa 9,75). 1 Trước kỳ thi hai ngày, bạn nên dừng ôn bài, hãy nghỉ ngơi để đầu óc được thư giãn. Vì lúc đó các bạn cố học thì đầu óc không thể tiếp nhận mà làm rối thêm kiến thức đã có. Trước lúc đi thi ngày đầu tiên, các bạn kiểm tra lại dụng cụ như thước, bút, giấy tờ, máy tính… đầy đủ nhằm tạo sự tự tin khi bước vào phòng thi. Khi các giám thị phát đề xong, cũng như những lần thi thử ở trường hay các trung tâm luyện thi đại học. Trước tiên các bạn nên đọc qua một lượt để đánh giá mức độ đề thi và tìm câu nào dễ nhất làm trước để kiếm điểm. Những câu khó các bạn nên làm sau, nếu loay hoay làm câu khó trước sẽ không kịp thời gian làm câu dễ, kết quả chưa chắc lại đúng. Các bạn lưu ý khi giải xong câu nào nên xem lại kỹ và chép vào bài thi câu đó, không nên để đến cuối giờ mới chép vì rất dễ sai. Môn toán mình thấy kiến thức chủ yếu nằm ở sách giáo khoa, các bạn cần chú ý ghi chính xác từng con số, tránh nhầm lẫn dẫn đến mất điểm rất đáng tiếc. Còn ở môn vật lý, về phần lý thuyết chủ yếu nằm trong sách giáo khoa, trước khi đi thi các bạn nên đọc kỹ và khi làm bài nên tận dụng những câu này dễ lấy điểm. Còn môn hóa, ngoài kiến thức lớp 12 các bạn cũng cần nắm kỹ kiến thức lớp 10 và 11. Khi thời gian còn lại rất ít, nếu các câu khó giải chưa ra các bạn không nên cố tìm cách giải mà hãy xem lại thật kỹ những câu mình đã giải xong. Chắc chắn từng con số, từng kết quả để có được số điểm tối đa. Đi thi ĐH ai cũng muốn đậu, nhưng các bạn đừng quá tự ti khi rớt, cơ hội luôn dành cho các bạn vào những năm sau”. Các bạn vừa đọc xong bài chia sẻ học tập của bạn Thủ khoa Trương Minh Hoàng và sau đây là những chia sẻ của các thủ khoa khác. HAI THỦ KHOA KHỐI C “BẬT MÍ” KINH NGHIỆM THI ĐẠI HỌC Cùng đạt 25 điểm, Bùi Thị Minh Ngọc và Lê Thị Duyên là đồng thủ khoa khối C trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2008-2009 của Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội). Điểm thi 3 môn Văn, Sử, Địa của Minh Ngọc là 9 - 7 - 9, còn của Lê Thị Duyên là 8 - 8 - 9. Mỗi người đều có những "bí quyết" riêng, nhưng điểm chung là cả 2 đều có phương pháp học và ôn thi hết sức khoa học. Nếu Minh Ngọc đặc biệt chú trọng vào phương pháp ghi chép, lập đề cuơng thì Lê Thị Duyên coi việc thực hành và học nhóm là hết sức cần thiết. Cả hai cũng có sự bình tĩnh và "tính toán" vô cùng cẩn thận trong quá trình xử lý đề thi và làm bài thi. Với phương pháp học tập của mình, cả Bùi Thị Minh Ngọc và Lê Thị Duyên đều đang là những SV xuất sắc của ĐH KHXH &NV. 1 Bùi Thị Minh Ngọc: Không chỉ "học thuộc lòng" Minh Ngọc hiện đang là SV lớp chất lượng cao, khoa Văn học. Khối lượng kiến thức cần nhớ khi thi khối C rất lớn, tuy nhiên, theo Ngọc, học khối C không có nghĩa là học thuộc lòng tất cả những gì có trong sách vở. Quan trọng hơn là phải có sự sáng tạo trong cách làm bài thi, và phương pháp ghi chép, học tập phải rất khoa học. Vì vậy, Ngọc thường dùng một quyển sổ dày, khổ lớn để ghi chép phần bài giảng của thầy cô. Trên mỗi trang, lại chia thành hai phần: Phía bên phải ghi chép các kiến thức thầy, cô phân tích trong bài học; phía bên trái ghi các ý thầy cô mở rộng và những ý hay, những kết luận mà mình tự rút ra. Bên cạnh đó, các đề mục phải ghi to, tô đậm hoặc dùng màu mực khác, tên đề mục phải đặt hợp lý, bao quát được ý chính của vấn đề. Những phần quan trọng được thầy cô giáo nhấn mạnh thì phải đánh dấu để khi ôn tập sẽ chú tâm hơn. Ngoài ra, mình có 1 cuốn sổ tay nhỏ để ghi các số liệu, các mốc thời gian, các lời nhận xét, đánh giá hay của các nhà phê bình văn học Những lúc rỗi rãi lại mở ra xem. Đối với môn Văn, Ngọc thường dành thời gian để đọc kỹ tác phẩm, tìm ra những chi tiết quan trọng, gây ấn tượng. Ngọc cũng tìm đọc thêm sách tham khảo của các thầy cô có uy tín như Hà Minh Đức, Chu Văn Sơn…, sau đó tìm ra ý cốt lõi, tổng hợp các kiến thức theo ý hiểu của mình. Theo Ngọc, quan trọng nhất khi học Văn là phải phát hiện ra những điều mới lạ và thể hiện bằng màu sắc ngôn ngữ của mình. Có như thế, bài văn mới hấp dẫn, không bị khuôn mẫu, sáo mòn., Môn Sử là môn có nhiều sự kiện phải nhớ, nên Ngọc dành nhiều thời gian hơn. Mình 1 thường học môn Sử vào lúc đầu óc tỉnh táo nhất và yên tĩnh nhất trong ngày, học xong bài nào xem lại ngay bài đó, rồi tô đậm những mốc thời gian cần nhớ. Với môn Địa, do kiến thức trong SGK còn hạn chế nên Ngọc tìm kiếm thêm trên mạng Internet, từ các thầy cô giáo, thậm chí là trong các chương trình thời sự. Với mỗi bài học, mình cũng lập bảng, tự điền các ý chính vào rồi nhờ thầy cô bổ sung thêm. Ngoài ra, theo Ngọc, nên lập đề cương chi tiết để dễ học và không bỏ sót ý. Chẳng hạn như: với môn Văn thì lập dàn ý theo từng tác phẩm và từng tác giả, với môn Sử thì lập đề cương theo từng chương, từng giai đoạn lịch sử. Còn môn Địa lý thì học theo từng vấn đề lớn, từng vùng kinh tế cụ thể. Tuy nhiên, thi cử mới là phần quyết định kết quả. Điều quan trọng nhất trong khi làm bài thi là luôn giữ được sự bình tĩnh. Trước hết phải đọc toàn bộ đề, xem câu nào có thể làm được thì làm trước, câu nào khó để làm sau. Đồng thời, cần phân bố thời gian cho hợp lý tùy vào số điểm và mức độ khó dễ của mỗi câu. Một điều vô cùng quan trọng là bài thi phải trình bày thật rõ ràng, sạch sẽ. Lê Thị Duyên: "Văn ôn, võ luyện" Với Duyên, "văn ôn, võ luyện" là bí quyết quan trọng nhất Mỗi ngày, Duyên thường dành thời gian để làm từ 1 đến 2 đề bài tập trong các SGK và 1 sách tham khảo, sau đó mỗi tuần lại chọn ra 2 đề thi mà mình làm tốt nhất để nhờ cô giáo sửa. Từ những đánh giá của cô giáo mà Duyên có thể rút kinh nghiệm cho những bài tập sau. Với môn Văn, Duyên chú trọng vào các ý chính và dẫn chứng của mỗi tác phẩm, sau đó phân tích theo ngôn ngữ của mình. Đối với môn Sử thì để tâm suy nghĩ, tìm hiểu về nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm, kết nối các sự kiện ấy với nhau. Còn với môn Địa lý thì lưu ý đến: vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội, nguyên nhân, kết quả và hướng giải quyết. Để có thể ghi nhớ bài học dễ hơn, Duyên thường học lý thuyết song song với việc quan sát trực tiếp trên bản đồ diễn biến các sự kiện và Át lát Địa lý. Duyên cũng thường viết các mốc thời gian, sự kiện cần nhớ lên các mảnh giấy nhỏ rồi dán lên tường, bàn ghế, sách vở để mỗi lần đi qua là một lần đọc và nhớ. Các môn khối C thường phải học thuộc nhiều nên rất dễ chán nản và mất tập trung. Vì thế, Duyên thường học xen kẽ cả 3 môn: Văn, Sử, Địa. Trước khi chuyển từ môn này sang môn khác, Duyên thường dành khoảng 5-10 phút nghe nhạc hoặc xem ti vi để thư giãn tinh thần. Tổ chức học nhóm là một phương pháp giúp Duyên nhớ nhanh hơn và giảm “stress” hơn. Trước mỗi lần gặp nhau, các thành viên thường chuẩn bị trước những câu hỏi mà mình còn băn khoăn, chưa có cách giải quyết hợp lý để mọi người cùng thảo luận, tháo gỡ. Nếu câu hỏi nào quá khó thì sẽ nhờ đến sự trợ giúp của các thầy, cô giáo. Tuy nhiên, để làm bài thi tốt thì bên cạnh việc chuẩn bị kiến thức, cần phải giữ tâm lý thật ổn định. Trước khi thi một tháng thì kiến thức phải nằm hết trong đầu mình rồi, không nên để “nước đến chân mới nhảy”, rất dễ bị căng thẳng về tâm lý, dẫn đến việc nhiều bạn bị ngất trong phòng thi, ảnh hưởng không tốt đến kết quả làm bài. Vì vậy, trước kỳ thi, Duyên đã dành ra cả một tuần để nghỉ ngơi, giải trí. Khi làm bài thi, cần đọc kỹ đề bài, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng để không bị lạc đề. Theo Duyên, nên dành ra 7-10 phút để gạch đầu dòng các ý quan trọng sẽ trình bày trong mỗi câu. Thông thường, một bài thi khối C thường viết tới 3 tờ/1 môn. Vì thế, để người chấm dễ đọc và không bỏ sót ý, không nên viết các đoạn văn quá dài, mà nên chia thành các đoạn nhỏ từ 5-7 câu/1 đoạn. Mỗi đoạn thể hiện một ý khác nhau, ý chính của đoạn phải được nêu bật từ câu đầu. Bài làm phải được trình bày một cách mạch lạc, logic. Thùy Dung - Thủ khoa 'nổi tiếng' trường Ngoại thương Hà Nội Ngoài thành tích thủ khoa xuất sắc, Nguyễn Thị Thùy Dung còn nhận được rất nhiều học bổng trong quá trình học tập và trình độ tiếng Anh cực "pro" với 8.0 IELTS. 1 Cô bạn còn là một thành viên rất tích cực của trường tham gia các hoạt động xã hội, như 3 năm liền mở các lớp tiếng Anh miễn phí cho các em học sinh tại Hưng Yên. Thủ khoa Thùy Dung nhận bằng tốt nghiệp Chào Dung, Bảng thành tích của bạn khiến rất nhiều người ngưỡng mộ. Bạn nghĩ sao về những thành tích của mình? Thực sự mình cảm thấy rất hạnh phúc khi hai lần đạt được danh hiệu thủ khoa: thủ khoa kỳ thi tuyển sinh năm 2008thủ khoa tốt nghiệp năm 2012. Trước đây, mình đã đặt mục tiêu là sẽ cố gắng đạt thủ khoa tốt nghiệp. Cô chủ nhiệm mình trước khi mất để lại lời dặn dò cuối cùng với mình là “Con cố gắng đạt thủ khoa tốt nghiệp nhé”. Vì thế mình luôn cố gắng để hoàn thành tâm nguyện của cô. 1 Thứ hai, vì có mục tiêu rõ ràng, nên mình tìm phương pháp học phù hợp và hiệu quả nhất với bản thân. Tuy không thực sự bất ngờ, nhưng mình vẫn cảm thấy rất hạnh phúc và vinh dự. Song đây chỉ mới là thành quả bước đầu. Vì thế mình vui nhưng không tự hài lòng với thành quả này. Có nhiều thủ khoa đầu vào rất xuất sắc nhưng sau đó trong quá trình học tập ở trường lại không ấn tượng. Dung có bí quyết gì để giữ vững phong độ của mình? Mình luôn ưu tiên việc học vì lên bậc đại học có nhiều mối quan tâm khác nhau như công việc, hoạt động ngoại khóa, bạn bè nếu không biết tự cân bằng hoặc quá sa đà mà mất niềm đam mê thì sẽ rất dễ xao nhãng việc học tập. Mình cũng đầu thời gian học trong suốt quá trình, tránh tình trạng đến gần các kỳ thi mới ôm đồm quá nhiều kiến thức. Đi học đầy đủ, chuẩn bị bài trước khi lên lớp, 1 nghe giảng, ghi chép đầy đủ, tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến trong quá trình học, về nhà làm bài tập, tìm kiếm tài liệu bổ sung là các bước cần thiết để tiếp thu và thấm nhuần kiến thức. Ngoài ra mình thường liên hệ thực tế để kiến thức học được không chỉ là lý thuyết đơn thuần mà có thể áp dụng vào thực tiễn. Bí quyết thành công của mình là vậy đó! Được biết bạn đã giành nhiều giải trong cuộc thi tiếng Anh Quốc gia. Kinh nghiệm của bạn khi học ngoại ngữ là gì? Học chuyên Tiếng Anh từ lớp 8, hai lần thi HSG quốc gia môn Tiếng Anh, thi ĐH khối D1, bước vào giảng đường đại học tham gia chương trình đào tạo chất lượng cao, giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh nên hầu như mình gặp rất ít khó khăn với môn học này. Tuy nhiên để học tốt Tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào, người học cũng cần thiết có niềm đam mê, yêu thích ngôn ngữ đó. Với mình, học Tiếng Anh luôn là niềm hứng thú, khi học được những kiến thức mới mình rất vui và hào hứng áp dụng ngay. Trong thời đại hiện nay với sự phổ cập rộng rãi của Internet và kho tàng tài liệu khổng lồ bằng Tiếng Anh, rất dễ dàng để các bạn có thể tích lũy và trau dồi kiến thức về ngoại ngữ này. Vấn đề là các bạn phải có kế hoạch học tập chi tiết, quyết tâm cao, có người hướng dẫn, định hướng thì các tốt và đặc biệt phải thực hành nhiều (bằng cách đọc sách báo, xem các chương trình nước ngoài, giao tiếp với người nước ngoài…) Danh hiệu thủ khoa tốt nghiệp mang lại cho Dung những gì? Mình mới là tân thủ khoa tốt nghiệp năm 2012 trong vòng 1 tháng. Nhưng một tháng vừa qua mình được trải qua rất nhiều trải nghiệm mới mẻ. Là thủ khoa mình có thể đại diện cho thế hệ sinh viên mới ưu tú, nhiều hoài bão, có sức trẻ và tài năng, được cộng đồng và xã hội công nhận. Mình có cơ hội gặp gỡ những nhân vật mình ngưỡng mộ, lắng nghe các cô chú chia sẻ, và khẳng định rõ ràng hơn con đường mình đã chọn. Mới có quyết định là thủ khoa sẽ được tuyển vào cơ quan nhà nước, bạn nghĩ gì về điều này? Cá nhân mình rất ủng hộ quyết định này vì các tân thủ khoa được tạo điều kiện cống hiến hơn. Tuy nhiên như bác Nguyễn Thị Doan - Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam chia sẻ trong buổi thủ khoa xuất sắc tiếp kiến bác thì thủ khoa không nhất thiết phải làm ở cơ quan nhà nước mới là cống hiến cho đất nước. Mà khi bạn ở bất kỳ đâu trên đất nước, tham gia bất kỳ thành phần kinh tế nào trong 5 thành phần đều là đóng góp vào công cuộc chung rồi. Vậy dự định tiếp theo của bạn thế nào? 1 Dự định tiếp theo của mình là đi du học để tích lũy thêm kiến thức, có những trải nghiệm mới mẻ ở một đất nước khác và sau đó quay trở lại đất nước làm việc. Là 1 FTUer, bạn cảm nhận thế nào về thầy cô, bạn bè và môi trường ở đây? Mình chưa bao giờ hối tiếc gì khi chọn trường Ngoại thương để học tập và trưởng thành trong suốt 4 năm đại học. Môi trường học tập và hoạt động năng động, thân thiện, thầy cô chuyên môn giỏi, nhiệt tình và tinh thần làm việc không biết mệt mỏi, bạn bè tài năng nhưng gần gũi đã giúp mình trưởng thành hơn rất nhiều. Mỗi thầy cô trong trường, thậm chí mỗi bạn sinh viên đều là tấm gương để mình học hỏi điều gì đó, bổ sung vào kiến thức cũng như kinh nghiệm sống, thái độ sống và làm việc của bản thân. Giờ đây không được đến trường mình cũng thấy hụt hẫng và tiếc lắm. Nhiều người cho rằng sinh viên Ngoại thương kiêu và “chảnh”. Là người trong cuộc, suy nghĩ của bạn về chuyện này thế nào? Mình nghĩ rằng không thể vì đặc điểm của một vài cá nhân mà quy chụp cho cả một tập thể. Đúng là có những câu chuyện về một vài sinh viên Ngoại thương tự tin thái quá mà có những thái độ và cách ứng xử chưa được phù hợp, nhưng đó chỉ là số ít cá nhân mà thôi. Phần còn lại các bạn sinh viên mặc dù tự tin nhưng đều rất thân thiện, ham học hỏi, biết điểm yếu của mình để khắc phục. Còn mức lương 1000 đô sau khi tốt nghiệp? Là một thủ khoa, Dung có kì vọng vào điều đó không? 1 Mình không dùng mức lương để chọn công việc. Vật chất là quan trọng trong cuộc sống hiện đại, nhưng không phải là tất cả. Có những thứ cao hơn, thiêng liêng hơn mà mỗi sinh viên vừa tốt nghiệp nên tâm niệm, để sau này không bị cuốn vào vòng xoáy của tiền bạc, cũng như để không ngừng hoàn thiện bản thân. Mình là thủ khoa, nhưng là một sinh viên mới ra trường, mình phải thừa nhận mình thiếu kinh nghiệm, còn phải học hỏi rất nhiều. Vì vậy mình không kỳ vọng một công việc với mức lương quá cao, mà mong muốn công việc được học hỏi và trải nghiệm nhiều. Khi nộp hồ sơ tuyển dụng, mình quan tâm đến ngành nghề và lĩnh vực của công ty, môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp, cơ hội học tập và khả năng phát triển. Cảm ơn bạn về những chia sẻ trên. Chia sẻ thủ khoa khối A Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với 30/30 Hưng nghe tin mình đậu thủ khoa khối A Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (khoa điện tử viễn thông) với số điểm tuyệt đối 30/30 khi đang ngồi trên chuyến tàu vào Nam thăm gia đình bà con sau nhiều năm lưu lạc. Cậu con trai 18 tuổi bật khóc vì mẹ đã không kịp chờ nghe báo tin vui này. Năm Hưng vào lớp 10 thì mẹ cứ yếu dần. Rồi căn bệnh máu trắng cướp đi sinh mệnh người mẹ ở tuổi 43, sau khi gia đình đã bán tống bán tháo nào bò, nào vườn để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ. Mẹ mất, chị gái đi học xa, một tay Hưng lo ruộng nương, lo cho cha và bà nội đã 70 tuổi. Hưng lầm lũi buổi đi học, buổi đi cày, nhận cấy thuê để lấy tiền trang trải việc học. Năm ngoái, đúng vào đợt rét đậm rét hại, cái thôn nghèo ấy mất mùa. Cả gia đình ba miệng ăn vay mượn khắp nơi. Hưng suýt phải nghỉ học. Nhưng rồi Hưng lại nỗ lực tới lớp, đêm đêm chong đèn ôn bài, quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ để gia đình đỡ khổ Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến Hưng hiếm khi được vui chơi với các bạn cùng lớp. Với Hưng, chat, chơi game hay email là những khái niệm "xa xỉ”. Hưng chỉ mong có một chiếc máy vi tính để có thể tự mày mò cài đặt, phục vụ việc học tập, nghiên cứu của mình. Những phút giây hiếm hoi được sử dụng máy vi tính ở thư viện trường là niềm vui lớn của "cậu trai cày" này. Biết tin Hưng đậu thủ khoa, người làng Trịnh Thôn hân hoan: "Nhắc đến làng Trịnh Thôn ai cũng nghĩ cái làng nghèo nát này làm sao cho tụi nhỏ học hành đến nơi đến chốn, vậy mà giờ làng đã có thủ khoa ĐH rồi!". Dáng người nhỏ thó, khắc khổ trong chiếc áo đồng phục của Trường THPT Hoằng Hóa 2 và đôi dép nhựa đã sờn vẹt, chàng thủ khoa thật thà tâm sự: "Đậu ĐH là món quà lớn nhất em dành tặng mẹ. Vào ĐH em sẽ xin đi làm thêm, kiếm học bổng để trang trải việc học hành. Em chỉ nghĩ sẽ cố học cho thật giỏi để giúp gia đình đỡ vất vả mỗi lúc thiên tai hay bệnh tật ". Niềm vui chưa dừng lại khi Hưng cũng vừa nhận được kết quả thi của Trường ĐH Y Hà Nội: đạt 28,5 điểm, chỉ kém thủ khoa trường này 1 điểm. [...]... học là việc rất khó khăn" - Ngọt trả lời chúng tôi rất rắn rỏi, đầy quyết tâm khi ngày nhập học đang cận kề 1 CHÚC MỪNG CÁC THỦ KHOA 30/30 ĐIỂM! Vượt qua hàng trăm ngàn thí sinh khác, 43 thí sinh đã đạt điểm tuyệt đối 30/30 trong kỳ thi tuyển sinh vào các trường ĐH năm 2008 Các bạn thật đáng được vinh danh Sau đây là danh sách các thủ khoa 30/30 Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM) * Nguyễn Lâm Trúc, học. .. tin con đỗ thủ khoa, ông Lê Sỹ Ngọc, bố của Phong, phấn khởi: “Tôi đang đi làm thêm ở thị xã Bỉm Sơn vội vàng đón xe về ngay để chúc mừng con Sắp tới Phong theo học ĐH, tôi sẽ ra Hà Nội tìm việc làm thêm để có tiền nuôi em nó hằng tháng ăn học, bởi kinh tế gia đình cũng còn khó khăn" Cậu chăn bò đỗ thủ khoa hai đại học Bạn Ngọt nhận được tin mình đỗ thủ khoa cả Trường đại học Y Hà Nội và Học viện cảnh... thích con gái thi vào ngân hàng vì theo cô thì làm ở đấy sạch sẽ mà đỡ cực hơn cho con gái Tuy nhiên, hiện tại thì “mục tiêu trước mắt của em chính là phải tập đi xe máy đã”, nữ thủ khoa vui vẻ chia sẻ Thủ khoa Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2009 Lê Văn Tùng, hiện đang tham gia cùng Câu lạc bộ Thủ khoa sẽ vấn về phương pháp ôn tập và làm bài thi tới các thí sinh Thủ khoa Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm... muốn dành tặng mẹ dưới suối vàng và tặng cha - người đã tần tảo suốt cuộc đời cho con được đến trường" Được biết, ngoài đỗ thủ khoa Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, em Hưng còn thi đỗ vào Trường Đại học Y Hà Nội (28,5 điểm) Niềm vui khi đỗ thủ khoa đại học hiện lên trên khuôn mặt của Hưng và những người thân trong gia đình Ông Hùng tự tin khẳng định: “Em Hưng đỗ thủ khoa gia đình mừng lắm Dù phải vay mượn,... hiệu thủ khoa với số điểm tuyệt đối, em thật hạnh phúc Em xin dành tặng thành tích này cho các thầy cô giáo Trường THPT Lương Đắc Bằng và bố mẹ em đã tần tảo sớm hôm nuôi em ăn học" Lê Đình Hưng - Thủ khoa tuyệt đối ĐH Bách khoa Lê Đình Hưng (sinh năm 1990, ở làng Trịnh Thôn, xã Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa) - học sinh lớp 12A1, Trường THPT Hoằng Hóa II có hoàn cảnh khó khăn hơn cả Hưng vừa đỗ thủ khoa. .. mình Trà tâm sự: “Với em việc chọn ĐH Ngoại thương, thứ nhất là muốn sau này học ra trường trở thành một doanh nhân; thứ hai môi trường ở đây sẽ giúp em học tốt ngoại ngữ hơn, vì hiện nay ngoại ngữ là rất cần thiết trong cuộc sống và suy cho cùng học Ngoại thương để sau này ra làm việc dễ dàng hơn” Thủ khoa ĐH Bách khoa TPHCM - Ngô Chí Hiếu Thủ khoa ĐH Bách khoa TPHCM - Ngô Chí Hiếu Năm 2006, từ thị... Thị Dinh - Thủ khoa 26,5 điểm, Đại học Sư phạm Hà Nội 2009 (văn 8,5, sử 8,5, địa 9,5); Vũ Thu Thảo - Thủ khoa 27,5 điểm (văn 8,5, sử 9,75, địa: 9) Đại học Sư phạm Hà Nội 2010 bật mí cách đạt được điểm cao khối C Ôn nghị luận xã hội theo từ khóa Đó là chia sẻ của Đặng Thị Dinh, thủ khoa 26,5 điểm, Đại học Sư phạm Hà Nội 2009 (văn 8,5, sử 8,5, địa 9,5) 1 ... được nhiều bạn bè đến chia vui như vậy Thầy giáo Nguyễn Văn Nhân, hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn nhận xét: “Hương là một học sinh giỏi, ngoan và chịu khó Chưa bao giờ trường chuyên Lê Qúy Đôn lại có một thủ khoa đạt điểm tuyệt đối như em Thầy cô trong trường tin và tự hào về Hương” Thủ khoa khối C bật mí cách làm bài Văn, Sử, Địa Đặng Thị Dinh - Thủ khoa 26,5 điểm, Đại học Sư phạm Hà Nội 2009... cho em phương pháp học, rèn luyện kỹ năng làm bài Em được học trong ngôi trường mà thầy cô rất yêu nghề, giỏi chuyên môn, còn các bạn trong lớp đều ham học nên rất có động lực Em rất “thần tượng” thầy cô của mình, nhất là thầy Đặng Công Thành, và thầy Lương Hữu Nga Vì lẽ đó mà em rất thích nghề giáo viên, nên em mới thi vào khoa Sử trường Sư phạm Thủ khoa Trần Đỗ Minh Thu - Thủ khoa khối D trường ĐH... thái nhỏ cho bò ăn, với quyết tâm chăm sóc bò cho béo mộng để bán lấy tiền nhập học khi đỗ đại học Nhiều đêm, Ngọt thủ thỉ với mẹ: "Con đỗ đại học rồi, gia đình mình lấy tiền đâu để con theo học hết khóa? Con chỉ lo mẹ vất vả thêm lại sinh ốm đau, bệnh tật" Nghe Ngọt tâm sự, bà Quê khóc thầm, lo lắng trăm bề Nhận xét về kết quả học tập của Ngọt, cô giáo Nguyễn Thị Hà - chủ nhiệm lớp 12E cho biết: “Dù . bạn vừa đọc xong bài chia sẻ học tập của bạn Thủ khoa Trương Minh Hoàng và sau đây là những chia sẻ của các thủ khoa khác. HAI THỦ KHOA KHỐI C “BẬT MÍ” KINH NGHIỆM THI ĐẠI HỌC Cùng đạt 25 điểm,. 1 Thủ khoa ngành dầu khí chia sẻ kinh nghiệm quý của mình Bạn Trương Minh Hoàng Hiện đang học ngành dầu khí, khoa hóa Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, là thủ khoa ĐH Đà Nẵng năm 2008 với số. nó hằng tháng ăn học, bởi kinh tế gia đình cũng còn khó khăn". Cậu chăn bò đỗ thủ khoa hai đại học Bạn Ngọt nhận được tin mình đỗ thủ khoa cả Trường đại học Y Hà Nội và Học viện cảnh sát

Ngày đăng: 01/06/2014, 07:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thủ khoa ngành dầu khí chia sẻ kinh nghiệm quý của mình

  • Thùy Dung - Thủ khoa 'nổi tiếng' trường Ngoại thương Hà Nội

  • Cậu chăn bò đỗ thủ khoa hai đại học

  • Nữ thủ khoa Bùi Thị Song Hạnh đỗ ĐH Y dược TPHCM với số điểm 29,5 và ĐH Bách khoa TPHCM (28 điểm).

    • Với thành tích 30 điểm tuyệt đối (toán 10, hóa 10, lý 10), cô bạn Võ Thị Mai Hương, học sinh trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị đã trở thành thủ khoa Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.

    • Thủ khoa khối C bật mí cách làm bài Văn, Sử, Địa

      • Đặng Thị Dinh - Thủ khoa 26,5 điểm, Đại học Sư phạm Hà Nội 2009 (văn 8,5, sử 8,5, địa 9,5); Vũ Thu Thảo - Thủ khoa 27,5 điểm (văn 8,5, sử 9,75, địa: 9) Đại học Sư phạm Hà Nội 2010 bật mí cách đạt được điểm cao khối C.

      • Thủ khoa 29,5 điểm chưa một lần đến lò luyện thi

      • Ba nữ thủ khoa tốt nghiệp ĐH xinh đẹp nhất năm 2011

      • Thủ khoa 29 điểm ĐH Ngoại thương Lê Cao Nguyên

        • Thủ khoa ĐH Y Dược TPHCM với điểm số 29,5 điểm, cậu học trò nghèo Nguyễn Tấn Phong (tổ 13, thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam

        • Bật mí” về thủ khoa 29 điểm của ĐH Kinh tế Quốc dân

          • Với tổng 29 điểm (Toán: 9,5 điểm, Lý 9,5 điểm và Hóa 10 điểm), Phạm Huy Bắc, cựu học sinh lớp 12A2 Tin, Trường THPT Chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội có số điểm cao nhất trong số các thí sinh dự thi vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm nay.

          • Nhỏ nhắn xinh xắn, thông minh học giỏi và là thợ làm kẹo Cu Đơ có tiếng - đó là Đậu Thị Thu, cô học trò nghèo vừa giành ngôi thủ khoa ĐH Y Hà Nội với 29,25 điểm (làm tròn thành 29,5), đồng thời cũng là á khoa ĐH Dược Hà Nội với 28,5 điểm.

          • Lê Anh Vũ (quê Tây Ninh) thủ khoa ĐH Bách khoa TPHCM với 28,5 điểm..

          • Chuyện cô thủ khoa bỏ học Ngoại thương thi Nông nghiệp

            • Hoàng Xuân Tuấn Anh - thủ khoa 29,5 điểm của Học viện Quân y tâm sự.

            • Thủ khoa cao điểm nhất nước “bật mí” bí quyết học tập

            • 29,5, Phạm Thái Sơn (THPT số 2 Quảng Trạch, Quảng Bình) đỗ thủ khoa ĐH Y dược Huế

              • Nguyễn Thị Ngọc Hà trường Quốc Học Huế đã đỗ thủ khoa khối D, Đại Học Huế với 26 điểm Không ngần ngại thừa nhận mình là một fan K-Pop, Hà đã có những chia sẻ rất thật tâm trạng của mình về đề Văn khối D.

              • Nữ sinh trường làng đỗ thủ khoa ĐH GTVT

                • Đỗ thủ khoa khối A Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với tổng điểm 28, cậu học trò Nguyễn Công Việt Hưng đến gần hơn với ước mơ làm thầy giáo của mình.

                • Kha Thị Mỹ Trang là một trong 9 tân sinh viên được Trường ĐH Cần Thơ khen thưởng vì thành tích đậu thủ khoa vào trường năm 2013. Trước đó, Mỹ Trang là thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 của tỉnh Bạc Liêu.  

                • Bùi Việt Hoàng ở Bình Định đỗ thủ khoa Trường ĐH Quy Nhơn với số điểm 27.

                • Thủ khoa Học viện Công nghệ BCVT - Hữu Thăng bất ngờ "bứt phá" khi đỗ thủ khoa Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông với 27 điểm (làm tròn).

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan