Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng trên núi đá vôi tại huyện tràng định tỉnh lạng sơn

162 903 2
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng trên núi đá vôi tại huyện tràng định   tỉnh lạng sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất Rất Hay!

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT QLBVR : Quản bảo vệ rừng PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng UBND : Ủy ban nhân dân i DANH MỤC CÁC BẢNG Dưới đây sẽ đi sâu phân tích từng mối đe dọa trực tiếp 42 4.2.1.1. Săn bắt động vật hoang 42 Hiện nay, các hoạt động săn bắt động vật hoang đã được kiểm soát thông qua việc vận động người dân thu đổi các loại súng săn, súng tự chế, kiểm tra các tụ điểm buôn bán động vật hoang nhưng trong thực tế những hoạt động này có xu hướng gia tăng với các hình thức tinh vi phức tạp hơn, khó kiểm soát. Để giải cho điều này chúng ta nhận thấy: do lợi nhuận thu được từ hoạt động này lớn, biện pháp xử chưa chặt chẽ và nghiêm minh, người dân chưa có ý thức bảo vệ các loại động vật hoang dã. 43 4.2.1.2. Khai thác gỗ 43 4.2.1.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ 44 4.2.1.4. Xâm lấn đất rừng để canh tác 45 4.2.1.5. Cháy rừng 46 DANH MỤC CÁC HÌNH Dưới đây sẽ đi sâu phân tích từng mối đe dọa trực tiếp 42 4.2.1.1. Săn bắt động vật hoang 42 Hiện nay, các hoạt động săn bắt động vật hoang đã được kiểm soát thông qua việc vận động người dân thu đổi các loại súng săn, súng tự chế, kiểm tra các tụ điểm buôn bán động vật hoang nhưng trong thực tế những hoạt động này có xu hướng gia tăng với các hình thức tinh vi phức tạp hơn, khó kiểm soát. Để giải cho điều này chúng ta nhận thấy: do lợi nhuận thu được từ hoạt động này lớn, biện pháp xử chưa chặt chẽ và nghiêm minh, người dân chưa có ý thức bảo vệ các loại động vật hoang dã. 43 4.2.1.2. Khai thác gỗ 43 4.2.1.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ 44 4.2.1.4. Xâm lấn đất rừng để canh tác 45 4.2.1.5. Cháy rừng 46 ii ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Ngoài giá trị kinh tế, rừng còn có tác dụng cung cấp các loại dược liệu cho y học để phục vụ sức khỏe con người. Đặc biệt rừng còn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế lũ lụt, Tài nguyên rừngmột loại tài nguyên có khả năng tái tạo nếu như nó nhận được những tác động hợp theo hướng có lợi của con người. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nhu cầu ngày càng cao của con người thì tài nguyên rừng ngày càng bị cạn kiệt cả số lượng và chất lượng của rừng. Hay nói cách khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, trong những năm qua con người đã khai thác kiệt quệ tài nguyên rừng làm cho các hệ sinh thái rừng mất đi tính bền vững vốn có và làm cho nó khó có khả năng phục hồi, thậm chí diện tích rừng bị giảm nhanh chóng ở những năm 90. Nếu tính từ 1943 thì đất nước ta có khoảng 14,3 triệu ha rừng với độ che phủ chung là 43% thì hiện nay nước ta có khoảng 10,9 triệu ha rừng với độ che phủ chỉ còn 33,2% thấp hơn chỉ mức báo động che phủ rừng tối thiểu để duy trì cân bằng sinh thái cho một quốc gia. Chẳng những diện tích rừng và chất lượng rừng bị giảm sút gây nên nhiều biến động xấu về kinh tế và môi trường mà còn làm mất đi tính đa dạng sinh học của các theo hệ sinh thái rừng, mất đi những nguồn gen động thực vật qúy hiếm. Đặc biệt đối với tài nguyên rừng trên núi đá vôi, đây là trạng thái rừngtính đa dạng cao và đặc thù tuy nhiên cũng dễ bị tổn thương bởi tác động của con người. Khu rừng núi đá của huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn nằm ở 3 xã Tri Phương, quốc Khánh và Chí Minh. Đây là khu vực có hệ sinh thái rừng núi đá độc đáo, có tính đa dạng sinh học phong phú với nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm và nhiều hệ sinh thái chuẩn của vùng núi đá. 1 Đây là hệ thống rừng núi đá tập trung ở các xã phía Bắc - Đông Bắc của huyện Tràng Định - là một trong ít khu vực còn lại diện tích và trữ lượng rừng tự nhiên đáng kể trong tỉnh Lạng Sơn. Nó nằm trong vùng núi đá miền Bắc Việt Nam cao có thể khẳng định đây là một mẫu rừng đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi tỉnh Lạng Sơn. Hiện tại, những tác động tiêu cực của một số người dân địa phương và các vùng lân cận đã và đang tàn phá khu rừng, những mối đe dọa không ngừng gia tăng làm cho nguy cơ mất đi một trong những hệ sinh thái rừng đặc thù và còn tính chất đa dạng sinh học cao là một thực tế khó tránh khỏi. Trong khi đó, khả năng phục hồi rừng trên núi đá là rất khó khăn, nếu để mất rừng núi đá sẽ làm mất đi nguồn tài nguyên khó khôi phục và sẽ gây nên những hậu quả khó lường. Trong những năm gần đây, công tác quản bảo vệ rừng đã được quan tâm và thực hiện một cách tốt hơn. Tuy nhiên, do địa hình núi đá hiểm trở, phức tạp trong khi lực lượng kiểm lâm mỏng, địa bàn quản rộng nên công tác bảo vệ rừng thường xuyên gặp khó khăn, rừng trong khu vực vẫn tiếp tục bị đe doạ. Mức độ đe dọa đối với hệ sinh thái rừng và các loài động thực vật quý hiếm vẫn đang ở mức cao, nếu không có sự quản bảo vệ thì hệ sinh thái rừng nơi đây sẽ tiếp tục bị tàn phá và trong những năm tới sẽ không còn giá trị bảo tồn. Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, trong phạm vi luận văn, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần quản bền vững tài nguyên rừng trên núi đá vôi tại huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn” 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về quản rừng bền vững Trước đây, rừng tự nhiên bao trùm phần lớn diện tích mặt đất. Tuy nhiên, do những tác động của con người như khai thác lâm sản quá mức, phá rừng lấy đất trồng trọt, đất chăn thả, xây dựng các khu công nghiệp, mở rộng các điểm dân cư,… đã làm cho rừng ngày một thu hẹp dần về diện tích. Tỷ lệ che phủ của rừng tự nhiên giảm đi mỗi ngày một nhanh. Trong những năm đầu của thế kỷ 20, sau hàng nghìn năm khai thác và sử dụng của con người diện tích rừng trên thế giới vẫn còn khoảng 60-65%, nhưng chỉ trong gần 1 thế kỷ, tính đến năm 1995 con số này đã giảm đi một nửa. Theo số liệu của tổ chức lương thực thế giới, tổng diện tích rừng tự nhiên hiện chỉ còn khoảng 3.454 triệu ha tương đương khoảng 35% diện tích mặt đất. Bình quân mỗi năm diện tích rừng bị giảm đi khoảng 23 triệu ha [34]. Ở Việt Nam hiện tượng mất rừng cũng tương tự như vậy. Vào năm 1943 tỷ lệ che phủ của rừng tự nhiên còn khoảng 43% diện tích lãnh thổ. Đến nay tỷ lệ này chỉ còn khoảng 33,2%, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông nam bộ và miền trung. Rừng tự nhiên ở nước ta không chỉ bị thu hẹp về diện tích mà còn bị giảm đi về chất lượng. Các loài gỗ quý đã bị khai thác cạn kiệt, các loài cho sản phẩm có giá trị cao như lương thực, thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu cho công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, trở nên khan hiếm, nhiều loài động vật hoang trong rừng đang có nguy cơ tuyệt chủng. Sự suy giảm diện tích và chất lượng của rừng tự nhiên chẳng những đã làm xuống cấp một nguồn tài nguyên có khả năng cung cấp liên tục những sản phẩm đa dạng cho cuộc sống con người, mà còn kéo theo những biến đổi nguy hiểm của điều kiện sinh thái trên hành tinh. Hậu quả quan trọng nhất của mất rừng trong thế kỷ qua làm cho khí hậu biến đổi, nguồn nước không ổn 3 định, đất đai bị hoang hoá, quy mô và cường độ của những thiên tai như gió, bão, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng ngày một gia tăng. Sự mất rừng đã trở thành nguyên nhân trực tiếp của sự đói nghèo ở nhiều quốc gia, là nguyên nhân của hiểm hoạ sinh thái đe doạ sự tồn tại lâu bền của con người và thiên nhiên trên toàn thế giới. Trước tình hình đó một yêu cầu cấp bách đặt ra là phải quản rừng như thế nào để ngăn chặn được tình trạng mất rừng, trong đó việc khai thác những giá trị kinh tế của rừng không mâu thuẫn với việc duy trì diện tích và chất lượng của nó, duy trì và phát huy những chức năng sinh thái to lớn với sự tồn tại lâu bền của con người và thiên nhiên. Đây cũng là xuất phát điểm của những ý tưởng của quản rừng bền vữngquản rừng nhằm phát huy đồng thời những giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường của rừng. Mặc dù nội dung của quản rừng bền vững rất phong phú và đa dạng với những khác biệt nhất định phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng quốc gia, song người ta cũng đang cố gắng đưa ra những khái niệm để diễn đạt bản chất của nó. Chẳng hạn theo tổ chức Gỗ nhiệt đới (ITTO) thì “Quản rừng bền vững là quá trình quản những diện tích rừng cố định nhằm đạt được những mục tiêu là đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng, không gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường vật và xã hội”, còn theo hiệp ước Helsinki thì “Quản rừng bền vững là sự quản rừng và đất rừng một cách hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, đồng thời duy trì tiềm năng thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái của chúng trong hiện tại cũng như trong tương lai, ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác” . Mặc dù có sự sai khác nhất định trong cách diễn đạt ngôn từ, nhưng các khái niệm đều hướng vào 4 mô tả mục tiêu chung của quản rừng bền vững. Đó là quản để đạt được sự ổn định về diện tích, sự bền vững về tính đa dạng sinh học, về năng suất kinh tế và hiệu quả sinh thái môi trường của rừng. Mục tiêu cơ bản của QLRBV là đồng thời đạt được bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường . Nội dung cơ bản của những thuật ngữ này như sau: - Bền vững về kinh tế: Lợi ích mang lại lớn hơn chi phí đầu tư và được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Bền vững về xã hội: Phản ánh sự liên hệ giữa sự phát triển tài nguyên rừng và tiêu chuẩn xã hội, không diễn ra ngoài sự chấp thuận của cộng đồng. - Bền vững về môi trường: Đảm bảo hệ sinh thái ổn định, giữ gìn bảo toàn sản phẩm của rừng, đáp ứng khả năng phục hồi rừng trên quá trình tự nhiên. Các khái niệm trên cũng chỉ rõ sự cần thiết phải áp dụng một cách linh hoạt của các biện pháp quản rừng phù hợp với từng địa phương, và quản rừng bền vững phải được thực hiện ở các quy mô từ địa phương, quốc gia đến quy mô toàn thế giới. Trên quan điểm kinh tế sinh thái thì, về mặt nguyên tắc, hiệu quả sinh thái môi trường của rừng hoàn toàn co thể quy đổi được thành những giá trị kinh tế. Vì thực chất, việc nâng cao giá trị sinh thái môi trường của rừng sẽ góp phần làm giảm bớt những chi phí cần thiết để cải tạo và ổn định môi trường vật cho sự tồn tại của con người và thiên nhiên, duy trì và cải thiện năng suất của các hệ sinh thái cũng như nhiều hoạt động phát triển kinh tế xã hội khác. Như vậy, quản rừng bền vững thực chất là một hoạt động nhằm góp phần vào sử dụng bền vững, sử dụng tối ưu không gian sống của mỗi địa phương, mỗi quốc gia và toàn thế giới. 1.2. Trên thế giới Đối với các quốc gia trên thế giới, tài nguyên rừng luôn luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Cuộc sống của đại đa số người dân đều phụ thuộc vào 5 tài nguyên rừng. Đặc biệt là những người dân sống ở miền núi, có đời sống phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ các loại lâm sản. Môi trường sống của đại bộ phận dân cư ở cả miền xuôi cũng như miền ngược đều dựa vào sự tồn tại của tài nguyên rừng. Thế nhưng, những cố gắng tăng cường kiểm soát hành chính đối với các khu rừng quốc gia thường chỉ làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các bên và chỉ gây thêm tổn hại đến hệ sinh thái, hơn là bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái đó. Nhân dân một số nước trên thế giới đã lên tiếng đòi hỏi các ngành công nghiệp chấm dứt tình trạng khai thác tài nguyên rừng. Từ Surinam đến các đảo Solomo, ở ấn Độ, Nêpan, Inđônêxia, Philippin, Ghana, Zimbabuwe, Panama, Mỹ, Canađa và nhiều dân tộc khác, mối quan tâm đối với nạn phá rừng đã thúc đẩy các cộng đồng tổ chức các cuộc biểu tình quần chúng, chặn các con đường chở gỗ, kêu gọi những đại biểu chính trị và các hệ thống pháp luật ngăn chặn nạn phá rừng và làm suy thái tài nguyên rừng [17]. Quản rừng bền vững đề cập đến hai khía cạnh quan trọng là xây dựng, bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên rừng phục vụ cho các nhu cầu của con người phải được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và ổn định qua các thế hệ hiện tại và mai sau. Quản và sử dụng rừng bền vững bao gồm các quy trình công nghệ, chính sách và hoạt động, nhằm hội nhập những nguyên kinh tế-xã hội với các mối quan tâm về môi trường sao cho có thể đồng thời : - Giảm mức độ nguy cơ cho sản xuất (ổn định) - Duy trì và nâng cao sự phục vụ sản xuất (sản xuất) - Có thể đứng vững được kinh tế (kinh tế) - Có thể chấp nhận được về mặt xã hội. - Không gây ô nhiễm môi trường. - Nói cách khác, loại hình sử dụng tài nguyên rừng có thể được coi là bền vững nếu như cách sử dụng có tính cân đối về mặt xã hội, có cơ sở về mặt 6 môi trường, được chấp nhận về mặt chính trị, có tính khả thi về mặt kỹ thuật và phù hợp về mặt kinh tế [36]. Trên thế giới, lịch sử quản rừng được phát triển từ rất sớm. Đầu thế kỷ 18, các nhà lâm học Đức G.L. Hartig [40], Heyer [41] hay Hundeshagen [42] đã đề xuất nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loại đồng tuổi. Cũng vào thời điểm đó các nhà lâm nghiệp Pháp (Gournad, 1922) và Thụy Sĩ (H. Boiolley) [38] cũng đã đề ra phương pháp kiểm tra điều chỉnh sản lượng đối với rừng khác tuổi khai thác chọn. Trong thời kỳ này, hệ thống quản rừng phần lớn vẫn dựa trên các mô hình kiểm soát quốc gia từ Trung ương. Các khu đất rừng công cộng chiếm từ 25-75% tổng diện tích đất đai của nhiều quốc gia. Hiện nay, nhiều Chính phủ vẫn giữ nguyên pháp độc nhất kiểm soát toàn bộ các khu rừng tự nhiên. các cơ quan Lâm nghiệp được giao bảo vệ những khu đất này thường phải đương đầu với các vấn đề về vốn và nhân sự do ngân sách khu vực công cộng bị giảm xuống trong qúa trình cải tổ kinh tế. Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến giữ thế kỷ 20, hệ thống quản rừng thường mang tính tập trung cao ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển [17]. Trong thời kỳ này, vai trò sự tham gia của cộng đồng trong quản rừng không được chú ý. Mặc dù trong các quy định pháp luật thì rừngtài sản của toàn dân. Song, trên thực tế người dân không hề được hưởng lợi từ rừng và vì vậy người dân cũng không hề quan tâm đến vấn đề xây dựng và bảo vệ vốn rừng. Họ chỉ biết khai thác rừng để lấy lâm sản và lấy đất canh tác phục vụ cho nhu cầu sống của chính họ. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, nhu cầu lâm sản ngày càng tăng lên nên tình trạng khai thác qúa mức đối với tài nguyên rừng trong giai đoạn này cũng trở thành nguyên nhân quan trọng của tình trạng suy thái tài nguyên rừng. Bước sang giai đoạn từ giữa thế kỷ 20 trở lại đây, khi tài nguyên rừng ở nhiều quốc gia đã bị giảm sút một cách nghiêm trọng, môi trường sinh thái và 7 cuộc sống của đồng bào miền núi bị đe doạ thì phương thức quản tập trung như trước đây không còn thích hợp nữa. Người ta đã tìm mọi cách cứu vãn tình trạng suy thoái rừng thông qua việc ban bố một số chính sách nhằm động viên và thu hút người dân tham gia quản và sử dụng tài nguyên rừng. Phương thức quản rừng cộng đồng (hay lâm nghiệp cộng đồng) xuất hiện đầu tiên ở ấn Độ và dần dần biến thái thành các hình thức quản khác nhau như lâm nghiệp, trang trại, lâm nghiệp xã hội (Nepan, Thái Lan, Philippin, ). Hiện nay, ở các nước đang phát triển, khi sản xuất nông lâm nghiệp còn chiếm vị trí quan trọng đối với người dân nông thôn miền núi, thì quản rừng theo phương thức phát triển lâm nghiệp xã hội sẽ là một hình thức mang tính bền vững nhất về cả phương diện kinh tế, xã hội lẫn môi trường sinh thái[43]. Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồn ĐDSH trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước về bảo vệ và phát triển rừng trong đó có Chiến lược bảo tồn (năm 1980 và điều chỉnh năm 1991), Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), Chương trình hành động rừng nhiệt đới (TFAP năm 1985), Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển (UNCED tại Rio de Janeiro năm 1992), Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm (CITES), Công ước về Đa dạng sinh học (CBD, 1992), Công ước về thay đổi khí hậu toàn cầu (CGCC, 1994), Công ước về chống sa mạc hoá (CCD, 1996), Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997). Những năm gần đây, nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và quốc gia về QLRBV đã liên tục được tổ chức [13]. Phân tích khái niệm về quản rừng bền vững của Tổ chức gỗ quốc tế thì QLRBV là cách thức quản vừa đảm bảo được các mục tiêu sản xuất, vừa đảm bảo giữ được các giá trị kinh tế, môi trường và xã hội của tài nguyên rừng. Là tổ chức đầu tiên áp dụng vấn đề quản rừng bền vững ở nhiệt đới, Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế đã biên soạn một số tài liệu quan trọng như 8 [...]... Định, tỉnh Lạng Sơn - Đánh giá thực trạng quản tài nguyên rừng tại khu vực rừng núi đá huyện Tràng Định, Lạng Sơn - Đánh giá được các yếu tố thuận lợi khó khăn đối với quản tài nguyên rừng ở khu vực rừng núi đá huyện Tràng Định, Lạng Sơn - Đề xuất một số giải pháp góp phần quản bền vững tài nguyên rừng tại khu vực rừng núi đá huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 28 3.5 Phương pháp nghiên cứu Điều... thực trạng quản tài nguyên rừng ở khu vực rừng núi đá huyện Tràng Định, Lạng Sơn - Xác định được các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với quản tài nguyên rừng ở khu vực rừng núi đá huyện Tràng Định, Lạng Sơn Đề xuất một số giải pháp góp phần quản bền vững tài nguyên rừng núi đá huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 3.3 Giới hạn nghiên cứu - Về địa điểm: Giới hạn ở các khu rừng núi đá vôi thuộc... của huyện Tràng Định, Lạng Sơn - Về nội dung nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến tài nguyên rừng, những giải pháp góp phần quản bền vững tài nguyên rừng núi đá vôi tại huyện Tràng Định- tỉnh Lạng Sơn 3.4 Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu sau đây: - Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng khu vực rừng núi đá huyện Tràng Định, tỉnh. .. điều kiện gì? Trong các giải pháp quản lý, giải pháp nào sẽ tác động tích cực đến quản tài nguyên rừng bền vững trên địa bàn nghiên cứu? Đây chính là những câu hỏi mà nghiên cứu này cần giải quyết tại các khu rừng núi đá vôi huyện Tràng Định, nơi mà công tác quản tài nguyên rừng còn gặp nhiều khó khăn do chưa có những nghiên cứu cụ thể về các giải pháp do đó, đề tài luận văn đặt ra là... rải đều nên hiệu quả chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản tài nguyên rừng 26 26 Hình 2.1 Khu vực nghiên cứu 27 CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc quản bền vững tài nguyên rừng núi đá vôi tại huyện Tràng Định 3.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng tài nguyên rừng. .. mềm dẻo trong một phạm vi nhất định, được các tổ chức chứng chỉ rừng quốc tế và FSC quốc gia chấp nhận [35], [23] Về cơ sở luận, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản sử dụng tài nguyên rừng bền vững Một số đề tài nghiên cứu đã bước đầu đề xuất các giải pháp cụ thể áp dụng cho một số vùng như: - Quản sử dụng tài nguyên rừng bền vững lưu vực sông... bộ tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến quản rừng Các thông tin về thực trạng quản rừng trong vùng nghiên cứu Các thông tin về thể chế, chính sách trong quản rừng Phân tích, xử lý, đánh giá thông tin Đề xuất các giải pháp quản rừng bền vững Hình 3.1 đồ các bước tiến hành nghiên cứu 3.5.1 Phương pháp kế thừa tài liệu... giả đã đưa ra các giải pháp về quản và sử dụng tài nguyên rừng bền vững tại lưu vực sông Sê San; - Quản bền vững rừng khộp ở EaSúp - Đắc Lắc của Hồ Viết Sắc 1998 [19], tác giả đã đề xuất một số giải pháp về xã hội và quản nhằm quản bền vững rừng khộp ở Ea Súp - Đắc Lắc; - Du canh với vấn đề QLBVR ở Việt Nam của Đỗ Đình Sâm 1998 [20], tác giả đã phản ánh thực trạng du canh, đánh giá sự ảnh... nhiều, nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến việc quản bền vững các khu bảo vệ Nhiều chính sách và giải pháp được đưa ra để áp dụng quản rừng bền vững Năm 1996, tại Vườn quốc gia Bwindi Impenetrable và Mgahinga Gorilla thuộc Uganda, Wild và Mutebi đã nghiên cứu giải pháp quản lý, khai thác bền vững một số lâm sản và quản bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữa Ban quản vườn và cộng đồng... quan mà chưa đề cập đến các giải pháp khác nhằm QLRBV QLRBV đang được đặt ra như một vấn đề bức xúc cả về quan điểm, phương pháp luận đến những giải pháp cụ thể Các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm trong nước và quốc tế về QLRBV thực sự là những bài học quý cho quản rừng ở mỗi địa phương Vấn đề đặt ra là quản rừng như thế nào được coi là quản bền vững? Để quản tài nguyên rừng bền vững cần . thực hiện đề tài Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng trên núi đá vôi tại huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 hưởng đến quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Một số đề tài nghiên cứu đã bước đầu đề xuất các giải pháp cụ thể áp dụng cho một số vùng như: - Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững lưu. là quản lý bền vững? Để quản lý tài nguyên rừng bền vững cần phải thoả mãn những điều kiện gì? Trong các giải pháp quản lý, giải pháp nào sẽ tác động tích cực đến quản lý tài nguyên rừng bền vững

Ngày đăng: 30/05/2014, 23:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Dưới đây sẽ đi sâu phân tích từng mối đe dọa trực tiếp.

  • 4.2.1.1. Săn bắt động vật hoang dã

  • Hiện nay, các hoạt động săn bắt động vật hoang dã đã được kiểm soát thông qua việc vận động người dân thu đổi các loại súng săn, súng tự chế, kiểm tra các tụ điểm buôn bán động vật hoang dã nhưng trong thực tế những hoạt động này có xu hướng gia tăng với các hình thức tinh vi phức tạp hơn, khó kiểm soát. Để lý giải cho điều này chúng ta nhận thấy: do lợi nhuận thu được từ hoạt động này lớn, biện pháp xử lý chưa chặt chẽ và nghiêm minh, người dân chưa có ý thức bảo vệ các loại động vật hoang dã.

  • 4.2.1.2. Khai thác gỗ

  • 4.2.1.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

  • 4.2.1.4. Xâm lấn đất rừng để canh tác

  • 4.2.1.5. Cháy rừng

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan