Bài tiểu luận 8 đặc điểm cơ bản của cấu TRÚC tài CHÍNH IMF

7 9K 103
Bài tiểu luận 8 đặc điểm cơ bản của cấu TRÚC tài CHÍNH   IMF

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

8 ĐẶC ĐIỂM BẢN CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 1. Cổ phiếu không phải là nguồn tài trợ quan trọng nhất cho doanh nghiệp. a. Về phía doanh nghiệp − Chi phí sử dụng vốn của cổ phiếu cao. Vì cổ phiếu phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, nghĩa là cổ tức được trả bằng lợi nhuận sau thuế. − Chi phí phát hành cổ phiếu cao và không được tính vào chi phí của doanh nghiệp trong sổ sách kế toán. − Sức ép phải kinh doanh hiệu quả khi phát hành cổ phiếu để huy động vốn hơn các hình thức huy động vốn khác là một trở ngại khiến các doanh nghiệp chưa mặn mà với việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán. − Khi phát hành cổ phiếu thì phải chia sẻ quyền lực cho các cổ đông , hạn chế quyền quyết định của chủ doanh nghiệp. b. Về phía nhà đầu tư − Doanh nghiệp không dễ dàng huy động được vốn từ cổ phiếu vì còn tồn tại nhiều rủi ro trong việc đầu tư cổ phiếu khiến các nhà đầu tư e ngại: − Đối với các nhà đầu tư cá nhân vốn ít, chi phí giao dịch trên mỗi đồng vốn trở thành nhiều, triệt tiêu lợi ích kiếm được, vì vậy cổ phiếu hay chứng khoán không phải là lựa chọn đầu tư tối ưu đối với họ. − Rủi ro thông tin bất cân xứng dẫn đến lựa chọn nghịch: − Những hạn chế trong việc công bố thông tin và quản lý công bố thông tin như: Công bố thông tin chậm, thông tin không đầy đủ và rõ ràng, thông tin không trung thực nhằm trục lợi á nhân, khiến các nhà đầu tư cảm thấy không an toàn trong giao dịch. • Trong quá trình hoạt động, các cổ đông cũng không thể nắm rõ toàn bộ tình hình công ty cũng như tác động của các quyết định của ban giám đốc tới hoạt động của công ty. Rõ ràng điều này là hiện tượng của thông tin không đối xứng giữa một bên là cổ đông và một bên là Ban giám đốc 1 . • Việc mua cổ phiếu quỹ ảnh hường lớn đến giá cổ phiếu và quyết định đầu tư. Pháp luật cũng đã quy định doanh nghiệp phải công bố thông tin khi mua cổ phiếu quỹ nhưng việc thông bố thông tin này cũng còn chậm chạp, dẫn đến việc các nhà đầu tư chịu thông tin bất cân xứng dẫn đến lựa chọn nghịch. 1(1) Rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính ( http://archive.saga.vn/view.aspx?id=17796 ) • Thông tin bất cân xứng còn xảy ra đối với các nhà đầu tư khi: 1 số nhà đầu tư thể nhằm trục lợi cá nhân mà những hành vi sai trái như mua 1 lúc nhiều cổ phiếu để nâng giá lên sau đó bán đi để kiếm lời. Điều này ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư không nắm được thông tin và tình hình về giá trị thực của cổ phiếu họ nắm giữ. Ngoài ra, các kỹ xảo khác của doanh nghiệp để tạo hình ảnh tài chính tốt cho doanh nghiệp như: đảo nợ, bán tài sản, làm giả số sách, công bố thông tin không trung thực, Dẫn đến việc lựa chọn nghịch của người đầu tư cổ phiếu và thiệt hại vốn của các cổ đông do không nắm được tình hình hoạt động thực của doanh nghiệp. • Những thông tin mà các nhà đầu tư cá nhân được từ những lời tư vấn hay thông tin trên báo chí thể là những thông tin dẫn dắt đầu tư theo ý muốn của 1 số tổ chức. • Rủi ro đạo đức • Việc ra quyết định của nó sẽ thật rủi ro nếu như Ban giám đốc hành động không đứng trên lợi ích của cổ đông. • Khi đầu tư vào cổ phiếu là chia sẽ rủi ro với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động thua lỗ thì các cổ đông - những chủ sở hữu doanh nghiệp phải chấp nhận mất tiền chứ không được yêu cầu doanh nghiệp giải thể để chi trả vốn đầu tư như các trái chủ. • Nếu các nhà quản lý doanh nghiệp muốn giữ lại tiền trong công ty, họ sẽ dùng lợi nhuận sau thuế để mua cổ phiếu quỹ, việc làm đó khiến cổ tức giảm. 2. Việc phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn không phải là kênh chủ yếu để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Khi việc phát hành cổ phiếu nhiều nhược điểm: • Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tính công ty. Bên cạnh đó, cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dich cổ phiếu hằng ngày. • Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng rất cao, thường chiếm từ 8-10% khoản vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết ….Ngoài ra hằng năm công ty còn chịu các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính, chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ. • Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm gặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác. Hơn nữa, việc công bố thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức hoạt động, các hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy rò rỉ thông tin mật ra ngoài thể đưa công ty vào vị thế cạnh tranh bất lợi. • Đội ngũ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng. Ngoài ra, do quy định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ thường bị hạn chế. Vì các nhược điểm trên nên việc phát hành chứng khoán để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp chỉ ở các doanh nghiệp lớn nên tín dụng ngân hàng vẫn là kênh truyền vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp. Việc thông qua trung gian tài chính đơn giản và chi phí thấp hơn phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. VD: Công ty A là một doanh nghiệp lớn, ổn định, cần một số vốn lớn để mở rộng hoạt động của công ty. Nếu công ty A phát hành chứng khoán thì thể bị người ngoài thâu tóm với mục đích thôn tính công ty, lúc này việc điều hành công ty sẽ sự phân tán. Hơn nữa, khi phát hành chưng khoán chi phí lớn nên số tiền cần huy động sẽ bị giảm đi đáng kể. Một công ty để phát hành chứng khoán cần tên tuổi và thông tin rõ ràng, tài chính, kế toán công khai. Vì vậy huy động nguồn tài trợ qua trung gian tài chính sẽ đơn giản hơn đối với công ty A, ít rủi ro và chi phí giao dịch thấp hơn. 3. Tài chính gián tiếp đóng vai trò quan trọng hơn tài chính trực tiếp. Kênh tài chính gián tiếp: là kênh dẫn vốn trong đó vốn từ người sở hữu vốn sang người sử dụng vốn thông qua các trung gian tài chính phổ biến nhất là các ngân hàng, rồi đến các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí, các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư .v.v Các trung gian tài chính thực hiện việc tập hợp các khoản vốn nhàn rỗi lại rồi cho vay, vì thế những người sử dụng vốn và những người cung cấp vốn không liên hệ trực tiếp với nhau trong kênh này 2 . Tài chính gián tiếp phổ biến hơn tài chính trực tiếp vì: − Tài chính trực tiếp là nguời cần vay vốn phải tiếp xúc trực tiếp với người cho vay. Trong khi trên thực tế không dễ dáng gì người cần vay tìm được đúng người muốn cho vay và người muốn cho vay tìm được đúng người cần vay. − Các cá nhân nguồn vốn ít không dễ gì tiếp cận được tới các doanh nghiệp để thực hiện cho vay, đồng thời chi phí thực hiện giao dịch đối với 2(2) Đặc trưng của các khâu tài chính (http://quantri.vn/dict/details/8257-dac-trung-cua-cac-khau-tai- chinh) họ là lớn. Các doanh nghiệp nhu cầu vay khoảng tiền lớn phải trực tiếp tập hợp các khoảng vay nhỏ gây tốn nhiều thời gian và công sức. − Người cho vay cũng rất khó kiểm soát được nguồn vốn của mình vì khó tiếp cận được thông tin hoạt động và tình hình tài sản, tài chính của doanh nghiệp. − Bên cạnh đó việc trao đổi tiền hay tài sản trực tiếp tồn tại sự thiếu an toàn và bất tiện ( khoảng cách địa lí, thời gian,…) − Từ đó dẫn đến việc cần thiết của các trung gian tài chính như NHTM, Công ty tài chính,… làm cầu nối cho hoạt động huy động vốn này. − TGTC chức năng huy động vốn từ nhiều nguồn, thể đáp ứng được nhu cầu đi vay đa dạng của doanh nghiệp. − Các TGTC thành công nhờ giảm chi phí giao dịch thông qua sự tiết kiệm nhờ quy mô và tiết kiệm nhờ tính chuyên nghiệp. − Các TGTC như NHTM cung cấp phương tiện để thực hiện việc thanh toán được thuận lợi hơn. − Các tổ thức này sẽ huy động vốn nhàn rỗi và rót đến nơi cần vốn nhờ mạng lưới thông tin rộng. Các TGTC cung cấp phương tiện để quản lý rủi ro, kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn vốn cho vay nhờ các hợp đồng vay nợ thế chấp, các điều khoản cho vay. Các trung gian tài chính những nghiệp vụ để nắm bắt thông tin về hoạt động và tình hình tài chính thực của doanh nghiệp nhờ tình chuyên nghiệp, thông tin rộng hay thành viên của tổ chức trực thuộc doanh nghiệp, từ đó giảm rủi ro trong việc thông tin bất cân xứng giữa doanh ngiệp và ngưởi cho vay. 4. Các trung gian tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại là nguồn tải trợ vốn quan trọng nhất cho doanh nghiệp. - Khả năng huy động vốn lớn, lãi suất ổn định và hợp lí. - Ngân hàng đa dạng các khoản vay phù hợp với từng loại khách hàng. • Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc huy động vốn từ chứng khoán thì việc vay ngân hàng là giải pháp hiệu quả nhất . • Đối với các doanh nghiệp lớn nhu cầu đi vay một khoản vốn lớn thì việc tập hợp từng khoản vốn nhỏ là rất bất tiện. - Chi phí phát hành thấp - Đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp thẩm định kĩ các dự án đầu tư tình khả thi hay không từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu lựa chọn nghịch từ dự án của chính doanh nghiệp. 5. Hệ thống tài chính là một lĩnh vực được điều tiết nhiều nhất trong nền kinh tế. Nếu nói vốn là dòng máu của nền kinh tế thì hệ thống tài chính đóng vai trò như 1 hệ tuần hoàn giúp vốn lưu thông từ nơi vốn nhàn rỗi đến nơi cần sử dụng vốn. Việc điều tiết hệ thống tài chính giúp : a. Cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư Hệ thống tài chính ngày càng phát triển với nhiều loại hình đa dạng và phức tạp. Việc am hiểu tất cả các công cụ tài chính là điều rất khó. Vì vậy thường xuyên dẫn đến việc nhà đầu tư chịu rủi ro về thông tin bất cân xứng hay rủi ro đạo đức. Làm cho các nhà đầu tư ngần ngại không muốn tiếp cận hay tham gia vào thị trường tài chính nữa. Các chính sách điều hành của chính phủ thể giảm thiểu vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro về đạo đức trong thị trường tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường bằng cách tăng cường cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. b. Đảm bảo sự trong sạch của hệ thống tài chính − Trong thị trường tài chính cũng phát sinh nhiều hoạt động không lành mạnh nhằm trục lợi cá nhân, gây hại cho các chủ thể kinh tế khác và làm mất tính trong sạch của hệ thống tài chính. − Chênh lệch thông tin cũng thể dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt các tổ chức trung gian tài chính. Các nhà cung cấp vốn cho các trung gian tài chính này nếu nghi ngờ về tình hình hoạt động của các tổ chức này sẽ nguy rút lại vốn gây ra hoảng loạn tài chính làm thiệt hại đến toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy Chính phủ luôn những biện pháp giám sát và điều tiết hệ thống tài chính, tăng cường tình trong sạch để đảm bảo hoạt động huy động và sử dụng vốn. c. Cải thiện và kiểm soát chính sách tiền tệ Các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lượng cung tiền trong nền kinh tế. Để đảm bảo khả năng thanh toán của các ngân hàng, tạo sự yên tâm tin tưởng cho người gửi tiền và thực hiện kiểm soát lượng cung tiền, Ngân hàng Trung Ương luôn tích cực giám sát và điều tiết các chính sách tiền tệ mà một phần quan trọng là yêu cầu dự trữ bắt buộc 3 . 6 Chỉ những công ty lớn, nổi tiếng mới dễ tiếp cận thị trường chứng khoán để huy động vốn. 3(3) Trang 62 , mục 3,5 Giáo trình “Các nguyên lí tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính” , Nguyễn Văn Luân, NXB ĐHQG Tp.HCM năm 2012. − Thị trường chứng khoán đa dạng, phức tạp do đó các công ty càng lớn thì uy tín càng cao dẫn đến rủi ro ít nên hấp dẫn các nhà đầu tư, nguồn vốn dễ dàng được huy động. − Công ty lớn khả năng sử dụng vốn hiệu quả hơn, các dự án kinh doanh lớn, tiềm năng hấp dẫn nhà đầu tư. Cổ phiếu của các công ty này thường là các cổ phiếu giá trên thị trường. − Các công ty này lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường. − Nếu công ty nổi tiếng và được nhiều người biết đến trên thị trường, tức là công ty nhiều thông tin khả dĩ trên thị trường thì các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá chất lượng của công ty và xác định công ty là tốt hay xấu. Bởi vì các nhà đầu tư sẽ ít lo lắng hơn khi đầu tư vào các công ty nổi tiếng, do đó họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp vào chứng khoán của các công ty này. − Hơn thế nữa, các nhà đầu tư nghĩ rằng, các công ty nổi tiếng, được nhiều người biết đến là những công ty “too big to fail”, vì vậy rất khó đổ vỡ. Nếu đổ vỡ thì cũng đã chính phủ đứng ra giải cứu. Nên các nhà đầu tư sẽ yên tâm và mạnh dạn trong hoạt động đầu tư . − Các công ty lớn thường thông tin công khai, nhiều và được cập nhật thường xuyên vì vậy nhà đầu tư sẽ hội tiếp cận, nắm bắt thông tin tránh rủi ro thông tin bất cân xứng dẫn đến lựa chọn nghịch. 7 Thế chấp là thành phần quan trọng không thay thế trong các hợp đồng vay nợ đối với cả doanh nghiệp và các cá nhân. Trong vấn đề cho vay luôn tiểm ẩn những rủi ro thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức từ nguời đi vay mà người cho vay phải gánh chịu. Khi cho vay bên cạnh tình hình họat động, uy tín cần chú ý đền vốn chủ sở hữu của người đi vay. Vốn chủ sở hữu càng cao thì khả năng nảy sinh rủi ro đạo đức càng giảm. Thế chấp tài sản trong hợp đồng vay nợ giúp cho người cho vay không phải giám sát thường xuyên hoạt động của cá nhân hay doanh nghiệp, từ đó giảm được chi phí và thời gian. Khi doanh nghiệp hay cá nhân thua lỗ, phá sản, mất khả năng thanh toán thì vẫn giữ lại được vốn cho vay. Còn người đi vay sẽ sử dụng khoản vay hợp lý và trách nhiệm nhất. Do đó người cho vay thường sẵn sàng cung cấp những khoản tín dụng thế chấp tài sản, còn người đi vay cũng sẵn sàng thế chấp tài sản để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và thể được ưu đãi về lãi suất. 8 Các hợp đồng vay nợ thường là các văn bản phức tạp, cùng nhiều điều khoản cam kết và hạn chế khác nhau, qua đó để giảm thiểu rủi ro - Các điều khoản ràng buộc được thiết kế để giảm rủi ro đạo đức bằng cách ngăn không cho người đi vay tham gia vào các hoạt động không mong muốn hay tham gia vào các dự án đầu tư rủi ro. - Các điều khoản bắt buộc thể khuyến khích người vay tham gia vào một số hoạt động người cho vay mong muốn làm cho khả năng chi trả khoản tiền vay trở nên lớn hơn. - Các điều khoản cam kết khuyến khích người đi vay bảo vệ duy trì tài sản thế chấp trong tình trạng tốt và bảo đảm luôn nằm trong quyền sở hữu của người đi vay. - Yêu cầu các công ty đi vay cung cấp thông tin hoạt động của công ty thường xuyên để người cho vay dễ dàng kiểm soát công ty và giảm thiểu rủi ro đạo đức. ___________________________________ Nguồn tham khảo: 1. Rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính ( http://archive.saga.vn/view.aspx?id=17796 ) 2. Đặc trưng của các khâu tài chính (http://quantri.vn/dict/details/8257-dac-trung-cua- cac-khau-tai-chinh) 3. Trang 62 , mục 3,5 Giáo trình “Các nguyên lí tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính” , Nguyễn Văn Luân, NXB DHQG tp HCM, năm 2012. 4. www.jstor.org 5. www.vnulib.edu.vn 6. http://timtailieu.vn/tai-lieu/de-tai-van-de-lua-chon-nghich-va-cac-cong-cu-giai-quyet- 4159 7. http://moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?ItemID=921 . trường tài chính , Nguyễn Văn Luân, NXB DHQG tp HCM, năm 2012. 4. www.jstor.org 5. www.vnulib.edu.vn 6. http://timtailieu.vn/tai-lieu/de-tai-van-de-lua-chon-nghich-va-cac-cong-cu-giai-quyet- 4159 7 trong thị trường tài chính ( http://archive.saga.vn/view.aspx?id=17796 ) 2. Đặc trưng của các khâu tài chính (http://quantri.vn/dict/details /82 57-dac-trung-cua- cac-khau-tai-chinh) 3. Trang 62. 8 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 1. Cổ phiếu không phải là nguồn tài trợ quan trọng nhất cho doanh nghiệp. a. Về phía doanh nghiệp − Chi phí sử dụng vốn của cổ phiếu cao.

Ngày đăng: 29/05/2014, 21:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • (2) Đặc trưng của các khâu tài chính (http://quantri.vn/dict/details/8257-dac-trung-cua-cac-khau-tai-chinh)

  • 2. Đặc trưng của các khâu tài chính (http://quantri.vn/dict/details/8257-dac-trung-cua-cac-khau-tai-chinh)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan