Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa cúc

4 596 0
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa cúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa cúc tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh...

Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa cúc I. Tiêu chuẩn Sản phẩm hoa sau thu hoạch không dập nát, héo úa, sâu bệnh. Bông to đều, màu sắc đẹp, cành thẳng mập, lá xanh đậm. Bao bì phải được đăng thương hiệu do cơ quan Nhà nước cấp. II. Các biện pháp kỹ thuật 1. Thời vụ và vườn ươm * Thời vụ - Vụ xuân hè: Giâm cuối tháng 2 tháng 3, trồng tháng 3 – tháng 5. - Vụ hè thu: Giâm cuối tháng 4 đầu tháng 5, trồng tháng 6 tháng 7. - Vụ thu đông: Giâm tháng 7 tháng 8, trồng tháng 8 – tháng 10. * Vườn ươm - Chọn đất tốt, nhiều mùn, ẩm, tưới tiêu thuận lợi. - Làm luống cao, mặt luống bằng phẳng hoặc mai rùa (đối với vụ hè). - Bón phân chuồng hoai mục 2-3 kg/m 2 . - Chọn ngày mát trời để râm: Cắt ngọn hoặc nhánh non vào buổi sáng sau đó giâm ngay. Cành giâm dài 5 – 8 cm, có 3 – 4 đốt. - Khoảng cách giâm 2 x 2 cm, ấn đất chặt gốc và tưới đẫm nước. Hàng ngày tưới nhẹ. Sau 15 – 20 ngày cây ra đủ rễ có thể đem trồng ra ruộng sản xuất. Chọn cây xanh tốt khỏe mạnh, loại bỏ cây yếu, sâu bệnh. 2. Giống Người trồng hoa cúc ở Việt Nam thường dùng giống hoá của Trung Quốc, Pháp, Nhật, Singapo, Ấn Độ, một số giống mới nhập từ Hà Lan, Đài Loan và một số giống trong nước 3. Làm đất trồng - Chọn đất tốt, thành phần cơ giới nhẹ, thuận lợi tưới tiêu. - Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. - Lên luống rộng 100-120 cm, cao 20-30 cm, rãnh luống rộng 30-35 cm. 4. Phân bón * Lượng bón - Phân chuồng hoai mục: - Phân đạm Urê: - Phân lân Super: - Phân Kaliclorua: - Phân vi sinh: 500 – 700 kg/sào 8 – 10 kg/sào 20 – 25 kg/sào 8 – 10 kg/sào 50 kg/sào * Cách bón Tuỳ theo đất tốt, xấu mà tăng giảm lượng phân cho phù hợp. Có thể bổ xung tro bếp, thuốc kích thích sinh trưởng cho cây (theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất). - Bón lót: Toàn bộ phân chuồng (vi sinh) phân lân trộn đều với đất trước khi trồng. - Bón thúc và chăm sóc + Đợt 1: Sau trồng 15-20 ngày, bón 4-5 kg urê + 4-5 kg kali. + Đợt 2: Khi cây có nụ bón số phân đạm, kali còn lại, kết hợp vét rãnh vun gốc. Cắm cọc hai bên mép luống, căng dây theo ô mắt cáo để chống đổ. 5. Mật độ, khoảng cách, trồng cây Tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống, mục đích sử dụng hoa (để một hay chùm hoa), loại đất, kỹ thuật chăm sóc mà quyết định mật độ trồng. Mật độ: 18.000 – 20.000 cây/sào. Khoảng cách hàng 15-17 cm; Khoảng cách cây 10-12 cm. Với loại hoa to và để 1 bông; Khoảng cách 15x15 cm với loại hoa nhỏ và để chùm; Khoảng cách 30x30 cm với hoa dùng cả dây. Trồng cây: Chọc một lỗ nhỏ sau đó đặt cây, ấn nhẹ đất quanh gốc từ ngoài voà, phần lấp đất ngang với cổ rễ và mặt luống, xong tưới nước thật đẫm để giữ chặt gốc cây. Che nắng và tưới nước 1-2 lần trong ngày đầu sau trồng. Các ngày sau giữ ẩm đều (ngày tưới 1 lần), cây nào chết phải trồng dặm ngay. 6. Tưới nước, vun xới Cây hoa cúc là cây cần tưới nước trong suốt quá trình sinh trưởng nhưng không chịu được ngập úng. Chú ý đảm bảo ẩm độ thường xuyên cho cây. Nên kết hợp giữa tưới nước và bón phân để tăng hiệu quả. Xới xáo: Chỉ xới xáo khi cây nhỏ (trước 40 ngày kể từ ngày trồng) vì rễ ăn nông xới xáo sẽ làm đứt nhiều rễ và không vun cao sẽ phát sinh nhiều mắt làm cho gốc sù xì không đẹp, tỉa lá già xung quanh gốc. 7. Làm giàn, bấm ngọn, tỉa cành, bấm nụ * Làm giàn - Dùng cọc tre đóng 2 mép luống, khoảng cách cọc 0,5-1 m dùng dây nilon đan bện thành mắt lưới để giữ cây được thẳng. Với giống cúc cao 0,7-0,9 m làm 2 lớp giàn, lớp dưới cách mặt đất 35 cm, lớp trên cách mặt đất 55 cm. - Với cây cúc có tán rộng cắm 3-5 cọc xung quanh, dùng dây buộc nhẹ xung quanh cả khóm. * Tỉa cành, bấm nụ Thường xuyên tỉa bỏ các cành nhánh không cần thiết, thời kỳ ra hoa ngoài nụ chính còn nhiều nụ phụ, dùng tay nhẹ nhàng vặt bỏ các nụ này khi nụ còn bé (tránh tiêu hao dinh dưỡng của nụ chính) để hoa chính to, đều, màu sắc đẹp. Với loại hoa to, không bấm ngọn chỉ bấm nụ phụ, để một nụ chính trên thân, có thể để 2 nụ (một nụ chính và một nụ phụ phòng khi nụ chính hỏng để thay thế). * Bấm ngọn - Khi muốn cúc có nhiều hoa trên thân phải bấm ngọn cho cây. - Bấm ngọn 1 lần: Áp dụng cho hoa có đường kính trung bình, dạng hoa tương tự hoặc loại hoa to để một bông nhưng chất lượng kém hơn một chút (đường kính cành nhỏ, thân ngắn hoa nhỏ hơn). Cúc sau trồng 15-20 ngày, bấm ngọn để lại 3-4 cành sau đó tỉa cành bấm nụ như loại hoa to. - Bấm ngọn nhiều lần: Áp dụng cho một số giống cúc nhỏ đường kính bông 1-3 cm cây có thân mềm, cành nhánh phát triển mạnh, có thể bấm ngọn 2- 4 lần. Lần 1: Sau trồng 15-20 ngày, 15 ngày sau bấm lần 1. Có thể bấm tiếp lần 3,4 đến khi cây có thế tán, dáng cây theo ý muốn, sau đó vặt bỏ mầm nách và các nụ con ra sau để hoa nở đồng đều. 8. Phòng trừ sâu bệnh - Sâu hại: Sâu khoang, bọ trĩ, nhện đỏ, sâu xanh - Bệnh hại: Lở cổ rễ, sương mai, đốm lá, phấn trắng, thối rễ vi khuẩn Phòng trừ chủ yếu dùng các biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, hạn chế sử dụng thuốc hoá học. Không dùng các loại thuốc cấm, thuốc hạn chế sử dụng. Thuốc trừ sâu: Sher Sài Gòn 25 EC, Sherpa 25 EC, Supercid, Tập kỳ 1,8 EC - Thuốc trừ bệnh: Validacin 3L, Rhidomil MZ 72 WP, Daconil 75 WP, Tospin – M72WP, Kasuran WP, Score 250 EC 9. Thu hoạch - Trước khi thu hoạch (cắt hoa) một ngày, cần tưới đẫm nước, cắt bằng dao hay kéo sắc và cắt vào lúc sáng sớm (4-5 giờ sáng) hoặc lúc mặt trời sắp lặn (để hoa tươi lâu). - Không nên cắt những hoa mới chớm nở, nên thu những hoa nở giữa chừng hoặc gần hết cánh hoa vòng ngoài. - Sau cắt xong vệ sinh cành hoa (bỏ lá già, lá úa, sâu bệnh ) và phân loại hoa; Để thành từng bó và dựng đứng vào thùng chứa nước ngập 1/4-1/2 chiều dài cành, phun mù nước đẫm lá và không đọng trên mặt hoa; Bảo quản hoa vào phòng lạnh hoặc phòng mát, kín gió sau đó đem đi tiêu thụ. Hoa được đựng trong các thùng carton kích thước thùng (120 x 60 x 60) cm. - Thu dọn, xử lý tàn dư trên ruộng sau khi thu hoạch./. Nguồn Internet . Bấm ngọn - Khi muốn cúc có nhiều hoa trên thân phải bấm ngọn cho cây. - Bấm ngọn 1 lần: Áp dụng cho hoa có đường kính trung bình, dạng hoa tương tự hoặc loại hoa to để một bông nhưng chất lượng. những hoa mới chớm nở, nên thu những hoa nở giữa chừng hoặc gần hết cánh hoa vòng ngoài. - Sau cắt xong vệ sinh cành hoa (bỏ lá già, lá úa, sâu bệnh ) và phân loại hoa; Để thành từng bó và dựng đứng. cành, phun mù nước đẫm lá và không đọng trên mặt hoa; Bảo quản hoa vào phòng lạnh hoặc phòng mát, kín gió sau đó đem đi tiêu thụ. Hoa được đựng trong các thùng carton kích thước thùng (120 x 60

Ngày đăng: 27/05/2014, 17:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan