thực trạng phát triển các ngành hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh quảng nam

79 430 0
thực trạng phát triển các ngành hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM MỤC LỤC K14QTH2 – ĐẠI HỌC DUY TÂN 1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HTX Hợp tác xã RAT Rau an toàn VietGAP Quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam UBNN Ủy ban nhân dân TW Trung ương SPS Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật GAP Thực hành nông nghiệp tốt WTO Tổ chức Thương mại Thế Giới OIE Cơ quan quốc tế kiểm dịch động vật IPPC Công ước bảo vệ thực vật quốc tế GLOBALGAP Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu RAT Rau an toàn SSG Biện pháp tự vệ đặc biệt K14QTH2 – ĐẠI HỌC DUY TÂN 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng diện tích và tỷ lệ các loại đất tại tỉnh Quảng Nam. Bảng 2.2 : Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh (1000USD). DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản và nhập khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2001-2009 (triệu USD). Biểu đồ 2.1 : Giá trị kim ngạch nông sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ 2005-2010 K14QTH2 – ĐẠI HỌC DUY TÂN 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu Trong thập niên gần đây, nền kinh tế Việt Nam khởi sắc cùng với quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sau khi gia nhập APEC cuối năm 1998 và hiệp định thương mại song phương với Mỹ được ký kết năm 2000. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng kể từ các thời điểm quan trọng đó. Sự tăng trưởng liên tục của thương mại quốc tế đã đưa Việt Nam thành một quốc gia có độ mở lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam, ngành hàng nông nghiệp chiếm một tỉ trọng lớn cả về sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tầm quan trọng của nền nông nghiệp đã thể hiện rõ qua việc góp phần tăng GDP của cả nước. Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế. Trong cơ cấu xuất khẩu Việt nam, dầu thô luôn chiếm vị trí dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Ngoài dầu thô, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những ngành hàng thâm dụng lao động, đặc biệt là nông sản và thủy sản. Nông sản xuất khẩu vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt nam vì liên quan đến hơn 70% dân số, là một thị trường lớn cho các ngành hàng sản xuất khác. Các nước đang phát triển đều có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên liệu mà chưa tự sản xuất được trong nước. Một phần nhu cầu ngoại tệ đó, có thể đáp ứng được thông qua xuất khẩu nông sản. Nông sản còn được coi là nguồn hàng hóa để phát triển ngành ngoại thương ở giai đoạn đầu. K14QTH2 – ĐẠI HỌC DUY TÂN 4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM Trong lịch sử, quá trình phát triển của một số nước cho thấy vốn được tích lũy từ những ngành nông nghiệp tạo ra hàng hóa xuất khẩu. Đó là trường hợp của các nước Úc, Canada, Đan Mạch, Thụy Điển, Tân Tây Lan, Mỹ, và cả Việt Nam. Khi xuất khẩu nông sản được giữ ổn định và tăng trưởng, cả nền kinh tế có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Vai trò của ngành nông nghiệp trong việc ổn định kinh tế của Việt Nam đã được chứng minh trong quá khứ. Năm 1989, công nghiệp tăng trưởng âm, nhưng sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh nên cứu được khủng hoảng. Đến năm 1999, một lần nữa, công nghiệp – dịch vụ đều chựng lại, chỉ có nông nghiệp tăng trưởng tốt nên đã cứu được nền kinh tế đang bên bờ vực khủng hoảng. Quảng Namtỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, diện tích tự nhiên hơn 10.408 km2. Là tỉnh có cả miền núi, trung du, đồng bằng, đô thị, vùng cát ven biển và hải đảo. Hệ thống sông ngòi Quảng Nam khá chằng chịt. Đồng bằng Quảng Nam bị nhiều sông ngòi chia cắt và nhiều ngọn núi nổi lên ngay giữa đồng bằng. Đồng bằng so với các tỉnh Trung bộ tương đối rộng, có nơi khoảng cách từ bờ biển vào giáp núi rộng hơn 40 km. Đất sản xuất nông nghiệp 110.704 ha chiếm 10,61% diện tích đất tự nhiên và chiếm 16,26% diện tích đất nông lâm nghiệp.Với những đặc điểm về tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, nền nông nghiệp của tỉnh nhà phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu nổi bật. Từ đó, đã nâng cao được việc sử dụng sản phẩm nông sản trong địa bàn và tăng giá trị xuất khẩu nông sản của tỉnh. Nhận thấy sức ảnh hưởng của xuất khẩu nông sản tỉnh Quảng Nam với xuất khẩu chung trên cả nước, chúng em đã chọn đề tài “Thực trạng các ngành hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Nam” để hiểu thêm về tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản của tỉnh, nâng cao sự hiểu biết của em về thực tiễn để phục vụ cho những lý thuyết đã học. 2. Mục đích nghiên cứu Dựa vào tình hình kinh tế hiện nay, việc xuất khẩu sang các nước đang gặp nhiều khó khăn bất cập vì gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan… K14QTH2 – ĐẠI HỌC DUY TÂN 5 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM nên việc xuất khẩu trong nước hay cả nước hiện nay đang phải cố gắng để khắc phục những điều nan giải. Do đó đề tài được đề ra nhằm mục tiêu: - Phân tích, đánh giá về thực trạng sản xuất xuất khẩu đối với các mặt hàng nông sản của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Nam nói riêng và những giải pháp cho việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu cho mặt hàng này. - Tìm hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn dành cho mặt hàng nông sản của Việt Nam cũng như là của thế giới, nhằm tăng tính hiệu quả hơn trong khâu sản xuất và tiêu thụ. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển nông sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển các ngành hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Nam nên chỉ tập trung vào các mặt hàng nông sản đang có trên địa bàn tỉnh. - Đề tài nghiên cứu để nắm bắt được tình hình xuất khẩu của tỉnh trong những năm gần đây có chiều hướng phát triển như thế nào (tăng hay giảm), có những thuận lợi và khó khăn ra sao để từ đó tìm ra giải pháp, hoạch định kế hoạch cho tương lai. - Dựa vào số liệu các mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh do cục Thống kê tỉnh Quảng Nam cung cấp trong thời gian 3 năm gần nhất đó là 2008, 2009, 2010 để có thể so sánh, tổng hợp đưa ra các nhận định, đánh giá thực trạng phát triển. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu, khảo sát hiện trường tại siêu thị, chợ đầu mối và các nơi sản xuất hàng nông sản của tỉnh Quảng Nam. - Phương pháp thống kê - tập hợp phân tích mô tả số liệu: Dùng công cụ thống kê tập hợp tài liệu, số liệu về hàng nông sản, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi. - Phương pháp tìm kiếm thông tin trên các báo giấy, báo điện tử và sách có liên quan. K14QTH2 – ĐẠI HỌC DUY TÂN 6 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM - Phương pháp như phỏng vấn, chuyên gia, chụp ảnh. 5. Bố cục của đề tài Đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương: Chương 1: Những cơ sở lý luận và thực tiễn về ngành hàng nông sản xuất khẩu. Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển các ngành hàng nông sản xuất khẩutỉnh Quảng Nam. Chương 3: Các giải pháp để nâng cao các ngành hàng nông sản xuất khẩutỉnh Quảng Nam. Do hạn chế về thời gian, tài liệu cũng như kiến thức có hạn, hơn nữa việc tìm hiểu các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của tỉnh Quảng Nam là một công tác phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế- xã hội, nên em viết đề tài này không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình và ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo. Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Đoàn Tranh người đã tận tình chỉ dẫn, các thành viên của nhóm nghiên cứu, các thầy cô giáo của khoa Quản trị kinh doanh trường đại học Duy Tân, cùng các cô chú ở Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Namcác bà con nông dân ở làng rau Trà Quế và xã Tam Phước đã tạo điều kiện cho em thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để em hoàn thành đề tài nghiên cứu nhằm đạt hiệu quả cao. K14QTH2 – ĐẠI HỌC DUY TÂN 7 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU 1. Ngành hàng nông sản và nguyên lý vận hành 1.1. Định nghĩa ngành hàng Ngành hàng nói chung là tập hợp các tác nhân (hay các phần hợp thành của tác nhân) kinh tế quy tụ trực tiếp vào việc đưa ra một sản phẩm cuối cùng. 1.2. Định nghĩa ngành hàng nông sản Ngành nông sản (hay còn gọi là ngành sản phẩm nông nghiệp) là tập hợp các tác nhân (hay các phần hợp thành của tác nhân) kinh tế, có đóng góp trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế biến hay tiêu thụ một sản phẩm cuối cùng của trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp hay thủy sản. 1.3. Sự vận hành của một ngành hàng 1.3.1. Đối tác trên chuỗi Nền kinh tế thế giới đang vận hành theo mô hình chuỗi giá trị toàn cầu. Nghĩa là mỗi một quốc gia trở thành một mắt xích trong việc chế tạo ra các bộ phận hợp thành một sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh để có thể tận dụng hết các thế mạnh của nhau. Điều đó cũng không ngoại lệ đối với các ngành hàng nói chung và ngành nông sản nói riêng. Trong khi đó thị trường hàng nông sản thế giới luôn chứa đựng những xu hướng phát triển mới theo nhiều phương diện khác nhau cả về sản xuất, tiêu thụ, giá cả và những thương lượng buôn bán giữa các quốc gia và các khu vực với nhau trong việc xuất khẩu hàng hóa. Tất cả điều đó đang mở ra những thuận lợi và cả những khó khăn đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển nền kinh tế nông nghiệp nói riêng. K14QTH2 – ĐẠI HỌC DUY TÂN 8 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM Cho nên để tạo ra một chuỗi vận hành mang tính liên tục và đạt hiệu quả cao thì chúng ta sẽ không thể không nhắc đến các khâu đã và đang cộng tác với nhau để cho ra những mặt hàng nông sản có chất lượng trên thị trường: Sản xuất – Thu mua – Chế biến – Xuất khẩu. 1.3.2. Quan hệ kinh tế - liên kết Công nghệ và các cơ sở chế biến nông sản của Việt Nam trong thời gian dài ít được quan tâm đầy đủ, một phần do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên trình độ công nghệ thấp và chậm được đổi mới, tổn thất sau thu hoạch còn rất lớn. Cơ sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu còn ít như ngành cà phê mới chỉ có khoảng 20 cơ sở chế biến công nghiệp hoàn chỉnh, chủ yếu là sơ chế đảm bảo chiếm khoảng 30% sản lượng cà phê/năm. Mặt hàng hạt điều tuy đã phát triển nhanh và chuyển từ xuất khẩu điều thô sang xuất khẩu nhân hạt điều nhưng mức độ cơ giới hóa trong quy hoạch quy trình công nghệ chế biến điều còn thấp, chưa áp dụng được quy trình "chế biến không phế liệu" để thu hoạch các sản phẩm chính và các sản phẩm phụ, nên đã đạt hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy các nhà máy chế biến chưa thể nâng cao được giá thu mua các mặt hàng nông sản thô từ nông dân, một yếu tố để kích thích nông dân tích cực gieo trồng hàng nông sản. Đa số công nghệ của ta còn giản đơn, thô sơ, lạc hậu, mang nặng tính kinh nghiệm, thậm chí những điều kiện tối thiểu sân phơi, máy sấy, kho bảo quản cũng không đủ. Sau đây là một số mối quan hệ liên kết giữa các khâu: - Doanh nghiệp tiêu thụ nông sản thông qua hợp tác xã (HTX). Mô hình này có thể áp dụng với phần lớn hàng nông sản, nhất là mặt hàng có nhiều hộ nông dân cùng sản xuất trong cùng một vụ. - Loại hình doanh nghiệp tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh vừa là đại lý mua hàng nông thủy sản, vừa là đại lý bán vật tư nông nghiệp cho doanh nghiệp. K14QTH2 – ĐẠI HỌC DUY TÂN 9 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM - Doanh nghiệp, HTX trực tiếp thu mua nông sản từ hộ nông dân. Thực hiện phương án sản xuất kinh doanh khép kín, các doanh nghiệp, HTX trực tiếp ký hợp đồng thu mua nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp trực tiếp tới từng hộ nông dân. - Doanh nghiệp tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua một số tổ chức đoàn thể. Trước khi vào mùa vụ, doanh nghiệp ký hợp đồng với các đoàn thể như chi hội nông dân, chi hội phụ nữ có xác nhận của UBND xã. Sau đó, các tổ chức đoàn thể đó triển khai tổ chức sản xuất đến hộ nông dân. Tổ chức đoàn thể có trách nhiệm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư như HTX và hộ kinh doanh. 1.3.3. Những tiêu chuẩn Các quy định về kĩ thuật và kiểm soát xuất khẩu: Để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới, các nhà sản xuấtxuất khẩu phải tuân thủ các quy định kĩ thuật (tiêu chuẩn bắt buộc) do các tổ chức công xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. - Chất lượng thương mại và các quy định nhãn mác. - Các quy định về kiểm dịch thực vật. - Quy định về an toàn thực phẩm. - Chứng nhận tự nguyện: Chứng nhận về môi trường, chứng nhận xã hội, an toàn thực phẩm và chứng chỉ thực hành tốt. - VietGAP - SPS K14QTH2 – ĐẠI HỌC DUY TÂN 10 [...]... tấn/ha Kim ngạch xuất khẩu là 108 tr USD, khối lượng xuất khẩu là 19.900 tấn Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất Thế Giới K14QTH2 – ĐẠI HỌC DUY TÂN 12 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM - Chè: Kim ngạch xuất khẩu là 24,8 tr USD, khối lượng xuất khẩu là 17.600 tấn Việt Nam là nước sản xuấtxuất khẩu chè lớn thứ 5 trên Thế Giới Thị trường xuất khẩu chủ yếu... 31/10/2008 của Tỉnh ủy Quảng Nam, Chương trình hành động số 03 Ctr/HND của Ban Thường vụ Hội Nông dân K14QTH2 – ĐẠI HỌC DUY TÂN 29 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các cấp, các ngành trong tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện “Tam nông một cách... THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM thiện hơn về quy trình, nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm Với tốc độ phát triển hiện nay của thế giới, việc người tiêu dùng đến hệ thống siêu thị hay chợ đầu mối để mua hàng ngày càng nhiều, nắm bắt xu hướng này, các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản xuất khẩu sẽ nhanh chóng tạo ra phướng hướng phát triển của mình trong các. .. TÂN 21 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM các quốc gia sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau và phương pháp giám định sản phẩm khác nhau Tiến trình tự do hoá thương mại trên phạm vi toàn cầu đã tạo ra cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tiếp cận thị trường các nước phát triển một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là các sản phẩm nông sảnthực phẩm Việc xoá bỏ các. .. 15 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch Sản xuất thực phẩm sạch, hay còn gọi là sản phẩm hữu cơ, là cách để các ngành đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước Bên cạnh đó, việc sản xuất những thực phẩm này sẽ nâng tính cạnh tranh của các sản. .. xuất khẩu nông sản gặp khó khăn mà việc “thua ngay trên sân nhà” cũng là kết cục không thể tránh khỏi K14QTH2 – ĐẠI HỌC DUY TÂN 20 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM Tiêu chuẩn VietGAP là bước khởi đầu cho việc phát triểnthực thi chương trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cho sản phẩm rau, quả, chè, đồng thời cũng thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất. .. mạnh cho các doanh nghiệp 2 Những ngành hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam Trong số 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, khu vực nông, lâm, thủy sản đóng góp đến 6 mặt hàng và được gọi là 6 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (năm 2010): - Lúa gạo: Kim ngạch xuất khẩu là 437 tr USD, khối lượng xuất khẩu là 780.700 tấn Hiện Việt Nam dự trữ khoảng 20% sản lượng lúa gạo xuất ra Năm... khăn cho người dân và ổn định sản xuất 2 Thực trạng các ngành hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Nam 2.1 Ngành hàng Bản cáo bạch xuất nhập khẩu 5 năm (2006-2010) được Sở Công Thương đưa ra tại hội nghị ngày 10/3/2010 vừa qua có vài con số khá lý thú Tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) của ngành hàng nông, lâm sản đạt 98,352 triệu USD với mức tăng bình quân 15%/năm với các mặt hàng chính là nguyên liệu giấy,... TÂN 16 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM trường thực phẩm chế biến, sơ chế của Việt Nam vài năm gần đây đang có tốc độ phát triển từ 20 - 40% mỗi năm Một trong những báo cáo thống kê chính thức cho thấy, năm 2007, giá trị sản xuất của ngành chế biến thực phẩm khoảng 297.000 tỷ đồng Các nhà chuyên môn dự đoán con số này sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới Thực. ..THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM 1.3.4 Những ngành hỗ trợ Các ngành hàng hỗ trợ gồm một số ngành sau: - Nhân tố công nghệ: ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất khẩu nó cũng mang lại hiệu quả cao Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp . THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM MỤC LỤC K14QTH2 – ĐẠI HỌC DUY TÂN 1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM DANH. và thực tiễn về ngành hàng nông sản xuất khẩu. Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển các ngành hàng nông sản xuất khẩu ở tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Các giải pháp để nâng cao các ngành hàng nông. HỌC DUY TÂN 7 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG NAM CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU 1. Ngành hàng nông sản và nguyên

Ngày đăng: 27/05/2014, 11:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan