đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi đến phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn ở xã cảnh hưng- huyện tiên du- tỉnh bắc ninh

103 1K 7
đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi đến phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn  ở xã cảnh hưng- huyện  tiên du- tỉnh bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa kinh tế và phát triển nông thôn – trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo ThS. Mai Lan Phương giảng viên bộ môn kinh tế - khoa Kinh tế và phát triển nông thôn– trường Đại học nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị làm việc tại Sở Nông nghiệpPhát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện rất tốt giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tìm hiểu địa phương. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình cùng bạn bè – những người luôn động viên, sát cánh bên tôi cả về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2008 Sinh viên Đinh Thị Hường i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan những số liệu trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực và kết quả nghiên cứu chưa từng được sử dụng. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho quá trình thực hiện báo cáo đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2008 Sinh viên Đinh Thị Hường ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tác động của thuỷ lợi góp phần phát triển sản xuất lúa Việt Nam (1976- 1990) 20 Bảng 2.2: Thống kê các yếu tố tác động đến thâm canh tăng sản lượng lúa của một số nước trên thế giới (1995) 20 Bảng 2.3: Năng suất chè vụ đông có tưới và không được tưới (1998) 21 Bảng 2.4: Thống kê hệ số GINI của các địa phương có công trình trạm bơm thuộc huyện Bố Trạch, Quảng Bình 22 Bảng 3.1: Tình hình phân bố đất đai của trong ba năm 2005 -2007 30 Bảng 3.2: Tình hình dân số của trong 3 măm 2005-2007 32 Bảng 3.3: Kết quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong 3 năm qua 35 Bảng 3.4: Phân loại hộ điều tra theo thu nhập trên địa bàn thôn Dền 40 Bảng 4.1: Thống kê các khoản chi tiêu thực hiện dự án 46 Bảng 4.2: Tình hình cơ sở hạ tầng thuỷ lợi của Cảnh Hưng 49 Bảng 4.3: Thống kê diện tích năng suất của cây ngô trước và sau khi có dự án 50 Bảng 4.4: Tổng hợp chi phí thuỷ lợi của trong 2 năm 2005-2007 50 Bảng 4.5: Mức giá tưới tiêu các vụ gieo trồng trong năm 52 Bảng 4.6: Chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của trước và sau khi có dự án 58 Bảng 4.7: Tình hình ruộng đất của hộ nông dân trước và sau khi có dự án 61 iv DANH MỤC VIẾT TẮT 1. BT 2. BTCT 3. CNH- HĐH 4. HTX 5. IPM 6. KCHKM 7. KHĐT 8. KTTN 9. KVA 10. KV 11. LĐ 12. NN-PTNT 13. T 1 , T 2 14. VXM 15. LĐNN 16. NN 17. NTTS Bê tông Bê tông cốt thép Công nghiệp hoá hiện đại hoá Hợp tác Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp. Kiên cố hoá kênh mương Kế hoạch đầu tư Khai thác thuỷ nông Kilovon Ampe Kilo vôn Lao động Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Tuyến kênh T 1 , T 2 Vữa xi măng Lao động nông nghiệp Nông nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản v PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Nông nghiệp nông thôn có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế cũng như an ninh hội của đất nước. Nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực thực phẩm đảm bảo nhu cầu cơ bản của con người mà còn cung cấp các nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ rất quan trọng phục vụ cho đời sống, sản xuấtxuất khẩu. Mặt khác sản xuất nông nghiệp chiếm đại đa số về diện tích đất đai và số dân, đó là nơi giải quyết việc làm cũng như cung cấp lao động cho các ngành kinh tế khác. Đặc biệt đối với nước ta với 70% dân số sống nông thôn, trên 65% số dân làm nông nghiệp thì vấn đề tạo việc làm và thu nhập cho người dân nông thôn là rất quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo nền kinh tế phát triển, trật tự an ninh hội được ổn định. Nhưng sản xuất nông nghiệp nước ta có đặc điểm phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Từ kinh nghiệm trồng lúa nước ông cha ta đã rút ra kinh nghiệm rất quý báu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nước có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong trồng trọt nước giúp cho cây trồng phân giải và hấp thu các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Nhưng nước cũng là một loại thiên địch rất đáng sợ, nó có thể nhấn chìm hay cuốn đi tất cả những gì mà người nông dân phải một nắng hai sương mới có được. Vì vậy các công trình thuỷ lợi không chỉ cung cấp nước tưới mà còn có vai trò tiêu nước mỗi khi lụt lội để đảm bảo điều hoà nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp nên trong những năm qua Nhà nước ta đã cấp vốn ngân sách cho các tỉnh, các địa phương xây dựng các công trình đê, kè, hồ chứa, cống, đập giúp cho ngành nông nghiệp sản xuất có hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì sản xuất nông nghiệp ngày 1 càng kém xa so với các ngành kinh tế khác thể hiện qua giá trị sản xuất ra rất thấp, sản xuất dễ gặp rủi ro dẫn đến năng suất lao động thấp, thu nhập và mức sống của người nông dân thấp hơn các tầng lớp khác trong hội. Vì vậy việc đầu tư các công trình thuỷ lợi một mặt thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển, mặt khác đó là một trong những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho quá trình CNH- HĐH. Đặc biệt trong điều kiện gia nhập WTO như hiện nay thì đầu tư cho thuỷ lợi là một trong những chính sách thuộc chính sách hộp xanh cho phép hỗ trợ nông nghiệp phát triển nên ta phải tăng cường đầu tư để nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững. Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, địa hình có nhiều vùng trũng, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều hay xảy ra hạn hán gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời tỉnh năm trong vùng hạ lưu của các con sông lớn chảy qua như sông Cầu, sông Thái Bình, sông Đuống… nên rất dễ bị ngập úng. Việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi có vai trò quan trọng trong khai thác hiệu quả sản xuất của vốn, lao động đặc biệt là đất đai những vùng trũng hay đất ven đồi, núi để sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua tỉnh đã tiến hành xây dựng mới và cải tạo các công trình thuỷ lợi cũ như Nam Đuống, Bắc Đuống và thực hiện chương trình KCHKM… bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp. Chương trình KCHKM đã được tỉnh phê duyệt thực hiện từ năm 2000 và đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định nhằm giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển và chuyển đổi được cơ cấu cây trồng phù hợp theo hướng sản xuất hàng hoá. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự phân công của khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông nghiệp Hà nội và sự đồng ý của sở Nông nghiệpPhát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi đến phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn Cảnh Hưng- huyện Tiên Du- tỉnh Bắc Ninh”. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 1.2.1 Mục tiêu chung: Đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi đến phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn Cảnh Hưng, từ đó đưa ra những khuyến nghị giúp cho việc nâng cao hiệu quả hoạt độngtính bền vững của công trình thuỷ lợi. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng đầu tư xây dựng dự án “Trạm bơm thôn Dền” theo chương trình KCHKM của Nhà nước. - Đánh giá các kết quả đạt được của dự án theo 5 tiêu chí: hiệu lực, hiệu quả, hợp lý, tác động và bền vững. - Đưa ra những khuyến nghị giúp cho việc nâng cao hiệu quả hoạt độngtính bền vững của công trình thuỷ lợi. 1.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài. • Phạm vi về nội dung: Tỉnh Bắc Ninh đã triển khai thực hiện chương trình KCHKM trên địa bàn toàn tỉnh nhưng trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu đề tài trong phạm vi Cảnh Hưng- huyện Tiên Du với các hoạt động đã thực hiện trong thời gian qua. • Về không gian: Đề tài được tìm hiểu nghiên cứu tại Cảnh Hưng – huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh với các số liệu thu thập được từ xã, sở nông nghiệpphát triển nông thôn tỉnh và nhiều nguồn số liệu khác. • Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 18/1/2008- 23/5/2008 với các số liệu được thu thập từ năm 2005-2007. 1.4 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng chương trình KCHKM của trong thời gian qua và xem xét tác động của các công trình khi đi vào hoạt động tới sản xuất nông nghiệp của địa phương. 3 PHẦN II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lí luận 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản - Hệ thống công trình thuỷ lợi: là một tập hợp công trình có liên quan chặt chẽ với nhau, bao gồm một hoặc một số công trình đầu mối, một mạng lưới kênh mương các cấp và những công trình trên kênh, qua kênh làm nhiệm vụ tưới tiêu cho một lưu vực đất nông nghiệp nhất định. Công trình thuỷ lợi gắn liền giữa nguồn nước với đồng ruộng. Nó là hệ thống liên hoàn bao gồm: hồ chứa nước, đập dâng, cống lấy nước, trạm bơm và hệ thống kênh dẫn nước. [ ] 8 - Công trình thuỷ lợi nhỏ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng có quy mô nhỏ. Hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ bao gồm các công trình thuỷ lợi nhỏ có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định. Hệ thống bao gồm: hồ chứa nước, cống, đập, trạm bơm, kênh, công trình trên kênh, đường vào công trình thuỷ lợi và bờ bao các loại. Các hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ này có quy mô phục vụ trong phạm vi hoặc thôn, bản. Diện tích tưới tiêu nhỏ hơn 150 ha. Hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ góp phần: khai thác mặt lợi của nước; phòng chống các tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. [ ] 8 - Kênh và hệ thống kênh tưới tiêu nhỏ là loại công trình dẫn nước tưới từ công trình đâu mối, công trình tưới tiêu cấp cuối cùng nhỏ nhất trực tiếp đưa nước đến hoặc tiêu nước từ các khoảnh ruộng của hộ nông dân. Hiện nay nhiều địa phương đã được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện chương trình KCHKM nội đồng. Việc này đã tạo hiệu quả thuận lợi nâng cao hiệu quả tưới tiêu nước, tiết kiệm nước và đất, giảm chi phí quản lý. [ ] 8 4 2.1.2 Vai trò của công tác thuỷ nông với sự phát triển nông nghiệp, dân sinh và kinh tế hội. Cho đến nay, Việt Nam cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, trong khi đó, nông nghiệp là khu vực sản xuất chủ yếu thu hút tới 70,5% lực lượng lao động hội và làm ra khoảng 23,6% GDP. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm trồng trọt, chăn nuôi chế biến, lâm nghiệp, ngư nghiệp …Tất cả các hoạt động này đều rất cần có nước. Vì vậy công tác thuỷ lợi có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cũng như phát triển hội, ổn định dân cư, bảo vệ môi trường sinh thái. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác phát triển thuỷ lợi. Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế hội, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định “Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH- HĐH nông nghiệpnông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng tiến bộ khoa học kĩ thuật nhất là công nghệ sinh học; đẩy mạnh thuỷ lợi hoá”. Từ đó Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đầu tư xây dựng hàng ngàn công trình thuỷ lợi các loại. Đến nay các hệ thống công trình thuỷ lợi đã đủ năng lực tưới cho hơn 3 triệu ha đất canh tác, tiêu cho 1,4 triệu ha đất tự nhiên các tỉnh bắc bộ, ngăn mặn cho 70 vạn ha và cải tạo 1,6 triệu ha đất chua phèn đồng bằng sông Cửu Long. [ ] 7 Nhờ có hệ thông thuỷ nông phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp mà năng suất, sản lượng lương thực không ngừng tăng lên. Theo thống kê trong vòng 10 năm từ 1990 đến năm 2000 năng suất lúa tăng lên 33,64%. Nếu như năm 1944 cả nước chỉ sản xuất được 6,2 triệu tấn thóc, đến năm 1975 tăng lên 14,5 triệu tấn, năm 1990 tăng lên 21,5 triệu tấn thì đến năm 2001 đã đạt được 34,093 triệu tấn. Sản lượng lương thực tăng nhanh, lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng (Việt Nam được xếp thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo). 5 [...]... triển nông thôn Dự án thuỷ lợi có nhiều tác động đến phát triển nông thôn trên các phương diện kinh tế, hội, môi trường Vậy việc đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi là xem xét mức độ của các tác động đó như thế nào đến sự phát triển nông thôn vùng dự án Theo giáo sư Đỗ Kim Chung: “ Mục đích của việc đánh giá tác động của dự án phát triển nông thôn là biết được những bài học từ thực hiện dự án tìm... tế thuỷ lợi Công thức * Tác động của dự án thuỷ lợi đến công bằng hội Ngoài các nghiên cứu tác động của dự án thuỷ lợi đến năng suất và sản lượng lúa, chè còn có rất nhiều nghiên cứu tác động của dự án thuỷ lợi đến hội như vấn đề công bằng trong hội Năm 2000 Giáo sư Đỗ Kim Chung và Hoàng Hùng nghiên cứu: Tác động của dự án thuỷ lợi đến công bằng hội 21 trong nông thôn, Tạp chí Kinh tế nông. .. phát triển ngành nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa hay muốn thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển thì phải quan tâm đến vấn đề thuỷ lợi Thuỷ lợi phải được đi trước tạo tiền đề cũng như các điều kiện thuận lợi để nông nghiệp phát huy, khai thác được hết các tiềm năng 2.2.3 Các nghiên cứu về tác động của của dự án thuỷ lợi đến sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn * Tác động của dự án thuỷ lợi. .. vùng nông thôn nhằm thực hiện tiến trình CNH- HĐH của đất nước Những tác động của dự án thuỷ lợi đến phát triển nông thôn bao gồm: * Tác động về kinh tế: Dự án thuỷ lợi trực tiếp tác động đến sản xuất nông nghiệp mà thể hiện rõ nhất là trong ngành trồng trọt Nước là một yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nó giúp sinh vật phân giải hấp thu các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. .. các dự án tiếp theo” [1] Việc đánh giá tác động của dự án thường được tiến hành sau một năm Khi đó, dự án thuỷ lợi mới thể hiện được những tác động một cách rõ ràng cả về 15 tác động kinh tế, hội và môi trường Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là lĩnh vực được ưu tiên trong đầu tư phát triển cơ sở hạ... tác động mọi mặt đến đời sống cũng như đến môi trường Đối với các địa phương có công trình thuỷ lợi được xây dựng thì có tác động đến sản xuất nông nghiệp nông thôn như sau: Thứ nhất: Tác động trực tiếp đến nông nghiệp nhằm tăng năng suất và sản lượng do tăng diện tích được tưới tiêu Đây là tác động chính của các công trình thuỷ lợi tới sản xuất nông nghiệp Trong sản xuất nông nghiệp sản lượng là chỉ... chế những tác hại, mang lại lợi ích của nước cho con người chính là những dự án thuỷ lợi vừa mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất vừa ngăn được những thiệt hại do thiên nhiên gây ra * Tác động về hội: Dự án thuỷ lợi được thực hiện chính là thực hiện được một dự án phát triển nông thôn Việc thực hiện một dự án thường có những tác động đáng kể đến những vấn đề hội nông thôn Những tác động đó... các huyện, thị xã, Sở nông nghiệp phát triển nông thôn thẩm định, UBND các huyện, thị phê duyệt Kênh thuộc các hệ thống thuỷ lợi nhỏ giao cho Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn (hoặc phòng chức năng được UBND huyện thị phân công) thẩm định trình chủ tịch UBND các huyện thị ra quyết định phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước (các Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn. .. đến sản xuất lúa Việt Nam 19 Năm 1991 Bộ thuỷ lợi kết hợp với Tổng cục thống kê đã tiến hành thống kê 15 năm xây dựng và phát triển thuỷ lợi (1976-1990) Trong báo cáo có tác động của các dự án thuỷ lợi đến năng suất lúa Việt Nam Tác động của dự án thuỷ lợi đã làm cho diện tích gieo trồng lúa tăng lên 13.78%, năng suất lúa bình quân cả năm tăng 43.04% và sản lượng lúa tăng lên 62.55% Bảng 2.1: Tác. .. Kim Chung, Hoàng Hùng – Tác động của dự án thuỷ lợi đến công bằng hội trong nông thôn, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế 9/2000 Qua bảng trên ta thấy khi có công trình thuỷ lợi đã giúp thúc đẩy sản xuất phát triển Tác động đến sản xuất nông nghiệp giúp cho thu nhập của nông dân trong nông thôn tăng lên Từ đó làm cho khoảng cách về thu nhập giữa hộ giàu với hộ nghèo, hệ số Gini trong hội giảm trên cả 3 . đến phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn ở xã Cảnh Hưng- huyện Tiên Du- tỉnh Bắc Ninh . 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 1.2.1 Mục tiêu chung: Đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi đến. đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi đến phát triển nông thôn Dự án thuỷ lợi có nhiều tác động đến phát triển nông thôn trên các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường. Vậy việc đánh giá tác động. động của dự án thuỷ lợi là xem xét mức độ của các tác động đó như thế nào đến sự phát triển nông thôn vùng dự án. Theo giáo sư Đỗ Kim Chung: “ Mục đích của việc đánh giá tác động của dự án phát triển

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan