chất chỉ thị sinh học môi trường

60 7.1K 164
chất chỉ thị sinh học môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG I. KHÁI NIỆM VỀ CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG 1.1 Những khái niệm về sinh vật chỉ thị 1.1.1 Khái niệm về môn học Từ lâu các nhà khoa học thuộc các chuyên môn khác nhau đã sử dụng nhiều loài thực vật phục vụ cho công tác chuyên môn (bản đồ địa chất, phân bố khoáng sản, phân loại đất,…) Khi nghiên cứu môi trường nhận thấy: những sinh vật bị các chất gây ô nhiễm hoặc các chất tự nhiên có nhiều trong môi trường tác động, có thể biểu hiện những dấu hiệu dễ nhận biết. Các kiểu tác động của môi trường lên sinh vật có thể quan sát bằng mắt thường hoặc qua một số biểu hiện sau: • Những thay đổi về đa dạng loài, thành phần loài, nhóm ưu thế trong quần xã. • Tăng tỷ lệ chết trong quần thể, đặc biệt ở giai đoạn non. • Thay đổi sinh lí, tập tính của cá thể. • Khiếm khuyết về hình thái và tế bào của cá thể. • Sự tích lũy các chất ô nhiễm trong các cá thể. Việc nghiên cứu và sử dụng các sinh vật để đánh giá, kiểm soát và cải thiện môi trường đã đạt được nhiều thành tựu trên thế giới. Tất cả các nước phát triển đã có những nghiên cứu nhiều năm sử dụng các nhóm sinh vật để đánh giá môi trường và hình thành nên môn học chỉ thị sinh học môi trường. 1.1.2. Khái niệm về sinh vật chỉ thị môi trường Mỗi đối tượng sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng O2, khả năng chống chịu một hàm lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trường sống. Do đó, sự hiện diện hay không của chúng biểu thị một tình trạng điều kiện sinh thái của môi trường sống nằm trong hay vượt giới hạn nhu cầu và khả năng chống chịu của đối tượng sinh vật đó. Đối tượng sinh vật: là sinh vật chỉ thị môi trường, có thể là các loài sinh vật hoặc các tập hợp loài. Các điều kiện sinh thái chủ yếu là các yếu tố vô sinh: Hàm lượng các chất dinh dưỡng, nhu cầu Oxy, chất độc và các chất gây ô nhiễm khác. 1.1.3. Cơ sở của chỉ thị sinh học môi trường 1.1.3.1. Cơ sở của việc sử dụng sinh vật làm chỉ thị môi trường Thành phần loài của một quần xã sinh vật được xác định bởi các yếu môi trường. Tất cả các cơ thể sống đều chịu tác động của các yếu tố môi trường sống, môi trường sống này cũng có thể bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, đặc biệt bị tác động bởi các yếu tố vật lý và hóa học. Yếu tố tác động vào môi trường có thể hay không gây hại cho sinh vật đó, thì sinh vật này có thể hay không bị loại trừ ra khỏi quần thể, làm nó trở thành sinh vật chỉ thị cho môi trường. Hiểu biết về tác động của các yếu tố môi trường lên cơ thể sống có thể xác định được sự có mặt và mức độ có của nhiều chất trong môi trường. Như vậy, cơ sở cho việc sử dụng sinh vật làm vật chỉ thị môi trường dựa trên hiểu biết của con người về khả năng chống chịu của sinh vật với các yếu tố của điều kiện sinh thái (yếu tố vô sinh) với tác động tổng hợp của chúng. Các yếu tố vô sinh của môi trường: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chất khí, chất dinh dưỡng dễ tiêu,… 1.1.3.2. Tác động của các yếu tố vô sinh lên sinh vật  Ánh sáng Ánh sáng cần cho các hoạt động sống bình thường của động vật, cung cấp một số chất cần thiết cho động vật. Ánh sáng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thực vật: Cường độ và thời gian tác động của ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quang hợp… Theo phản ứng với ánh sáng, sinh vật được chia thành hai nhóm: • Ưa sáng: Phi lao, bồ đề,… • Ưa tối: Cà độc dược, hành, dương xỉ,… Theo phản ứng của cây trồng với ánh sáng, có 3 nhóm: • Cây ôn đới • Cây nhiệt đới • Cây á nhiệt đới  Nhiệt độ Trong một phạm vi nhất định, nhiệt độ càng tăng thì càng làm tăng độ phát triển của sinh vật. Sinh vật có thể phản ứng với nhiệt độ bằng nhiều hình thức khác nhau.  Nước và độ ẩm Nước có vai trò rất quan trọng đối với sinh vật. Nước tham gia vào tất cả các hoạt động sống của sinh vật. Phân loại theo mức độ phụ thuộc vào nước, gồm: • Sinh vật ở nước: cá, thực vật thủy sinh,… • Sinh vật ưa ẩm cao: lúa, cói, lác,… • Sinh vật ưa ẩm vừa: tếch, trầu không,… • Sinh vật ưa ẩm thấp: xương rồng, thầu dầu,…  Các chất khí Khí quyển cung cấp O 2 và CO 2 cho sinh vật, xử lý một phần các chất ô nhiễm. Khi thành phần, tỷ trọng các chất khí có trong khí quyển thay đổi có thể gây hại cho sinh vật. Thực vật có vai trò quan trọng trong xử lý các chất khí gây ô nhiễm môi trường (CO 2 , SO 2 ).  Các chất khí hòa tan (muối): Chất khoáng có vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật, giúp điều hòa các quá trình sinh hóa, áp suất thẩm thấu của dịch mô và các hoạt động chức năng khác. Sinh vật có khả năng hấp thu chất khoáng khác nhau. Đối với cây trồng, dinh dưỡng khoáng quyết định đến tình trạng sinh trưởng, năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng. Theo yêu cầu dinh dưỡng của thực vật, có 14 chất khoáng là dinh dưỡng thiết yếu cần cung cấp, được chia thành 3 nhóm nhu cầu: • Đa lượng: N, P, K • Trung lượng: Ca, Mg, S, Si • Vi lượng: Fe, Mn, Cu, Zn, Bo, Mo, Cl Môi trường mất cân đối hàm lượng các chất khoáng có thể dẫn đến gây rối loạn quá trình trao đổi chất làm sinh vật mắc bệnh và làm ảnh hưởng xấu năng suất, phẩm chất cây trồng. 1.1.3.3. Khả năng biến đổi để thích nghi của sinh vật khi môi trường thay đổi  Sự phản hồi của sinh vật đối với tác động từ môi trường. Sinh vật phản ứng lên tác động của môi trường bằng 2 phương thức: chạy trốn (động vật) và thích nghi. Sự thích nghi của sinh vật có thể là thích nghi hình thái hoặc thích nghi di truyền. • Thích nghi hình thái xảy ra trong suốt thời gian sống của cơ thể sinh vật dưới tác động của các yếu tố môi trường. • Thích nghi di truyền xuất hiện trong quá trình phát triển cá thể, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các trạng thái môi trường, được xây dựng và củng cố bởi các yếu tố di truyền.  Biến động số lượng Quá trình biến đổi xảy ra do tác động ngẫu nhiên của các yếu tố môi trường, chủ yếu là do yếu tố thời tiết và khí hậu. Có thể ảnh hưởng lên số lượng cũng nư chất lượng cá thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua sự thay đổi trạng thái sinh lý của cây, thức ăn, hoạt tính của thiên địch.  Diễn thế sinh thái và tác động đến sinh vật chỉ thị môi trường Diễn thế sinh thái tác động làm biến đổi môi trường sống gây rat hay đổi quần xã sinh vật. Tất cả các hoạt động kinh tế liên quan đến HST luôn chịu ảnh hưởng và tác động vào quá trình diễn thế sinh thái. Nguyên nhân xảy ra diễn thế sinh thái: • Nguyên nhân bên trong: gây nên nội diễn thế nằm trong chính tổ chức của chính HST, sự sinh sản và cạnh tranh sinh tồn của các sinh vật. • Nguyên nhân bên ngoài: bao gồm các yếu tố từ bên ngoài tác động lên HST làm thay đổi nó, gây nên ngoại diễn thế. Tác động làm biến đổi của môi trường gây ảnh hưởng trên cơ thể sống có thể quan sát: • Những thay đổi về thành phần loài hoặc các nhóm ưu thế • Những thay đổi về đa dạng loài • Tăng tỷ lệ chết trong quần thể… Do ảnh hưởng của diễn thế sinh thái mà các chỉ thị sinh học có thể sử dụng để đánh giá tình trạng suy thoái, đặc biệt là khu cần bảo tồn. 1.1.4. Phân nhóm sinh vật chỉ thị Dựa vào tác dụng của sinh vật chỉ thị: • Công cụ để giải đoán môi trường là các loài SVCT mẫn cảm với điều kiện môi trường không thích hợp, có thể sử dụng chúng làm công cụ để nhận biết tình trạng môi trường. • Công cụ thăm dò là những loài SVCT thích nghi đối với môi trường nhất định, sự xuất hiện của chúng có thể dung để đo phản ứng và thích nghi đối với sự thay đổi của môi trường. • Công cụ khai thác là các loài SVCT có khả năng tích lũy các chất trong mô của chúng. • Công cụ tích lũy SH: các loài SVCT có khả năng tích lũy các hóa chất trong mô của chúng. • Sinh vật thử nghiệm là các sinh vật được chọn lọc để nghiên cứu trong điều kiện thí nghiệm nhằm xác định các chất gây ô nhiễm. 1.1.5. Tính chất của sinh vật chỉ thị Khả năng chống chịu của sinh vật với các yếu tố vô sinh của môi trường và tác động tổng hợp của chúng là một đặc điểm- Tính chất của SVCT. Đặc điểm phản hồi lên tác động của nhân tố môi trường bằng 2 hình thức: chạy trốn và thích nghi. Đây là tính chất thứ 2 của SVCTMT. Tính chỉ thị môi trường của SVCT được thể hiện ở các bậc khác nhau: • SVCT- dấu hiệu về sinh lý, sinh hóa, tập tính, tổ chức tế bào của cá thể SVCT. • Quần thể SVCT- cấu trúc quần thể các loài chỉ thị. • Quần xã SVCT- một số nhóm SVCT nào đó (sinh vật nổi, sinh vật đáy). Nhờ tính chất của SVCT có thể sử dụng khả năng tích tụ các chất ô nhiễm trong cơ thể và giá trị biểu thị tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường lên sinh vật để đánh giá môi trường thuận lợi và hiệu quả hơn so với phương pháp lý hóa học. 1.1.6. Tiêu chuẩn để chọn sinh vật làm chỉ thị sinh họcSinh vật đã được định loại rõ ràng. • Dễ thu mẫu trong tự nhiên, kích thước vừa phải. • Có phân bố rộng (phân bố toàn cầu). • Có nhiều tài liệu về sinh thái cá thể. • Có giá trị kinh tế hoặc là nguồn dịch bệnh. • Dễ tích tụ các chất ô nhiễm. • Dễ nuôi trồng trong phòng thí nghiệm. • Ít biến dị. 1.2. Loài chỉ thị Loài chỉ thị là cá thể loài hay nhóm các loài sinh vật có đặc điểm sinh lý, sinh hóa mẫn cảm với tác động của tình trạng môi trường, chúng hoặc hiện diện hoặc thay đổi số lượng các loài khi môi trường sống bị ô nhiễm hay bị xáo trộn. Một số loài địa y là loài chỉ thị cho sự mẫn cảm với ô nhiễm SO2. Nhóm chỉ thị môi trường đất Secpentine có đặc điểm phát triển rời rạc và lùn. Một số loài cây rừng không chống chịu được với sự xáo trộn của môi trường có thể làm các cây chỉ thị cho tuổi của rừng cây. Các nhóm SVCT có thể dung trong đánh giá điều kiện sinh thái, các cá thể của loài chỉ thị đánh giá môi trường, lập bản đồ về sự ô nhiễm môi trường. 1.3. Khái niệm mở rộng về sinh vật chỉ thị 1.3.1. Sinh vật cảm ứng SVCT có thể tiếp tục tồn tại trong môi trường ô nhiễm dù có thể biến đổi do tác động của chất ô nhiễm. Nhờ đặc điểm này của sinh vật cảm ứng mà có thể nhận biết về đặc điểm của môi trường. 1.3.2. Sinh vật tích tụ SVCT không bị biến đổi trong môi trường bị ô nhiễm do có khả năng đặc biệt trong việc tích tụ những loại chất gây ô nhiễm nhất định trong mô với hàm lượng cao hơn nhiều so với môi trường. Vì vậy sinh vật tích tụ không chỉ có khả năng chỉ thị cho môi trường nhất định mà còn dễ bị phát hiện hơn qua những phân tích hóa học. Trong số những sinh vật loại này rêu thường được sử dụng rộng rãi nhất, tảo, thực vật lớn cũng thường được sử dụng, cá và động vật không xương sống cũng có thể sử dụng. 1.3.3. Sinh vật thăm dò và cảnh báo Sinh vật thăm dò và cảnh báo là những loài sinh vật bản địa đơn lẻ, có khả năng thể hiện phản ứng có thể đo được đối với chất ô nhiễm. Sinh vật thăm dò và cảnh báo được sử dụng như một chỉ thị cảnh báo sớm về sự có mặt của các chất ô nhiễm trong môi trường. 1.4. Dấu hiệu sinh học Dấu hiệu sinh học là những thể hiện sự phản ứng của sinh vật đối với tác động của chất ô nhiễm trong môi trường. Có 2 loại chính: • Dấu hiệu sinh lý- sinh hóa • Dấu hiệu sinh thái 1.4.1. Dấu hiệu sinh lý- sinh hóa Dấu hiệu này dễ nhận biết Có nhiều ý nghĩa, nhất là các chỉ số liên quan tới khả năng sống sót, sự sinh trưởng của cá thể, sự sinh sản của quần thể. 1.4.2. Dấu hiệu sinh thái Dấu hiệu sinh thái thể hiện sự biến đổi của cấu trúc quần thể hoặc quần xã sinh vật dưới tác động cảu chất ô nhiễm. Khó nhận biết hơn, có thể nhận biết đánh giá bằng một số chỉ số: thiếu hụt loài, đa dạng sinh học, loài ưu thế. • Chỉ số thiếu hụt loài: được xác định trong trường hợp có số liệu khảo sát định kì về thành phần loài có mặt trong một khu sinh cư. • Chỉ số đa dạng sinh học: là chỉ số mang tính chất tổng hợp số lượng loài và số cá thể vào giá trị chung, để đơn giản hóa sự phức tạp của cấu trúc quần xã sinh vật. • Chỉ số loài ưu thế: khi mức độ ô nhiễm nặng, một số loài phát triển ưu thế về số lượng. 1.5. Chỉ số sinh học Chỉ số sinh họcchỉ số dựa trên ảnh hưởng của OONMT và tác động của sự phân hủy chất hữu cơ lên sinh vật để đo đạc các tinh chất của môi trường, đánh giá sinh thái môi trường. Quan trắc chất lượng nước: các loài chỉ thị và mức mẫn cảm của chúng với ô nhiễm; Số lượng nhóm sinh vật chỉ thị có hoặc vắng mặt được sử dụng để tính toán chỉ số sinh học. Chỉ số sinh học được sử dụng đa dạng theo vùng địa lý: thang tính điểm của tổ chức nghiên cứu quan trắc sinh học được biến đổi để sử dụng ở nhiều nước. Các chỉ số sinh học được sử dụng khá đa dạng ở Anh và được sử dụng cho nhiều nước. 1.6. Chỉ số đa dạng Chỉ số đa dạng biểu thị độ phong phú loài trong môi trường đã chọn ở dạng giá trị đơn loài. Có ý nghĩa gián tiếp chỉ ra sự tăng ô nhiễm của một HST, làm cho các loài mẫn cảm sẽ giảm thiểu và dẫn đến việc suy giảm tính đa dạng tổng thể củ quần xã sinh vật. Sử dụng chỉ số đa dạng để đánh giá 3 khía cạnh của cấu trúc quần xã: • Số lượng loài hoặc độ phong phú loài. • Tổng lượng sinh vật (độ phong phú) của mỗi loài. • Tính đồng nhất phân bố các cá thể giữa các loài khác nhau (tính đồng đều). Hiện có một số phương pháp thông dụng tính chỉ số đa dạng là: Shannon- Weiner (H’), Simpson (D), Malgalef (DMg). 1.7. Chỉ số tương đồng Chỉ số tương đồng là sự so sánh độ phong phú loài tại hai điểm thu mẫu khác nhau, trong đó một điểm được xem làm đối chứng. Có nhiều cách tính chỉ số tương đồng, nhưng thông dụng nhất phương pháp tính: chỉ số Sorensen (C); hệ số Jaccard (J); chỉ số tương đồng quần xã Pinkham &Pearson (P). Sử dụng các chỉ số đa dạng và tương đồng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. 1.8. Chỉ thị hình thái và mô Các thông số về hình thái, cung cấp những dấu hiệu có thể đo đạc hoặc nhìn thấy rõ tác hại do chất gây ô nhiễm gây nên cho sinh vật.Chỉ thị hình thái và mô có sự khác nhau giữa động vật và thực vật. 1.8.1. Đối với thực vật Các thông số (chỉ tiêu) thường sử dụng trong chỉ thị hình thái và mô: • Tốc độ sinh trưởng tương đối, trọng lượng, tuổi, chỉ số diện tích lá • Sự hư hại thực vật (có thể quan sát được bằng mắt) như: lá bị vàng, bị đốm hoặc hoại sinh (đặc biệt để quan trắc mưa axit). Trong nhiều trường hợp, chỉ thị hình thái- mô của một số loài thực vật được sử dụng để phát hiện sự có mặt một số chất gây ô nhiễm không khí (sự hư hại lá cây thuốc lá là chỉ dẫn cho ô nhiễm O3). 1.8.2. Đối với động vật Các thông số thường sử dụng trong chỉ thị hình thái và mô: • Tuổi, kích thước, tốc độ tăng trọng, tỷ lệ sinh sản. • Sinh trưởng không đối xứng và những thay đổi hình thái không do bệnh lý. • Sự xuất hiện các đặc tính bệnh lý: lở loét, bướu u, viêm tấy… II, VAI TRÒ CỦA CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG 2.1 Vai trò của chỉ thị sinh học trong đánh giá môi trường Sự thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, có chất ô nhiễm trong môi trường, gây ảnh hưởng lớn đến tình trạng sinh trưởng và sức sản xuất của thực vật làm trên lá thực vật xuất hiện những dấu hiệu bất thường: cây còi cọc, vàng lá, màu tía, mất màu, hoại tử … Dựa vào những dấu hiệu nêu trên ở thực vật cho phép đánh giá nhanh, rẻ tiền và hiệu quả hơn về những chất gây ô nhiễm ở các nồng độ khác nhau so với các phương pháp hiện đại khác. Trong những trường hợp cần thiết, bổ sung phương pháp phân tích đất, nước và thực vật. Còn đối với những chuyên gia chỉ thị sinh học môi trường không nhất thiết phải tiến hành phân tích thêm. [...]... điều kiện sinh thái nước sạch được duy trì thì số lượng các loài sinh vật phát triển Các loài đặc trưng cho nước bị ô nhiễm hữu cơ có xu hướng biến mất 2.4 Chỉ thị sinh học ô nhiễm hữu cơ môi trường nước 2.4.1 Chỉ thị sinh học ô nhiễm hữu cơ môi trường nước theo hệ hoại sinh a, Hệ hoại sinh – chỉ thị sinh học môi trường nước đầu tiên Trong đánh giá chất lượng nước không nên dựa vào những cá thể sinh vật,... nhiều trường hợp dung chỉ thị sinh học môi trường còn là bước khởi đầu cho việc sử dụng hiệu quả các phương pháp nghiên cứu và đánh giá môi trường khác Đặc biệt khai thác khả năng tích tụ các chất ô nhiễm và tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường lên các sinh vật tích tụ làm cho chỉ thị sinh học môi trườngchỉ dẫn quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp lý – hóa học 2.2 Vai trò của chỉ thị. .. các chỉ thị sinh học cá thể Tổng các giá trị đánh số của tất cả các loài chỉ thị sinh học tại mỗi điểm thu mẫu (xác định) sẽ cho kết quả biểu thị kiểu ô nhiễm tại điểm đó Tổng các giá trị hoại sinh của tất cả các chỉ thị sinh học tại một điểm chia cho tổng số các giá trị tần số gặp cho chỉ số hoại sinh hay chỉ số nhiễm bẩn tại một điểm đó Chỉ số sinh học được sử dụng đầu tiên trong quan trắc môi trường. .. nhau Các sinh vật cho môi trường nước bị ô nhiễm hữu cơ gồm: Ô nhiễm rất nặng – thoái hóa có 31 sinh vật chỉ thị hủy sinh mạnh Ô nhiễm cao – phân hủy mạnh có 17 sinh vật chỉ thị hoại sinh trung bình α Ô nhiễm trung bình – phục hồi có 22 sinh vật chỉ thị hoại sinh trun g bình β Không ô nhiễm – sạch hơn, có 22 sinh vật chỉ thị hoại sinh yếu b, Các phương pháp sử dụng hệ hoại sinh để đánh giá môi trường. .. thân thiện với môi trường III, GIÁM SÁT VÀ QUAN TRẮC SINH HỌC MÔI TRƯỜNG 3.1 Khái niệm về giám sát và quan trắc sinh học Giám sát sinh học gồm các khảo sát khác nhau tiến hành trong cùng một thời gian.trong đó khảo sát sinh học (điều tra sinh học) là sự kiểm kê tính các sinh vật, các biến đổi và những quá trình xảy ra trong một môi trường đã chọn Quan trắc sinh gọc là việc giám sát sinh học với mục đích... tác động nào đó (từ môi trường) tốt hơn • Các chỉ số kết hợp: kết hợp các chỉ số có được từ những phép đo trên để tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu (so với khi áp dụng một phép đô riêng rẽ nào đó) II Phương pháp sử dụng chỉ thị sinh học trong nghiên cứu ô nhiễm môi trường 2.1 Sử dụng chỉ số sinh học 2.1.1 Sử dụng chỉ số sinh học trong giám sát môi trường Shannen - Weiner sử dụng chỉ số đa dạng H’... công thức tính chỉ số hoại sinh (chuẩn bẩn): h: tần số phát hiện của mỗi loài S được xếp loại từ 1 đến 4 1 là chỉ thị hoại sinh yếu 2 là chỉ thị hoại sinh trung bình ß 3 là chỉ thị hoại sinh trung bình α 4 là chỉ thị hoại sinh mạnh Phương pháp này không tính đến tần số mà chỉ ước đoán 2.5 Sinh vật chỉ thị phú dưỡng nguồn nước 2.5.1 Khái niệm về phú dưỡng Phú dưỡng: Là hiện tượng thừa các chất dinh dưỡng... sống có thể chỉ thị cho ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng, ô nhiễm do hóa chất độc KLN, hóa chất BVTV, hydrate dị vòng ; ô nhiễm do dầu mỡ Đối với môi trường không khí thường lựa chọn các loại địa y, rêu và các thực vật hoang dã để quan trắc sinh học Đối với môi trường đất thường sử dụng các loài thực vật tích tụ để quan trắc sinh học Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG I, CÁC... thế xảy ra do môi trường vật lý thay đổi dưới sự tác động của quần xã và có thể dự đoán được Phương pháp dự báo diễn thế sinh thái: • Mô hình tính toán kinh nghiệm( diễn thế dinh dưỡng môi trường thủy vực) • Lập bảng ma trận với tham số là các tác động từ môi trường bên ngoài và các diễn biến có thể xảy ra tương ứng trong hệ( môi trường, đặc trưng sinh học) CHƯƠNG 3: CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG NƯỚC... SÁT SINH HỌC 1.1 Nhóm phương pháp loài đơn lẻ Sử dụng phản ứng của những loài đơn lẻ - loài làm chỉ thị sinh vật nhảy cảm, sinh vật tích tụ a, Sử dụng loài chỉ thị: Đánh giá tác động của chất gây ô nhiễm dựa trên sự có mặt của các loài chỉ thị đặc trưng (Năng bộp chỉ thị đất rất chua (PH: 4 - 5) rất nhiều Al3+ với C > 2000 ppm) Thường dùng trong đánh giá môi trường đất, ít dung để đánh giá môi trường . 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG I. KHÁI NIỆM VỀ CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG 1.1 Những khái niệm về sinh vật chỉ thị 1.1.1 Khái niệm về môn học Từ lâu các nhà khoa học thuộc các chuyên. CỦA CHỈ THỊ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG 2.1 Vai trò của chỉ thị sinh học trong đánh giá môi trường Sự thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, có chất ô nhiễm trong môi trường, gây ảnh hưởng lớn đến tình trạng sinh. lượng. 1.5. Chỉ số sinh học Chỉ số sinh học là chỉ số dựa trên ảnh hưởng của OONMT và tác động của sự phân hủy chất hữu cơ lên sinh vật để đo đạc các tinh chất của môi trường, đánh giá sinh thái môi trường. Quan

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan