Tình Hình Tiêu Cực & Tích Cực Trong Khai Thác Du Lịch Việt Nam

12 920 1
Tình Hình Tiêu Cực & Tích Cực Trong Khai Thác Du Lịch Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tình Hình Tiêu Cực & Tích Cực Trong Khai Thác Du Lịch Việt Nam

Tình Hình Tiêu Cực & Tích Cực Trong Khai Thác Du Lịch Việt Nam I.Chiến lược khai thác: 1.Mục Tiêu: Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2012 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. 2.Thị Trường: Khai thác khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand và Đông Âu. Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập và phù hợp với quy định của Nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. 3.Vùng Du Lịch Cần Được Phát Triển: a) Vùng du lịch Bắc Bộ: Gồm các tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh. Hà Nội là trung tâm của vùng và của địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch văn hóa, sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng. b) Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Huế và Đà Nẵng là trung tâm của vùng và địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng, di sản văn hoá thế giới. c) Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Gồm các tỉnh từ Kon Tum đến Cà Mau với hai vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trung tâm của vùng là thành phố Hồ Chí Minh và các địa bàn tăng trưởng du lịch là: thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Hà Tiên - Phú Quốc, thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - Phan Thiết. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi để khai thác thế mạnh du lịch của dải ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Phát triển du lịch ở các vùng, các địa bàn trọng điểm du lịch, cần phải xuất phát từ điều kiện, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và lợi thế về du lịch của từng vùng nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của cả nước để phát triển du lịch. II.Mặt Tích Cực: a).Du Lịch Huế: Mỗi năm, thành phố Huế đều tổ chức festival với nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn như lễ hội ẩm thực, hoa cây cảnh, lễ hội thả diều nghệ thuật và trình diễn áo dài, thời trang. Năm nay, festival Huế sẽ được tổ chức từ ngày 30/4 tới 3/5. Huế là thành phố tràn ngập cây xanh với không khí thanh bình, yên tĩnh nhưng cũng không kém phần nhộn nhịp, đông đúc. Khắp thành phố vẫn lưu giữ được những lăng tẩm, đền đài và nhiều nhà vườn có tuổi đời vài trăm năm tuổi. Nếu đã có dịp tới thăm thành phố Huế mộng mơ, mời bạn chia sẻ với các độc giả cách thức di chuyển, những điểm vui chơi và các món ăn ngon thú vị ở đây. 1. Phương tiện đi lại - Từ Hà Nội tới Huế: có đường bay của Vietnam Airlines. - Từ TP HCM tới Huế: cả Vietnam Airline và Jetstar Pacific đều có đường bay. - Ngoài ra bạn có thể đi tàu hoặc giường nằm chất lượng cao. 2. Khách sạn và nơi nghỉ tại Huế - Bạn có thể đến khu vực đường Lê Lợi, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Tri Phương, Hùng Vương, là những tuyến phố trung tâm để tìm khách sạn. Giá cả cho một phòng đôi ở Huế là từ 200.000 đồng trở lên, tùy loại và tùy thuộc vào nhu cầu của bạn. 3. Địa chỉ ăn uống và vui chơi khi Du Lich Hue - Khi tới Huế, bạn có thể thuê xe máy với giá từ 80.000 đồng tới 120.000 đồng để đi khám phá Kinh thành cổ và nhiều điểm tham quan quanh thành phố. Những địa điểm du lịch xa như chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Minh Mạng, Khải Định . chỉ cách khu phố trung tâm từ 5 km tới 15 km nên việc đi lại trong ngày khá tiện. - Ngoài xe máy, bạn có thể đi xe xích lô vòng quanh Đại Nội và khu Hoàng thành Huế. Giá xích lô rẻ và các bác lái xe ở đây thường nhiệt tình giới thiệu về những địa điểm du lịch và các cửa hiệu, quán ăn nổi tiếng. - Nếu không có điều kiện đi biển Lăng Cô cách Huế gần 70 km, bạn có thể tới biển Thuận An, cách thành phố Huế 12 km. Đây là bãi biển hoang sơ, nước trong xanh, cát trắng và sạch. Từ trung tâm thành phố, bạn có thể thuê xe ôm hoặc đi xe buýt với giá 6.000 đồng tới gần bãi biển, sau đó đi bộ khoảng 10 phút là ra tới biển. Du Lich Hue Trên đường từ biển Thuận An về thành phố, bạn ghé vào cồn Hến ăn cơm hến và dạo bước trên con đường Hàn Mặc Tử ở phường Vĩ Dạ thơ mộng. Buổi chiều trong mát, ngồi ngắm cảnh sông Hương từ quán cà phê vườn Vi Dạ xưa là gợi ý thú vị cho bạn.- Buổi tối, bạn có thể mua vé nghe ca Huế trên thuyền và thả đèn hoa đăng trên sông Hương thơ mộng. Mỗi vé nghe đàn ca và đi dạo trên sông có giá khoảng 80.000 đồng tới 120.000 đồngTrên đường từ biển Thuận An về thành phố, bạn ghé vào cồn Hến ăn cơm hến và dạo bước trên con đường Hàn Mặc Tử ở phường Vĩ Dạ thơ mộng. Buổi chiều trong mát, ngồi ngắm cảnh sông Hương từ quán cà phê vườn Vi Dạ xưa là gợi ý thú vị cho bạn.- Buổi tối, bạn có thể mua vé nghe ca Huế trên thuyền và thả đèn hoa đăng trên sông Hương thơ mộng. Mỗi vé nghe đàn ca và đi dạo trên sông có giá khoảng 80.000 đồng tới 120.000 đồng. b)Thành phố bên bờ sông Hàn Nói đến Đà Nẵng là du khách hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác. Với lợi thế về địa lý, giao thông Đà Nẵng còn có cảng biển lớn với độ sâu lý tưởng, có sân bay quốc tế, có ga xe lửa, có núi, có sông, có biển? Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới là: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn làm nổi rõ vị trí của thành phố là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách của khu vực. Đà Nẵng có đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở và tuyệt đẹp được mệnh danh là "thiên nhiên đệ nhất hùng quan". Có bán đảo Sơn Trà là điểm hẹn lý tưởng cho du khách. Dưới chân Sơn Trà có Suối Đá, Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm? cho du khách cảm giác thú vị khi chìm đắm trong vẻ huy hoàng bình minh và sự lặng lẽ hoàng hôn của một vùng sơn thuỷ hữu tình. Có Ngũ Hành Sơn huyền thoại là "Nam Thiên danh thắng". Ở đây còn có làng đá truyền thống Ngũ Hành Sơn mang đậm tính văn hoá, nghệ thuật và sáng tạo. Có khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ được nhiều người ví là Đà Lạt, SaPa của miền Trung. Có bảo tàng điêu khắc Chămpa (Cổ viện Chàm) nơi lưu giữ những kỷ vật của nền văn hoá Chàm một thời vang bóng. Đình làng Hải Châu; Đà Nẵng gắn liền với những địa danh du lịch hấp dẫn: Xuân Thiều, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước, Nam Ô, Tuý Loan, Dốc Kiềng, Hòn Kẽm - Đá Dừng, làng Phú Thượng, vùng sông Trường Định, Hoà Cường, Đồng Nghệ, Thọ Quang, Mân Thái, Phước Mỹ? Biển là nguồn cảm hứng du lịch vô tận mà Đà Nẵng có được. Ngoài những bãi tắm sạch, đẹp trải dài thì cảng Đà Nẵng là một trong những cảng ăn khách nhất hiện nay ở Việt Nam. Nói đến Đà Nẵng là du khách hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác. Với lợi thế về địa lý, giao thông Đà Nẵng còn có cảng biển lớn với độ sâu lý tưởng, có sân bay quốc tế, có ga xe lửa, có núi, có sông, có biển? Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới là: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn làm nổi rõ vị trí của thành phố là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách của khu vực. Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến cầu Sông Hàn - cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam - niềm tự hào của người dân nơi đây. Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân. Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của Đà Nẵng chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong không gian cầu Sông Hàn lộng gió và mát rượi. Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau. Đà Nẵng thành phố bên sông Hàn, thành phố biển xinh đẹp thơ mộng và lòng mến khách của người dân thành phố đã làm cho nơi đây trở thành điểm đến thường xuyên của du khách trong nước và quốc tế. III.Mặt Tiêu Cực: Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.  Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.  Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.  Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.  Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí.  Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại.  Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.  Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng .). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, [...]...kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền Lâu nay, rất nhiều khách du lịch đã bị dính bẫy các quán ăn “chặt chém” khi đến TP Vũng Tàu với đủ các chiêu thức như cân “đểu”, nâng khống hóa đơn… Nhiều báo trong nước than phiền về tệ nạn chặt chém này Nổi tiếng nhất là quán ăn Như Ý (306 Phan Chu Trinh,... giá khá mềm để khách không bị choáng Khi khách chịu vào, nhân viên quán “gài” ăn những món sang như lẩu hải sản, lẩu cá, tôm… Cả một bè lũ liên kết “chặt chém” như trên đã làm làm hãi hùng khách du lịch, nhất là Việt kiều, thứ đến là khách Sài Gòn ... đồng, trong đó chỉ mấy lạng tôm, ghẹ nhỏ thì biến thành 1,6kg ghẹ và gần 1kg tôm, riêng cái lẩu nhỏ kiểu gì mà hơn 800.000 đồng! “Bí quyết” của quán này là sử dụng tới 3 chiếc cân để cân hải sản Dưới bếp đặt 2 cái, một cái loại 12kg để cân hàng nhập về, một cái loại 5kg dùng để cân hải sản lúc lên thớt (đầu bếp sử dụng) Cái còn lại loại 12kg đặt gần bể chứa hải sản tươi sống để cân trước mặt khách Trong. .. nhưng lẩu bưng lên sẽ kèm theo một đĩa hải sản được tính tiền riêng Khách ăn xong mới tá hỏa khi kêu một cái lẩu chỉ có giá trên 100,000 đồng nay thành vài triệu đồng Giúp sức để các chủ quán “chặt chém” du khách là đám “cò” mồi chài quán ăn rất đông đảo, từ “cò” chạy xe gắn máy đến “cò” chạy taxi Bọn này dùng đủ mánh để chèo kéo khách do các chủ quán sẵn sàng “chi” đẹp bằng hoa hồng 20-30% số tiền móc . Tình Hình Tiêu Cực & Tích Cực Trong Khai Thác Du Lịch Việt Nam I.Chiến lược khai thác: 1.Mục Tiêu: Phát triển du lịch trở thành một. phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi để khai thác thế mạnh du lịch của dải ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, du

Ngày đăng: 24/01/2013, 11:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan