chuyên đề ôn thi công chức - công vụ và công chức

4 1.3K 25
chuyên đề ôn thi công chức - công vụ và công chức

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

chuyên đề ôn thi công chức

CHUYÊN ĐÊ 5: CÔNG VỤ - CÔNG CHỨC I. QUAN NIỆM CHUNG VỀ CÔNG VỤ 1.1. Công vụ Công vụ là một loại lao động (hoạt động) đặc biệt thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thi hành luật pháp, sử dụng hiệu quả nguồn lực công (công sản, ngân sách) nhằm đáp ứng mục tiêu của Nhà nước (chính trị) đã đề ra trong giai đoạn phát triển. 1.2. Nền công vụ Nếu như công vụ dùng để chỉ các hoạt động cụ thể thực thi quyền lực quản lý hành chính Nhà nước, thì “nền công vụ” mang ý nghĩa của hệ thống, nghĩa là nó chứa đựng bên trong nó công vụ các cơ sở, điều kiện để công vụ được tiến hành. III. NGHĨA VỤ QUYỀN LỢI CỦA CÔNG CHỨC 3.1. Nghĩa vụ công chức (điều bắt buộc) Nghĩa vụ của công chức hay nghĩa vụ trong công vụ là những gì công chức phải tuân thủ nghiêm chỉnh thực hiện. Đó cũng chính là trách nhiệm, bổn phận của công chức. Nghĩa vụ của công chức trong thực hiện công vụ có một số điểm đáng chú ý: Nghĩa vụ do pháp luật quy định. Nghĩa vụ của công chức mang tính bắt buộc, mang tính đơn phương tính phải thi hành. Nghĩa vụ do đạo đức công vụ điều chỉnh: Công chức phải trung thành, trung thực, không thiên vị, không dối trá, không tự ý hiểu sai nội dung nghĩa vụ, nội dung nhiệm vụ. Nghĩa vụ thực thi các hoạt động công vụ theo nguyên tắc hiệu lực hiệu quả, năng suất, chất lượng. Nghĩa vụ mang tính tác phong thể hiện hình thức hành vi ứng xử của công chức. Ở nước ta, nghĩa vụ của cán bộ công chức được quy định gồm: 1. Trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ sự an toàn, danh dự lợi ích quốc gia; 2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật; 3. Tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân; 4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến chịu sự giám sát của nhân dân; 5. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng; 6. Có ý thức tổ chức kỷ luật trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức; giữ gìn bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật; 7. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao; 8. Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 9. Cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật. 10. Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải 1 chấp hành quyết định thì phải báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó. IV. NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM Quy định những việc công chức không được làm nhằm mục đích để công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, đảm bảo khách quan, vô tư, tuân thủ theo pháp luật. Những quy định này cũng nhằm để ngăn ngừa những hành vi tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, giữ gìn sự trong sạch của đội ngũ cán bộ công chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là công bộc của nhân dân, do dân, vì nhân dân mà phục vụ. Quy định những gì công chức không được làm hoàn toàn giống nhau giữa các nước. Những quy định đó phụ thuộc vào điều kiện mức dộ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia; phụ thuộc vào văn hoá tổ chức nhiều yếu tố khác. Ở nước ta có khá nhiều văn bản quy định những điều công chức không được làm. Ngoài các văn bản mang tính chất quy phạm pháp luật chung cho người lao động cũng như người sử dụng lao động, còn có những quy định riêng cho đội ngũ cán bộ, công chức. Pháp lệnh Cán bộ, công chức quy định những việc cán bộ - công chức không được làm, đó là: 1. Cán bộ, công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ; không được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc. 2. Cán bộ, công chức không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc. 3. Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hộp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư tổ chức nghiên cứu khoa học tư. Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của cán bộ, công chức. 4. Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước, thì trong thời hạn ít nhất là năm năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôi việc, không được làm việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm chính sách ưu đãi đối với những người phải áp dụng quy định của Điều này. 5. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. 6. Người đứng đầu cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư hàng hoá, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó. 2 Pháp lệnh quy định những việc cán bộ, công chức không được làm cả về tư cách, đạo đức quan hệ nhân thân trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Trong đó có 4 điều cấm chung cho đội ngũ cán bộ, công chức 2 điều cấm đối với cán bộ, công chức giữ cương vị lãnh đạo. Ở đây, có những điều quy định cấm chung đối với cán bộ, công chức có những điều áp dụng riêng cho cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, thể hiện sự lưu ý tới trách nhiệm quyền hạn của người có chức vụ lãnh đạo. Chính từ những điều cầm này có thể thấy một phạm vi rộng lớn mà cán bộ, công chức có thể làm ngoài nhiệm vụ, công vụ của mình để tham gia đóng góp thêm cho xã hội, trau dồi trình độ chuyên môn nâng cao thu nhập chính đáng của bản thân mà không gây phương hại lợi ích quốc gia như trực tiếp tham gia dạy học, nghiên cứu khoa học trực tiếp tham gia dạy học, nghiên cứu khoa học, khám bệnh, làm tư vấn trong những trường hợp cho phép thực hiện ngoài giờ làm việc cho Nhà nước. Đối với điều quy định “người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà người đó trực tiếp quản lý Nhà nước” là những doanh nghiệp mà người đó trực tiếp ra quyết định thành lập hoặc doanh nghiệp để thực hiện kiểm tra thanh tra hoạt động của doanh nghiệp. Điều này nhằm ngăn ngừa việc cán bộ, công chức sử dụng thông tin về chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý nhà nước của lĩnh vực mình quản lý để tạo những điều kiện đặc biệt cho việc mưu cầu lợi ích riêng. Điều quy định cấm việc sử dụng người có quan hệ nhân thân trong cơ quan, tổ chức nhằm tránh để cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn cùng với người thân làm sai trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Ngoài ra, nhiều quy định cán bộ, công chức không được làm nằm trong các văn bản của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội. V. VIỆC TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG QUẢN LÝ CBCC 5.1. Tuyển dụng Có thể nói việc tuyển dụng cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, đủ tiêu chuẩn vào những vị trí nhất định của bộ máy Nhà nước. Để đạt được những yêu cầu trên, công tác tuyển dụng cán bộ, công chức phải tuân thủ những nguyên tắc sau: Nguyên tắc bình đẳng: Tức là mọi công dân có nguyện vọng, có đủ điều kiện có cơ hội ngang nhau được vào làm cán bộ, công chức. Nguyên tắc công khai: Xuất phát từ các thiết chế dân chủ quy định trong Hiến pháp Pháp luật. Nguyên tắc này nhằm để kiểm soát hành vi của cơ quan, cá nhân có trách nhiệm làm công tác tuyển dụng. Nội dung công khai có thể là: điều kiện tuyển dụng, chỉ tiêu tuyển dụng, thời gian nộp hồ sơn, thời gian hướng dẫn nội dung, kế hoạch thi, chế độ ưu tiên Nguyên tắc tuyển dụng xuất phát từ nhu cầu thực tế: Tức là từ việc miêu tả thực tế công việc, thiếu vị trí nào thì tuyển dụng cán bộ, công chức vào vị trí đó đảm bảo đúng chuyên môn ngành nghề đào tạo, đúng trình độ, nhằm khắc phục tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” trong bộ máy của chúng ta hiện nay. Nguyên tắc chất lượng: Nguyên tắc này đảm bảo chọn được người giỏi vào làm việc trong cơ quan nhà nước. Nguyên tắc ưu tiên: Là việc tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với một số đối tượng nhất định, phù hợip với pháp luật, xuất phát từ chế độ, chính sách của Đảng Nhà nước. 3 Công tác tuyển dụng công chức chủ yếu được thực hiệnthông qua kỳ thi tuyển. Người trúng tuyển là người phải có số điểm của mỗi lần thi đạt từ điểm 5 trở lên theo thang điểm 10, được lấy từ người có tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu biên chế. Người trúng tuyển phải trải qua thời gian tập sự theo quy định. Hết thời gian tập sự, người tập sự phải làm báo cáo kết quả tập sự, người hướng dẫn tập sự có bản nhận xét, đánh giá kết quả đối với người tập sự, báo cáo với cơ quan sử dụng công chức. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức kết quả công việc của người tập sự. Nếu người tập sự đạt yêu cầu của ngạch thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% hệ số lương khởi điểm của ngạch được tuyển dụng các quyền lợi khác như công chức trong cơ quan. 4

Ngày đăng: 23/05/2014, 19:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan