Kỹ năng của luật sư trong vụ án lao động

6 780 5
Kỹ năng của luật sư trong vụ án lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ năng của Luật trong vụ án lao động - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Quan hệ lao động là một trong những dạng quan hệ phức tạp và có tầm ảnh hường lớn đối với lực lượng sản xuất và cả nền kinh tế xã hội. Một sự kiện lao động đơn lẻ ảnh hưởng trực tiếp tới cá nhân hoặc một nhóm người lao động và người sử dụng lao động song cũng có thể để tác động xấu đối với lực lượng lao động nói chung, từ đó ảnh hưởng tới nền sản xuất trong nước cũng như ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.MỤC LỤC PHẦN I: ĐỀ DẪN VỀ KỸ NĂNG CỦA LUẬT TRONG VỤ ÁN LAO ĐỘNG PHẦN II: Khái quát chung các đẶc thù cỦa vỤ án lao đỘng Ảnh hưỞng tỚi kỸ năng cỦA luẬt I . CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA VỤ ÁN LAO ĐỘNG ẢNH HƯỞNG TỚI KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT II. cÁC LOẠI VỤ ÁN LAO ĐỘNG THƯỜNG GẶP PHẦN III: KỸ NĂNG CỦA LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG I . KỸ NĂNG CỦA LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN LAO ĐỌNG II . KỸ NĂNG CỦA LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN LAO ĐỌNG 1. Thu thập và xác minh chứng cứ chứng minh cho các luận điểm 2. Thu thập và xác minh chứng cứ để giải quyết hậu quả pháp lý 3. Kỹ năng của luật trong việc hòa giải trước phiên tòa III. kỸ NĂNG CỦA LUẬT TẠI PHIÊN TOÀ VỤ ÁN LAO ĐỘNG IV. kỸ NĂNG CỦA LUẬT TRONG VIỆC THI HÀNH ÁN LAO ĐỘNG V. kỸ NĂNG CỦA LUẬT TẠI PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM VỤ ÁN LAO ĐỘNG VI. KỸ NĂNG CỦA LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN TÁI THẨM, GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN LAO ĐỘNG PHẦN IV: KẾT LUẬN PHẦN I: ĐỀ DẪN VỀ KỸ NĂNG CỦA LUẬT TRONG VỤ ÁN LAO ĐỘNG Quan hệ lao động là một trong những dạng quan hệ phức tạp và có tầm ảnh hường lớn đối với lực lượng sản xuất và cả nền kinh tế xã hội. Một sự kiện lao động đơn lẻ ảnh hưởng trực tiếp tới cá nhân hoặc một nhóm người lao động và người sử dụng lao động song cũng có thể để tác động xấu đối với lực lượng lao động nói chung, từ đó ảnh hưởng tới nền sản xuất trong nước cũng như ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Xác định được tầm quan trọng của các quan hệ lao động cũng như sự ảnh hưởng của nó, cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử cũng như các cơ quan, tổ chức có liên quan khác cần hết sức chú trọng tới yêu cầu về mặt pháp lý cũng như hiệu quả xã hội đạt được trong việc giải quyết các vụ án lao động. Việc giải quyết tốt một vụ án lao động theo hướng có tình, có lý, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua công tác pháp luật thực tiễn luôn là mục tiêu của nhà nước ta. Trong việc giải quyết các vụ án lao động, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động hay sắp tới là Bộ luật tố tụng dân sự đều thể hiện rõ quyền được có luật của các đương sự. Người luật tham gia trong vụ án có thể với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền lợi cho các đương sự. Tuy tham gia với tư cách là đại diện/người bảo vệ quyền lợi cho một trong các bên đương sự trong vụ án, khó tránh khỏi sự thiên lệch về quan điểm song thực sự, sự tham gia của luật cũng góp phần không nhỏ vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án và làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cần giải quyết. Như vậy, việc người luật bảo vệ cho một bên đương sự trong vụ án là một điều cần thiết khách quan và có thể nói rằng nhu cầu mời luật tham gia vào các vụ án là ngày càng tăng. Do tính chất đặc thù của công việc, người luật tham gia giải quyết các vụ án lao động cần có những kỹ năng nhất định Đối với những vụ án lao động, ngoài những kỹ năng chung, người luật cần nắm được những điều đặc thù trong việc giải quyết các vụ án lao động cũng như hậu quả pháp lý của việc giải quyết đó. Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về kỹ năng của luật trong việc giải quyết các vụ án lao động do vậy là rất cần thiết đối với những người làm nghề luật nói chung và những luật chọn hướng đi chủ yếu liên quan đến giải quyết các vụ án lao động nói riêng. PHẦN II: Khái quát chung các đẶc thù cỦa vỤ án lao đỘng Ảnh hưỞng tỚi kỸ năng cỦA luẬt I . CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA VỤ ÁN LAO ĐỘNG ẢNH HƯỞNG TỚI KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT 1. Trong vụ án lao động, việc giải quyết nó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nguyên tắc bảo vệ người lao động. Trong mỗi điều luật về tố tụng đều thể hiện những quan điểm về sự bình đẳng trước pháp luật của các bên trong vụ án lao động. Tuy nhiên, có vẻ như những nghĩa vụ của người lao động theo từng điều luật nội dung cụ thể trong trường hợp phát sinh các tranh chấp lao động được quy định thuận lợi hơn nhiều so với người sử dụng lao động. 2. Việc giải quyết các vụ án lao động liên quan trực tiếp đến các chính sách xã hội (xem thêm tại điểm 7 dưới đây). 3. Mục đích giải quyết tranh chấp lao động nói chung và vụ án lao động nói riêng khác biệt so với các loại vụ án khác. Không chỉ là quyền lợi và nghĩa vụ trực tiếp của các bên được giải quyết trong vụ án mà chính là hậu quả sau cùng trong việc giải quyết vụ án lao động là điều cần tính đến. Có thể người lao động thắng trong vụ án và đòi được quyền lợi song mục tiêu cao nhất của giải quyết vụ án lao động chính là các bên còn có thể quan hệ tiếp tục với nhau. Trong mối quan hệ này, người lao động đứng ở vị trí yếu thế hơn nhiều so với người sử dụng lao động và do vậy mà giải quyết được tranh chấp lao động trong sự thỏa thuận mang tính hợp tác cao giữa các bên luôn là điều mà hai bên cần hướng tới và cũng tác động lớn tới kỹ năng của luật trong giải quyết vụ án lao động. Có thể nói đây là đặc điểm lớn nhất trong giải quyết vụ án lao động ảnh hưởng tạo nên đặc thù kỹ năng của luật so với các vụ án mang tính dân sự khác. 4. Các tranh chấp trong quan hệ lao động có thể liên quan nhiều tới yếu tố mang tính kỹ thuật như tai nạn lao động, bí mật công nghệ sản xuất, bí mật kinh doanh và do đó đòi hỏi người luật không chỉ biết về luật pháp, về kỹ năng nghề nghiệp nói chung mà còn phải nắm được các vấn đề kỹ thuật cũng như các quy định pháp luật liên quan. 5. Giải quyết các vụ án lao động có tính đặc thù về mặt tố tụng. Tuy được giải quyết theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động và sắp tới là Bộ luật tố tụng dân sự song trong những trường hợp cụ thể về cùng một vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng, nếu Bộ luật lao động có quy định thì ưu tiên áp dụng Bộ luật lao động. 6. Các tranh chấp lao động phải thông qua thủ tục hòa giải tại Cơ sở trước khi khởi kiện trước tòa án (tuy nhiên có một số loại vụ việc không cần qua hòa giải trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động). Theo quy định tại điều 158 Bộ luật lao động, việc giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành theo các nguyên tắc sau: - Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp. - Thông qua trọng tài hoà giải trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chung của xã hội và tuân thủ theo luật pháp. - Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, có sự tham gia của đại diện công đoàn, đại diện người sử dụng lao động. 7. Về mục tiêu giải quyết tranh chấp lao động Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật lấy mục tiêu là giải quyết ổn thoả mọi tranh chấp giữa người hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động. Mục tiêu này là quan trọng vì: - Giải quyết ổn thoả tranh chấp lao động góp phần duy trì sự ổn định quan hệ lao động và hoạt động sản xuất xã hội. - Giải quyết ổn thoả tranh chấp lao động góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người lao động cũng như người sử dụng lao động, đồng thời góp phần bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội. -Giải quyết ổn thoả tranh chấp lao động góp phần hoàn thiện cơ chế nhà nước về lao động và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động Tất cả các đặc thù này cần được tính đến trong hoạt động của luật đối với việc giải quyết các vụ án lao động. II. cÁC LOẠI VỤ ÁN LAO ĐỘNG THƯỜNG GẶP Căn cứ vào Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (1996), Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ án lao động sau: 1. Các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về thực hiện hợp đồng lao động, và trong quá trình học nghề mà hội đồng hoà giải cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan lao động cấp huyện) hoà giải không thành, trừ các tranh chấp lao động cá nhân sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở: a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. 2- Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về việc thực hiện thoả ước lao động tập thể; về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh) giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác của ngành tòa án, các vụ án lao động thường gặp bao gồm: - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - Kỷ luật lao động sa thải - Tranh chấp khác: Bồi thường thiệt hại, tiền lương, bảo hiểm xã hội. Việc xác định những loại vụ việc chủ yếu thường gặp cũng giúp luật tập trung xác định rõ những kỹ năng cần thiết, chủ yếu trong giải quyết các vụ án lao động. Tuy nhiên, các loại vụ án lao động khác cũng không thể nằm ngoài phạm vi nghiên cứu, củng cố kỹ năng của luật sư. PHẦN III: KỸ NĂNG CỦA LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG Trong việc giải quyết vụ án lao động, kỹ năng của luật dựa vào các tiêu chí khác nhau có thể được chia theo những dạng khác nhau: Nếu phân loại theo nội dung các mối quan hệ trong giải quyết vụ án, có thể chia ra kỹ năng trong quan hệ với khách hàng, kỹ năng trong quan hệ với đương sự phía bên kia, kỹ năng trong quan hệ với những người tham gia khác trong vụ án, kỹ năng quan hệ với những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu phân loại theo loại hành vi cụ thể, có thể chia ra thành kỹ năng trong việc nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng soạn thảo đơn khởi kiện, kỹ năng trong việc đưa ra chứng cứ, kỹ năng xét hỏi, kỹ năng tranh luận, kỹ năng thực hiện kháng cáo Nếu phân loại theo chủ thể được bảo vệ, có thể chia thành kỹ năng của luật trong việc bảo vệ người lao động và kỹ năng của luật trong việc bảo vệ người sử dụng lao động. Nếu phân loại theo vai trò của luật trong vụ án có thể chia ra kỹ năng của luật khi là người đại diện của đương sự và kỹ năng của luật khi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, trong thực tế, các kỹ năng trên được thực hiện và thể hiện đan xen trong những giai đoạn nhất định của việc giải quyết vụ án, nó liên quan mật thiết với quá trình giải quyết vụ án theo những trình tự luật định nên có thể xem xét kỹ năng của luật theo từng giai đoạn tố tụng cụ thể. Đây cũng là cách phân loại phổ biến đối với các kỹ năng của luật trong các vụ án nói chung. Theo đó, kỹ năng của luật có thể xem xét theo từng giai đoạn tố tụng cụ thể như sau: - Kỹ năng của luật trong quá trình khởi kiện vụ án lao động - Kỹ năng của luật trong giai đoạn chuẩn bị xét xử - Kỹ năng của luật tại phiên tòa xét xử sơ thẩm - Kỹ năng của luật tại phiên tòa xét xử phúc thẩm - Kỹ năng của luật trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm - Kỹ năng của luật trong giai đoạn thi hành án vụ án lao động; I . KỸ NĂNG CỦA LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN LAO ĐỘNG Quá trình khởi kiện vụ án lao động được xem xét ở đây bao gồm việc tư vấn ban đầu, nghiên cứu hồ sơ trước khi khởi kiện cho tới khi khởi kiện vụ án lao động và tòa án thụ lý vụ án. Trong thực tế, có thể nhận thấy được hai trạng thái của luật khi bước vào giai đoạn này là chủ động nghiên cứu hồ sơ và định hướng hoạt động ngay từ đầu khi người đến nhờ bảo vệ chưa khởi kiện và thứ hai là bị động khi người nhờ bảo vệ đã khởi kiện vụ án hoặc phía bên kia đã khởi kiện vụ án. Trong cả hai trường hợp, người luật cần nghiên cứu kỹ vấn đề rồi mới có thể quyết định được những việc cần làm liên quan. Trong trường hợp người có quyền lợi yêu cầu được bảo vệ đến với luật khi họ cần đến ý kiến tư vấn có nên hay không nên khởi kiện, cách thức để khởi kiện, người luật cần tìm hiểu sự việc của khách hàng để có lời tư vấn hợp lý. Thông thường, khi khách hàng tìm đến luật sư, họ thường đặt niềm tin trông chờ luật giúp đỡ, giải quyết cho họ những vướng mắc mà họ đang phải đương đầu. Sự việc được họ kể lại thường không đầy đủ, thậm chí có sự suy diễn và nhận thức chủ quan của họ. Bởi vậy, người luật không thể chỉ đánh giá sự việc qua lời kể của khách hàng mà phải hết sức bình tĩnh lắng nghe, thận trọng và khéo léo đặt câu hỏi cho khách hàng của mình nhằm gợi ý cho họ trình bày sự việc một cách mạch lạc và trung thực. Qua đó, luật nắm bắt được thực chất của sự việc rồi từ đó có lời tư vấn đúng đắn cho khách hàng. Lời khuyên của luật phải trung thực, ngay thẳng, phản ánh một cách trung thực ý kiến của luật về nội dung đích thực của vấn đề và giải pháp có thể có được để giải quyết vấn đề nhất là đối với các tranh chấp lao động, việc lựa chọn giải pháp không nhất thiết và thực sự không nên giải quyết theo thủ tục tố tụng khi chưa thực sự cần thiết. Đánh giá đúng đắn mức độ sự việc và khả năng giải quyết nó sẽ giúp luật đưa ra những lời tư vấn cũng như tìm kiếm phương cách giải quyết tối ưu. Trong hoạt động nghề nghiệp của luật nói chung cũng như trong việc giải quyết vụ án lao động nói riêng, tiêu chí đầu tiên là nhìn vào những hiệu quả thực tế mà luật mang lại cho khách hàng nên trong những trường hợp có cơ sở hợp lý, người luật có thể khuyến khích khách hàng thỏa hiệp hay chấp nhận đề nghị của đối phương nhằm mang lại cho khách hàng những lợi ích thiết thực, tránh cho họ bị lôi kéo vào vòng kiện tụng phiền toái mà hậu quả bất lợi họ lại phải gánh chịu. Trong giải quyết các vụ án lao động, ngay từ đầu tiếp nhận vụ việc, luật cần cân nhắc thật kỹ để đưa tới một cách giải quyết có hiệu quả nhất (tùy thuộc yêu cầu của khách hàng) song mục tiêu hướng tới cao nhất là có thể duy trì được mối quan hệ lao động đã tồn tại sau khi kết thúc việc giải quyết theo thủ tục tố tụng (nếu bảo vệ cho người lao động - trừ trường hợp người lao động không yêu cầu việc quay lại làm việc). Trong quá trình này, người luật cũng không thể vì mục tiêu lợi nhuận mà chiều theo tất cả các yêu cầu của khách hàng, giải quyết chúng ngay cả khi biết trước kết quả chắc chắn đạt được hoàn toàn ngược lại. Nếu vậy, đạo đức nghề nghiệp của luật cần phải xem lại. Trong những trường hợp như vậy, người luật cần giải thích cho khách hàng hiểu rằng, đâu là quyền, đâu là nghĩa vụ của họ trong các tình huống tranh chấp để từ đó khuyên họ điều chỉnh các yêu cầu cho hợp lý và tránh gây căng thẳng, lãng phí tiền của, công sức vô ích. Khi xác định nhận bảo vệ cho đương sự trong vụ việc, luật cần thực hiện các thao tác nghề nghiệp cần thiết cho việc giải quyết vụ án sao cho thuận lợi nhất. Kỹ năng của luật cũng được sắp xếp một cách tuần tự. Người luật cần xác định nội dung tranh chấp, hay chính xác hơn là quan hệ tranh chấp. Quan hệ tranh chấp này có phải là tranh chấp lao động mà Tòa án có thẩm quyền giải quyết hay không. Người luật cần xem xét về các phương án giải quyết đối với vụ việc, xác định về kết quả có thể đạt được và hiệu quả của từng phương án. Nếu không nhất thiết phải ra tòa mà bằng con đường hòa giải, thương lượng có thể giải quyết được thì giúp đỡ khách hàng trong việc hòa giải, thương lượng. Khi xác định được rằng vụ việc nhất quyết phải giải quyết thông qua con đường tố tụng và khách hàng có yêu cầu thì luật cần thực hiện các thao tác nghiệp vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án lao động. Đầu tiên, luật cần xem xét về điều kiện khởi vụ án lao động. Về điều kiện khởi kiện, trước hết, là xem xét về tư cách của người khởi kiện. Tại Điều 1 (khoản 1) Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, những người có thể khởi kiện vụ án lao động bao gồm “Người lao động, tập thể lao động, người sử dụng lao động theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án lao động để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp cần bảo vệ quyền và ích hợp pháp của tập thể lao động thì công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện”. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự sắp có hiệu lực lại không đề cập một cách rõ ràng tới phạm vi những người được khởi kiện như nêu trong pháp lệnh. Một vấn đề đáng được quan tâm khi xác định chủ thể có quyền khởi kiện trong trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động và có người thừa kế. Vậy, khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến chế độ đối với người thừa kế có thể được giải quyết tại tòa lao động hay không chính là câu hỏi chưa được giải quyết triệt để. Trong trường hợp này, tùy quan điểm của mỗi người song có lẽ việc giải quyết theo luật dân sự về việc đòi quyền tài sản tạo thành trên cơ sở một quan hệ lao động là hợp lý. Vấn đề thứ hai trong xác định điều kiện khởi kiện chính là thẩm quyền của tòa án giải quyết vụ án. Việc xác định thẩm quyền này phải căn cứ vào Điều 11, 12, 13, 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động và sắp tới là Điều 31, 33, 34, 35, 36 của Bộ luật tố tụng dân sự. Về cơ bản, Bộ luật tố tụng dân sự đã mở rộng thêm phạm vi giải quyết các vụ án của Tòa án mà không cần bắt buộc có thủ tục hòa giải trước khi khởi kiện. Tiếp đó, luật cần xem xét về thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc. Theo quy định tại Điều 167 của Bộ luật lao động, thời hiệu khởi kiện vụ án lao động được xác định như sau: Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, kể từ ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm được quy định như sau: 1- Một năm đối với các tranh chấp lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 166; (Điểm a, b và c Khoản 2 Điều 166: Tòa án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở: a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; c) Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;) 2- Một năm đối với tranh chấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 166; (Điểm d Khoản 2 Điều 166: Tòa án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở: d) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tải điểm b khoản 2 Điều 151 Bộ luật này;) 3- Ba năm đối với tranh tranh chấp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 166; (Điểm đ Khoản 2 Điều 166: Tòa án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở: đ) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động) 4- Sáu tháng đối với các loại tranh chấp lao động khác. Tiếp theo, luật cần phải chú ý tới điều kiện hòa giải trước khi khởi kiện vụ án lao động tại tòa án.Tòa án chỉ thụ lý giải quyết nếu việc hòa giải đối với các tranh chấp không thành trừ trường hợp thuộc điều 166 Bộ luật lao động. Hơn nữa, việc hòa giải trước khi khởi kiện vụ án lao động tại tòa án cũng cần thực hiện theo thủ tục nhất định và do những cá nhân/tổ chức nhất định có thẩm quyền tiến hành mới được xem xét. Sau khi thực hiện các kiểm tra cần thiết liên quan đến điều kiện khởi kiện, luật tiến hành chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Hồ sơ khởi kiện thông thường bao gồm đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan đính kèm (hợp đồng lao động, các giấy tờ, tài liệu chứng cứ về sự việc tranh chấp, các căn cứ mà đương sự dựa vào để đưa ra yêu cầu ). Tùy theo yêu cầu của khách hàng và vị trí của khách hàng trong quan hệ lao động (người lao động, người sử dụng lao động) mà trong đơn khởi kiện, luật đưa ra những căn cứ, lý lẽ, yêu cầu phù hợp. Đơn khởi kiện cần nêu bật được vấn đề song tránh dài dòng, hạn chế sử dụng từ ngữ phức tạp và phải sử dụng đúng các khái niệm, thuật ngữ pháp lý. Việc khởi kiện được hoàn tất sau khi Tòa án thụ lý để giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, luật cũng cần chú ý về những diện được miễn án phí quy định tại Khoản 3 Điều 166 Bộ luật lao động (người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật) để tư vấn cho khách hàng. Đối với các vụ việc mà nguyên đơn đã khởi kiện rồi mới đến nhờ luật hoặc luật được phía bị đơn mời, việc viết đơn khởi kiện là không cần thiết. Tuy nhiên, luật vẫn cần thực hiện các thao tác nêu trên như xác định điều kiện khởi kiện, xác định được sự phù hợp giữa căn cứ của đương sự đưa ra với các vấn đề cần giải quyết và các yêu cầu cần được thực hiện. Ngay cả trong trường hợp nguyên đơn đã nộp đơn khởi kiện thì việc xem xét có bổ sung hay thay đổi yêu cầu trong đơn khởi kiện cũng là điều cần thiết. . lý 3. Kỹ năng của luật sư trong việc hòa giải trước phiên tòa III. kỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TẠI PHIÊN TOÀ VỤ ÁN LAO ĐỘNG IV. kỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC THI HÀNH ÁN LAO ĐỘNG V. kỸ NĂNG CỦA LUẬT. NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG I . KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN LAO ĐỌNG II . KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN LAO ĐỌNG 1 cỦa vỤ án lao đỘng Ảnh hưỞng tỚi kỸ năng cỦA luẬt sư I . CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA VỤ ÁN LAO ĐỘNG ẢNH HƯỞNG TỚI KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ II. cÁC LOẠI VỤ ÁN LAO ĐỘNG THƯỜNG GẶP PHẦN III: KỸ NĂNG

Ngày đăng: 22/05/2014, 09:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Kỹ năng của Luật sư trong vụ án lao động - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

  • PHẦN I: ĐỀ DẪN VỀ KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN LAO ĐỘNG

  • PHẦN II: Khái quát chung các đẶc thù cỦa vỤ án lao đỘng Ảnh hưỞng tỚi kỸ năng cỦA luẬt sư

    • I . CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA VỤ ÁN LAO ĐỘNG ẢNH HƯỞNG TỚI KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ

    • II. cÁC LOẠI VỤ ÁN LAO ĐỘNG THƯỜNG GẶP

    • PHẦN III: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG

      •  

      • I . KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN LAO ĐỘNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan