Tóm tắt kết quả kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu nhập khẩu tại Công ty TNHH 1TV Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh

9 804 1
Tóm tắt kết quả kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu nhập khẩu tại Công ty TNHH 1TV Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tóm tắt kết quả kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu nhập khẩu tại Công ty TNHH 1TV Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh

ĐOÀN KIỂM TRATỔ KIỂM TRA SAIGON PETROTóm tắt kết quả kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu nhập khẩu tại Công ty TNHH 1TV Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh1. Căn cứ kiểm traThực hiện Quyết định số 2245/QĐ-BTC ngày 20/9/2011 và Quyết định số 2280/QĐ-BTC ngày 27/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “ Kiểm tra giá nhập khẩu xăng dầu tại các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối ”. Tổ kiểm tra đã tiến hành kiểm tra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (SAIGON PETRO - gọi tắtCông ty) từ ngày 07/10/2011 đến ngày 15/10/2011.2. Phạm vi và giới hạn kiểm tra 2.1. Phạm vi kiểm traKiểm tra giá nhập khẩu xăng dầu tại SAIGON PETRO từ 01/01/2011 đến 15/9/2011.2.2. Giới hạn kiểm tra- Tổ kiểm tra không chứng kiến việc kiểm kê các mặt hàng xăng dầu tại các thời điểm: 30/6/2011, 21 giờ ngày 26/8/2011 và từ sau 21 giờ ngày 26/8/2011 đến hết ngày 15/9/2011, chỉ căn cứ vào các chứng từ, tài liệu do đơn vị cung cấp.- Việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 26/8/2011, 15/9/2011 dựa trên ước thực hiện và phân bổ của doanh nghiệp. Vì vậy, tổ kiểm tra căn cứ vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và các phương thức phân bổ chi phí tại doanh nghiệp để xác định và xử lý kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo theo yêu cầu của Quyết định kiểm tra.3. Nội dung kiểm tra - Kiểm tra, xác định giá vốn các mặt hàng xăng, dầu tồn kho tại thời điểm 21 giờ ngày 26/8/2011, giá nhập khẩu trong giai đoạn từ 01/01/2011 đến thời điểm 21 giờ ngày 26/8/2011 và từ sau 21 giờ ngày 26/8/2011 đến hết ngày 15/9/2011. - Rà soát các khoản chi phí thực tế liên quan đến kinh doanh của các doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh xăng, dầu trong giai đoạn từ 01/01/2011 đến thời điểm 21 giờ ngày 26/8/2011 và từ sau 21 giờ ngày 26/8/2011 đến hết ngày 15/9/2011. Đồng thời rà soát kết quả sản xuất kinh doanh chung và kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối đến thời điểm 30/6/2011.- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về trích và sử dụng Quỹ bình ổn giá từ 01/01/2011 đến 15/9/2011. 4. Kết quả kiểm tra4.1. Kết quả (lãi, lỗ) tính đến thời điểm ngày 26/8 (để tiện so sánh, giá vốn thực tế chưa tính lãi định mức 300 đ/lít).- Mặt hàng xăngTT Chỉ tiêuĐơn vịXăng A92 Xăng A95Giá vốn thực tế Giá vốn thực tế 1Giá cơ sở theo Giá vốn thực tế nhập khẩuđ/lít 21.068 21.912 2 Giá bán lẻ đ/lít 21.300 21.800 3Chênh lệch (2-1)Lãi (+)Lỗ (-)đ/lít 232 - 112 - Mặt hàng dầuTT Chỉ tiêuĐơn vịDO 0,05%S DO 0,25%S Dầu hoảGiá vốn thực tếGiá vốn thực tếGiá vốn thực tế1Giá cơ sở theo Giá vốn thực tế nhập khẩuđ/lít 20.678 20.722 19.690 2 Giá bán lẻđ/lít 21.100 21.050 20.800 3Chênh lệch (2-1)Lãi (+)Lỗ (-)đ/lít 422 328 1.110 Qua so sánh giá thực tế với giá bán lẻ của các mặt hàng xăng dầu tại thời điểm 21h ngày 26/8/2011 cho thấy hầu hết các mặt hàng xăng dầu Công ty nhập khẩu đều có lãi (trừ mặt hàng xăng A95 lỗ 112 đ/lít). Mặt hàng xăng A95 lỗ do giá vốn hàng tồn kho tại thời điểm 21h ngày 26/8/2011 của Công ty cao hơn so với giá nhập khẩu tính bình quân 30 ngày trước thời điểm 21h ngày 26/8/2011. Trong giai đoạn từ 1/7/2011 đến 26/8/2011 giá dầu thế giới giảm nhưng doanh nghiệp lại không nhập khẩu nên giá tồn kho chịu ảnh hưởng của giá nhập khẩu cao trong 6 tháng đầu năm.4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh4.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 06 tháng đầu năm 2011 Đơn vị tính: đồngChỉ tiêuMã sốSố BC của DN Số Kiểm tra Chênh lệchDoanh thu thuần 108.409.078.405.060 8.409.078.405.060 Giá vốn hàng bán 118.221.251.158.852 8.221.251.158.852 Lơi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20187.827.246.208 187.827.246.208 Doanh thu hoạt động tài chính 21105.443.720.824 105.443.720.824 2 Chi phí tài chính 2287.275.560.644 79.608.392.276 (7.667.168.368)Trong đó: Chi phí lãi vay 2315.084.807.995 15.084.807.995 Chi phí bán hàng 2475.428.222.200 75.428.222.200 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2517.788.210.907 17.788.210.907 Lơi nhuận thuần từ hđ kinh doanh 30112.778.973.281 120.446.141.649 7.667.168.368 Thu nhập khác 3135.903.314.850 35.903.314.850 Chi phí khác 326.912.423 6.912.423 Lợi nhuận khác 4035.896.402.427 35.896.402.427 Tổng lợi nhuận trước thuế 50148.675.375.708 156.342.544.076 7.667.168.368a) Nguyên nhân chênh lệchChi phí chênh lệch tỷ giá tới 30/6/2011 có một số nghiệp vụ hạch toán chưa phù hợp quy định, không có hóa đơn với giá trị là: 7.667.168.368 đ. Cụ thể như sau:Công ty có ký hợp đồng mua Condensate của các nhà cung cấp trong nước sau: + Chi nhánh Cty TNHH MTV Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (TP.Hà Nội);+ Công ty ONGC Videsh Limited - Văn phòng điều hành tại TP.HCM – Việt Nam;+ Công ty Korea national oil corporation (KNOC) - VP điều hành tại TP.HCM;+ Công ty BP Exploration operating Company Limited - VP điều hành tại TP.HCM;+ Công ty TNHH MTV - Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil).Thực tế Công ty thực hiện: Trong hợp đồng ký với các nhà cung cấp trên quy định: giá cả của 1 đơn vị hàng hóa tính bằng đô la; giá trị thanh toán của hợp đồng tính và phải thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam tính theo tỷ giá thực tế tại thời điểm thanh toán. Từ quy định trên của hợp đồng nên thực tế các bên đã thực hiện như sau:+ Khi giao nhận xong hàng hóa, bên bán phát hành hóa đơn, bao gồm giá trị ngoại tệ và giá trị tiền đồng Việt Nam tính theo tỷ giá BQLNH hoặc tỷ giá bán VCB HCM tại ngày phát hành hóa đơn GTGT. Công ty căn cứ vào hóa đơn để hạch toán nhập kho, thuế GTGT đầu vào và công nợ phải trả theo hóa đơn.+ Khi thanh toán hàng hóa theo hợp đồng bằng tiền đồng Việt Nam nên phát sinh một khoản chênh lệch tăng so với giá trị hóa đơn GTGT mua hàng đã phát hành do tỷ giá lúc thanh toán tăng lên. Khoản chênh lệch này đơn vị hạch toán vào chi phí tài chính CLTG. Theo Công ty báo cáo, khoản tiền tăng thêm này không có hóa đơn GTGT bán hàng phát hành cho Công ty.3 Căn cứ vào hợp đồng thì giá trị tính toán hợp đồngthanh toán phải sử dụng tiền đồng Việt Nam. Do vậy, theo quy định thì đơn vị bán hàng phải phát hành hóa đơn GTGT bán hàng đúng đủ bằng giá trị tiền bán hàng thu được theo tiền đồng Việt Nam. Tuy nhiên do hóa đơn bán hàng phát hành trước khi thanh toán do được tính theo tỷ giá thấp hơn tỷ giá lúc thanh toán dẫn tới số tiền bán hàng thu được lớn hơn giá trị hóa đơn bán hàng đã phát hành. Khoản chênh lệch này, theo báo cáo của người mua hàng (SG Petro), người bán hàng không phát hành bổ sung hóa đơn để làm cơ sở hạch toán bổ sung giá trị hàng mua, thuế GTGT đầu vào (tương ứng để người bán hàng hạch toán doanh thu và thuế GTGT đầu ra bổ sung phải nộp NSNN). Việc này là chưa đúng quy định có thể dẫn tới các đơn vị bán không tính và nộp thuế GTGT do không xuất hóa đơn bán hàng bổ sung. Do đó tổ kiểm tra đã loại khoản chi chênh lệch tỷ giá nêu trên và yêu cầu Công ty phải đề nghị các đối tác cung cấp đủ hóa đơn bán hàngb) Kết quả hoạt động kinh doanh 06 tháng đầu năm 2011Tổng lãi 156.342.544.076 đồng; trong đó:- Kinh doanh xăng, dầu tái xuất: Lãi 158.253.761 đồng - Kinh doanh ga và kinh doanh khác: Lãi 163.714.802.422 đồng. - Riêng kinh doanh xăng dầu nội địa: Lỗ 7.530.512.107 đồng, bình quân lỗ 16,26 đ/lít xăng dầu tiêu thụ; Trong đó: + Xăng dầu sản xuất: Lãi 11.972.141.833 đ, bình quân lãi 74,9 đ/lít, trong đó: Dầu lãi 12.704.324.672 đ, bình quân lãi 1.954,24 đ/lít; xăng lỗ 732.182.838 đ/lít, Bình quân lỗ 4,77đ/lít.+ Xăng dầu nhập khẩu: Lỗ 19.502.653.940 đ, bình quân lỗ 64,3 đ/lít, trong đó: Dầu lãi 22.825.001.022 đ, bình quân lãi 108 đ/lít; xăng lỗ 42.317.654.962đ, bình quân lỗ 460 đ/lít.* Phân tích chi phí kinh doanh của xăng dầu nội địa 06 tháng đầu năm 2011Tổng chi phí kinh doanh 06 tháng đầu năm 2011(tính cả chiết khấu thù lao đại lý): 353.583.135.993 đồng, bình quân chi phí 763,8 đồng/ lít xăng dầu, trong đó: + Chi phí tiền lương 15.050.087.396 đồng, chiếm 4,26% chi phí kinh doanh;+ KHTSCĐ 10.770.290.964 đồng chiếm 3,05 % chi phí kinh doanh;+ Chi phí hao hụt 37.437.542.683 đ, chiếm 10,59% chi phí kinh doanh;+ Chênh lệch tỷ giá 47.257.304.420 đồng, chiếm 13,37% chi phí kinh doanh (bình quân 102,08 đồng/lít);+ Chi QC, tiếp thị, khánh tiết 575.304.662 đồng, chiếm 0,16% chi phí kinh doanh;+ Chi phí vận chuyển 1.415.625.773 đ, chiếm 0,4% chi phí kinh doanh.4 Riêng chiết khấu thù lao đại lý (trừ trên hoá đơn) 155.048.728.379 đ, bình quân là 335 đồng/lít.Kết quả kinh doanh xăng dầu nội địa 06 tháng đầu năm lỗ 7.530.512.107 đồng chịu ảnh hưởng lớn nhất là lỗ chênh lệch tỷ giá 47.257.304.420 đồng (bình quân 102,08 đồng/lít đồng/lít, chiếm 13,37% chi phí kinh doanh) do Nhà nước điều chỉnh tỷ giá ngày 11/2/2011. Nếu không bị ảnh hưởng bởi chênh lệch tỷ giá thì kết quả kinh doanh xăng dầu nội địa của Công ty lãi 39.726.792.313 đồng, bình quân lãi 85,82 đ/lít.Chi phí kinh doanh bình quân của giai đoạn này là 763,8 đ/lít, vượt so với chi phí kinh doanh định mức theo quy định khi xác định giá bán lẻ (600 đ/lít) là: 163,8 đ/lít, tương đương với 75.828.108.297 đồng. Nếu loại trừ ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá thì chi phí kinh doanh của Công ty bình quân là 661,72 đ/lít. Trường hợp, chi phí kinh doanh của Công ty (đã loại trừ ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá) đảm bảo chi theo định mức quy định là 600đ/lít, thì kết quả kinh doanh xăng dầu tiêu thụ nội địa 06 tháng đầu năm lãi 21.040.291.770 đồng.Trong 06 tháng đầu năm Công ty chiết khấu thù lao đại lý bình quân 335đ/lít. Tuy nhiên, riêng chi chiết khấu thù lao đại lý bình quân trong tháng 6 là 714,36 đ/lít, (tăng 379 đồng/lít) so với bình quân của 06 tháng đầu năm làm giảm doanh thu bán hàng 6 tháng đầu năm là 27.974.431.681 đồng. 4.2.2. Kết quả kinh doanh từ 01/07/2011 đến thời điểm 21 giờ ngày 26/8/2011Kết quả hoạt động kinh doanh: Lỗ 22.451.268.274 đồng, (Chi tiết theo mặt hàng tại phụ biểu số 01B); trong đó:- Kinh doanh ga và kinh doanh khác: Lãi 22.108.467.322 đồng. - Kinh doanh xăng dầu nội địa: Lỗ 44.649.739.046 đồng, bình quân lỗ 279,18 đ/lít xăng dầu tiêu thụ. Trong đó: + Xăng dầu sản xuất: Lỗ 53.844.659.908 đ, bình quân lỗ 598,91 đ/lít, trong đó: Dầu lãi 263.121.968 đ, bình quân lãi 69,44 đ/lít ; xăng lỗ 54.107.781.876 đ, Bình quân lỗ 628,31 đồng/lít. Xăng dầu sản xuất tiêu thụ trong giai đoạn này của Công ty chiếm 56,22% lượng xăng dầu tiêu thụ, trong đó chủ yếu là sản xuất xăng A83 và xăng A92. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xăng A83 và xăng A92 là xăng A95 (chiếm 77%), còn lại là condensate và các phụ gia khác. Giá vốn nhập trung bình tháng 7 và tháng 8 của xăng A95 cao hơn giá vốn nhập trung bình của tháng 6 là 837,62 đ/lít làm cho giá thành sản xuất xăng A83 và xăng A92 tăng.+ Xăng dầu nhập khẩu: Lãi 9.194.920,862 đ, bình quân lãi 131,3 đ/lít, trong đó: Dầu lãi 12.165.738.448 đ, bình quân lãi 201,5 đ/lít; xăng lỗ 2.970.817.586 đ, bình quân lỗ 307,6 đ/lít. * Phân tích chi phí kinh doanh của xăng dầu nội địa từ 01/7/2011 đến 26/8/20115 Tổng chi phí kinh doanh từ 01/7/2011 đến 26/8/2011 (bao gồm cả chiết khấu thù lao đại lý): 188.942.781.434 đồng, bình quân 1.181,41 đồng/ lít xăng dầu, trong đó: + Chi phí tiền lương 7.783.549.945 đ đồng, chiếm 4,12% chi phí kinh doanh;+ KHTSCĐ 3.953.971.593, chiếm 2,09% chi phí kinh doanh;+ Chi phí hao hụt 19.527.612.877 đ, bằng 10,34% chi phí kinh doanh;+ Chênh lệch tỷ giá 2.779.451.109 đ, bằng 1,47% chi phí kinh doanh;+ Chi QC, tiếp thị, tiếp tân, khánh tiết 218.134.717 đ, bằng 0,12% chi phí kinh doanh;+ Chi phí vận chuyển 333.143.349 đ, chiếm 0,18% chi phí kinh doanh.- Riêng chi thù lao đại lý (trừ trên hoá đơn) 125.187.874.779 đ, bình quân 782,8 đ/lít;Trong giai đoạn này Công ty không chịu ảnh hưởng lớn của chênh lệch tỷ giá như 06 tháng đầu năm 2011. Tuy nhiên, chi phí kinh doanh bình quân/lít xăng, dầu tiêu thụ vẫn ở mức cao (bình quân chi phí 1.181,41đ/lít), cao hơn 06 tháng đầu năm 2011 là 417,61 đ/lít. Trong đó: chiết khấu thù lao đại lý, bình quân 782,77 đồng/lít (tăng so với 06 tháng đầu năm 447,8 đ/lít) làm giảm doanh thu bán hàng so với mức 6 tháng đầu năm 71.622.153.693 đồng (= 159.929.812 lít x 447,8 đ/lít). Chi phí kinh doanh bình quân cho xăng dầu tiêu thụ nội địa thực tế bình quân giai đoạn này cao hơn so với định mức chi phí kinh doanh xăng dầu theo quy định (600 đ/lít) là 581,41 đồng/lít, tương đương với 92.984.894.522 đồng (= 581,41 đồng x 159.929.812 lít).Tổng chi phí kinh doanh của SAIGON PETRO vượt chi phí kinh doanh định mức (600 đ/lít) từ 01/01/2011 đến 26/8/2011 là: 168.813.002.819 đồng.Tại thời điểm kiểm tra, chưa có quy định về việc chi vượt chi phí kinh doanh định mức theo Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ và Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ Tài chính, do vậy Tổ kiểm tra chưa đủ cơ sở để loại chi phí kinh doanh vượt định mức tại Công ty SAIGON PETRO.4.2.3. Nhận xét một số khoản mục trong kinh doanh xăng dầua) Chiết khấu thù lao đại lýCông ty chi thù lao cho các đại lý theo cách trừ lùi trên hoá đơn bán hàng. Tổng chiết khấu thù lao cho các đại lý theo các mặt hàng xăng, dầu Diesel, dầu hoả tại các thời điểm như sau:Tổng chi chiết khấu thù lao đại lý từ 01/01/2011 đến 15/9/2011 là 289.440.727.666 đồng là 438 đ/lít, trong đó: - Từ 01/01/2011 đến 31/5/2011: 102.380.196.871 đ, trung bình là 263 đồng/lít.6 - Từ 1/6/2011 đến 30/6/2011: 52.668.531.508 đ, trung bình là 714,36 đồng/lít.- Từ 1/7/2011 đến 26/8/2011: 125.187.874.779 đ, trung bình là 782,77 đồng/lít.- Từ 27/8/2011 đến 15/9/2011: 9.204.124.509 đ, trung bình là 239,26 đồng/lít.Trong kết cấu giá cơ sở làm căn cứ xây dựng giá bán lẻ của các đầu mối kinh doanh xăng dầu theo Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ và Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ Tài chính quy định: Chi phí kinh doanh theo định mức 600 đồng/lít đối với xăng dầu; 400 đồng/kg đối với madut (trong đó, có bao gồm cả chiết khấu thù lao đại lý).Tuy nhiên mức chiết khấu thù lao đại lý bình quân tháng 6/2011 là 714 đồng/lít, từ 01/7/2011 đến 26/8/2011 trung bình 782,77 đồng/lít đã vượt quá chi phí kinh doanh chung (600 đ/lít). Trong khi, giai đoạn từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6/2011, giá xăng dầu thế giới giảm (giá CIF bình quân của dầu DO 0,25%S từ tháng 4 đến giữa tháng 5/2011 là 18.135 đ/lít, từ giữa tháng 5 đến hết tháng 6/2011 còn 16.641 đ/lít, giảm 1.494 đ/lít) nhưng giá bán lẻ trong nước chưa điều chỉnh giảm, đây là thời điểm để Công ty có thể bù lỗ cho thời điểm trước đó nhưng Công ty lại chuyển thu nhập đó cho các đại lý thông qua thù lao đại lý và duy trì mức chi thù lao cao đến cuối tháng 8/2011 làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (giảm lãi).b) Chi phí hoạt động tài chínhChi phí hoạt động tài chính của Công ty 06 tháng đầu năm 87.275. triệu đồng. Trong đó:- Chi phí lãi vay: 15.084.807.995 đ doanh nghiệp phân bổ cho hoạt động kinh doanh khác, không phân bổ cho kinh doanh nội địa.- Chênh lệch tỷ giá: 72.190.752.649 đ trong đó phân bổ cho kinh doanh nội địa là 47.2 tỷ đồng.Chi phí chênh lệch tỷ giá phát sinh lớn bị ảnh hưởng chủ yếu do Nhà nước điều chỉnh biên độ chênh lệch tỷ giá ngày 10/2/2011 từ 18.932 đ lên 20.693 đ (tăng 1.761 đ/USD) làm cho chi phí chênh lệch tỷ giá bị ảnh hưởng tăng 66.426.702.384 đ trên tổng số 72.190.752.649 đ, chiếm 92 %.4.3. Kiểm tra việc chấp hành các quy định về trích và sử dụng Quỹ bình ổn giá từ 01/01/2011 đến 15/9/2011 Đơn vị tính: đồngChỉ tiêu Số báo cáo Số kiểm tra Chênh lệch- Số dư 01/01/2011 123.727.508.889 123.727.508.889- Số liệu trích lập Quỹ 219.645.538.877 219.645.538.877 -- Số sử dụng 236.635.902.913 236.635.902.913 -- Số dư Quỹ bình ổn 15/9/2011 106.737.144.853 106.737.144.853 -7 Về cơ bản, Công ty tuân thủ pháp luật trong việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá theo quy định tại Thông tư hướng dẫn về cơ chế hình thành, sử dụng, quyết toán Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và các Công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tuy nhiên việc trích Quỹ Bình ổn giá của Công ty trong sáu tháng đầu năm còn một số sai sót như: - Trích lập Quỹ BOG cho sản lượng xăng dầu mua lại của các đầu mối nhập khẩu xăng dầu trong nước, không thuộc đối tượng phải trích lập và sử dụng quỹ BOG (điều chỉnh giảm số trích Quỹ 398.980.500 đồng) - Trích quỹ BOG cho sản lượng xăng dầu tạm nhập tái xuất (điều chỉnh giảm số trích quỹ 264.798.915 đồng). Đến thời điểm tháng 8/2011 Công ty đã điều chỉnh giảm số trích Quỹ Bình ổn giá chưa đúng trên 663.779.415 đồng.Theo yêu cầu kiểm tra, căn cứ số dư Quỹ BOG xăng dầu cuối từng tháng giai đoạn năm 2009-2011, Tổ kiểm tra đã xác định tiền lãi tạm tính trên số dư Quỹ BOG lãi suất tiền gửi bình quân 1,5%/tháng của Ngân hàng Vietcombank TP HCM trong 3 năm từ 2009-2011 là 27.349.835.598 đồng.Qua kết quả kiểm tra bằng số liệu ở trên cho thấy Quỹ BOG một số tháng có số dư dương đã tạo thuận lợi cho Công ty về vốn kinh doanh, giảm chi phí lãi vay, góp phần tăng thêm kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên còn một số tháng có số dư âm, tại các thời điểm này Công ty phải dùng vốn hiện có để bù đắp nguồn quỹ thiếu hụt.5. Kiến nghịCăn cứ vào kết quả kiểm tra rà soát về hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Công ty Saigon Petro, tổ kiểm tra kiến nghị:5.1. Đối với Công ty Saigon Petro- Điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán và báo cáo tài chính 06 tháng đầu năm 2011 theo kết quả của Tổ kiểm tra.- Yêu cầu các công ty cung cấp Condensate cho SAIGON PETRO phát hành hóa đơn bổ sung tương ứng với số tiền tăng thêm 7.667.168.368 đồng Công ty hạch toán chi phí tài chính về chênh lệch tỷ giá không đủ cơ sở.- Chấn chỉnh công tác quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét việc chi thù lao đại lý cho các đại lý đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong định mức chi phí kinh doanh theo quy định.5.2. Kiến nghị đối với Bộ Công thương- Nghiên cứu ban hành quy định về mức thù lao đại lý bán lẻ xăng dầu theo quy định của Luật Thương mại và phù hợp với Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ, làm cơ sở để giám sát và quản lý hạch toán doanh thu, chi phí của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tránh tình trạng áp dụng mức chi thù lao đại lý quá cao của các doanh nghiệp đầu mối.8 - Nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu, trong đó bổ sung điều kiện xem xét các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu phải có đủ năng lực tài chính (ngoài các quy định, điều kiện về hệ thống bến bãi, kho tang,…).- Xem xét điều kiện về thời gian dự trữ lưu thông (không quy định tối thiểu 30 ngày) có thời gian dự trữ lớn hơn để đảm bảo giá nhập khẩu xăng dầu sát với giá thị trường và tránh ứ đọng vốn của doanh nghiệp.5.3. Kiến nghị Bộ Tài chínhXem xét khoản chi phí kinh doanh thực tế vượt chi phí kinh doanh định mức trong cơ cấu chi phí hình thành giá bán lẻ xăng dầu tại SAIGON PETRO từ 01/01/2011 đến 26/8/2011 là: 168.813.002.819 đồng khi cơ quan Thanh tra hoặc cơ quan Thuế thực hiện kiểm tra quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2011 của Công ty SAIGON PETRO.9 . ĐOÀN KIỂM TRATỔ KIỂM TRA SAIGON PETROTóm tắt kết quả kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu nhập khẩu tại Công ty TNHH 1TV Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh1 .. giá nhập khẩu xăng dầu tại các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối ”. Tổ kiểm tra đã tiến hành kiểm tra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Thành

Ngày đăng: 22/01/2013, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan