nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần ăn đến hiệu quả sử dụng canxi, phốt pho và sức sản xuất của gà ross 508

64 2K 5
nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần ăn đến hiệu quả sử dụng canxi, phốt pho và sức sản xuất của gà ross 508

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất rất hay !

1 DANH MỤC BẢNG 1 2 DANH MỤC HÌNH 2 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công nghệ chế biến thức ăn cho động vật, muốn đưa khẩu phần hệ thống thức ăn vào sản xuất đồng bộ thì phải đảm bảo về cả kinh tế an toàn môi trường là yếu tố cần thiết. Trong dinh dưỡng cho động vật nói chung gia cầm nói riêng protein thức ăn đóng vai trò quyết định cho sự tăng trưởng phát triển của vật nuôi. Thông thường nguồn protein thức ăn sử dụng cho vật nuôi có nguồn gốc từ động vật thực vật. Tuy nhiên, khuynh hướng hiện nay là giảm tỉ lệ sử dụng protein động vật thay thế dần bằng protein thực vật trong thức ăn cho vật nuôi (TĂCVN), ngoài tác động do giá cả còn do tiến bộ khoa học kỹ thuật trong dinh dưỡng cho phép thay thế protein động vật bằng các protein thực vật sẵn có, rẻ tiền nhưng không làm thay đổi sức tăng trưởng của vật nuôi. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển protein thực vật trong TĂCVN, vấn đề trở ngại lớn nhất là khả năng tiêu hoá hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn chứa nhiều protein thực vật. Các protein thực vật có chứa một số chất kháng dinh dưỡng ức chế enzyme trypsin… ngăn cản khả năng tiêu hoá của động vật. Đặc biệt là phospho ở dạng phytic acid có nhiều trong thực vật sẽ tạo ra một phức hệ phytate khó tiêu hoá hấp thu cho động vật. Hiện nay NRC (1998) đã đưa ra mức phốt pho tổng số phốt pho dễ hấp thu cần thiết trong khẩu phần cho gia cầm, tuy nhiên tuy nhiên các sản phẩm này nếu không được gia cầm sử dụng hết sẽ bài tiết ra 30-50% phospho vào trong phân thải gây ô nhiễm môi trường (Theo Đỗ Hữu Phương, 2004 [ 1]). Do đó việc giảm hàm lượng phốt pho trong khẩu phần nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của gia cầm, đồng thời giảm sự ô nhiễm môi trường do phốt pho thải ra đã trở lên cần thiết là vấn đề đang được quan tâm trong những năm gần đây. NRC đã đưa ra những khuyến cáo hàm lượng phốt pho tổng số phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần cho gia cầm. Để đảm bảo mức độ an 3 4 toàn hơn thì hàm lượng phốt pho cũng cần được xem xét kỹ hơn. Xuất phát từ yêu cầu đó chúng tôi tiến hành thí nghiệm thiết lập khẩu phần ăn cho gia cầm để kiểm chứng các mức canxi phốt pho mà NRC (1988) đã đưa ra đồng thời có bổ sung enzyme phytase trong khẩu phần để nghiên cứu khả năng tiêu hóa hấp thu canxi, phốt pho trong các khẩu phần thí nghiệm. Với tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần ăn đến hiệu quả sử dụng canxi, phốt pho sức sản xuất của Ross 508”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung phytase vào khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của Ross 508. - Kiểm chứng hiệu quả sử dụng canxi, phốt pho khác nhau trong khẩu phần ăn cho không có bổ sung enzym phytase. 3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Hiệu quả của việc bổ sung phytase trong khẩu phần tới năng suất chăn nuôi giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ giảng dạy các nghiên cứu tiếp theo. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần tới hiệu quả sử dụng thức ăn, năng suất chăn nuôi. - Góp phần đẩy mạnh chương trình phát triển chăn nuôi bền vững. 4. Những đóng góp mới của đề tài Những nội dung nghiên cứu của đề tài có thể là hướng đi mới cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi người chăn nuôi khi bổ sung enzyme phytase cho động vật nói chung gia cầm nói riêng, nhằm giảm nhu cầu cung cấp phospho vô cơ giảm thấp sự bài tiết phospho vào trong phân, từ đó hạn chế được lượng phospho thải ra môi trường. 4 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Chất khoáng trong thức ăn của gia cầm 1.1.1.1. Chất khoáng Chất khoáng tồn tại trong cơ thể sống một lượng tương đối nhỏ, nhưng thiếu chúng thì quá trình trao đổi chất vẫn không thể thực hiện được. Có lẽ rằng đối với những cơ thể sống đơn giản chất khoáng cũng đóng vai trò điều hoà. Các quá trình tích luỹ sản sinh năng lượng cũng như tổng hợp protit, lipit, gluxit đều không thể thực hiện được nếu thiếu các hợp chất phốt pho (ATP, ADP). Do đó quá trình tổng hợp ATP cần thiết phải xuất hiện ngay trong giai đoạn đầu của sự sống. Khi thiếu một phần chất khoáng, cơ thể muốn tồn tại được đã phải có một sự thích ứng cao, còn khi thiếu hoàn toàn một chất khoáng nào đó động vật thực vật đều không thể sống được. Nhu cầu chất khoáng của cơ thể động vật cũng chỉ nằm trong một giới hạn nhất định, thừa hoặc thiếu đều không cần thiết, trong quá trình thuần dưỡng gia súc, thiếu hoặc thừa chất khoáng trong cơ thể đều là nguyên nhân thành bại của chăn nuôi. Người ta đã chứng minh được vai trò không thể thiếu của hơn 40 nguyên tố khoáng đối với sự trao đổi chất của gia súc, gia cầm. Dựa vào hàm lượng các nguyên tố khoáng có mặt trong cơ thể vật nuôi hay khối lượng các nguyên tố khoáng mà cơ thể vật nuôi cần cung cấp hàng ngày người ta chia ra thành 2 nhóm: Khoáng đa lượng khoáng vi lượng. - Khoáng đa lượng gồm: Ca, P, Mg, K, Na, Cl, S, chúng có thể chiếm từ 0,04 đến 1,5 % khối lượng VCK cơ thể. - Khoáng vi lượng gồm: Fe, Cu, Co, Mn Khoáng vi lượng thường nhỏ hơn 50 mg/kg P. 5 6 Trong cơ thể vật nuôi các chất khoáng có những mối quan hệ tương hỗ, đối kháng nhau có mối quan hệ với các chất dinh dưỡng khác trong quá trình tiêu hoá hấp thu. Chất khoáng trong cơ thể thường ở dưới dạng liên kết. Chất khoáng con vật thu nhận hàng ngày tuỳ thuộc vào lượng thức ăn tinh hay thức ăn xanh do con người cung cấp, tuy nhiên lượng khoáng mà thức ăn có được lại phụ thuộc vào lượng khoáng trong đất, phụ thuộc vào mùa vụ từng loại cây trồng, sự thu nhận của vật nuôi cũng phụ thuộc vào từng chất khoáng trong khẩu phần. Tuy chất khoáng chiếm một tỷ lệ rất thấp trong khẩu phần nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng như: - Đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng hoá học trong tế bào. - Cân bằng điện giải, cân bằng pH máu, duy trì áp suất thẩm thấu, duy trì hoạt động của hệ thần kinh thể dịch. - Tham gia vào cấu trúc tế bào như Fe trong Hb, I, trong hocmon. 1.1.1.2. Vai trò sinh học của canxi, phốt pho đối với cơ thể gia cầm * Vai trò sinh học của phốt pho đối với cơ thể gia cầm Phốt pho là một chất khoáng có nhiều chức năng hơn bất kỳ chất khoáng nào khác. Ngoài nhiệm vụ tạo xương, phốt pho còn có nhiệm vụ quan trọng khác như tham gia vào liên kết cao năng của ATP trong quá trình tổng hợp phospholipit của màng tế bào, của tổ chức thần kinh trong quá trình tổng hợp protein di truyền do ARN, ADN. - Phốt pho trong thức ăn cho gia cầm Phốt pho thường có nguồn gốc từ động vật thực vật. Phốt pho ở dạng động vật là phốt pho dễ tiêu được cơ thể động vật tiêu hoá hấp thu triệt để. Ngược lại phốt pho ở thực vật thường tồn tại dưới dạng khó tiêu hoá hấp thu. Hạt ngũ cốc, sữa, bột cá, bột thịt bột xương là nguồn cung cấp phốt pho rất tốt, trong khi đó cỏ khô rơm rạ chứa rất ít phốt pho. 6 7 Phốt pho cũng có vấn đề khá quan trọng liên quan đến hiệu suất sử dụng. Phần lớn phốt pho ở hạt ngũ cốc nhất là cám gạo thường tồn tại ở dạng phytate, là muối của acid phytic (este của hexa P của inositol). Acid phytic kết hợp với Ca Mg tạo thành muối không tan, gây ra hiện tượng khó tiêu hóa hấp thu phốt pho cho động vật đặc biệt là gia cầm. - Acid phytic trong thức ăn TheoViveros cs 2000 [61], Kies cs 2001 [24], Naher 2002 [34]; Chế độ ăn của gia cầm được phối hợp chủ yếu bởi các nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật, 2/3 phốt pho trong hạt ngũ cốc hạt bị rằng buộc trong cấu trúc của acid phytic làm giảm khả năng tiêu hoá của gia cầm. Acid phytic là myo - inositol hexadihydrogenphosphate (Tamin cs, 2003 [56]) được tạo thành từ sáu nhóm phosphate mang điện tích âm, bị rằng buộc bởi 12 hydrogens trong vòng inositol, nó có thể liên kết với các cation như Ca + , K + , Mg ++ , Zn + , Fe + Mn ++ tạo nên phức hợp không tiêu hoá hấp thu được đối với con vật (Radcliffe, 2002 [41]). Axit phytic có thể có tác động tiêu cực đến sự hấp thu các chất khoáng (Sebastian cs,1997 [49], Morris,1986 [33] ghi nhận những tác động tiêu cực của acid phytic đến sự hấp thụ của Zn, Fe, Cu, Mn Ca. Bản thân phốt pho trong phân tử phytate cũng không được giải phóng ra ngoài trong quá trình tiêu hoá vì trong ruột của gia cầm không có enzym phytase. Theo Thompson, 1993 [57], acid phytic trong hạt có thể tương tác với các chất dinh dưỡng khác trong đường tiêu hoá. Những tương tác này rất phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đường tiêu hoá của từng loại động vật khác nhau, độ pH của đường tiêu hoá sự hiện diện của các loại thức ăn khác nhau cũng gây ra sự cạnh tranh với acid phytic. Cũng theo Thompson, 1993 [57], phytate là một loại thuật ngữ sử dụng đồng nghĩa với acid phytic. Phytate là một muối cation hỗn hợp của acid phytic còn được gọi là IP6 (myo - inositol hexa dihydrogen phosphate). 7 8 Phospho phytate trong thức ăn thực vật thường chiếm 50-70% phospho tổng số, trong khi đó tỷ lệ tiêu hoá hấp thu của phospho phytate lại thấp, phospho thải ra từ phân sẽ gây nguy cơ ô nhiễm đất nước ngày càng cao. - Ảnh hưởng của acid phytic đến hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng. Acid phytic làm giảm khả năng tiêu hóa protein vì Axit phytic có khả năng liên kết với protein ở trạng thái kiềm, axit, pH trung tính (Anderson, 1985 [7]). Tuy nhiên, sự tương tác giữa axit phytic protein này sẽ dẫn đến làm giảm khả năng hòa tan của protein cuối cùng làm giảm khả năng sử dụng protein (Cheryan, 1980 [10]). Ở pH thấp, acid phytic có điện tích âm mạnh vì các nhóm phosphate phân ly không hoàn toàn, dưới điều kiện này acid phytic có ảnh hưởng xấu đến khả năng hòa tan protein vì liên kết ion của các nhóm phosphate của acid phytic các gốc axit amin bị ion hóa (lysyl, histidyl, arginyl). Trong pH acid, acid phytic có thể gắn chặt với các protein thực vật, vì điểm đẳng điện của protein này nằm trong pH 4,0 - 5,0. Ở pH 6,0 - 8,0, acid phytic protein thực vật đều có điện tích âm, phức hợp acid phytic protein vẫn được hình thành. Việc gắn kết này làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein thực vật (Vohra cs, 2003 [62]). Acid phytic cũng có thể ảnh hưởng đến sự tiêu hóa tinh bột thông qua sự tương tác với enzym amylase (Kerovuo cs, 2000 [23]). Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng acid phytic có thể ngăn chặn việc sử dụng chất béo bằng cách ngăn ngừa sự hình thành của acid phytic thông qua việc sử dụng phytase sẽ làm giảm mức độ nhũ hóa hình thành trong ruột từ đó tăng cường sử dụng năng lượng có nguồn gốc từ chất béo (Ravindran, cs, 2001)[42]. * Vai trò sinh học của canxi đối với cơ thể gia cầm Phân bố: Khoảng 99 % Ca có trong xương răng. Trong xương Ca P có tỷ lệ khá ổn định là 2:1. Ca ở dưới dạng tinh thể hydroxyapatit: 8 9 Ca còn có trong máu (chủ yếu trong huyết tương) với nồng độ 10 mg/dl ở 3 dạng: ion tự do (66 %), kết hợp protein (35 %) hoặc tạo phức hợp với acid hữu cơ như citrat hay với acid vô cơ như photphat (5-7 %). Chức năng: Chức năng chủ yếu nhất của Ca là thành phần cấu trúc của xương. Bộ xương có cấu trúc rất phức tạp, thành phần vật chất khô của bộ xương xấp xỉ như sau: chất khoáng chứa 460 g/kg, 360 g protein/kg 180 g mỡ/kg. Tuy nhiên hàm lượng này thay đổi tùy theo tuổi tình trạng dinh dưỡng. Ca P là hai thành phần rất phong phú trong xương ở dưới dạng hydroxy apatit 3Ca3(PO4)2.Ca(OH)2 là những hợp chất rất cứng không tan trong nước. Bộ xương chứa khoảng 360 g Ca/kg, 170 g P/kg 10 g Mg/kg. Thành phần hóa học của xương luôn biến động bởi vì một lượng lớn Ca P có thể được giải phóng vì cơ thể huy động, đặc biệt trong giai đoạn sản xuất trứng mặc dù sự trao đổi Ca P giữa bộ xương mô mềm là một quá trình liên tục. Sự huy động Ca được điều khiển bởi hoạt động của tuyến giáp trạng (parathyroit). Trong khẩu phần thiếu Ca, tuyến giáp bị kích thích hormon được sản sinh ra Ca từ xương được huy động để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Bởi vì Ca P kết hợp trong xương nên cả P cũng bị huy động bài tiết ra ngoài. Khi tuyến giáp trạng hoạt động quá mạnh, Ca của xương hoạt động quá mức làm cho xương bị mỏng tạo nên các lỗ hổng ở mô xương. Tuyến giáp cũng đóng vai trò điều hòa quan trọng trong sự điều hòa số lượng Ca hấp thu ở ruột non bởi ảnh hưởng của sự sản xuất 1,25 dihydroxycholecanxiferol, một dẫn xuất của vitamin D có liên quan đến sự hình thành protein liên kết Ca. Ca có tác dụng hoạt hóa nhiều enzym như lipaza, succinicdehydrogennaza, adenosintriphosphataza nhiều enzym proteolytic. Ca điều hòa tính nhạy cảm (dễ bị kích thích) của thần kinh cơ. Khi nồng độ Ca giảm làm giảm tính nhạy cảm của các sợi thần kinh. Khi nồng độ 9 10 Ca cao hơn bình thường thì có tác dụng ngược lại làm cho thần kinh cơ nhạy cảm quá mức. Ngoài ra, Ca còn tham gia quá trình đông máu làm đông vón cazein trong sữa. Ca còn tham gia vào việc điều hòa áp suất thẩm thấu cân bằng axit-bazơ. Triệu chứng thiếu Ca: Thức ăn thiếu Ca ở động vật non: Ca không đủ để tạo tổ chức xương đưa đến bệnh còi xương (Rickets - xương cong vẹo, khớp to, què cứng). Thức ăn thiếu Ca ở động vật trưởng thành: Ca ở xương bị huy động mà không được thay thế tạo nên tình trạng gọi là nhão (xốp) xương (Osteomalacia - xương yếu dễ gãy; ở đẻ: mỏ xương trở nên xốp, chân cong, vỏ trứng mỏng đẻ ít). Các triệu chứng còi xốp xương không chỉ là dấu hiệu do thiếu Ca mà có thể còn do thiếu P hoặc thiếu vitamin D. Nguồn canxi: Sữa, lá cây bộ đậu chứa nhiều Ca, trong khi đó hạt cốc cây lấy củ rất nghèo Ca. Trong các sản phẩm động vật: xương, bột cá, thịt, máu… rất giàu Ca. Nếu sử dụng đá Canxi photphát thì phải loại ngay fluorin, nếu không có thể bị ngộ độc. Nếu khẩu phần của gia súc dạ dày đơn chứa nhiều mỡ thì hình thành xà phòng Ca-axit béo làm giảm hấp thu Ca. 1.1.1.3. Quá trình hấp thu trao đổi canxi, phốt pho ở gia cầm Xác định tỷ lệ hấp thu một chất khoáng nào đó rất khó vì nó được bài tiết qua ống tiêu hoá một lượng khá lớn. Trong ống dạ dày - ruột chứa một hỗn hợp chất khoáng cả nội sinh lẫn ngoại sinh. Sự bài tiết chất khoáng thậm chí không ổn định tỷ lệ của những thành phần khoáng riêng rẽ cũng không rõ ràng. Ống dạ dày - ruột tham gia tích cực trong sự trao đổi chất của cơ thể. Có rất nhiều nghiên cứu về sự biến đổi lượng chất khoáng trong ống tiêu hoá của động vật, các nghiên cứu cho thấy: Các chất khoáng nói chung canxi, phốt pho nói riêng được hấp thu trên toàn bộ chiều dài của ruột non, diều, dạ dày ruột già hấp thu không 10 [...]... hành tại Viện khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên * Thời gian nghiên cứu Từ tháng 01/2010 đến 2011 2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đánh giá hiệu quả sử dụng phốt pho thức ăn của thí nghiệm trong khẩu phần ăn có các mức canxi, phốt pho khác nhau có không bổ sung phytase thông qua các chỉ tiêu: Tốc độ sinh trưởng, hiệu quả chuyển hoá thức ăn, tỷ lệ tiêu hoá canxi, phốt pho, khả năng khoáng hoá xương... trứng tăng hiệu quả chuyển hoá thức ăn thì cũng thấy rõ ở mái đẻ 27 Kết quả nghiên cứu của hãng Danisco khi áp dụng thử nghiệm bổ sung phytase thế hệ mới được chiết suất từ E.coli cho thì thấy rằng: việc bổ sung phytase vào khẩu phần ăn cho 270 con đang trong thời kỳ cao điểm của giai đoạn đẻ trứng cho tỷ lệ đẻ trứng tăng 3,96%, đầu vào thức ăn giảm 4,0% tỷ lệ lợi nhuận/khối lượng thức ăn. .. việc bổ sung phytase vào khẩu phần có hàm lượng phyin cao tới khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng Các kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy ảnh hưởng của khẩu phần có hàm lượng P phytin cao The đến khả năng tiêu hoá Ca, p các axit amine khác Ravindran et al.Ravindran cs, (2000), using broiler chicks,2001 [43], cũng đã nghiên cứu sử dụng enzym phytase cho con, thịt, theo dõi ảnh hưởng của. .. phytase còn phụ thuộc vào tỷ lệ canxi, phốt pho trong khẩu phần Canxi liên kết với các phân tử phytate làm cho phytate phốt pho ít hoà tan Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đồng quan điểm cho rằng bổ sung phytase trong khẩu phần ăn của gia cầm có tác dụng cải thiện chế độ ăn khả năng tiêu hoá phốt pho cho gia cầm (theo Biehl cs (1995) [8]; Denbow cs 1995, [12]; Mitchell cs 1996, [31]) 29... lượng, khẩu phần, mức ăn, tần suất cho ăn, nguồn phytase, lượng phytase bổ sung tình trạng sinh lý của vật nuôi Không có mức chuẩn cho việc bổ sung phytase cho tất cả các loại khẩu phần bởi vì mức phốt pho tổng số phốt pho phytate của các loại khẩu phần thay đổi Enzyme phytase không chỉ làm gia tăng khả năng tiêu hóa phốt pho mà còn làm tăng khả năng tiêu hóa những chất khoáng các axít amin khác... phốt pho vào khẩu phần ăn để lượng phốt pho thải ra ít hơn Điều này thực hiện bằng enzyme phytase Trong hạt ngũ cốc, phần lớn phốt pho bị liên kết dưới dạng phytate rất khó tiêu thường bị thải ra ngoài Bổ sung phytase vi sinh vào khẩu phần sẽ giải phóng một số mạch liên kết phốt pho, giúp tiêu hoá dễ dàng Đây là những vấn đề cấp thiết đòi hỏi các nhà sản xuất cần nghiên cứu để ứng dụng trong sản xuất. .. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NGOÀI NƯỚC 1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước * Nghiên cứu về sử dụng men tiêu hoá trong chăn nuôi Năm 2009, Viện Chăn nuôi (Bộ NN - PTNT) đã phối hợp với Viện Vi sinh vật Công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) [5] nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học hỗn hợp (probiotic + đa enzyme) (EPV) đa enzyme tiêu hoá (EV) vào thức ăn cho Thí nghiệm... 1g phốt pho phytate chỉ cần 380U phytase Ngoài ra các nguồn phytase khác nhau thì hoạt tính enzyme cũng khác nhau (hoạt tính enzyme phytase vi sinh vật lớn hơn phytase lúa mì làm tăng độ lợi dụng của P, sự tích luỹ Ca N giảm P thải tiết ở phân) Hiệu quả của phytase còn chịu sự chi phối của khẩu phần, số bữa ăn, lượng thức ăn cho ăn cũng như chức năng sinh lý của lợn (bổ sung cùng một lượng phytase. .. chuẩn bị tiếp tục được ăn khẩu phầnbổ sung chất chỉ thị trong vòng 5 ngày Thức ăn ăn vào thức ăn thừa được cân ghi chép hàng ngày Phân thải ra được thu thập 2 lần/ngày vào lúc 8h00 16h00 (cẩn thận trong quá trình thao tác để tránh nhiễm lông, vảy các mảnh vụn khác) Phân được sấy khô nghiền qua mắt sàng 0,5 mm để phân tích xác định tỷ lệ tiêu hóa phốt pho mức thải phốt pho ra... biết: broiler 44 ngày tuổi yêu cầu 570 U phytase để giải phóng 1g phốt pho; 70 ngày tuổi số lượng enzym yêu cầu là 850 U, như vậy hiệu quả của enzym giảm theo tuổi mái đẻ có đáp ứng với phytase kém hơn broiler, tuy nhiên những cái lợi như giảm phân dính, tăng sản lượng trứng hiệu quả chuyển hoá thức ăn thì cũng thấy rõ ở mái đẻ Ravindran el al 1999, [42] đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc . đến hiệu quả sử dụng canxi, phốt pho và sức sản xuất của gà Ross 508 . 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung phytase vào khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của gà Ross 508. . trong khẩu phần để nghiên cứu khả năng tiêu hóa và hấp thu canxi, phốt pho trong các khẩu phần thí nghiệm. Với tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần ăn đến hiệu. chứng hiệu quả sử dụng canxi, phốt pho khác nhau trong khẩu phần ăn cho gà có và không có bổ sung enzym phytase. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Hiệu

Ngày đăng: 17/05/2014, 23:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục tiêu của đề tài

    • 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

      • 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

      • 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

      • 4. Những đóng góp mới của đề tài

      • Chương 1

      • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

        • 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

          • 1.1.1. Chất khoáng trong thức ăn của gia cầm

            • 1.1.1.1. Chất khoáng

            • 1.1.1.2. Vai trò sinh học của canxi, phốt pho đối với cơ thể gia cầm

            • * Vai trò sinh học của phốt pho đối với cơ thể gia cầm

            • * Vai trò sinh học của canxi đối với cơ thể gia cầm

              • 1.1.1.3. Quá trình hấp thu và trao đổi canxi, phốt pho ở gia cầm

              • 1.1.1.4. Chuyển hoá canxi và phốt pho ở gia cầm.

              • 1.1.1.5. Nguyên nhân ảnh hưởng tới sự hấp thu phốt pho

              • 1.1.2. Enzym phytase và ứng dụng enzym phytase trong chăn nuôi gia cầm

                • 1.1.2.1. Giới thiệu về enzym phytase

                • 1.1.2.2. Những hiểu biết về enzym phytase

                • 1.1.2.3. Thành phần của phytase trong tự nhiên

                • 1.1.2.4. Những lưu ý khi lựa chọn và sử dụng men phytase

                • 1.1.3. Những lợi ích của việc sử dụng enzyme phytase

                • 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

                  • 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

                  • 1.2.1. Các nghiên cứu bổ sung enzym phytase cho gia cầm

                  • Chương 2

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan