Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt tại địa bàn thị xã bắc kạn

67 1.2K 3
Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt tại địa bàn thị xã bắc kạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất hay bà bổ ích !

1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH 1 2 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay, cùng với sự phát triển đất nước theo hướng CNH - HĐH, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng đang bị tác động rất lớn. Những hoạt động tự phát, không có quy hoạch của con người như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông nghiệp không hợp lí và thải chất thải trực tiếp vào các thủy vực … đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, vấn đề thiếu nước sạch ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nhất là ở những vùng ít mưa. Lượng nước cần dùng trong mùa cạn rất lớn, nhất là lượng nước dùng cho nông nghiệp. Tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn năm 2000 đạt tới 70,7 km 3 , chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong mùa cạn (bao gồm nước sông, nước dưới đất và nước do các hồ chứa điều tiết), hay 51% tổng lượng dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Vào khoảng năm 2010, tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn có thể tới 90 km 3 , chiếm khoảng 54% tổng lượng nước có thể cung cấp hay 65% tổng lượng dòng chảy trong mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Đặc biệt, ở không ít vùng và lưu vực sông, lượng nước cần dùng có thể gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung cấp, tức là chẳng những vượt quá xa ngưỡng lượng nước cần có để duy trì sinh thái mà còn không có nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Tại Việt Nam - một nước đang phát triển, mặc dù được nhà nước đặc biệt quan tâm nhưng cũng chỉ mới có 46 - 50% dân cư đô thị và 36 - 43% dân cư nông thôn được dùng nước sạch. Nhiều người dân ở nhiều vùng còn phải dùng các nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, kéo theo tỷ lệ dân cư 2 3 mắc bệnh khá cao: 90% phụ nữ nông thôn mắc bệnh phụ khoa, 95% trẻ em nông thôn bị nhiễm giun, hàng năm có trên 1 triệu ca tiêu chảy, lị Nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân quan trọng tạo nên những nguy cơ tiềm tàng của nhiều bệnh lý ở nhiều địa phương. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi với những mạch núi thuộc vòng cung sông Gâm và vòng cung Ngân Sơn, do vậy cũng là nơi khởi nguồn mạng lưới dày đặc những con suối, dòng sông chảy ra nhiều hướng xung quanh. Bắc Kạn có 7 con sông chính, với tổng chiều dài là 343 km, diện tích lưu vực là 3.935 km 2 , tổng trữ lượng nước của các sông khoảng 3.513 triệu m 3 , bao gồm 7 sông: Cầu, sông Năng, sông Phó Đáy, sông Bắc Giang, sông Na Rì, sông Hiến và sông Bằng Khẩu. Bắc Kạn có trên 40 điểm khai thác chì, kẽm, vàng và đá. Do chưa được quản lý tốt, đa phần các mỏ khai thác đều không có hệ thống xử lý nước thải, nên nước thải trong và sau khi khai thác, tuyển quặng được xả thẳng vào các sông suối làm cho nguồn nước ở các vùng khai thác bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong địa phận tỉnh Bắc Kạn, hiện tượng ô nhiễm nước mặt chỉ diễn ra cục bộ, còn nhìn chung, chất lượng nước mặt ở đây còn tương đối tốt. Phân bố những điểm ô nhiễm nước mặt tập trung chính tại các điểm khai khoáng của huyện Chợ Đồn; một số vị trí của huyện Bạch Thông do nước thải của Nhà máy luyện giang Cẩm Giàng chưa qua xử lý và nước thải sinh hoạt của thị trấn, thị tứ đổ vào lưu vực sông Cầu; một số điểm tại thị Bắc Kạn do nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong thị xã, các cơ sở sản xuất, điển hình là nhà máy giấy đế Công ty cổ phần Lâm sản Bắc Kạn và nhà máy bia Bắc Á. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt tại địa bàn thị Bắc Kạn” 3 4 1.2. Mục đích - Cung cấp các thông tin về hiện trạng môi trường nước mặt tại thị Bắc Kạn từ đó đánh giá chất lượng nước tại địa bàn. - Xác định được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lí và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt tại địa bàn. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và quản lí nguồn nước. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Bổ sung tư liệu cho hoc tập. * Ý nghĩa thực tiễn - Quan trắc đo đạc và phân tích chất lượng môi trường nước mặt ở những vùng bị tác động trực tiếp bởi các nguồn thải dẫn đến sự biến động của chất lượng môi trường tại các khu đo thị, khu dân cư tập trung…. - Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế hội của thị xã. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi người. 4 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lí luận Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển. Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. 2.1.2. Cơ sở pháp lí - Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCNVN khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. - Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHXNVN thông qua ngày 29/11/2005. - Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010 - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ xung nghị định 80/2006/NĐ- CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT. - Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước - Quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCN ngày 5/6/2000 của BKHCN về việc ban hành tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (31 tiêu chuẩn) 5 6 - Quyết định số 34/2004/QĐ- BKHCN ngày 9/10/2004 về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam - Quyết định số 22/2006/QĐ- BTNMT ngày 18/12/2006 của BTNMT về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam (5 tiêu chuẩn) - Quyết định số 16/2008/QĐ- BTNMT ngày 31/12/2008 của BTNMT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường - Quyết định số 1554/2009/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn… Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước - TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo. - TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. - QCVN 08: 2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. 2.2. Sơ lược các vấn đề liên quan 2.2.1. Một số khái niệm liên quan * Khái niệm môi trường Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 đã định nghĩa : “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” 6 7 * Khái niệm ô nhiễm môi trường: Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” * Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 định nghĩa: “ Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường” * Khái niệm về tài nguyên nước: - Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, vừa vô hạn vừa hữu hạn và chính bản thân nước có thể đáp ứng cho các nhu cầu của cuộc sống ăn, uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải thủy, du lịch. Tài nguyên nước được phân thành 3 dạng chủ yếu theo vị trí cũng như đặc điểm hình thành, khai thác và sử dụng. Đó là nguồn nước trên mặt đất (nước mặt), nước dưới đất (nước ngầm) và nước trong khí quyển (hơi nước). Về mặt hóa học nước có công thức là H 2 O (nguyên chất), tuy nhiên trong tự nhiên nước còn bao gồm nhiều các chất hòa tan, các chất lơ lửng và các sinh vật sống. Các thành phần này phụ thuộc vào điều kiện nguồn phát sinh, môi trường xung quanh (Dư Ngọc Thành, 2006) [14] - Nguồn nước chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm: sông, suối, kênh, rạch, biển, hồ, đầm, ao, các tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. - Nước mặtnước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. - Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất. 7 8 - Nước sinh hoạt là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người. - Nước sạch là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của tiêu chuẩn Việt Nam. - Nguồn nước sinh hoạt là nguồn có thể cung câp nước sinh hoạt hoặc nước có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế. - Nguồn nước Quốc Tế là nguồn nước từ lãnh thổ Việt Nam chảy sang lãnh thổ các nước khác, từ lãnh thổ các nước khác chảy vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nằm trên biên giới giữa Việt Nam và nước láng giềng. - Phát triển tài nguyên nướcbiện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá trị của tài nguyên nước. - Khai thác nguồn nước là hoạt động nhằm mang lại lợi ích từ nguồn nước. - Bảo vệ tài nguyên nướcbiện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước. - Sử dung tổng hợp nguồn nước là sử dụng hợp lý, phát triển tiềm năng của một nguồn nước và hạn chế tác hại do nước gây ra để phục vụ tổng hợp nhiều mục đích. - Suy thoái cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước. - Công trình thủy lợi là công trình khai thác mặt lợi của nước, phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. - Quy hoạch tài nguyên nước là quy hoạch, bảo vệ, phân phối nguồn nước giữa các nghành dùng nước và các hoạt động kinh tế - hội, cân đối giữa nước khai thác và nhu cầu dùng nước, xem xét các mục tiêu, các khó khăn, trở ngại và quyền lợi của các đối tượng có liên quan. - Quản lý tài nguyên nước là toàn bộ các hoạt động vận hành, pháp lý, quản lý, thể chế và kỹ thuật cần thiết để quy hoạch, vận hành và quản lý tài nguyên nước. 8 9 * Khái niệm ô nhiễm nước Ô nhiễm nước là sự thay đổi của thành phần và tính chất của nước ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người. - Tác nhân và thông số ô nhiễm nguồn nước + Màu sắc Nước tinh khiêt thì không có màu. Nước thường có màu do sự tồn tại một số chất như: Các chất hữu cơ do xác động thực vật bị phân huỷ( các chất humic) Sắt và Mangan dạng keo hoặc dạng hoà tan làm nước có màu vàng, đỏ, đen. + Tổng chất lơ lửng (TSS) Chất lơ lửng là các hạt rắn vô cơ lơ lửng trong nước như khoáng sét, bùn, bụi quặng, vi khuẩn, tảo… sự có mặt của chất lơ lửng trong nước mặt do hoạt động sói mòn, nước chảy tràn làm mặt nước bị đục, thay đổi màu sắc và các tính chất khác. Chất rắn lơ lửng ít xuất hiện trong nước ngầm vì nước được lọc và các chất rắn được giữ lại trong quá trình nước thấm qua các tầng đất. + Độ cứng Độ Cứng của nước do sự có mặt của các muối Ca và Mg trong nước. Độ cứng của nước được gọi là tạm thời khi nó do các muối cacbonat hoặc bicacbonat Ca và Mg gây ra: Loại nước này khi đun sẽ tạo ra kết quả CaCO 3 và MgCO 3 và sẽ bớt cứng. Độ cứng vĩnh cửu của nước gây nên do các muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg. Độ cứng vĩnh cửu thường rất khó loại trừ. Độ cứng là chỉ tiêu cần quan tâm khi đánh giá chất lượng nước ngầm. Nó ảnh hưởng lớn tới chất lượng nước sinh hoạt, và sản suất. Độ cứng của nước được tính bằng Mg/l CaCO 3 . 9 10 Đối với nước tinh khiết thì pH = 7, Khi trong nước chứa nhiều ion H + hơn ion OH - thì nước có tính axit (PH < 7), khi nước chứa nhiều ion OH - thì nước có tính kiềm (PH > 7). + Nồng độ ôxy tự do hòa tan trong nước (DO) Ôxy tự do tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước thường được tạo ra do sự hòa tan ôxy từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ ôxy tự do tan trong nước khoảng 8 – 10 mg/l, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo. Do vậy DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá ô nhiễm cảu thủy vực, nhất là ô nhiễm hữu cơ. + Nhu cầu ôxy hóa (BOD) : Nhu cầu ôxy hóa là lượng ôxy mà sinh vật cần dùng để ôxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thành CO 2 , nước, tế bào mới và các sản phẩm trung gian. + Nhu cầu hóa học (COD): Nhu cầu ôxy hóa học là lượng ôxy cần thiết cho quá trình ôxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thành CO 2 và nước. Như vậy, COD là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa toàn bộ các hợp chất hữu cơ trong nước, còn BOD chỉ là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa các chất dẽ phân hủy sinh học. + Kim loại nặng: Các kim loại như Hg, Cd, Pb, As, Cr, Cu, Zn, Fe có trong nước với nồng độ lớn đều làm nước bị ô nhiễm. Kim loại nặng không tham gia, hoặc ít tham gia vào các quá trình sinh hóa và thường tích lũy lại trong cơ thể sinh vật, vì vậy chúng là các chất độc gây hại cho cơ thể sinh vật. Các kim loại nặng này có mặt trong nước do nhiều nguồn như nươc thải công nghiệp, còn trong khai thác khoáng sản thì do nước mỏ có tính axit làm tăng quá trình hòa tan các kim loại nặng trong thành phần khoáng vật. 10 [...]... thị Bắc Kạn - Phạm vị nghiên cứu: Môi trường nước mặt trên địa bàn thị Bắc Kạn 3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2012 đến tháng 4/2012 - Địa điểm nghiên cứu: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn 3.3 Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, KT - XH của thị Bắc Kạn - Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại thị Bắc Kạn năm 2009 - 2011 - Đánh. .. thị loại III vào cuối năm 2012 Cơ cấu ngành nông nghiệp giảm dần nhưng GDP của ngành nông nghiệp vẫn tăng qua các năm, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng đều đặc biệt là các ngành dịch vụ 4.2 Chất lượng môi trường nước mặt tại thị Bắc Kạn năm 2009-2011 4.2.1 Chất lượng môi trường nước mặt tại thị Bắc Kạn năm 2009 Bảng 4.2 Chất lượng nước mặt tại thị Bắc Kạn năm 2009 Kết quả phân tích tại. .. NO2- tại cầu Bắc Kạn vượt 1,5 lần so với giới hạn B1, tại suối Nặm Cắt vượt 2 lần so với giới hạn B1 và vượt 1,6 lần giới hạn B2 Hàm lượng thủy ngân không phát hiện được Nhưng đã thấy có hàm lượng nhỏ Cadimi trong các mẫu nước 4.2.3 Chất lượng môi trường nước mặt tại thị Bắc Kạn năm 2011 Bảng 4.4 Chất lượng nước mặt tại thị Bắc Kạn năm 2011 Tên chỉ STT tiêu Đơn vị Kết quả phân tích tại các địa. .. hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Kạn 2009 Giá trị giới hạn theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; hạng B1 Qua bảng số liệu kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tại thị Bắc Kạn năm 2009 cho thấy chất lượng nước mặt tại các điểm quan 31 31 trắc vẫn tương đối tốt So với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 chỉ có mẫu nước suối tại khu vực Quang Sơn có hàm lượng TSS,... giá chất lượng nước mặt tại thị Bắc Kạn thông qua phiếu điều tra - Xác định các nguồn gây ô nhiễm nước mặt tại thị Bắc Kạn - Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường nước mặt tại thị Bắc Kạn 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Dự kiến sẽ thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu sau: - Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã. .. hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Kạn 2011 Giá trị giới hạn theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; hạng B1 33 33 Qua bảng số liệu ta thấy nồng độ các chất đều không vượt quá mức giới hạn B1 Hàm lượng Thủy ngân vẫn không phát hiện được 4.3 Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước mặt tại thị Bắc Kạn qua các năm 4.3.1 Diễn biến hàm lượng TSS Bảng 4.5 Hàm lượng TSS... nước tại các điểm trên 4.2.2 Chất lượng môi trường nước mặt tại thị Bắc Kạn năm 2010 Bảng 4.3 Chất lượng nước mặt tại thị Bắc Kạn năm 2010 Kết quả phân tích tại các địa điểm STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị giới hạn Suối Nước Nước qua sau suối tại sông bệnh khu Cầu tại viện đa Quang cầu BK khoa Sơn 6,7 7,5 6,9 Nước Nước sông suối Cầu tại Nặm cầu Cắt Treo 7,6 7,2 5,5 - 9 1 pH - 2 TSS mg/l 28 39,3 52... giảm 4.3.2 Diễn biến hàm lượng COD Bảng 4.6 Hàm lượng COD trong nước mặt qua các năm Đơn vị: mg/l Địa điểm Năm Suối Cầu Treo Nặm Cắt Cầu Bắc Kạn Suối khu Suối sau Quang bệnh viện Sơn tỉnh 2009 27 23 30 38 30 2010 12,7 27 32 22 22,6 2011 18,7 25,5 27,5 24,6 20,4 35 35 Hình 4.4 Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD trong nước mặt tại thị Bắc Kạn Qua bảng 4.6 và hình 4.4 thấy hàm lượng COD có diễn biến không... điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế hội của thị Bắc Kạn - Tài liệu về các báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương và kết quả quan trắc môi trường hàng năm tại địa bàn nghiên cứu 24 24 3.3.2 Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước Đối tượng phỏng vấn: Người dân sống tại địa bàn nghiên cứu - Phỏng vấn 30 hộ trên địa bàn nghiên cứu - Hình thức: + Phát phiếu điều tra... trong nước mặt qua các năm Đơn vị: mg/l Địa điểm Suối khu Suối sau Quang Bệnh viện Sơn tỉnh Suối Nặm Cắt Cầu Treo Cầu Bắc Kạn 2009 20 22 22 68 30 2010 21,8 35,2 39,3 52 28 2011 39 42 41 33 24 Năm Hình 4.3 Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS trong nước mặt tại thị Bắc Kạn Qua bảng 4.5 và hình 4.3 ta thấy mức độ ô nhiễm có sự thay đổi rõ rệt Tại các điểm suối Nặm Cắt, cầu Treo và cầu Bắc Kạn hàm lượng . biến chất lượng môi trường nước mặt tại địa bàn thị xã Bắc Kạn 3 4 1.2. Mục đích - Cung cấp các thông tin về hiện trạng môi trường nước mặt tại thị xã Bắc Kạn từ đó đánh giá chất lượng nước tại. Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở nâng cấp phòng Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn là cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, . Xuân, 2010)[19]. 17 18 2.2.3 Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn và công tác quản lí môi trường tại Bắc Kạn Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định số 2528/QĐ-UBND

Ngày đăng: 16/05/2014, 22:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • QCVN 24: 2009/BTNMT

  • PhÇn I. Th«ng tin chung:

  • PhÇn II. HiÖn tr¹ng vÖ sinh m«i tr­êng

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan