Đánh giá thực trạng bảo quản một số nông sản của nông hộ tại xã gia xuyên huyện gia lộc tỉnh hải dương

61 2K 5
Đánh giá thực trạng bảo quản một số nông sản của nông hộ tại xã gia xuyên  huyện gia lộc  tỉnh hải dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất hay và bổ ích !

1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp nước ta có những bước tiến vượt bậc, lượng sản phẩm sản xuất ra ngoài việc cung cấp nguồn lương thực trong nước mà còn để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Bảo quản nông sản sau thu hoạch là một khâu quan trọng trong quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay đa số nông dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh đều thu hoạch và chế biến theo phương pháp thủ công, máy móc cũ kỹ, điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Theo tài liệu của FAO (Tổ chức Lương thựcNông nghiệp Liên hiệp quốc), mỗi năm trung bình thiệt hại của thế giới về lương thực chiếm từ 16- 20%, tính ra tới 130 tỷ đô la, đủ nuôi được 200 triệu người trong 1 năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tổn thất sau thu hoạch như: sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên không thu gom được số lượng lớn, chất lượng sản phẩm nông sản đồng đều. Bên cạnh đó thì kho tàng bảo quản cũng như yếu tố sâu bệnh hại nông sản trong quá trình bảo quản cũng dẫn tới những thiệt hại nhất định trong công tác bảo quản nông sản ở Việt Nam cũng như trên Thế giới. Theo tài liệu của FAO (1999), hàng năm trên thế giới mức tổn thất về lương thực trong bảo quản trung bình từ 6- 10%. Ở Việt Nam mức tổn thất này từ 8- 15%, riêng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long khoảng 18% (Bộ môn nghiên cứu côn trùng, tổng Cục Lương Thực Việt Nam), trong đó thì nguyên nhân do kho tàng bảo quản và côn trùng gây hại cũng là rất quan trọng. Đặc biệt là khâu thu hái bảo quản nông sản sau thu hoạch còn yếu do đó khắc phục tình trạng trên chúng ta cần phải quan tâm hơn đến công tác bảo quản nông sản. Do nông sản của chúng ta thu hoạch quanh năm thời gian dự trữ lâu dài nên vấn đề đặt ra là bảo quản làm sao để nông sản ít bị tổn thất nhất. Khí hậu Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, song cũng tạo điều kiện tốt để sâu hại phát sinh, phát triển và phá hại nghiêm trọng. Hàng năm 1 2 chúng ta dự trữ, bảo quản một khối rất lớn hàng hóa nông sản. Trong tình hình đó, những thiệt hại do sâu hại trong kho gây ra không phải là nhỏ (Vũ Quốc Trung, 1982). Mỗi nông sản khác nhau với đặc điểm khác nhau thì chúng ta cần lựa chọn ra các phương pháp bảo quản thích hợp để sao cho có hiệu quả kinh tế lớn nhất. Huyện Gia Lộc- tỉnh Hải Dương một trong những vùng sản xuất các sản phẩm lương thực, rau màu nhiều của khu vực phía Bắc nhưng giá trị kinh tế mang lại từ nông sản ở đây không cao, đặc biệt là các sản phẩm của hộ gia đình. Lí do chính là công tác bảo quản nông sản sau thu hoạch ở đây còn nhiều hạn chế. Gia Xuyên một trong những huyện điểm của Gia Lộc về sản suất các sản phẩm nông sản, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính nhưng nó không mang lại hiệu quả cao nên cuộc sống của người dân còn khá khó khăn. Nguyên nhân ảnh hưởng tới giá trị nông sản sau thu hoạch là chất lượng giảm sút đã làm giảm giá trị kinh tế của nông sản. Để thay đổi được cuộc sống của người dân sống phụ thuộc chính vào sản xuất nông nghiệp thì cần thiết phải cải thiện các phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch. Từ thực tiễn chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực trạng bảo quản nông sản tại nông hộ cũng như mong muốn của bản thân chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng bảo quản một số nông sản của nông hộ tại Gia Xuyên- huyện Gia Lộc- tỉnh Hải Dương”. Vì vậy viện thực hiện đề tài này là mới, cần thiết và không trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu về nông sản trước đây. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nâng cao hiệu quả của công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại Gia Xuyên- Huyện Gia Lộc- Tỉnh Hải Dương. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng bảo quản nông sản của nông hộ tại Gia Xuyên- Huyện Gia Lộc- Tỉnh Hải Dương. 2 3 - Phân tích được thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại Gia Xuyên. - Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển công tác bảo quản của nông hộ tại Gia Xuyên. 1.4. Ý nghĩa đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu + Giúp cho sinh viên làm quen với thực tế địa phương biết áp dụng lý thuyết vào thực tế, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân để áp dụng vào nghiên cứu phát triển cộng đồng. + Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về những vấn đề liên quan đến bảo quản nông sản và những vấn đề về phát triển kinh tế của các địa phương trong cả nước. + Tạo cho sinh viên một tác phong làm việc tự lập khi ra thực tế. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Kết quả nghiên cứu vận dụng vào sản xuất để cải thiện tình trạng công tác bảo quản nông sản sau thu hoạch để giúp cho sản phẩm nông sản sau thu hoạch đạt được hiệu quả kinh tế lớn nhất đối với địa phương nghiên cứu. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các địa phương trong cả nước cũng như người nông dân lựa chọn được các giải pháp phát triển công tác bảo quản nông sản phù hợp. 3 4 Phần 2 TỔNG QUAN 2.1. Tầm quan trọng của công tác bảo quản 2.1.1. Những thiệt hại trong quá trình bảo quản Trong quá trình bảo quản, sự hao hụt của nông sản được biểu hiện ở hai dạng hao hụt về trọng lượng và chất lượng. - Hao hụt về trọng lượng Sự giảm trọng lượng của nông sản có thể xảy ra do hậu quả của các hiện tượng vật lí và sinh học. Ví dụ về sự hao hụt lý học như hiện tượng thoát hơi nước từ nông sản ra ngoài. Tuy nhiên các loại sản phẩm khác nhau thì quá trình thoát hơi nước cũng khác nhau. Loại hao hụt về lý học khác là sự xáo trộn khi vận chuyển, sắp xếp, bảo quản bị vỡ nát cơ giới tạo ra những hạt bụi cám. Càng xáo trộn mạnh, sự tổn thất này càng lớn. Sự hao hụt về khối lượng còn do các quá trình sinh học như quá trình hấp làm cho lượng chất khô trong nông sản bị hao hụt rất lớn. Khi bảo quản trong điều kiện tối ưu thì hao hụt này là không đáng kể. Đối với các loại hạt nếu bảo quản tốt thì hao hụt này không vượt quá giới hạn sai số của phép cân. Ngoài ra hao hụt trọng lượng còn do sự phát sinh, phát triển và gây hại của côn trùng hại nông sản. - Hao hụt về chất lượng Khi tổ chức bảo quản tốt có thể hạn chế sự giảm về chất lượng. Sự giảm chất lượng xảy ra khi bảo quản lâu hơn giới hạn gọi là độ bảo quản của sản phẩm (độ bảo quản của sản phẩm là giai đoạn mà trong trong đó hạt vẫn giữ được những tính chất kỹ thuật hoặc tính chất thực phẩm của nó). Sự giảm chất lượng nông sản xảy ra không chỉ do bảo quản quá thời hạn mà chủ yếu do các quá trình bất lợi: sự nảy mầm sớm, hiện tượng hấp hoặc những biến đổi hoá sinh, tác động của vi sinh vật và côn trùng gây hại. [8] 4 5 2.1.2. Vai trò của công tác bảo quản trong sản xuất nông nghiệp - Bảo quản giống đề đảm bảo cho tái sản xuất mở rộng. - Đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến - Bảo quản bán thành phẩm chế. - chế, bảo quản tại chỗ trong từng điều kiện thực tế của vùng sản xuất Vì vậy công tác bảo quản phải giải quyết được 3 yêu cầu chính sau: - Đảm bảo hao hụt trọng lượng là thấp nhất - Hạn chế sự thay đổi về chất lượng - Chi phí, giá thành thấp trên một đơn vị sản phẩm bảo quản Vai trò của công tác bảo quản có thể được thể hiện ở hai góc độ: - Dưới góc độ sản xuất giống Sau quá trình sản xuất, lượng hạt giống được giữ lại làm giống trở lại vị trí ban đầu, tính từ lúc thu hoạch, nhập kho, bảo quản và xuất kho chiếm khoảng thời gian trong năm, từ đó đặt ra vấn đề cần giải quyết đó là: Thực hiện quá trình bảo quản ngoài đồng ruộng (gieo trồng trở lại sau khi thu hoạch) đối với nông sản khó bảo quản để rút ngắn thời gian bảo quản, tăng chất lượng sản phẩm. Trong quá trình bảo quản trong kho phải xác định các thông số kỹ thuật hợp lí để tối ưu hoá quá trình bảo quản, thời gian bảo quản càng lâu càng tốt. - Dưới góc độ tiêu dùng hội Để đảm bảo cung cấp các sản phẩm cho nhân dân và cho công nghiệp chế biến cần phải có nguyên liệu dự trữ. Nông sản của chúng ta chỉ được tiêu thụ ngay một phần còn phần lớn các nông sản trước khi đem đi tiêu thụ phải được bảo quản, chế biến. Việc bảo quản nông sản trước khi tiêu thụ là một trong những việc làm quan trọng để tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất. Nếu công tác bảo quản không được thực hiện đúng thì tổn thất của quá trình này sẽ rất lớn ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và hiệu quả của quá trình sản xuất. [8] 5 6 2.2. Các phương pháp bảo quản Để bảo quản nông sản sau thu hoạch trên Thế Giới cũng như Việt Nam có rất nhiều phương pháp khác nhau nhưng tựu chung lại thì bảo quản nông sản hiện nay có 6 phương pháp hiện đang được sử dụng phổ biến trong công tác bảo quản nông sản. 2.2.1. Phương pháp bảo quản kín Bảo quản kín là đình chỉ sự trao đổi không khí giữa nông sản với môi trường bên ngoài, nghĩa là bảo quản trong điều kiện thiếu oxy nhằm hạn chế quá trình hấp của hạt, đồng thời khống chế bớt sự phát sinh, phát triển phá hoại của vi sinh vật. - Yêu cầu của phương pháp bảo quản kín + Kho tàng hoặc phương tiện bảo quản phải kín hoàn toàn, không khí bên ngoài không thể xâm nhập được. + Thiết bị kho tàng phải đảm bảo chống nóng, chống ẩm tốt. + Phẩm chất ban đầu của hạt và nông sản phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng quy định, nhất là thủy phần phải dưới mức an toàn, độ thuần, độ sạch phải dưới mức tối đa cho phép, không có sâu mọt phá hoại. - Phương pháp bảo quản này thông dụng với nông sản bảo quản khô, riêng rau, quả sống không thể áp dụng phương pháp bảo quản này được. - Khi mới đưa vào bảo quản thì ẩm độ và nhiệt độ tương đương với ngoài môi trường, sau một thời gian rất ngắn nồng độ O 2 giảm và nồng độ CO 2 tăng lên, thường người ta cho CO 2 vào khối hạt dưới dạng băng rải đều thành từng lớp trên khối hạt. CO 2 không chỉ có tác dụng ngăn ngừa oxy thâm nhập mà còn có tác dụng hạ nhiệt độ của khối hạt. [7] 2.2.2. Phương pháp bảo quản thoáng Bảo quản thoáng là để cho khối nông sản tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài nhằm điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong kho và khối nông sản một cách kịp thời. Có 2 cách: 6 7 a. Thông gió tự nhiên Để cho nông sản tự do trao đổi với môi trường ngoài, tự nó điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhưng phải nghiên cứu khí hậu của môi trường. Ví dụ: Trời không có mưa, gió thổi nhẹ… + Xét thời tiết: không có mưa, không có gió ( từ cấp 4 tương đương 28km/h) không có sương mù. + Nhiệt độ môi trường: không trên 32 0 C và không dưới 10 0 C. + Ẩm độ tuyệt đối: Ẩm độ tuyệt đối của nông sản lớn hơn của môi trường. + Điểm sương: Nhiệt độ điểm sương trong kho nhỏ hơn nhiệt độ điểm sương ngoài kho. b. Làm thoáng tích cực Là cách xử lý lô hạt bằng lượng không khí cho đi qua theo độ dày của nó. Nhờ thông gió tích cực mà ta có thể sấy hoặc làm lạnh lô hạt để bảo quản một cách tốt nhất. * Ưu điểm Trong lô hạt luôn có sự trao đổi không khí và độ ẩm giữa hạt với môi trường xung quanh hạt. * Yêu cầu + Không khí phải được quạt đều trong toàn khối hạt. + Đảm bảo đủ lượng không khí để đáp ứng mục đích giảm nhiệt độ và ẩm độ khối hạt. + Nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ khối hạt. [6] 2.2.3. Phương pháp bảo quản lạnh Nguyên tắc của phương pháp này là dùng nhiệt độ thấp để ức chế và triệt tiêu sự hoạt động của vi sinh vật phá hoại. - Làm lạnh tự nhiên: lợi dụng nhiệt độ thấp của môi trường bảo quản. - Làm lạnh nhân tạo bằng kho lạnh, phòng lạnh,… 7 8 Đối với rau, quả tươi và thực phẩm người ta bảo quản lạnh bằng 2 cách sau đây: a. Bảo quản bằng phương pháp ướp lạnh Bảo quản ở nhiệt độ thấp nhưng không làm cho nước và dịch tế bào bị đóng băng nhưng vẫn làm tê liệt hoạt động sống của vi sinh vật và côn trùng. b. Bảo quản bằng phương pháp đông lạnh: Bảo quản ở nhiệt độ rất thấp từ (-10 0 C) đến (-35 0 C) hay thấp hơn. Nước ở trong sản phẩm bị đóng băng nên vi sinh vật không thực hiện được quá trình dị dưỡng theo phương pháp này có hiệu quả hơn xong nó làm thay đổi một số tính chất của sản phẩm: khi băng tan, nước chảy kéo theo nhiều chất bổ và vi sinh vật dễ xâm nhập. Ví dụ: khoai tây ở 4 o C, cải bắp ở 1 o C, cam chanh ở 6 o C. [6] 2.2.4. Bảo quản bằng phương pháp hóa học Thuốc hóa học được dùng để bảo quản với những nồng độ nhất định tùy theo loại thuốc, từng loại nông sảntrạng thái phẩm chất của nông sản. Thuốc hóa học có tác dụng kìm hãm nhiều hoạt động sống của khối hạt và tiêu diệt mọi hoạt động của sâu mọt, vi sinh vật và các loại gặm nhấm khác. Ví dụ: - Dùng các thuốc trừ nấm TMTD, các loại thuốc chống vi khuẩn gây thối trong quá trình bảo quản rau quả tươi. - Hóa chất kìm hãm sự tạo thành mầm không có tác dụng diệt mầm, chỉ có tác dụng kìm hãm sự nảy mầm, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì mầm vẫn phát triển bình thường. Các chất ức chế nảy mầm được sử dụng là MH (maleic hyđrazit). - Bảo quản hành, tỏi, người ta sử dụng MH ở nồng độ 150 ppm. [7] 2.2.5. Bảo quản trong khí quyển điều chỉnh Thực chất là khống chế tỷ lệ CO 2 , O 2 thích hợp cho bảo quản. theo nhiều kết quả cho thấy giới hạn thay đổi thành phần không khí của khí quyển thích hợp như sau: O 2 (2-5%), CO 2 (3-5). [10] 8 9 2.2.6. Bảo quản bằng phương pháp sunfit hóa Kỹ thuật sunfit hoá để bảo quản sản phẩm chế rau quả. - Đặc điểm kỹ thuật sunfit hoá: Sunfit hoá là phương pháp bảo quản rau, quả bằng SO 2 hoặc H 2 SO 3 . Khí sunfuarơ và H 2 SO 3 một chất khử mạnh, có tác dụng diệt trùng mạnh, diệt các loại vi sinh vật, nó có thể làm giảm hàm lượng oxy trong các tổ chức tế bào của rau quả. H 2 SO 3 tan vào các phức chất protein - lipôit của tế bào vi sinh vật làm chết tế bào, cản trở sự hấp của vi sinh vật, và tham gia vào việc kết hợp với các sản phẩm trung gian cản trở tới quá trình trao đổi của vi sinh vật. Vì thế cho nên đã kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật hảo khí và kìm hãm hoạt động của men oxy hoá khử. Ví dụ ở nồng độ SO 2 là 0,01% vi khuẩn E.coli không phát triển được. Tác dụng bảo quản của SO 2 và H 2 SO 3 ở nhiệt độ bình thường là ở nồng độ 0,05-0,2% khối lượng sản phẩm có tác dụng tốt. Hiệu quả của SO 2 và H 2 SO 3 phụ thuộc vào nồng độ của chúng cao hay thấp và phụ thuộc vào nhiệt độ khi xử lý. Ví dụ đối với tương quả. Ở t o = 75 o C thì nồng độ SO 2 là 0,05%. Ở t o = 30- 40 o C thì nồng độ SO 2 là 0,1 - 0,15%. Ngoài ra hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào pH của môi trường tức là phụ thuộc vào nồng độ ion H + . Nếu môi trường là pH kiềm hoặc trung tính thì SO 2 không có tác dụng, mà ngược lại nó chỉ có tác dụng bảo quản những loại rau quả chứa nhiều axit hữu cơ. Nếu độ axit của rau quả càng cao thì nồng độ SO 2 sử dụng càng thấp. Ở môi trường pH = 7 thì nồng độ SO 2 là 0,5% vi sinh vật vẫn hoạt động được. Ở pH= 3.5 thì nồng độ SO 2 là 0,03% - 0,05% đã khống chế được vi sinh vật. Ở pH = 2,5 thì nồng độ SO2 chỉ cần 0,01 - 0,03% là ức chế được vi sinh vật. Khi pH < 3,5 H 2 SO 3 không bị phân ly mà có tác dụng mạnh với vi khuẩn. Vì vậy trong môi trường axit khả năng bảo quản của H 2 SO 3 tăng lên. H 2 SO 3 9 10 không những có khả năng bảo quản rau quả chưa bị thối rữa mà ngay cả rau quả đang bị hỏng cũng có khả năng ngăn chặn. H 2 SO 4 có khả năng kết hợp với chất khác như đường, aldehyt, xêtôn, celluloza, chất chát, pectin, protid Do sự kết hợp này làm giảm khả năng diệt vi sinh vật của H 2 SO 3 . H 2 SO 3 là chất khử mạnh nên dễ làm thay đổi màu sắc của rau quả. Đặc biệt là màu đỏ, xanh, rồi đến màu vàng và màu lục thì hầu như không bị biến đổi. Những phản ứng mất màu hay là thuận nghịch, do đó khi bảo quản bằng SO 2 phải có quá trình khử sunfua (Desunfit). H 2 SO 3 có khả năng ăn mòn kim loại (như sắt, thép) do đó cần chú ý các dụng cụ và thiết bị xử lý SO 2 và H 2 SO 3 . - Kỹ thuật sunfit hoá: Có hai phương pháp sunfit hoá: khô và ướt - Kỹ thuật sunfit hoá ướt: Người ta dùng dung dịch SO 2 đã được chuẩn bị sẵn trong nước lạnh với nồng độ 4,5 - 5,5% để hoà dần vào sản phẩm bảo quản. Số lượng tuỳ thuộc vào qui trình công nghệ với điều kiện sao cho đảm bảo nồng độ SO 2 trong sản phẩm bảo quản là 0,12-0,2%. - Kỹ thuật sunfit hoá khô. Tức là xử lý quả đựng trong các hòm kín và thùng khô có chứa SO 2 đặt trong các phòng kín có cấu tạo đặc biệt, hoặc có thể nạp trực tiếp khí SO 2 từ các bình chứa vào trong phòng, hoặc đơn giản hơn là đốt lưu huỳnh trong phòng cũng sinh ra SO 2 . Dùng SO 2 và H 2 SO 3 hại đến sức khoẻ vì thế việc Sunfit hoá chỉ được dùng cho những bán thành phẩm chế biến có đun sôi (vì khi đun sôi khí SO 2 sẽ bay lên). Không dùng phương pháp sunfit hoá cho những sản phẩm quả ướp đường. Dư lượng cho phép trong các sản phẩm như sau: Loại sản phẩm Dư lượng mg/1 kg sản phẩm Bán thành phẩm hoa, quả, tương quả 1000-3000. Tương cà chua bán thành phẩm 1500 Rau quả ướp đường 100 10 [...]... tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Gia Xuyên - Diện tích và sản lượng của một số nông sản chính của nông hộ tại Gia Xuyên - Các phương pháp bảo quản nông sản được sử dụng - Hiệu quả của các phương pháp bảo quản nông sản - Tình hình dịch bệnh trong bảo quản nông sản - Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông của về công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại Gia Xuyên 3.3.2 Phân tích... CỨU 28 28 4.1 Thực trạng bảo quản một số nông sản của nông hộ tại Gia Xuyênhuyện Gia Lộc- tỉnh Hải Dương 4.1.1 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Gia Xuyên Để có những kết quả cụ thể về thực trạng bảo quản nông sản của nông hộ tại Gia Xuyên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, điều tra về tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn và đưa ra được một số kết quả... nghiệp tại Gia Xuyên trong giai đoạn từ năm 2009- 2011 + Diện tích và sản lượng của một số nông sản chính của nông hộ tại Gia Xuyên + Các phương pháp bảo quản nông sản được sử dụng + Hiệu quả của các phương pháp bảo quản nông sản + bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của một số hộ có kho bảo quản lạnh + Tình hình dịch bệnh trong bảo quản nông sản + Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông của về... trình bảo quản của 30 hộ điều tra Bảng điều tra các phương pháp bảo quản tại 30 hộ tại Gia Xuyên Bảng điều tra sản lượng và diện tích của 30 nông hộ tại Gia Xuyên Tình hình dịch bệnh trong bảo quản nông sản của 30 hộ tại Gia Xuyên 27 • 27 Kết quả công tác bảo quản nông sản của 30 hộ tại Gia Xuyên (từ năm 2009- 2011) - Lập các bảng cần thiết về các nội dung + Tình hình hoạt động sản xuất nông. .. khó khăn và cơ hội, thách thức trong công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại Gia Xuyên 3.3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển của công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại Gia Xuyên- Huyện Gia Lộc- tỉnh Hải Dương 3.4 Phương pháp nghiên cứu 24 24 3.4.1 Phương pháp ngoại nghiệp (thu thập số liệu) • Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập tài liệu, số liệu có liên... ngày bảo quản chất lượng sắn vẫn tốt, đạt yêu cầu [5] 2.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.4.1 Điều kiện tự nhiên 2.4.1.1 Vị trí địa lí Gia Xuyên- Huyện Gia Lộc- Tỉnh Hải Dương một thuần nông có vị trí địa lí như sau: - Phía Đông giáp với Tân Tiến- huyện Gia Lộc - Phía Tây giáp với Liên Hồng và Gia Tân - huyện Gia Lộc 16 16 - Phía Nam giáp với Gia Khánh- huyện Gia Lộc - Phía Bắc giáp... tích, sản lượng nông sản chính của và 30 hộ điều tra tại Gia Xuyên chúng ta có nhận xét chung là có diện tích và sản lượng nông sản nhiều do vậy việc quan tâm, chú trọng công tác bảo quản nông sản tại nông hộ một điều cần thiết và cần làm ngay trong giai đoạn này 4.1.3 Các phương pháp bảo quản nông sản được sử dụng tại Gia Xuyên Qua quá trình tiến hành điều tra về các phương pháp bảo quản. .. 100 (Nguồn: số liệu điều tra tại 30 hộ dân của Gia Xuyên) Qua bảng điều tra về các phương pháp bảo quản nông sản được sử dụng tại các nông hộ điều tra của Gia Xuyên chúng ta nhận thấy có một số vấn đề đáng quan tâm khi điều tra về phương pháp bảo quản nông sản của nông hộ tại đây như sau : Phương pháp bảo quản với lúa, cây lương thực chính tại địa phương được người dân lựa chọn ưu tiên thực hiện... để sản xuất nông nghiệp có thể phát triển 31 31 bền vững Việc đưa công tác bảo quản nông sản vào phát triển sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp hữu hiệu không chỉ giúp nâng cao chất lượng mà nó còn giúp giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp tăng bền vững 4.1.2 Diện tích và sản lượng của một số nông sản chính của nông hộ tại Gia Xuyên Bảng 4.2 Diện tích và sản lượng của một số nông sản. .. nông sản + Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông của về công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại Gia Xuyên + Thuận lợi và khó khăn và cơ hội, thách thức trong công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại Gia Xuyên - Xử lý thông tin, số liệu trong các bảng, phụ biểu điều tra của Gia Xuyên cũng như của 30 hộ điều tra trong - Phân tích và đưa ra các giải pháp cụ thể thích hợp cho từng nội . quả của công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên- Huyện Gia Lộc- Tỉnh Hải Dương. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng bảo quản nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên-. lí Xã Gia Xuyên- Huyện Gia Lộc- Tỉnh Hải Dương là một xã thuần nông có vị trí địa lí như sau: - Phía Đông giáp với xã Tân Tiến- huyện Gia Lộc - Phía Tây giáp với xã Liên Hồng và xã Gia Tân - huyện. huyện Gia Lộc 15 16 - Phía Nam giáp với xã Gia Khánh- huyện Gia Lộc - Phía Bắc giáp với xã Thạch Khôi và xã Tân Hưng- huyện Gia Lộc 2.4.1.2. Địa hình Xã Gia Xuyên- Huyện Gia Lộc- Tỉnh Hải Dương

Ngày đăng: 16/05/2014, 21:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần 1

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Đặt vấn đề

  • 1.2. Mục đích nghiên cứu

  • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu

  • 1.4. Ý nghĩa đề tài

  • 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu

  • 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

  • Phần 2

  • TỔNG QUAN

  • 2.1. Tầm quan trọng của công tác bảo quản

  • 2.1.1. Những thiệt hại trong quá trình bảo quản

  • 2.1.2. Vai trò của công tác bảo quản trong sản xuất nông nghiệp

  • 2.2. Các phương pháp bảo quản

  • 2.2.1. Phương pháp bảo quản kín

  • 2.2.2. Phương pháp bảo quản thoáng

  • 2.2.3. Phương pháp bảo quản lạnh

  • 2.2.4. Bảo quản bằng phương pháp hóa học

  • 2.2.5. Bảo quản trong khí quyển điều chỉnh

  • 2.2.6. Bảo quản bằng phương pháp sunfit hóa

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan