Thử nghiệm gây trồng cây sa nhân tím (amomun longiligulaze t l WU) tại xã lao chải vị xuyên hà giang

69 830 0
Thử nghiệm gây trồng cây sa nhân tím (amomun longiligulaze t l WU) tại xã lao chải   vị xuyên   hà giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp cho các bạn học Lâm Nghiệp rất hay !

1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến đổi khí hậu trên hành tinh chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra. Hoạt động của con người đã làm cho rừng bị suy giảm cạn kiệt dần. Vấn đề được đặt ra cho tất cả các nước trên thế giới là việc bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần bị cạn kiệt và việc bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm. Đối với Việt Nam, ngày nay dưới sự ảnh hưởng của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nhà máy xí nghiệp mọc lên, sự gia tăng về dân số khiến cho diện tích rừng đang dần bị thu hẹp, kéo theo sự suy giảm không gian sống của nhiều loài sinh vật, nhiều loài đang trên đà bị tuyệt chủng. Sa nhân tím có tên khoa học là (Amomum longiligulare T.L.Wu) thuộc họ gừng (Zingiberaceae), là một trong những loài cây có giá trị không chỉ về khoa học mà còn là cây lâm sản ngoài gỗ được sử dụng làm dược liệu và rất cần thiết cho ngành y dược phục vụ trong nước cũng như xuất khẩu. Đây là loài cây thân thảo, sống lâu năm dưới tán rừng. Chiều cao trung bình có thể đạt đến 1-2m. Hạt Sa nhân tím được dùng làm dược liệu và thực phẩm có 1 1 2 giá trị. Trong những năm gần đây Sa nhân tím đã được xuất khẩu ra nước ngoài với sản lượng lớn mỗi năm. Nó đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng của các hộ gia đình ở nhiều vùng miền trong cả nước. Cây mọc hoang ở rừng núi Tây, Hải Hưng qua Thanh Hóa, Phúc Yên đến Đồng Nai. Thu hái quả lúc gần chín vào mùa hè đến mùa thu, bóc vỏ lấy khối hạt màu trắng đem phơi khô. Thành phần hóa học: Trong quả Sa nhân có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là D-camphor,D-Borneol, D-fomylacetat, D-limonen, phellandren, parametoxxt etyl cinnamat, nerolidol, linalol, có vị cay, mùi thơm, tính ẩm, có tác dụng hóa thấp khai vị, ngoài ra còn được dùng làm gia vị, làm thuốc chữa đau bụng, dạ dày trướng đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, viêm ruột, ỉa chảy, lỵ và động thai. Liều dùng, hạt khô 3 - 6g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác…. Hiện nay cây dược liệu này đang bị khai thác một cách tự do nên bị thu hẹp về diện tích dẫn đến chất lượng và số lượng ngày càng giảm mạnh. Nếu không khoanh nuôi bảo vệ và mở thêm diện tích và có những biện pháp tích cực thì những nguồn gen quý này cũng dần bị mất. Bên cạnh đó còn sử dụng khoa học kỹ thuật để tạo thêm nhiều giống mới có năng suất và có giá trị kinh tế cao ở vùng núi nói chung và cho tỉnh Giang nói riêng. Tác dụng của việc trồng Sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên và tán rừng trồng góp phần hạn chế xói mòn, lũ lụt nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Mặt khác, Sa nhân tím không những không tranh chấp đất với một số loài cây trồng khác mà tận dụng được đất dưới tán rừng để tăng nguồn thu nhập trên một đơn vị diện tích. 2 2 3 Tuy nhiên, do chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh thái của Sa nhân tím mà việc gây trồng và phát triển loài cây này đang gặp không ít khó khăn. Trong một số trường hợp, do gây trồng trên điều kiện lập địa không thích hợp người ta đã làm giảm sinh trưởng và năng suất của Sa nhân tím. Trong một số trường hợp khác người ta lại mở tán rừng một cách quá mức. Điều này vừa làm giảm năng suất của Sa nhân tím, vừa làm giảm khả năng phòng hộ của rừng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Thử nghiệm gây trồng cây Sa Nhân tím (Amomun Longiligulaze T.L.WU) tại Lao Chải - Vị Xuyên - Giang” làm cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển loài cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) này một cách tốt nhất nhằm tăng thu nhập cho người dân địa phương. 1.2. Mục đích nghiên cứu Gây trồng thử nghiệm loài cây Sa nhân tím (Amomun Longiligulaze T.L.WU tại Lao Chải - Vị Xuyên - Giang làm cơ sở cho việc phát triển loài cây LSNG, nhằm tăng thu nhập cho người dân tại địa phương. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Trồng thử nghiệm dựa vào kết quả thu được và đánh giá khả năng phát triển và thích nghi với điều kiện khí hậu và lập địa của cây Sa nhân tím trên địa bàn Lao Chải -Vị Xuyên - Giang. 3 3 4 - Đánh giá tỉ lệ sống sót của các cá thể trong thời gian trồng thử nghiệm trong giai đoạn đầu tiến hành dự án và từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật nhằm chăm sóc một cách hợp lý. - Đưa ra được chiến lược phát triển và nhân rộng giống cây Sa nhân tím trên địa bàn Lao Chải. 1.4. Ý nghĩa 1.4.1. Ý nghĩa khoa học - Giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã được học cũng như được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực hành, đặc biệt là những kiến thức trong lĩnh vực gây trồng lâm sản ngoài gỗ nói chung và cây Sa nhân tím nói riêng. - Tạo điều kiện để sinh viên làm quen với những kiến thức ngoài thực tế và áp dụng được lý thuyết vào trong thực tiễn qua đó giúp sinh viên hoàn thiện hơn không chỉ về lý thuyết mà cả về thực hành, nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập. - Là cơ hội để sinh viên tiếp cận thực tế và nâng cao sự hiểu biết của bản thân kiến thức về lâm sản ngoài gỗ nói chung và cây Sa nhân tím nói riêng. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nhân rộng thành công cây Sa nhân tím không những sẽ là nguồn thu đáng kể cho người nông dân, mà còn góp phần bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học. - Mang lại ý nghĩa lớn cho việc duy trì loài dược liệu quý hiếm này và đồng thời cung cấp nguồn dược liệu cho y học. 4 4 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học Cùng với lịch sử phát triển loài người, các sản phẩm của rừng cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Thời kỳ đầu con người chủ yếu sống bằng phương thức săn bắn, hái lượm, rừng đã cung cấp các loại hoa quả, động vật làm thức ăn để nuôi sống loài người. Sau này loài người đã biết sử dụng gỗ để làm nhà, lá làm mái lợp, dây buộc, Đến thời kỳ công nghiệp hóa, gỗ được khai thác ồ ạt và người ta chỉ chú trọng đến sản phẩm gỗ còn các sản phẩm khác bị bỏ qua hoặc coi là thứ yếu “phụ”. Không chỉ cây gỗ mới tạo nên cấu trúc rừng mà các thành phần khác như dây leo, thực vật ngoại tầng, bì sinh, lớp cây bụi thảm tươi có vai trò hết sức quan trọng để bảo vệ và giữ cân bằng cho hệ sinh thái. Rừng không chỉ cung cấp gỗ mà còn có khả năng cung cấp cho con người nhiều sản phẩm đa dạng và dễ sử dụng. Vậy thì ngoài gỗ ra thì các lâm sản ngoài gỗ là gì ? Nhận thức về LSNG không phải là vấn đề mới, đã được thể hiện trong báo cáo của Bộ Lâm Nghiệp về phát triển đặc sản rừng 1981 – 1990 như sau: “Đặc sản rừng bao gồm tất cả thực vật và động vật rừng là nguồn tài nguyên giàu có của đất nước. Nó có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hội chủ nghĩa, trong đời sống nhân dân, quốc phòng và xuất khẩu. Nhiệm vụ cấp bách của chúng ta hiện nay là phải ra sức xây dựng vốn rừng trong đó có vốn rừng đặc sản, đẩy mạnh khai thác đảm bảo tái sinh, chế biến tạo ra nhiều mặt hàng mới từ đặc sản để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đẩy mạnh kinh doanh sản xuất đặc sản rừng là thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, kinh doanh toàn diện, lợi dụng rừng và đất rừng ” Theo W.W.F – trong tài liệu (The Economic value of Non timber Forest products in Southeats asia. 1989): 5 5 6 “Sản phẩm ngoài gỗ bao hàm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các loại thực phẩm, dược liệu, hương liệu, tinh dầu, nhựa cây, keo dính, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã, nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi”. Trong hội nghị các chuyên gia LSNG của các nước vùng Châu Á, Thái Bình Dương họp tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 5- 8/11/1991 đã thông qua định nghĩa về LSNG như sau: Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest products) bao ngồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài gỗ, củi và than. Lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ. Gần đây, J.H.De beer (1996), tác giả của nhiều tài liệu lâm sản ngoài gỗ, trong đó có tài liệu “Phân tích ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” tháng 7/2000 là một ấn phẩm của dự án “Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ”, đã đưa ra định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ như sau: Lâm sản ngoài gỗ ( Non-timber forest products) bao ngồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hay các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre nứa, song mây, gỗ nhỏ và sợi. Hội nghị do FAO (Tổ chức Lương nông thế giới) tổ chức vào tháng 6 năm 1999 đã đưa ra lâm sản ngoài gỗ như sau: Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ được khai thác từ rừng, đất có rừng và các cây thân gỗ. Theo Vũ Tiến Hinh và Phạm Văn Điển (2003) “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sự dụng đất tương tự, loại trừ gỗ lớn từ tất cả các hình thái của nó” 6 6 7 Theo Trần Ngọc Hải (2000): Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người bao gồm các loài thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp, nhựa dính, nhựa mủ, cao su, ta nin, mầu nhuộm, chất béo, cây cảnh, nguyên liệu giấy, sợi… Các sản phẩm này sẽ ngày càng tăng lên do sự tìm tòi, phát hiện giá trị của chúng để phục vụ cuộc sống loài người, chúng gồm các sản phẩm chưa qua chế biến hoặc qua chế biến. Măc dù con người gắn với LSNG chặt chẽ và thường xuyên, nhưng do giá trị về kinh tế của các loại này không lớn khi so với sản phẩm chính của rừng là gỗ tròn, nên chúng không được chú ý nhiều trong phần lớn dân chúng. Có chăng chỉ là các nguyên liệu, dược liệu đặc biệt và thú quý mới được quan tâm. Khi rừng bị khai thác quy mô công nghiệp ngoài sự kiểm soát và do đói nghèo, dẫn tới rừng bị kiệt quệ thì người ta mới thấy giá trị nhiều mặt của LSNG và mới có những nghiên cứu nghiêm túc về quản lý nguồn tài nguyên này. Một nguyên nhân nữa là người ta cho rằng giá trị thương mại của LSNG nhỏ nên với quy mô cộng đồng hoặc hộ gia đình nó chỉ xuất hiện khiêm tốn ở các chợ nông thôn. vậy chưa có một tiêu chuẩn nào để đánh giá cho LSNG và giá cả của chúng cũng biến động lớn theo từng vùng và từng thời điểm. Những người khai thác, thu hái và chế biến các sản phẩm từ LSNG chưa có đủ thông tin về thị trường giá cả. Ở nước ta từ lâu các sản phẩm lâm sản từ gỗ được gọi là lâm sản phụ, khi nói về chúng người ta cũng chỉ mới chú ý tới mây, tre và một số nguyên liệu, dược liệu có giá trị kinh tế là chính. Tuy nhiên cũng rất khó đánh giá được giá trị của LSNG còn rất nhiều loài người ta chưa biết sử dụng. Thực sự có rất nhiều loài cây trước kia chưa được xếp vào loại có giá trị, nay trở nên quý. 7 7 8 Sa nhân tím tên khác: Sa nhân lưỡi dài (Mè tré bà, Hải nam sa nhân Amomum longiligulare T.L Wu) Thuộc học Gừng - Zingiberaceae. Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao 1 - 2m; thân rễ mảnh, Lá có phiến thon, dài 20 - 30cm, rộng 2.5cm, không lông; lá kèm (mép) cao 2 - 4.5cm. Cụm hoa đồ thân rễ, thấp ở đốt; hoa ít. Hoa trắng, có mép vàng, vách đỏ tím. Quả hình cầu, xoan, màu đỏ tím hay tím mốc, có gai nhỏ cong; hạt có 3 cạnh tù, có gân đều, hột tròn hay xoan hơi dẹp 1.5 - 2.2cm x 0.8 - 1.2cm, màu tía tía. Hoa tháng 4 - 6 , quả tháng 6 - 9 (Miền Nam có 2 vụ quả Xuân và thu) Bộ phận dùng: Quả - Fructus Amomi Longiligularis, thường gọi Sa Nhân - Hải nam sa nhân Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc nơi ẩm trong rừng ở nhiều nơi, nhất là ở đông Bắc và miền Trung, thế giới tập trung tại đảo Hải Nam Trung Quốc. Thành phần hóa học: có tinh dầu, trong đó có pinen, camphen, caren, limonen Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ẩm; có tác dụng tán thấp khai vị, tiêu thực. Công dụng: Được dùng trị bụng trướng đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa cũng như Sa Nhân Hiện nay Sa nhân đã được gây trồng ở nhiều nơi với một số loài khác nhau. Loài Sa nhân tím là loài được gây trồng nhiều cây sinh trưởng, phát triển được gần như ở nhiều vùng miền trong cả nước. Dễ kiếm giống, sản phẩm làm ra (quả) tiêu thụ thuận lợi chủ yếu để xuất khẩu. Sa nhân được gây trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ vào điều kiện áp dụng ở từng nơi. Có thể gây trồng bằng hai cách phổ biến là: nhân giống hữu tính (trồng bằng hạt) và nhân giống vô tính (trồng bằng chồi gốc). 8 8 9 2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng LSNG và Sa nhân tím trên Thế Giới và Việt Nam Từ thời cổ xưa, loài người đã biết khai thác và sử dụng cây LSNG vào công tác chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu cuộc sống của mình. LSGN có nhiều giá trị về mặt hội :Ổn định và an ninh cho người dân sống phụ thuộc vào rừng, tạo ra thu nhập thường xuyên, số việc làm đủ lớn cho lao động địa phương, bảo tồn và làm sống những kiến thức bản địa và bảo tồn những giá trị văn hóa. Ngoài ra, nó còn có giá trị về mặt môi trường: bảo vệ, làm tăng tính đa dạng sinh học rừng, giải quyết những mâu thuẫn giữa phát triển bền vững nguồn tài nguyên, đáp ứng cho sự tăng dân số với bảo tồn bền vững nguồn gen cho tương lai, bảo vệ gián tiếp rừng, đất rừng và nguồn nước. Qua các nghiên cứu về lịch sử sử dụng cây LSNG của các dân tộc trên thế giới cho thấy, mỗi dân tộc trên thế giới đều có tri thức sử dụng cây LSNG đặc sắc tùy thuộc vào từng nền văn hóa. 2.2.1. Tình hình trên thế giới Các nhà khoa học đã đưa ra những khái niệm khác nhau về lâm sản ngoài gỗ. Theo Jenne.H. de Beer (1992) “Lâm sản ngoài gỗ được hiểu là toàn bộ động vật, thực vật và những sản phẩm khác ngoài gỗ của rừng được con người khai thác và sử dụng”. Năm 1994, trong hội nghị các chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của các nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương họp tại Bangkok, Thái Lan đã thông qua khái niệm về lâm sản ngoài gỗ như sau: “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài gỗ, củi và than. Lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ. vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái không phải là các lâm sản ngoài gỗ”. Để có một khái niệm chung và thống nhất, hội nghị do tổ chức Nông lương thế giới tổ chức vào tháng 6/1999 đã đưa ra khái niệm lâm sản ngoài gỗ như sau: “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn 9 9 10 gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và các cây thân gỗ”. Sau nhiều năm nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ Jenne.H. de Beer (2000) đã bổ sung khái niệm lâm sản ngoài gỗ. Theo ông “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hay các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, mây, sông, gỗ nhỏ và sợi”. Theo khái niệm này của Jenne.H. de Beer là đơn giản, dễ sử dụng nhưng khác với các khái niệm trước đây là ông đưa củi vào nhóm lâm sản ngoài gỗ. Theo Aristote (384 - 322 trước công nguyên) đã tổng kết trên 4000 năm trước, các dân tộc vùng trung cận đông đã biết đến cả ngàn cây thuốc, sau này người Ai Cập đã biết cách chế biến và sử dụng chúng (dẫn từ Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999) [4]. Charles Pickering (1879) đã nghiên cứu và đúc rút lại cho biết người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng những cây có tinh dầu để trị bệnh và ướp xác các vua chúa hoặc làm nước thơm từ khoảng 4.000 năm TCN. Người Trung Quốc đã biết sử dụng tinh dầu làm thuốc chữa bệnh từ lâu. Tại Đông Á, người Nhật Bản đã biết sử dụng cây Bạc làm thuốc trị bệnh từ 2.000 năm trước đây (dẫn từ Lã Đình Mỡi và cs, 2001) [7]. Theo Ahmad, U.& M.N.Nabi (1967) đã nghiên cứu và tổng kết rằng: Nền y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ đều được ghi nhận trong lịch sử sử dụng cây cỏ làm thuốc cách đây 3.000 - 5.000 năm (dẫn từ Trần Văn Ơn, 2003) [8]. Theo ước tính của quỹ thiên nhiên thế giới (WTO) có khoảng 35.000 -70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh 10 10 [...]... chậm tiêu, t l đau bụng Cùng với những công trình và đề t i nghiên cứu về cây Sa nhân t m cho thấy khả năng thích ứng của loài cây này trên các l p địa khác nhau đó l tiền đề cho việc gây trồng loài cây này t i Lao Chải, Vị Xuyên, Giang Đề t i Thử nghiệm gây trồng cây Sa nhân t m (Amomun Longiligulaze T. L. WU) t i Lao Chải - Vị Xuyên - Giang Thực hiện dựa trên việc kế thừa và tiếp nối... thu t trồng, chăm sóc và bảo vệ cây Sa nhân 3 T l sống của cây Sa nhân t m sau khi trồng t i Lao Chải 4 T nh hình sâu bệnh hại cây Sa nhân t m trong quá trình sinh trưởng 5 Đề xu t m t số biện pháp kỹ thu t trồng và chăm sóc nhằm nâng cao t l sống của loài cây Sa nhân t m t i địa phương 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin Trong quá trình điều tra nghiên cứu cần thu thập... nh t thông tin còn chậm 28 29 29 Phần 3 ĐỐI T ỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối t ợng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối t ợng nghiên cứu Đối t ợng nghiên cứu l : Giống Sa nhân t m được trồng t i Lao Chải, Vị Xuyên, Giang 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Đề t i thử nghiệm, gây trồng cây Sa nhân t m t i Lao Chải - Vi Xuyên -Hà Giang Nghiên cứu cây Sa nhân t m được l y t những cây mẹ t i... trồng cây ở Thạch Th t - Nội 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu - Địa điểm: Đề t i được tiến hành t i Lao Chải -Vị Xuyên -Hà Giang - Thời gian tiến hành: t tháng 08/2011 - 05/2012 3.3 Nội dung Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đ t ra, trong phạm vi giới hạn của đề t i tiến hành nghiên cứu m t số nội dung cụ thể như sau: 1 T nh hình phân bố loài cây thảo dược t i Lao Chải 2 Kỹ thu t. .. 3.4.4 T ng hợp xử l số liệu - Quá trình t ng hợp sau khi đã thu thập đủ số liệu điều tra về cây Sa nhân t m t i khu vực nghiên cứu - T ng hợp và xử l số liệu bằng phần mềm Excel 31 32 32 Phần 4 K T QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 T nh hình phân bố loài cây thảo dược t i Lao Chải 4.1.1 T nh hình phân bố cây thảo dược nói chung t i Lao Chải Trong những năm gần đây, nhu cầu thị trường tiêu thụ cây. .. 4 loại Sa nhân t m có xu t xứ t Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định Sa nhân t m (t n khoa học l Amomum longiligulare T. L. Wu) thuộc họ gừng, l m t trong những cây thuốc quý r t cần thi t cho dược liệu và có giá 18 19 19 trị xu t khẩu r t cao Sa nhân vị cay, t nh ôn, có t c dụng hành khí, điều trung, hòa vị, l m cho tiêu hóa dễ dàng nên thường được dùng trong các trường hợp: đầy bụng, ợ hơi, ăn chậm tiêu,... nên t l t ng dân số t nhiên giảm đi rõ r t Năm 2010 còn 3,2%, Lao Chải l c l ợng lao động khá dồi dào, quá nửa dân số đang trong độ tuổi lao động Nhưng do địa bàn thuần nông nên hầu h t lao động địa phương đều l lao động sản xu t nông nghiệp theo hình thức thủ công, trình độ kỹ thu t thấp nên năng su t, hiệu quả trong lao động còn thấp b Dân t c Theo k t quả điều tra dân sinh, dân số Lao. .. sóc và bảo vệ cây Sa nhân 4.2.1 T p huấn kỹ thu t về trồng, chăm sóc và bảo vệ cây Sa nhân t m 4.2.1.1 Kỹ thu t trồng - Cây Sa nhân có khả năng thích nghi với nhiều loại đ t, nhưng sinh trưởng t t và cho sản l ợng quả cao trên vùng đ t đồi núi có pha c t, có độ ẩm trong đ t từ 50-60% và tho t nước t t Vùng đ t chọn để trồng Sa nhân phải có nhi t độ không quá cao hoặc quá thấp, dao động t 22 0C - 300C... 33,33% Trong những cây dược liệu trên thì cây Thảo quả l cây quen thuộc được người dân gây trồng với diện t ch l n ở khu vưc Còn những cây còn l i được người dân bi t đến chúng có t c dụng chữa bệnh quen thuộc cho người dân, cây mang t n địa phương thì người dân bi t nhiều như cây Sản sình t n được sử dụng 4.1.2 T nh hình phân bố cây Sa nhân t i Lao Chải Cây Sa Nhân t i địa phương r t t chỉ... M t số loài được đưa vào chi t xu t ho t ch t để dùng l m thuốc như: Thanh cao (Artemisia annua) chi t Artemisinin l m thuốc chữ s t r t, Bình vôi (Stephania spp.) chi t xu t L tetrahydro palmatin l m thuốc an thần, giảm đau; Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium) chi t saponin l m thuốc chữa sỏi thận (Nguyễn Văn T p, 2007) [14] Với 3.948 loài cây thuốc đã bi t hiện nay vẫn còn có nguồn t i nguyên cây . trồng loài cây này t i xã Lao Chải, Vị Xuyên, Hà Giang. Đề t i Thử nghiệm gây trồng cây Sa nhân t m (Amomun Longiligulaze T. L. WU) t i xã Lao Chải - Vị Xuyên - Hà Giang . Thực hiện dựa trên. rừng. Xu t ph t từ nhu cầu thực tiễn trên, t i tiến hành nghiên cứu chuyên đề Thử nghiệm gây trồng cây Sa Nhân t m (Amomun Longiligulaze T. L. WU) t i xã Lao Chải - Vị Xuyên - Hà Giang l m cơ. Longiligulaze T. L. WU t i xã Lao Chải - Vị Xuyên - Hà Giang l m cơ sở cho việc ph t triển loài cây LSNG, nhằm t ng thu nhập cho người dân t i địa phương. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Trồng thử nghiệm

Ngày đăng: 16/05/2014, 00:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần 1

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Đặt vấn đề

  • 1.2. Mục đích nghiên cứu

  • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu

  • 1.4. Ý nghĩa

    • 1.4.1. Ý nghĩa khoa học

    • 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn

  • Phần 2

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 2.1. Cơ sở khoa học

  • 2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng LSNG và Sa nhân tím trên Thế Giới và Việt Nam

    • 2.2.1. Tình hình trên thế giới

    • 2.2.2. Tình hình trong nước

  • 2.3. Tổng quan điều kiện cở sở khu vưc nghiên cứu

    • 2.3.1. Điều kiện tự nhiên

      • 2.3.1.1. Vị trí địa lý

      • 2.3.1.2. Địa hình, đất đai

      • 2.3.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn

      • 2.3.1.4. Tài nguyên rừng

    • 2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

      • 2.3.2.1. Dân số, dân tộc

      • c. Giáo dục

      • d. Y tế

      • 2.3.2.4. Hạ tầng cơ sở

      • 2.3.2.5. Quốc phòng - An ninh

      • 2.3.2.6. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của xã Lao Chải

  • 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

    • 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

  • 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu

  • 3.3. Nội dung

  • 1. Tình hình phân bố loài cây thảo dược tại xã Lao Chải.

  • 3.4. Phương pháp nghiên cứu

    • 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin

  • Phần 4

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

  • 4.1. Tình hình phân bố loài cây thảo dược tại xã Lao Chải

    • 4.1.1. Tình hình phân bố cây thảo dược nói chung tại xã Lao Chải

    • 4.1.2 .Tình hình phân bố cây Sa nhân tại xã Lao Chải

  • 4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc và bảo vệ cây Sa nhân

    • 4.2.2.1. Kỹ thuật trồng

    • 4.2.2.2. Kỹ thuật chăm sóc

  • 4.4. Tình hình sâu bênh hại cây Sa nhân trong quá trình sinh trưởng

    • 4.5.1. Kỹ thuật trồng

    • 4.5.2. Chăm sóc

    • 4.5.3. Bảo vệ

  • Phần 5

  • KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

  • 5.1. Kết luận

  • 5.2. Tồn tại

  • 5.3. Kiến nghị

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan