Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi trạng thái IIA tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

57 1.8K 1
Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi trạng thái IIA tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp cho các bạn học Lâm Nghiệp rất hay !

1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cây rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây cung cấp cho chúng ta oxi và hút cacbonnic do chúng ta thải ra. Ngày nay, dân số ngày càng tăng cao, lượng oxi càng ngày bị mất đi do nhu cầu hô hấp của con người. Thiếu cây rừng, thiếu oxi thì làm sao chúng ta tồn tại? Hơn thế nữa, cây rừng còn là "ngôi nhà xanh" của những loài thú hoang dã. Thú sống trong "ngôi nhà" của chúng thì điều kiện sống sẽ tốt hơn. Hiện nay, nhiều loài thú hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Một phần của việc đó cũng chính là vì nơi sống của chúng đang bị tàn phá. Chúng ta có thể khẳng định một điều: Đối với con người và động vật thì cây rừng giữ vai trò quan trọng tất yếu. Đặc biệt hơn nữa, cây rừng rất quan trọng đối với sự sống của nhân loại. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn và nước cũng chẳng còn nhiều. Cây rừng còn chắn gió, từng tán lá, cành cây sum xuê mở rộng chắn từng làn gió lớn của bão giúp hạn chế và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Bởi lợi ích đó mà ở mỗi bãi biển người ta thường trồng nhiều cây. Trồng cây bãi biển vừa tạo không khí trong lành vừa bảo vệ chính chúng ta. Thế nhưng, tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng, và có khả năng điều hòa khí hậu… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thế giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới hơn 22 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng cacbonnic trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất… 1 2 Thái Nguyênmột tỉnh miền núi với nhiều nhà máy, khu công nghiệp lớn, đang gây sức ép nặng nề với môi trường về mặt khí thải, trong những năm gần đây đã được Đảng và Nhà nước quan tâm tới công tác phát triển rừng nên diện tích rừng của Thái Nguyên đã được tăng lên đáng kể. Đặc biệt là rừng phục hồi sau khai thác kiệt tăng lên về diện tích và chất lượng trong đó có rừng tại huyện Nhai. Để đánh giá được giá trị thực của rừng phục hồi sau khai thác kiệt tại Nhai cần một hướng nghiên cứu mới cần được quan tâm. Kết quả nghiên cứu mang tính xác định được đặc điểm cấu trúc rừng và đề xuất được một số giải pháp nhằm phục hồi rừnghuyện Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, cần có 1 nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi tại huyện Nhai. Với ý nghĩa đó, tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi trạng thái IIA tại huyện Nhai, tỉnh Thái Nguyên” làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi rừng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn tài nguyên, đa dạng sinh học và phát triển sản xuất lâm nghiệp ở địa bàn nghiên cứu. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được cấu trúc của trạng thái rừng IIA và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm đẩy nhanh quá trình diễn thế đi lên phục hồi rừnghuyện Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Điều tra và phân tích được một số đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ của rừng phục hồi trạng thái IIA. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm phục hồi rừnghuyện Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng vào thực tế sản xuất. Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể. Học tập, hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật được áp dụng trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. 2 3 1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn sản xuất Việc nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khả năng phục hồi tự nhiên của rừng và có cơ sở đề ra những biện pháp lâm sinh như khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giàu rừng để có thể tận dụng được những khu rừng sinh trưởng phát triển tự nhiên mang lại hiệu quả hơn cho cuộc sống của người dân cũng như việc cải tạo môi trường, tăng mức độ đa dạng sinh học. 3 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Các khái niệm có liên quan Hệ sinh thái rừng (Forest ecosystem) là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất). Nội dung nghiên cứu hệ sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa chúng với các sinh vật khác trong quần xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa những sinh vật này với hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng. Theo khoản 1 điều 3 của Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam năm 2004: Rừngmột hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1* trở lên [9]. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (quy định trước đây được ghi trong Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh: là rừng phải có độ tàn che từ 0,3 trở lên) Phục hồi rừng: Phục hồi rừng được hiểu là quá trình tái tạo lại rừng trên những diện tích đã bị mất rừng. Theo quan điểm sinh thái học thì phục hồi rừngmột quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu thành chủ yếu. Đó là một quá trình sinh địa phức tạp gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ bắt đầu khép tán (Trần Đình Lý; 1995), [6]. Để tái tạo lại rừng người ta có thể sử dụng các giải pháp khác nhau tuỳ theo mức độ tác động của con người là: phục hồi nhân tạo (trồng rừng), phục hồi tự nhiên và phục hồi tự nhiên có tác động của con người (xúc tiến tái sinh). Loài ưu thế: là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng. 4 5 Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến các loài khác trong quần xã. Cấu trúc rừng: là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có thể chung sống hài hòa và đạt tới sự ổn định tương đối trong một giai đoạn phát triển nhất định của tự nhiên. Cấu trúc tổ thành Tổ thành là nhân tố diễn tả số loài tham gia và số cá thể của từng loài trong thành phần cây gỗ của rừng. Hiểu một cách khác,tổ thành cho biết sự tổ hợp và mức độ tham gia của các loài cây khác nhau trên cùng đơn vị thể tích. Trong một khu rừng nếu một loài cây nào đó chiếm trên 95% thì rừng đó được coi là rừng thuần loài, còn rừng có từ 2 loài cây trở lên với tỷ lệ sấp xỉ nhau thì là rừng hỗn loài. Tổ thành của các khu rừng nhiệt đới thường phong phú về các loài hơn là tổ thành các loài cây của rừng ôn đới. Cấu trúc tầng thứ Sự phân bố theo không gian của tầng cây gỗ theo chiều thẳng đứng, phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham gia tổ thành. Cấu trúc tầng thứ của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới thước nhiều tầng thứ hơn các hệ sinh thái rừng ôn đới. Một số cách phân chia tầng tán:  Tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, không có tính liên tục.  Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính,có tính liên tục.  Tầng dưới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng.  Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài thảm tươi.  Thực vật ngoại tầng: Chủ yếu là các loài thân dây leo. 5 6 Cấu trúc tuổi: Cấu trúc về mặt thời gian, trạng thái tuổi tác của các loài cây tham gia hệ sinh thái rừng, sự phân bố này có mối liên quan chặt chẽ với cấu trúc về mặt không gian. Trong nghiên cứu và kinh doanh rừng người ta thường phân tuổi lâm phần thành các cấp tuổi. Thường thì mỗi cấp tuổi có thời gian là 5 năm, nhiều khi là các mức 10, 15, hoặc 20 năm tùy theo đổi tượng và mục đích. Cấu trúc mật: độ phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích. Phản ảnh mức độ tác động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng đến tiểu hoàn cảnh rừng, khả năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, cấp tuổi của rừng thì mật độ luôn thay đổi. Đây chính là cơ sở của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng. 2.1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới Trên thế giới, việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã được tiến hành từ lâu nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng. Baur G.N.(1976) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. Phương pháp phân tích lâm sinh đã được H. Lamprecht (1969) mô tả chi tiết. Các tác giả nghiên cứu rừng tự nhiên vùng nhiệt đới sau đó đã vận dụng phương pháp này và mở rộng thêm những chỉ tiêu định lượng mới cho phân tích cấu trúc rừng tự nhiên như Kammesheidt (1994). Richards P.W (1970) [10] đã phân biệt tổ thành rừng mưa nhiệt đới làm hai loại là rừng mưa hỗn hợp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản. Cũng theo tác giả thì rừng mưa thường có nhiều tầng (thường có 3 tầng, 6 7 trừ tầng cây bụi và tầng cây cỏ).Trong rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân thảo còn có nhiều loại dây leo cùng nhiều loài thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây. Tóm lại, trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, có nhiều công trình nghiên cứu công phu đã đem lại hiệu quả cao trong bảo vệ rừng. 2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam Trong những năm gần đây, cấu trúc rừng ở nước ta đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Sở dĩ như vậy vì cấu trúc là cơ sở cho việc định hướng phát triển rừng, đề ra biện pháp lâm sinh hợp lý. Trần Ngũ Phương (1970) [7] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần giống rừng khí hậu ban đầu”. Thái Văn Trừng (1978) [15] khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới nước ta đã đưa ra mô hình cấu trúc vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết. Nguyễn Văn Trương (1983) [16] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lớp cây tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên dưới tàn rừng. Vũ Tiến Hinh (1991) [3] khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận thấy rằng, hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên quan chặt chẽ với nhau. Các loài có hệ số tổ thành ở tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành ở tầng tái sinh cũng vậy. Để đánh giá vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miền Bắc, Trần Xuân Thiệp (1995) [12] nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi về lượng, chất lượng của tái sinh tự nhiên và rừng phục hồi. Qua đó, tác giả kết 7 8 luận: rừng phục hồi vùng Đông Bắc chiếm trên 30% diện tích rừng hiện có, lớn nhất so với các vùng khác. Khả năng phục hồi hình thành các rừng vườn, trang trại rừng đang phát triển ở các tỉnh trong vùng. Rừng Tây Bắc phần lớn diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diễn thế rừng ở nhiều vùng xuất hiện nhóm cây ưa sáng chịu hạn hoặc rụng lá, kích thước nhỏ và nhỡ là chủ yếu và nhóm cây lá kim rất khó tái sinh phục hồi trở lại do thiếu lớp cây mẹ Đào Công Khanh (1996) [5], Bảo Huy (1993) [4] đã căn cứ vào tổ thành loài cây mục đích để phân loại rừng phục vụ cho việc xây dựng các biện pháp lâm sinh. Lê Sáu (1996) [11] dựa vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng kết hợp với hệ thống phân loại của Loeschau, chia rừng ở khu vực Kon Hà Nừng thành 6 trạng thái. Trần Ngũ Phương (2000) [8] khi nghiên cứu các quy luật phát triển rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng tự nhiên như sau: “Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp nếu chỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung gian xuất hiện thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi”. Bùi Thế Đồi (2001) [2] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng núi đá vôi tại ba địa phương ở miền bắc Việt Nam. Tác giả Phạm Ngọc Thường (2001) [13], (2003) [14] nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên phục hồi sau nương rẫy tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn đã cho thấy khả năng tái sinh của thảm thực vật trên đất rừng còn nguyên trạngsố lượng loài cây gỗ tái sinh nhiều nhất, chỉ số đa dạng loài của thảm cây gỗ là khá cao. Đặng Kim Vui (2002) [17], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừnghuyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, đã kết luận đối với giai đoạn phục hồi từ 1 -2 (hiện trạng là thảm cây bụi) thành phần thực vật 72 loài thuộc 36 họ và 8 9 họ Hòa thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất (10 loài), sau đó đến họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Mimosaceae) và họ Cà Phê (Rubiaceae) mỗi họ có 4 loài. Bốn họ có 3 loài là họ Long não (Lauraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Ngoài ra, cấu trúc trạng thái thảm thực vật cây bụi này có số cá thể trong ô tiêu chuẩn cao nhất nhưng lại có cấu trúc hình thái đơn giản, độ che phủ thấp nhất 75 - 80 %, chủ yếu tập trung vào các loài cây bụi. Như vậy, có nhiều tác giả trong nước cũng như ngoài nước đều cho rằng việc phân chia loại hình rừng ở Việt Nam là rất cần thiết đối với nghiên cứu cũng như trong sản xuất. Nhưng tùy từng mục tiêu đề ra mà xây dựng các phương pháp phân chia khác nhau nhưng đều nhằm mục đích làm rõ thêm các đặc điểm của đối tượng cần quan tâm. 2.1.4. Khái khát rừng phục hồi Quá trình hình thành nên rừng thứ sinh do diễn thế thứ sinh ở nơi đã bị mất rừngphục hồi rừng. Theo tác giả Trần Đình Lý (1995) [6], phục hồi rừngmột quá trình sinh địa phức tạp gồm nhiều thời gian và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ (hoặc tre nứa) bắt đầu khép tán. Nói một cách khác, phục hồi rừng là quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái, một quần xã sinh vật mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu thành chủ yếu, nó chi phối các quá trình biến đổi tiếp theo. Chỉ tiêu định lượng xác định rừng non thứ sinh phục hồi đối với rừng gỗ sử dụng quan điểm của Trần Đình Lý (1995) là: độ tàn che của cây gỗ có chiều cao từ 3m trở lên đạt 0,3. 2.1.5. Đánh giá chung Nhìn chung các tác giả đều đã đưa ra các phương pháp luận, tiếp cận và nghiên cứu cụ thể về đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi trạng thái IIA . Mặc dù các tác giả đều có các công trình nghiên cứu nhưng chưa nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi trạng thái IIA tại Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 9 10 2.2.1.1. Vị trí địa lí Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh lỵ 37 km. - Phía Bắc giáp huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn; - Phía Tây giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn và huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang; - Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn Toàn Huyện có 14 xã và một thị trấn Đình Cả. 2.2.1.2. Đất đai địa hình Huyện Nhai có diện tích tự nhiên là 84.510,41 ha. Địa hình huyện Nhai tương đối phức tạp đồi gò xen lẫn núi cao bị chia cắt. Do vị trí địa lý, toàn huyện được chia thành 3 tiểu vùng: * Tiểu vùng 1: Gồm các xã dọc quốc lộ 1B là La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, thị trấn Đình Cả. Thị trấn Đình Cả là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của huyện, tập trung các cơ quan nhà nước và là đô thị thuộc loại 5. Tiểu vùng 1 có đường giao thông, địa hình dọc theo tuyến Quốc lộ 1B tương đối bằng phẳng, có điều kiện thuận lợi để xây dựng đô thị và các điểm vệ tinh phục vụ cho đô thị phát triển. * Tiểu vùng 2: Gồm 5 xã phía nam là Tràng Xá và Bình Long được quy định quản lý quy hoạch như đô thị loại 5. Tiểu vùng 2 có đường giao thông tỉnh lộ 265 từ Đình Cả - Tràng Xá - Dân Tiến - Bình Long vơi huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn được đấu nối với Quốc lộ 1A; đường Tràng Xá - Liên Minh - Văn Hán (Đồng Hỷ). Đây là khu vực nếu được đầu tư có điều kiện phát triển tương đối thuận lợi. * Tiểu vùng 3: Gồm 6 xã phía Bắc của huyện là Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Vũ Chấn, Thần Sa, Cúc Đường. Có 2 trung tâm cụm xã là Cúc Đường và Nghinh Tường được qui định quản lý quy hoạch như đô thị loại 5. Các xã thuộc tiểu vùng 3 có địa hình núi đa vôi cao, hiểm trở, trong 10 [...]... tiêu chuẩn ở các vị trí điển hình khác nhau của tầng cây cao trạng thái rừng phục hồi IIA tại hai xã Liên Minh và Tràng Xá của huyện Nhai, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi xác định công thức tổ thành tầng cây cao trạng thái rừng phục hồi IIA được tổng hợp vào bảng 4.01 Bảng 4.01 Tổ thành tầng cây gỗ trạng thái rừng IIA tại huyện nhai, tỉnh Thái nguyên 29 29 Vị Trí Loài/ OTC (loài) 01 300 22 02 320 24... loại rừng của huyện Nhai và khảo sát thực tế đề tài nhận thấy huyện Nhai có đa số diện tích rừng phục hồi thuộc các trạng thái IIA, IIB và số ít là trạng thái IA, IB, IC Địa điểm chúng tôi nghiên cứu là 2 xã (Tràng Xá, Liên Minh) của huyện Nhai và tiến hành nghiên cứu thuộc trạng thái rừng IIa Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo thành rừng, tuỳ thuộc vào số. .. Nguyên 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Chuyên đề thực hiện tại xã Liên Minh, Tràng Xá là những xã có diện tích rừng phục hồi IIA tập trung thuộc huyện Nhai, tỉnh Thái Nguyên - Thời gian: Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012 3.3 Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ + Cấu trúc tổ thành sinh thái, mật độ tầng cây gỗ + Đánh giá chỉ số đa dạng sinh... thức tổ thành như: Chẹo tía, Mán đỉa, Thành ngạnh, Thẩu tấu 30 30 Hình 4.01 Biểu đồ số loài ưu thế ở trạng thái rừng IIa tại huyện Nhai, tỉnh Thái Nguyên Qua hình 4.01 ta nhận thấy số loài cây tầng cao ở trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện Nhai, tỉnh Thái Nguyên biến động về loài là từ 19 -24 loài, trung bình số loài trên các ô tiêu chuẩn là 21 loài, có từ 6 - 9 loài cây ưu thế tham gia vào... sinh thái rừng trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp lâm sinh tác động kịp thời nhằm điều chỉnh cấu trúc tổ thành hiện tại phù hợp với mục tiêu đã xác định Kết quả nghiên cứu về sự phân bố số loài theo cấp đường kính tầng cây cao ở trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện Nhai, tỉnh Thái Nguyên được trình bày trong 4.05 36 36 Bảng 4.05 Phân bố loài cây theo cấp đường kính ở trạng thái rừng IIA tại huyện. .. thì số cây lại giảm Ở cấp đường kính 6-10cm là 85 cây, số lượng cây có ít chứng tỏ số loài này đã bị các cây tầng cao ở khác cạnh tranh về không gian dinh dưỡng và ánh sáng của cây cao nên chúng có số cây ít Số cây ở cấp đường kính >20cm chiếm tỷ lệ ít Trung bình các cấp đường kính của huyện Nhai, tỉnh Thái Nguyên là 12,50cm Như vậy có thể nói ở trạng thái rừng phục hồi IIAhuyện Nhai, tỉnh Thái. .. - Đặc điểm cấu trúc ngang + Phân bố số cây theo cấp đường kính + Phân bố loài cây theo cấp đường kính + Phân bố loài cây theo các nhóm tần số xuất hiện trong quần hợp cây gỗ - Đặc điểm cấu trúc đứng 20 20 + Phân bố số cây theo cấp chiều cao + Phân bố loài cây theo cấp chiều cao - Đặc điểm cấu trúc sinh khối tầng cây gỗ - Đề xuất một số giải pháp 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Nghiên cứu tài liệu Nghiên. .. tỉnh Thái Nguyên có cấp đường kính từ 1015cm và đường kính trung bình của nó là vào khoảng 12,50 cm 35 35 Hình 4.03 Biểu đồ phân bố số cây gỗ theo cấp đường kính ở trạng thái rừng IIA tại huyện Nhai, tỉnh Thái Nguyên Từ hình 4.03 ta nhận thấy ở tầng cây gỗ cao ở trạng thái rừng phục hồi IIAsố lượng cây tập trung lớn nhất trong cấp đường kính 10 - 15 cm là 37 cây chiếm 48,46 % tổng số cây trong... tính ổn định và bền vững Sau một thời gian phục hồi nữa thì thành phần các loài cây sẽ thay đổi phản ánh đúng quá trình diễn thế thứ sinh của rừng phục hồi và dần đạt tới sự cân bằng, ổn định 31 31 Bảng 4.02 Mật độ tầng cây gỗ ở trạng thái rừng IIA tại huyện Nhai, tỉnh Thái Nguyên Địa điểm Xã Liên Minh Xã Tràng Xá Độ phong phú của loài (loài/OTC) Vị trí OTC Mật độ (cây/ha) Số cây/OTC (cây) Chân OTC1... các điểm dân cư tập trung Xây dựng thêm các điểm dân cư tiếp nhận dân Hiện nay toàn huyện mới có 60 % nhà kiên cố và bán kiên cố Dự kiến năm 2010 sẽ nâng lên 70 %, năm 2015 sẽ nâng lên 85% và đến năm 2020 đạt 95 % nhà kiên cố và bán kiên cố Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Tầng cây gỗ trạng thái rừng IIA tại huyện Nhai, tỉnh Thái Nguyên . phục hồi rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, cần có 1 nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi tại huyện Võ Nhai. Với ý nghĩa đó, tôi nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm cấu. nghiên cứu cụ thể về đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi trạng thái IIA . Mặc dù các tác giả đều có các công trình nghiên cứu nhưng chưa nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi trạng thái IIA. thế đi lên phục hồi rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Điều tra và phân tích được một số đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ của rừng phục hồi trạng thái IIA. - Đề

Ngày đăng: 15/05/2014, 23:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần 1

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1 Đặt vấn đề

  • 1.2. Mục đích nghiên cứu

  • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu

  • 1.4. Ý nghĩa của đề tài

    • 1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học

    • 1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn sản xuất

    • Phần 2

    • TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

    • 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

      • 2.1.1. Các khái niệm có liên quan

      • 2.1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới

      • 2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam

      • 2.1.4. Khái khát rừng phục hồi

      • 2.1.5. Đánh giá chung

      • 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu

        • 2.2.1. Điều kiện tự nhiên

        • 2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

        • 2.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng

        • Phần 3

        • ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG

        • VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan