Khảo sát đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành công nghệ hoá chất và dầu khí phù hợp với điều kiện việt nam

113 727 1
Khảo sát đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành công nghệ hoá chất và dầu khí phù hợp với điều kiện việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI CẤP BỘ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VỪA Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thanh Tùng Thành viên: ThS. Cao Thu Anh ThS. Trịnh Bá Dương ThS. Nguyễn Thanh Hà ThS. Nguyễn Võ Hưng CN. Lê Quang Huy ThS. Nguyễn Thị Phương Mai ThS. Hoàng Văn Tuyên 7088 13/02/2009 Hà Nội, 2007 2 LỜI CÁM ƠN Nhóm nghiên cứu đề tài xin chân thành cám ơn Bộ Khoa học Công nghệ đã cấp kinh phí để thực hiện đề tài. Nhóm nghiên cứu cũng xin cám ơn sự hỗ trợ, động viên về tinh thần của Viện Chiến lược Chính sách Khoa học Công nghệ để hoàn thành nghiên cứu này. Chủ nhiệm đề tài các thành viên xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báu của nhiều tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt là Cục DNN&V - Bộ Kế hoạch Đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Công ty tư vấn Việt Tân, Công ty tư vấn Vietbid, Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ kỹ thuật, Cụm công nghiệp vừa nhỏ Từ Liêm - Hà Nội, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Tecombank, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Đầu Phát triển. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng nhiều vấ n đề nghiên cứu còn khá mới mẻ nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm nghiên cứu mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp. 3 MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN 2 MỞ ĐẦU 5 * Đối tượng nghiên cứu 6 * Phương pháp nghiên cứu 6 * Phạm vi nghiên cứu 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 8 Chương Một MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI NIỆM 9 I. Công nghệ 9 II. Các loại hình công nghệ 10 III. Đổi mới công nghệ 11 IV. Đổi mới công nghệ đổi mới 17 V. Quản lý công nghệ 17 VI. Khó khăn của DNN&V khi thực hiện ĐMCN 19 Chương Hai TÌM KIẾM CÔNG NGHỆ 21 I. Loại hình thông tin công nghệ 21 II. Các nguồn cung cấp thông tin công nghệ 23 III. Các bước tìm kiếm công nghệ 26 Chương Ba ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP 30 I. Quan điểm về sự thích hợp của công nghệ đối với doanh nghiệp 30 II. Các bước đánh giá để lựa chọn công nghệ phù hợp 31 III. Tiêu chí đánh giá công nghệ thích hợp 32 IV. Tiêu chí dánh giá, lựa chọn nhà cung cấp công nghệ 35 V. Yếu tố có thể ảnh hưởng bất lợi tới đánh giá, lựa chọn công nghệ 37 Chương Bốn LỰA CHỌN HÌNH THỨC PHÙ HỢP ĐỂ CÓ ĐƯỢC CÔNG NGHỆ MỚI 38 I. Nguồn đổi mới công nghệ 38 II. Lựa chọn hình thức phù hợp để có được công nghệ mới 42 Chương Năm ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 48 I. Quá trình đàm phán hợp đồng CGCN 48 II. Kỹ thuật đàm phán 56 Chương Sáu HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 59 I. Các bước thực hiện để huy động vốn 59 II. Lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp cho đổi mới công nghệ 61 4 PHỤ LỤC 80 Phụ lục 1. Một số công ty cho thuê tài chính (Công ty CTTC) 80 Phụ lục 2. Một số tổ chức cung cấp thông tin công nghệ 82 Phụ lục 3. Một số tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vừa 84 Phụ lục 4. Kế hoạch kinh doanh 86 Phụ lục 5. Một số tổ chức tài chính hình thức hỗ trợ vốn cho đổi mới công nghệ 88 Phụ lục 6. Bản đề xuất dự án sản xuất thử nghiệm cấp thành phố 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 5 MỞ ĐẦU Nhận rõ tiềm năng quan trọng của khu vực DNN&V đối với phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm khuyến khích phát triển sản xuất- kinh doanh, ĐMCN, nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực này. Trong những năm qua, hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh đang dần được cải thiện, số lượng các DNN&V gia tăng nhanh chóng, nhiều tổ chức hỗ trợ DNN&V được thành lập đang đang có những bước phát triển mới về chất lượng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, trình độ năng lực công nghệ của nhiều DNN&V hiện nay còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong những năm tới. Cùng với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, các biện pháp hỗ trợ nâng cao năng lực ĐMCN cho các DNN&V thông qua việc cung cấp các tài li ệu hướng dẫn, đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ đang giành được sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước cộng đồng doanh nghiệp. Mục tiêu của đề tài là xây dựng tài liệu hướng dẫn nhằm trang bị một số kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho các nhà quản trị DNN&V ở Việt Nam khi tiến hành ĐMCN (*) Dựa trên kết quả điều tra nhu cầ u của các DNN&V, đề tài tập trung hướng dẫn một số nội dung cần thiết nhằm nâng cao kỹ năng tìm kiếm công nghệ, lựa chọn công nghệ thích hợp, lựa chọn hình thức phù hợp để có được công nghệ mới, đàm phán hợp đồng CGCN huy động vốn cho ĐMCN. _______________________________________________________ (*) Tài liệu này không nhằm thay thế vai trò của các nhà tư vấn. Các kỹ năng nghiệp vụ giới thiệu trong tài liệu này nhằm mục đích giúp các nhà quản trị DNN&V làm quen với một số vấn đề để qua đó có thể trao đổi một cách hiệu quả với các nhà tư vấn chuyên nghiệp khi có nhu cầu. 6 * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các DNN&V, hay cụ thể hơn là một số kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để tăng cường năng lực ĐMCN cho các DNN&V. * Phương pháp nghiên cứu Để bảo đảm tính khoa học thực tiễn, quá trình nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn về cơ bản được thực hiện dựa trên cả hai cách tiếp cận lý thuyết thực ti ễn. Các nội dung trong tài liệu hướng dẫn được tham khảo kinh nghiệm của nhiều tổ chức quốc tế thích nghi, cải tiến để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế nhu cầu của DNN&V trong nước. - Nghiên cứu lý thuyết + Nhóm nghiên cứu đã thu thập xử lý các thông tin, tài liệu tham khảo quốc tế, đặc biệt của một số tổ chức có uy tín trong khu vực trên thế gi ới liên quan đến các hoạt động hỗ trợ nâng cao kỹ năng nghiệp vụ quản lý công nghệ, ĐMCN cho các DNN&V. Công việc này được thực hiện trong Giai đoạn 1, trong đó đã làm rõ khái niệm, nội hàm của các loại kỹ năng nghiệp vụ mà các nhà quản trị DNN&V nói chung cần có để nâng cao khả năng thành công khi tiến hành ĐMCN. + Để phục vụ đối tượng là các DNN&V của Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã thu thập xử lý các thông tin trong nước liên quan đến hệ thống chính sách hỗ trợ ĐMCN, chương trình hỗ trợ DNN&V, hiện trạng trình độ công nghệ, khó khăn vướng mắc khi tiến hành ĐMCN. Công việc này được thực hiện ngay từ Giai đoạn 1 để phục vụ xây dựng nội dung phiếu hỏi điều tra tiếp tục cập nhật trong Giai đoạn 2 của đề tài để phục vụ xây dựng tài liệu hướ ng dẫn. - Nghiên cứu thực tiễn Trong quá trình triển khai đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn, tọa đàm với nhiều cơ quan cung cấp dịch vụ để nâng cao khả năng ứng dụng trong thực tiễn của tài liệu hướng dẫn. Các tổ chức này bao gồm: tổ chức dịch vụ thông tin công nghệ, trung tâm tư vấn CGCN, trung tâm hỗ trợ DNN&V, tổ chức tài chính (ngân hàng, công ty tài chính, quỹ hỗ trợ, chương trình hỗ trợ). 7 * Phạm vi nghiên cứu Để tiến hành ĐMCN đỏi hỏi các doanh nghiệp phải được trang bị nhiều loại kỹ năng nghiệp vụ khác nhau, bao gồm: xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược công nghệ, đánh giá nhu cầu ĐMCN, xây dựng quản lý dự án, tìm kiếm lựa chọn công nghệ, chuyển giao công nghệ, huy động vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, marketing, v.v Tuy nhiên, đây là vấn đề lớ n phức tạp, với nguồn lực hạn hẹp phù hợp với nhiệm vụ được giao, đề tài chỉ đề tập trung vào một số nội dung liên quan đến tìm kiếm thông tin công nghệ, đánh giá lựa chọn công nghệ, lựa chọn hình thức phù hợp để có được công nghệ mới, đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ, huy động vốn cho đổi mới công nghệ. 8 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APCCT The Asian and Pacific Centre for Transfer of Technology Trung tâm Chuyển giao công nghệ Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á CGCN Chuyển giao công nghệ CSDL Cơ sở dữ liệu ĐMCN Đổi mới công nghệ ESCAP The United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific Ủy ban kinh tế Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương KH&CN Khoa học công nghệ KHKD Kế hoạch kinh doanh RE Reverse Engineering Thiết kế, chế tạo theo mẫu của nước ngoài SMEDF The Small-and Medium-Sized Development Fund Dự án Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ SMEFP The Small and Medium Enterprise Finance Program Chương trình hỗ trợ tài chính Doanh nghiệp nhỏ vừa SMESC Small and Medium Enterprise Loan Guarantee of SECO’s Swiss Green Credit Trust Fund Quỹ tín dụng xanh Thuỵ sĩ SXTN Sản xuất thử nghiệm TMCP Thương mại cổ phần UNIDO The United Nations Industrial Development Organization Cơ quan Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam 9 Chương Một MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI NIỆM Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhiều thuật ngữ kinh tế - công nghệ đã được du nhập vào Việt Nam, như: công nghệ, ươm tạo công nghệ, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, quản lý công nghệ, v.v Tuy nhiên, việc nhận thức vận dụng các thuật ngữ này đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các DNN&V còn nhiề u bất cập. Phần này giới thiệu một số vấn đề khái niệm nhằm giúp các DNN&V nhận thức vận dụng đúng đắn trong các hoạt động quản lý công nghệ. I. Công nghệ Theo quy định của Luật Khoa học Công nghệ, công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm (Quốc hội, 2000). Về cơ bản, công nghệ bao gồm phần mềm phần cứng. Phần mềm bao gồm các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, thiết kế kỹ thuật bí quyết kỹ thuật; phần cứng bao gồm hệ thống máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất. Trong thực tế, việc hiểu vận dụng thuật ngữ công nghệ trong hoạt động quản lý có thể khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, chiến lược phát triển năng lực công nghệ của từng doanh nghiệp (Hộp 1). Hộp 1. Hiểu vận dụng thuật ngữ công nghệ - Việc đầu tư mua sắm, nâng cấp phần cứng có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa sản phẩm mới ra thị trường, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Trong quá trình sử dụng, vận hành hệ thống thiết bị, doanh nghiệp có thể học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng tay nghề, góp phần nâng cao năng lực làm chủ quá trình sản xuất. Điều này có thể cho phép doanh nghiệp tạo ra những cải tiến nhỏ, thường xuyên. Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch phát triển dài hạn những thay đổi cần thiết trong nhận thức về công nghệ quản lý công nghệ, doanh nghiệp sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh. - Mặt khác, nếu có các kiến thức, giải pháp bí quyết công nghệ, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc thích nghi công nghệ mua về để phù hợp với điề u kiện ứng dụng của mình, hay tạo ra được những cải tiến đáng kể đối với những công nghệ hệ thống thiết bị hiện có. Nắm vững nguyên lý công nghệ cho phép doanh nghiệp tự thiết kế, chế tạo hoặc thuê các đơn vị khác gia công chế tạo các máy móc thiết bị liên quan. Như vậy, việc đầu tư 10 cho “phần mềm” sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực làm chủ công nghệ, giảm dần mức độ phụ thuộc vào các nguồn công nghệ bên ngoài nâng cao vị thế trong đàm phán mua bán công nghệ. - Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước cho ĐMCN thường liên quan đến các đối tượng phần mềm của công nghệ. Ví dụ, các quy định tài trợ, cho vay chủ yếu dành cho việc mua giải pháp, bí quyết công nghệ, nghiên cứu đ ào tạo để thích nghi, cải tiến công nghệ hiện có hoặc tạo ra công nghệ mới. - Tuy nhiên, khái niệm công nghệ bao gồm bốn thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: phần kỹ thuật, phần con người, phần thông tin phần tổ chức có thể được vận dụng khi tiến hành đàm phán CGCN (UN-ESCAP, 1986). Những thành phần này được mô tả như sau: + Phần kỹ thuật: máy móc, thiết bị, cộng cụ, ph ương tiện; + Phần con người: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm; + Phần thông tin: thông số kỹ thuật, thiết kế, sơ đồ, công thức, quy trình; + Phần tổ chức: sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng, bố trí sắp xếp hệ thống thiết bị. II. Các loại hình công nghệ Dựa vào mục tiêu ứng dụng, có thể phân chia công nghệ thành hai loại hình: “công nghệ sản phẩm” “công nghệ quy trình”. Tùy vào điều kiện yêu cầu của sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai loại hình ĐMCN, nhưng trong một số trường hợp doanh nghiệp tiến hành đồng thời cả ĐMCN sản phẩm ĐMCN quy trình. - Công nghệ sản phẩm. Công nghệ sản ph ẩm liên quan đến các đặc tính của công nghệ hàm chứa trong các sản phẩm dịch vụ cụ thể của một doanh nghiệp. Ví dụ, công nghệ chế tạo khuôn ép nhựa khuôn ép kim loại là hai loại công nghệ khác khác nhau trong ngành chế tạo khuôn mẫu. - Công nghệ quy trình. Công nghệ quy trình bao gồm hệ thống dây chuyền máy móc, thiết bị, cách thức tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm. ĐMCN quy trình nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành s ản phẩm rút ngắn thời gian đưa ra sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, đối với nhiều DNN&V, công nghệ quy trình thường được hiểu là công nghệ tổ chức hoạt động sản xuất, tức là bao gồm hệ thống máy móc, thiết bị, phương pháp, kỹ năng, bí quyết, kinh nghiệm vận hành máy móc, thiết bị. [...]... đánh giá với việc tham khảo ý kiến chuyên gia (các nhà tư vấn dịch vụ công nghệ, kỹ sư chuyên ngành, các đối tác khác) Bước 4: Đánh giá chi tiết - Đánh giá, so sánh các công nghệ thuộc Danh sách các nhà cung cấp có triển vọng - Công việc đánh giá có thể sử dụng các tiêu chí được đưa ra tại Bảng 3 Bảng 4 31 - Lựa chọn một công nghệ thích hợp nhất III Tiêu chí đánh giá công nghệ thích hợp Dựa trên các. .. nghệ đó vào sản xuất- kinhdoanh Để tạo dễ dàng cho việc đánh giá, hệ thống các tiêu chí cụ thể được tổng hợp trong Bảng 3 Các DNN&V có thể sử dụng các tiêu chí này để đánh giá, xếp loại các công nghệ trong Danh sách công nghệ có triển vọng nhằm lựa chọn ra một công nghệ phù hợp nhất trong số đó Trường hợp chỉ có một công nghệ được đưa ra đánh giá thì vẫn có thể áp dụng các tiêu chí này để đánh giá mức... hướng phù hợp với các các DNN&V ở Việt Nam Về cơ bản, việc đưa quyết định lựa chọn công nghệ cần phải được xem xét đánh giá khả năng đáp ứng đồng thời 3 điều kiện cơ bản sau: 1) Phù hợp với yêu cầu kinh tế - kỹ thuật do doanh nghiệp đề ra; 2) Phù hợp với năng lực công nghệ kinh tế của doanh nghiệp; 3) Phù hợp với môi trường kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương nơi doanh nghiệp sẽ ứng dụng công nghệ. .. như: văn hóa, pháp luật, nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, điều kiện môi trường, v.v Đối với DNN&V, công nghệ phù hợpcông nghệ đáp ứng được mục tiêu phát triển sản xuất - kinh doanh cạnh tranh, trên cơ sở phù hợp với năng lực của doanh nghiệp, điều kiện của địa phương quốc gia 30 II Các bước đánh giá để lựa chọn công nghệ phù hợp Bước 1: Xây dựng các tiêu chuẩn/chỉ số đánh giá - Cần nghiên.. .Trong thực tế, công nghệ sản phẩm của doanh nghiệp này chính là công nghệ quy trình của doanh nghiệp khác Chẳng hạn, các công nghệ CNC (dây chuyền sản xuất được điều khiển bằng máy tính) thuộc công nghệ quy trình trong ngành gia công cơ khí, nhưng lại là công nghệ sản phẩm trong ngành tự động hóa, cơ điện tử III Đổi mới công nghệ III.1 Đổi mới công nghệ là gì Đổi mới công nghệ (ĐMCN) là... mới kết cấu công nghệ là loại đổi mới dựa trên việc tái tổ chức các bộ phận, công nghệ hợp phần trong hệ thống công nghệ hiện có theo các cách khác nhau nhằm tạo ra một hệ thống công nghệ mới (sản phẩm, quy trình) Đổi mới kết cấu không đòi hỏi kiến thức mới về các bộ phận, công nghệ hợp phần, mà chủ yếu dựa trên kiến thức thiết kế tích hợp các công nghệ hợp phần trong hệ thống công nghệ hiện có... hành đánh giá công nghệ nhà cung cấp để lựa chọn công nghệ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp Phần này giới thiệu một phương pháp luận đơn giản, bao gồm quy trình thực hiện đánh giácác tiêu chí cơ bản để DNN&V tham khảo cho việc đánh giá, lựa chọn công nghệ cho dự án đầu tư của mình I Quan điểm về sự thích hợp của công nghệ đối với doanh nghiệp Thuật ngũ công nghệ thích hợp đã trở nên phổ... tìm kiếm công nghệ nên không biết tìm kiếm bằng cách nào tìm ở đâu - Không biết đánh giá như thế nào để lựa chọn công nghệ thích hợp nên chi phí đầu tư thường cao hơn so với giá trị thương mại của công nghê mua về - Chưa quen với việc mua công nghệ theo con đường chính thức nên thiếu kỹ năng, kinh nghiệm trong việc lựa chọn hình thức phù hợp để mua công nghệ đàm phán hợp đồng CGCN với các nhà... dạng phức tạp của vấn đề này nên nhiều chuyên gia đánh giá công nghệ các nhà hoạch định chính sách đã hiểu đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí phương pháp phân tích khác nhau Thực tế cho thấy, với tính chất của ĐMCN trong các DNN&V ở Việt Nam, việc sử dụng các tiêu chí phương pháp đó là không khả thi Mặc dù trên thực tế có nhiều công nghệ được tạo ra cho cùng một mục tiêu, có cùng công. .. mức độ thích hợp của công nghệ đó 32 Bảng 3 Các tiêu chí đánh giá lựa chọn công nghệ phù hợp Các tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp về kinh tế - kỹ thuật Tiêu chuẩn Thuộc tính đánh giá 1 Mức độ phức tạp của công nghệ Nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp 2 Đặc tính năng suất Mức độ nâng cao năng suất 3 Đặc tính chất lượng Mức độ nâng cao chất lượng sản phẩm 4 Chi phí đầu tư + Mức đầu tư (công nghệ, lặp đặt, . tin công nghệ 23 III. Các bước tìm kiếm công nghệ 26 Chương Ba ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP 30 I. Quan điểm về sự thích hợp của công nghệ đối với doanh nghiệp 30 II. Các bước đánh. được thực hiện theo hai cách: - Ứng dụng công nghệ mới để thay thế công nghê đang được sử dụng; và - Tái tổ chức, tích hợp các công nghệ hợp phần trong hệ thống công nghệ hiện có theo các cách. tìm kiếm và lựa chọn công nghệ, chuyển giao công nghệ, huy động vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, marketing, v.v Tuy nhiên, đây là vấn đề lớ n và phức tạp, với nguồn lực hạn hẹp và phù hợp với nhiệm

Ngày đăng: 15/05/2014, 15:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Muc luc

  • Mo dau

  • Chuong 1: Mot so van de khai niem

    • 1. Cong nghe

    • 2. Cac loai hinh cong nghe

    • 3. Doi moi cong nghe

    • 4. Doi moi cong nghe va doi moi

    • 5. Quan ly cong nghe

    • 6. Kho khan cua DNN&V khi thuc hien DMCN

    • Chuong 2: Kim kiem cong nghe

      • 1. Loai hinh thong tin cong nghe

      • 2. Cac nguon cung cap thong tin cong nghe

      • 3. Cac buoc tim kiem cong nghe

      • Chuong 3: Danh gia va lua chon cong nghe thich hop

        • 1. Quan diem ve si thich hop cua cong nghe doi voi doanh nghiep

        • 2. Nhung buoc danh gia de chon cong nghe phu hop

        • 3. Chi tieu danh gia cong nghe thich hop

        • 4. Tieu chi danh gia, lua chon nha cung cap cong nghe

        • 5. Yeu to co the anh huong den bat loi toi danh gia, lua chon cong nghe

        • Chuong 4: Lua chon hinh thuc phu hop de co duoc cong nghe moi

          • 1. Nguon doi moi cong nghe

          • 2. Luc chon hinh thuc phu hop de co duoc cong nghe moi

          • Chuong 5: Dam phan hop dong chuyen giao cong nghe

            • 1. Qua trinh dam phan hop dong CGCN

            • 2. Ky thuat dam phan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan