Nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước(NSNN) trên địa bàn huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang.DOC

64 3.2K 47
Nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước(NSNN) trên địa bàn huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước(NSNN) trên địa bàn huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia thì NSNN có vị trí quan trọng đặc biệt, nó giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính và có ý nghĩa quyết định trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân

Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, thực hiện CNH,HĐH đất nước, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì đòi hỏi có khối lượng vốn vô cùng lớn và phát triển bền vững Muốn vậy phải có chính sách tài chính quốc gia tiên tiến phù hợp, trong đó NSNN là một trong những công cụ quan trọng nhất Thông qua công cụ NSNN thực hiện phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập quốc dân, nhờ đó tập trung một phần quan trọng thu nhập quốc dân vào NSNN, đảm bảo nguồn vốn cho tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế

NSNN là công cụ để thực hiện tích luỹ và tập trung vốn, phân phối và sử dụng vốn cho quá trình CNH, HĐH đất nước, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, từng bước làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng đi lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa

NSNN giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân NSNN còn cung cấp kinh phí cho hoạt động của các lĩnh vực không sản xuất vật chất, duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, giữ ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu xây dựng một nền kinh tế phát triển theo hướng CNH, HĐH Vì vậy cần phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn vị trí, vai trò của NSNN, trên cơ sở đó tiến hành đổi mới các hoạt động của NSNN cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, nhằm đảm bảo nguồn vốn đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ

Trang 2

quốc, có nhiều tiềm năng thế mạnh Tuy nhiên, cho đến nay vẫn là một tỉnh nghèo nhất của nước ta Điều đó được thể hiện rõ nhất trên các mặt kinh tế, xã hội,về các cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là kết cấu hạ tầng, về lực lượng sản xuất và NSLĐ còn yếu kém và lạc hậu Với tình trạng đó thì chưa thể đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnhvà đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là Hà Giang còn quá thiếu nguồn vốn vật chất Vì vậy, để giải quyết mâu thuẫn trên đây cần phải tiến hành đồng bộ nhiều vấn đề Một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là giải quyết tốt vấn đề ngân sách Chính vì vậy em chọn đề tài

"Nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước(NSNN) trên địa bàn

huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Trang 3

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là một phạm trù mang tính chất lịch sử nó phản ánh những mặt nhất định của quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội và được sử dụng như mọt công cụ để nhà nước thực hiện các chức năng của mình Điều này càng có nghĩa là sự ra đời của ngân sách nhà nước gắn liền với sự ra đời và quyết định sự tồn tại của một thể chế Nhà nước Ngân sách nhà nước là tổng thể những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động vốn và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với mọi hoạt động.

1.1.1 Khái niệm về ngân sách nhà nước

Thuật ngữ "NSNN " có từ lâu và ngày nay được dùng phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội và được diễn đạt dưới nhiều góc độ khác nhau Song quan niệm NSNN được bao quát nhất cả về lý luận và thực tiễn của nước ta hiện nay là: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng của Nhà nước.

1.1.2 Đặc điểm về ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong năm để đảm bảo thực hiện các chức năng ,nhiệm vụ của Nhà nước

Trang 4

Luật ngân sách nhà nước luôn đề cập đến khâu và thực hiện dự toán ngân sách vừa phản ánh được nội dung cơ bản của ngân sách vừa thể hiện được tính chất “dự kiến “chưa xảy ra của ngân sách (trong dự toán) đồng thời cũng phản ánh quá trình chấp hành ngân sách Do vậy ngân sách nhà nước có đặc điểm là:

- Ngân sách nhà nước có các mối quan hệ về lợi ích, trong đó lợi ích quốc gia là bao trùn và được đặt lên hàng đầu, chi phối các lợi ích khác trong thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước

- Mợi hoạt động của NSNN đều là hoạt động phân phối các nguồn lực tài chính vi vậy nó thể hiện các mối quan hệ phân phối Đó là mối quan hệ một bên là nhà nước với một bên là xã hội(bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hôi, cơ quan hành chính nhà nước, ) Trong quá trình phân phối vấn đề cần giải quyết giữa các đối tượng tham gia chính là lợi ích kinh tế Vì vậy quan hệ giữa nhà nước với xã hội qua ngân sách nhà nước cũng là quan hệ kinh té.Do đó việc phân cấp các nguồn tài chính để hình thành nguồn thu của Nhà nước dù thực hiện dưới bất k ỳ hình thức nào thực chất cũng là quá trình giải quyết quyền lợi kinh tế giữa nhà nước và xã hội Với kết quả tài chính được phân chia làm hai phần : phần nộp cho NSNN và phần để lại cho các thành viên trong xã hội Phần nộp cho ngân sách nhà nước sẽ được phân phối lại qua các khoản cấp phát cho mục đích tiêu dùng và đầu tư phát triển thể hiện qua các chức năng quản lý của Nhà nước

Từ đặc điếm trên có thể hình dung NSNN một cách khái quát như sau: Ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ cảu Nhà nước để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước NSNN phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể xã hội do nhà nước tạo lập,

Trang 5

phân phối và sử dụng, nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiên các chức năng và quản lý kinh tế - xã hội của đất nước.

1.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước có vai trò là một công cụ tài chính vĩ mô sắc bén, nhạy cảm hiệu quả để Nhà nước can thiệp điều chỉnh nền kinh tế và đảm bảo chức năng Nhà nước; An ninh, quốc phòng; đảm bảo thúc đẩy phát triển, ổn định kinh tế - xã hội, hoạt động của bộ máy Nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, viện trợ các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật; bù đắp những khiếm khuyết thị trường, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

1.1.4 Phân loại ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau đã được xác định bởi sự thống nhất về cơ sở kinh tế -chính trị bởi pháp chế và các nguyên tắc tài chinh tổ chức của bộ máy Nhà nước.

Ngân sách Nhà nước được phân thành các cấp sau: - Ngân sách trung ương

- Ngân sách tỉnh, thành phố - Ngân sách huyện

Nghị quyết số 138/HĐBT ngày 26/11/1983 của Hội đồng Bộ trưởng thì phân loại hệ thống ngân sách bao gồm:

- Ngân sách trung ương - Ngân sách tỉnh, thành phố

- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh - Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn

Trang 6

1.1.5 Nội dung của ngân sách nhà nước

Theo luật ngân sách Nhà nước năm 1996 và luật ngân sách sửa đổ năm 1998, năm 2002 thì ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản thu đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ…các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bội chi được đưa vào cân đối ngân sách

Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản

- Chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo qui định của pháp luật.

Một số nội dung chi cơ bản :

- Chi đầu tư phát triển: Nhà nước đầu tư xây dựng những công trình thuộc kết cấu hạ tầng, các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã – hội nói chung, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đầu tư các ngành kinh tế khác.

- Chi thường xuyên : Bao gồm các khoản chi cho quản lý hành chính nhằm đảm bảo chi phí của bộ máy quản lý Nhà nước.Chi phát triển văn hóa, giáo dục, chi đảm bảo cho an ninh - quốc phòng, chi trợ cấp xã hội.

- Chi dự trữ, trả lãi các khoản tiền vay và nợ.

- Chi viện trợ của ngân sách Trung ương cho Chính phủ và các tổ chức nước ngoài.

- Chi chuyển nguồn ngân sách cho ngân sách năm trước ngân sách năm sau …

Trang 7

Ngân sách Nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công bằng, công khai, có phân công trách nhiệm gắn liền với quyền hạn Phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp

1.2 Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.1 Khái niệm về quan lý và quản lý nhà ngân sách nhà nước

Khái niệm về quản lý:

- Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích cuar chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm hướng hành vi của đối tượng để đạt mục tiêu đã định.

- Quản lý Nhà nước về kinh tế hay còn gọi là quản lý kinh tế quốc dân, là sự hoạt động quản lý do Nhà nước tiến hành đối với toàn bộ nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhất định.

Quản lý ngân sách Nhà nước là bộ phận cơ bản quan trọng nhất hợp thành tài chính nhà nước do vậy nó cung chịu sự tác động và điều chỉnh của hệ thống các cơ quan Nhà nước

1.2.2 Vai trò của quản lý ngân sách nhà nước

Chúng ta biết rằng, trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh chủ yếu của các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế chủ yếu tuân theo sự điều tiết của các quy luật vốn có của thị trường Nhận thức được điều đó, Nhà nước ta đã có những cơ chế, chính sách hạn chế sự can thiệp và kiểm soát trực tiếp đối với các hoạt động kinh tế, nhất là các hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà nước ta với chức năng của mình là thực hiện quản lý hành chính kinh tế bằng các công cụ pháp luật, kế hoạch hoá và các chính sách do Nhà nước ban hành tuân theo pháp luật hiện hành do cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội ban hành Đó chính là sự đổi mới cơ bản về cơ chế quản lý của Nhà nước ta: từ chỗ quản lý, điều hành nên kinh tế một

Trang 8

cách trực tiếp đến chỗ quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh tế- xã hội thông qua việc tạo mọi điều kiện, môi trường, hành lang (trong đó có cả hành lang pháp lý) để cho nền kinh tế phát triển vừa tuân theo qui lụt kinh tế khách quan, vừa bảo đảm sự định hướng XHCN, nhằm nhanh chóng đạt được các mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra trong các kỳ đại hội

Trong tất cả các công cụ để quản lý mọi hoạt động kinh tế- xã hội, Nhà nước ta hết sức quan tâm đến công cụ NSNN, vì nó là yếu tố vật chất vô cùng quan trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Với cơ chế cũ trước đây, Nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế vi mô Trong cơ chế mới- cơ chế thị trường các vấn đề của kinh tế sẽ được giải quyết theo qui luật của thị trường và các quan hệ cung - cầu Nhà nước chỉ dùng các biện pháp về thuế, các khoản chi ngân sách để can thiệp nhằm ổn định nên kinh tế và phát triển theo mục tiêu đã định

Hoạt động của NSNN gắn với hoạt động của nền kinh tế thị trường, do đó thu NSNN luôn luôn biến đổi và phụ thuộc vào nhịp độ phát triển kinh tế và hiệu quả kinh tế Xu hướng chung là khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ làm tăng khả năng tăng khối lượng thu và ngược lại Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là mức thu NSNN phải gắn với nhịp độ tăng của nền kinh tế, nếu tận thu quá mức sẽ dẫn tới tình trạng suy thoái do không kích thích được sản xuất và đầu tư Trong bất kỳ tình huống nào, sức ép chi luôn luôn là gánh nặng cho NSNN Đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi mà nền kinh tế chưa kịp phát triển, trong khi đó phải nhanh chóng giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của xã hội Bên cạnh đó chi NSNN còn bị sức ép của tình trạng có lạm phát cao xẩy ra Khi có lạm phát cao thì khối lượng ngân sách tăng chậm hơn nhu cầu chi, vì vậy nếu xử lý không tốt sẽ dẫn đến rối loạn, gây thiệt hại về nhiều mặt cho nền kinh tế

Trang 9

Tóm lại, NSNN có vai trò vô cùng quan trọng Bởi lẽ NSNN có chức năng huy động nguồn lực tài chính để hình thành các quỹ tiền tệ tập trung, đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Đồng thời NSNN còn thực hiện cân đối bằng tiền giữa các khoản thu và các khoản chi tiêu của Nhà nước Đây là vai trò cơ bản của NSNN mà bất kỳ một quốc gia nào cũng phải thực hiện NSNN là một công cụ quản lý quan trọng trong điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô của đất nước, đặc biệt thể hiện rất rõ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Vai trò đó đã được thể hiện cụ thể ở các lĩnh vực sau:

- Về kinh tế:

Nhà nước tạo các môi trường và điều kiện để xây dựng cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền NSNN đảm bảo cung cấp kinh phí đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp Nhà nước thuộc các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế then chốt Trên cơ sở đó từng bước làm cho kinh tế Nhà nước đảm đương được vai trò chủ đạo nền kinh tế nhiều thành phần Mặt khác, trong những điều kiện cho phép thì nguồn kinh phí từ NSNN cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các TPKT khác để các doanh nghiệp đó có cơ sở về tài chính tốt hơn và do đó có được phương hướng kinh doanh có hiệu quả cao

- Về xã hội :

Thông qua hoạt động thu, chi NSNN cấp phát kinh phí cho tất cả các lĩnh vực hoạt động vì mục đích phúc lợi xã hội Thông qua công cụ ngân sách, Nhà nước có thể điều chỉnh các mặt hoạt động trong đời sống xã hội như: Thông qua chính sách thuế để kích thích sản xuất đối với những sản phẩm cần thiết cấp bách, đồng thời có thể hạn chế sản xuất những sản phẩm không cần khuyến khích sản xuất Hoặc để hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý Thông qua nguồn vốn ngân sách để thực hiện hình thức trợ cấp giá đối

Trang 10

với các hoạt động thuộc chính sách dân số, chính sách việc làm, chính sách thu nhập, chính sách bảo trợ xã hội v.v

- Về thị trường:

Thông qua các khoản thu, chi NSNN sẽ góp phần bình ổn giá cả thị trường Ta biết rằng, trong điều kiện kinh tế thị trường, sự biến động giá cả đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nền kinh tế có nguyên nhân từ sự mất cân đối cung - cầu Bằng công cụ thuế và dự trữ Nhà nước can thiệp đến quan hệ cung - cầu và bình ổn giá cả thị trường

Hoạt động thu chi NSNN có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề lạm phát Lạm phát là căn bệnh nguy hiểm đối với nền kinh tế Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng Để kiềm chế được lạm phát tất yếu phải dùng các biện pháp để hạ thấp giá, hạ thấp chi phí Bằng biện pháp giải quyết tốt thu chi NSNN có thể kiềm chế, đẩy lùi được lạm phát, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

1.2.3 Hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước

Hiệu quả là một thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định Hiệu quả còn là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động.

Hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước là kết quả của việc sử dụng nguồn lực tài chính do nhà nước đầu tư, giao cho một đơn vị kinh tế, một tổ chức, một doanh nghiệp sử dụng và đem lại lợi ích nhất định cho đất nước, cho xã hội theo mục tiêu nhà nước đã định.

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả, cần có một hệ thống con người, trước hết là cấp trung ương cũng cần được tăng cường năng lực Ở cấp địa phương, cấp tỉnh cũng cần tăng cường năng lựcMột điểm nữa, xu thế quốc tế là lập kế hoạch theo kết quả đầu ra, trong khi chúng ta cần có sự công bằng, minh

Trang 11

bạch, rõ ràng cho việc sử dụng ngân sách Chủ trương đòi hỏi định mức phân bổ nhưng để định mức như thế nào vừa tạo công bằng cho việc sử dụng ngân sách và vừa hướng tới đầu ra là rất khó.

Một vấn đề khác trong cơ chế quản lý là những năm qua, rất nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung Nhiều điểm sửa đổi giúp cho việc hoàn thiện và chặt chẽ quy chế hơn nhưng lại gây khó cho cơ sở Ví dụ, một chủ dự án vừa thực hiện xong một bộ hồ sơ lại phải tiếp tục thay bộ hồ sơ khác vì có một văn bản khác ra đời

Điều này đã làm chậm quá trình thực hiện, chậm quá trình giải ngân Nếu là cơ chế phải có tính dài hơi, vì vậy, cần có sự chuẩn bị thấu đáo trong quá trình xây dựng cơ chế.

Một vấn đề gây ra tình trạng quản lý đầu tư kém hiệu quả là chất lượng quy hoạch và thiếu công khai minh bạch thông tin Việc quản lý đầu tư theo quy hoạch hiện nay là rất khó Quy hoạch của Chính phủ cho phép các bộ ngành, địa phương tự phê duyệt.

Như vậy, người có đủ thẩm quyền phê duyệt cũng có đủ thẩm quyền quy hoạch, gây ra những vấn đề bất ổn”

1.2.4 Nội dung quản lý ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhấ theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, có phân cấp trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các cấp, các ngành

1.2.4.1 Về thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một nguồn tài chính quốc gia, hình thành quỹ ngân sách Nhà nước nhằm phục vụ các nhu cầu, mục tiêu phát triển của Nhà nước

Nguồn thu ngân sách của nhà nước bao gồm các khoản thu - Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật

Trang 12

- Phí, lệ phí thu từ dầu thô, thu từ bán, cho thuê đất, và các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, thu từ tiền lãi của các tài sản có sinh lời của Nhà nước mang lai, các khoản vay, viện trợ của nước ngoài

Thu ngân sách Nhà nước thường thông qua các phương thức huy động nguồn tài chính :

- Phương thức huy động bắt buộc dưới hình thức thuế, phí, lệ phí; - Phương thức huy động tự nguyện dưới hình thức tín dụng Nhà nước; - Phương thức huy động khác

Trong nguồn thu trên thì thuế là nguồn thu chính, cơ bản và chủ yếu để huy động nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước.

1.2.4.2 Chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo nguyên tặc nhất định Chi ngân sách bao gồm các khoản chi sau: Các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, đảm bảo các hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo qui định của pháp luật

Nội dung cơ bản :

- Chi đầu tư phát triển: Nhà nước đầu tư xây dựng những công trình thuộc kết cấu hạ tầng, các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đầu tư các ngành kinh tế khác.

- Chi thường xuyên: Bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước, khoản chi này được phân thành hai bộ phận: một bộ phận vốn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát triển văn hóa xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp đến thu nhập

Trang 13

và nâng cao mức sống của dân cư và một bộ phận phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội chung của nhà nước.

Bằng vào các khoản chi tiêu dùng thường xuyên nhà nước thể hiện sự quan tâm của mình đến nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế, đồng thời với các khoản chi này nhà nước thực hiện chức năng văn hóa, giáo dục, quản lý, an ninh quốc phòng.

Chi tiêu dùng thường xuyên bao gồm các khoản chi sau đây: +Chi quản lý nhà nước (quản lý hành chính)

+Chi An ninh quốc phòng + Chi sự nghiệp kinh tế

+ Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học + Chi sự nghiệp y tế:

+ Chi sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, thể thao +Về xã hội

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách nhà nước

1.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước

- Thu nhập GDP bình quân đầu người : phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia , phản ánh khả năng tiết kiệm , tiêu dung và đầu tư của 1 nước

- Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế : phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế

- Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên - Mức độ trang trải các khoản chi của NN :

- Tổ chức bộ máy thu nộp : tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ , đạt hiệu quả cao , chống được thất thu do trốn , lậu thuế

Trong nền kinh tề thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, cùng với nguồn thu nhập nagayf

Trang 14

càng cao của các tổ chức và cá nhân, do vậy có chính sách thuế đa dậng, đảm bả tính công băng, người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều, người có thu nhập thấp hơn thì nộp thuế ít hơn Sẽ có tác dụng khuyến khích và động viên được nguồn thu vào ngân sách nhà nước.

1.3.2 Nhưng nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước

- Nhân tố vừa tạo khả năng và điều kiện cho việc hình thành nội dung , cơcấuchi1cáchhợplý.

- Khả năng tích lũy được nền kinh tế

Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu chi ngân sách nhà nước sẽ không ngừng tăng lên cả về số lượng và cơ cấu đầu t Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách, thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định và bền vững của nền kinh tế; để tăng trưởng kinh tế, phải tăng thêm tổng mức chi ngân sách, và đây là nhân tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, đi cùng với tăng chi ngân sách có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm chống thất thoát, lãng phí gây ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư.

Trang 15

Tiền thân của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Mê là Sở Tài

chính và Sở Kế hoạch - Đầu tư Trước đây phòng Tài chính và phòng Kế hoạch - Đầu tư huyện Bắc mê là hai phòng tách biệt, mối phòng có một chức năng và nhiệm vụ riêng Phòng Tài chính được thành lập từ ngày 28 tháng 8 năm 1945

Ngày 1 tháng 2 năm1996 thực hiện Quyết định số: 101/ QĐ – UB ngày 29 tháng 1 năm 1996 của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh về việc thành lập một số phòng chuyên môn thuộc Uỷ Ban Nhân Dân huyện, thị trong Tỉnh Huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang đã thành lập phòng Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở tổ chức lại các tổ chức hiện có về kế hoạch và đầu tư của huyện, thị

Đến ngày 1 tháng 4 năm 2005 theo Quyết định số: 224/ QĐ – UB ngày 1 tháng 4 năm 2005 của Uỷ Ban Nhân Dân huyện Bắc Mê phòng Tài chính và phòng Kế hoạch - Đầu tư huyện Bắc Mê àm một gọi là phòng Tài chính - Kế hoạch cho đến nay Phòng đã củng cố và đi vào hoạt động, đồng thời thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của ngành theo sự phân công chỉ đạo trực tiếp của Uỷ Ban Nhân Dân huyện Bắc Mê Cùng với sự chỉ đạo nghiệp vụ cách Sở Tài chính và Sở Kế hoạch - Đầu tư, Ban tổ chức chính quỳên tỉnh Đặc biệt với sự cộng tác đắc lực của các ngành, các cấp và các cơ sơt từ đó cho đến nay phòng Tài chính - Kế hoạch đã đi vào họat động ổn định với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

2.2.1 Đặc điểm lịch sử ,địa lý ,kinh tế - xã hội

*Về điều kiện tự nhiên

Trang 16

Bắc mê là một huyện vùng cao của tỉnh hà giang, nằm ở phía đông bắc của tổ quốc.

- phía đông giáp huyện bảo lâm (cao bằng )

- phia đông nam giáp huyện na hang (tuyên quang ) - phia tay giáp với thị xã hà giang

Trung tâm huyện bắc mê cách thị xã hà giang 54km,cách thủ đô hà nội 400km huyệ có 13đơn vị hành chính xã, thị trấn,có 198 thôn,bản Xã xa nhất cách trung tâm huyện là 80km

Hiện nay 13/13 xã đều có đường ô tô từ trung tâm huyện đến các xã thuận tiện,hệ thống giao thông liên thôn, liên bản được mở mang xe máy có thể đi lại dễ dàng Điều kiện khí hậu ở huyện bắc mê tương đối khắc nghiệt,thiên tai lũ lụt quanh năm do điều kiện khí hậu khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tê – xã hội của huyện gặp rất nhiền khó khăn, nhất là các xã ở vùng sâu vùng xa.

* Về dân số

Toàn huyện có 60,321 người,bao gồm 12 dân tộc trong đó dân tộc hmông chiếm 60%, dân tộc tày chiếm 20%, dân tộc dao chiếm 5% và các dân tộc khác chiếm 15%.

Dân cư phân bố không đồng đều, sống rải rác trên các thôn bản, mật độ dân cư thưa thớt hiện nay số người trong độ tuổi sinh đẻ sinh con thu3 chiếm 40% Việc tăng dân số còn ở mức cao trong điều kiện huyện nghèo đã tạo nên sức ép rất lớn về kinh tế - văn hóa – xã hội nói chung và sự phát triển của phòng tài chính kế hoạch huyện nói riêng

* Về kinh tế - văn hóa - xã hội

- Bắc Mê có địa hình núi cao chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, nhiều dãy núi đá có độ cao trên 2000m, tạo nên nhiều tiểu vùng với các điều kiện về địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước và dân cư khác biệt, độc đáo, có điều kiện

Trang 17

thuận lợi để phát triển kinh tế đa dạng theo cơ cấu nông - lâm - công nghiệp với nhiều sản phẩm phong phú, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp để phát triển du lịch, dã ngoại

- Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên còn không ít khó khăn do địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, nhiều dãy núi đá nên không ít khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt ở xã vùng cao

+ Đất dùng vào chăn nuôi : 1.140,45 ha + Đất cây lâu năm : 3.874,87 ha

+ Đất có mặt nước nuôi thuỷ sản : 683,75 ha

Trang 18

Qua số liệu trên thấy được đất đai tự nhiên trên địa bàn rất rộng, tuy nhiên việc khai thác và sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp chưa được nhiều, hiện tại vẫn còn trên 314.828 ha đất bằng và đồi núi chưa sử dụng, đó là nguồn tài nguyên lớn cần phải tập trung đầu tư các nguồn lực nhằm khai thác phục vu chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện bắc mê

* Tài nguyên khoáng sản: Qua khảo sát điều tra huyện bắc mê phát hiện được 2 loại khoáng sản khác nhau như (quặng, thiếc,nước khoang,…) Hiện nay ang tiến hành thăm dò khai thác các loại khoáng sản như Măngan, Thiếc, nước khoáng hoáng sản có nhiều triển vọng nếu được đầu tư thăm dò khai thác thích hợp

*Về kinh tế:

Nhà nước tạo các môi trường và điều kiện để xây dựng cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền NSNN đảm bảo cung cấp kinh phí đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp Nhà nước thuộc các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế then chốt Trên cơ sở đó từng bước làm cho kinh tế Nhà nước đảm đương được vai trò chủ đạo nền kinh tế nhiều thành phần Mặt khác,

Trang 19

trong những điều kiện cho phép thì nguồn kinh phí từ NSNN cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các TPKT khác để các doanh nghiệp đó có cơ sở về tài chính tốt hơn và do đó có được phương hướng kinh doanh có hiệu quả cao

*Về xã hội :

- Thông qua hoạt động thu, chi NSNN cấp phát kinh phí cho tất cả các lĩnh vực hoạt động vì mục đích phúc lợi xã hội Thông qua công cụ ngân sách, Nhà nước có thể điều chỉnh các mặt hoạt động trong đời sống xã hội như: Thông qua chính sách thuế để kích thích sản xuất đối với những sản phẩm cần thiết cấp bách, đồng thời có thể hạn chế sản xuất những sản phẩm không cần khuyến khích sản xuất Hoặc để hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý Thông qua nguồn vốn ngân sách để thực hiện hình thức trợ cấp giá đối với các hoạt động thuộc chính sách dân số, chính sách việc làm, chính sách thu nhập, chính sách bảo trợ xã hội v.v

- Về thị trường: Thông qua các khoản thu, chi NSNN sẽ góp phần bình ổn giá cả thị trường Ta biết rằng, trong điều kiện kinh tế thị trường, sự biến động giá cả đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nền kinh tế có nguyên nhân từ sự mất cân đối cung - cầu Bằng công cụ thuế và dự trữ Nhà nước can thiệp đến quan hệ cung - cầu và bình ổn giá cả thị trường Hoạt động thu chi NSNN có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề lạm phát Lạm phát là căn bệnh nguy hiểm đối với nền kinh tế Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng Để kiềm chế được lạm phát tất yếu phải dùng các biện pháp để hạ thấp giá, hạ thấp chi phí Bằng biện pháp giải quyết tốt thu chi NSNN có thể kiềm chế, đẩy lùi được lạm phát, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

* Về lĩnh vực văn hóa – xã hội của huyện

- Về giáo dục đào tạo

Trang 20

Trong những năm qua tình hình dân trí trong huyện đã có nhiều chuyển

biến tích cực, hệ thống các cấp học từng bước phát triển, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở ở các xã

+ Tỷ lệ trẻ em ở tuổi đến trường đạt 80%,100% trung tâm xã có trường tiểu học hoàn chỉnh, 12/13 xã có trường trung học cơ sở

+ Đội ngũ giáo viên từng bước chuyển hóa và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường học được cải thiện và nâng cao 90% nhà xây và kiên cố hóa

+ Đã phát huy tốt trung tâm giáo dục thường xuyên huyện trong những năm qua đã mở ra các lớp bồi dưỡng về kiến thức văn hóa cho 750 lượt học viên.

* Công tác y tế, dân số gia đình

- sự nghiệp y tế có nhiều chuyển biến đã thực hiện tôt chương trình mục tiêu chương trình y tế quốc gia, quyết định 139 chính phủ về khám chữa bệnh và cấp thẻ bảo hiển cho người ngheod và trẻ em dưới 6 tuổi.

- đội ngũ y tế được tăng cường tại các phòng khám đa khoa khu vực đều có bác sỹ, 95% thôn bản có y tá.chất lượng khám chữa bệnh từng bước được khắc phục và nâng cao

- công tác dân số ,gia đình, trẻ em đạt quả khá tỷ lệ dân sinh từ 3,4% năm 2005 xuống còn 2,1%năm 2009

* thực hiện chính sách xã hội

Thường xuyên quan tâm và thực hiện tốt các chính sách đối vơi gia đình thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng và các đối tượng chính sách được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Chương trình xóa đói giảm nghèo,bình quân 11%/ năm Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể.

2.2.2 Bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện

Trang 21

Phòng tài chính kế hoạch huyện bắc mê là cơ quan tham mưu cho ủy

ban nhân dân huyện về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý điều hành thu- chi ngân sách địa phương theo luật ngân sách Phòng thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

* Tổ chức bộ máy

Bộ máy biên chế của phòng gồm 13 đồng chí, đa số cán bộ đều kiêm nghiệm nhiều công việc, nên bước đầu không tránh khỏi những khó khăn nhất định trong việc thực thi nhiệm vụ và tổ chức thực hiện Nhưng nhờ sự đoàn kết, cố gắng của tập thể Cán bộ công chức cũng như mỗi cá nhân trong cơ quan nên vẫn đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao

Trong tổ chức bộ máy của phòng 95% là trình độ Đại học, 5% là trình độ trung học chuyên nghịêp còn dân tộc thiểu số chiếm 33%

1 Giám Đốc phụ trách chung 3 đồng chí phó giám đốc.

1 đồng chí kế toán chuyên phụ trách ngân sách huyện, các đơn vị hưởng lệnh chi tiền quản lí các đơn vị sự nghiệp có thu

2 đồng chí phụ trách thu chi ngân sách 13 xã, thị trấn.

1 đồng chí phụ trách công tác cấp phép kinh doanh và giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện.

1 đồng chí làm công tác giá, thẩm định giá trị đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn, thẩm định quyết toán vốn đầu tư XDCB theo phân cấp…

1 đồng chí làm công tác thu hút vốn đầu tư, hành chính của phòng 3 đồng chí làm công tác lập và tổng hợp báo cáo thu chi ngân sách huyện, xã, báo cáo theo sự chỉ đạo của tỉnh và thường trực huyện uỷ - HĐND – UBND Huyện.Theo dõi tài sản cố định trên địa bàn.Cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng như sau:

Trang 22

Bảng 2.1 Cán bộ, công chức phòng tài chính kế hoạch huyện Bắc Mê

* Chức năng nhiệm vụ của phòng

- Chức năng.

Căn cứ theo thông tư liên tịch số 02/2004/ TTLT/BKHĐT- BNV ngày 1/6/2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hành, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lí nhà nước về kế hoạch và đầu tư địa phương Căn cứ quyết định số 75/QĐ - UB ngày 06/7/2004 của UBND Tỉnh Hà Giang về việc quy định nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND huyện , thị xã và xã.

Thực hiện theo quyết định số 588/2005/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân huyện Bắc Mê về việc ban hành quy chế làm việc của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Mê Phòng Tài chính - Kế hoạch có chức năng là cơ quan chuyên môn giúp huyện uỷ, UBND, HĐND huyện thực hiện chức năng quản lí nhà nước về lĩnh vực tài chính, ngân sách của UBND xã, thị trấn và kế hoạch, đầu tư, đăng ký kinh doanh trên địa bàn huyện

* Nhiệm vụ và quyền hạn của lĩnh vực tài chính và lĩnh vực kế hoạch.

Trang 23

- Lĩnh vực Tài chính.

Trình UBND huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn huyện.

Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, xây dựng dự toán ngân sách huyện theo chỉ đạo của UBND Tỉnh và hướng dẫn của sở tài chính trình UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định.

Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lí, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, thi trấn, lập phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND huyện để trình HĐND huyện phê chuẩn Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.

Lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để UBND huyện quyết định lập quyết toán thu chi ngân sách nhà nước trình UBND huyện để trình HĐND huyện phê chuẩn.

Hướng dẫn kiểm tra việc quản lí, thực hiện quyết toán ngân sách cấp xã Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lí tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính, hợp tác xã, dịch vụ nông nghiệp, thương mại dịch vụ, tổ hợp tác và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc cấp huyện.

Phối hợp với các cơ quan thu thuế trong việc quản lí công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lí; thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định quyết toán thu chi ngân sách xã, thị trấn; lập quyết toán thu – chi ngân sách huyện Tổng hợp và lập báo cáo quyết toán thu ngân sách trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyệnvà quyêt toán thu, chi ngân

Trang 24

sách cấp xã, thị trấn) trình UBND huyện xem xét gửi sở Tài chính; báo cáo bổ sung quyết toán ngân sách gửi sở Tài chính sau khi được HĐND huyện chuẩn.

Tổ chức thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành, trình UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền Thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách huyện quản lý.

Quản lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc huyện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Quản lý nguồn kinh phí được uỷ quyền của cấp trên, quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật Quản lý giá theo quy định của UBND tỉnh, báo cáo tình hình giá cả thị trường trên địa bàn, kiểm tra thực hiện niêm yết giá cuả các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn.

Thực hiện chế độ thông tin bấo cáo về tài chính, ngân sách và giá theo quy định

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, kiểm tra, thanh tra, việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND huyện giải quyết các chanh chấp, khiếu nại tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.

Phối kết hợp với các ngành chức năng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn theo quy định, ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND hưyện phân công.

- Lĩnh vực Kế hoạch.

Trình UBND huyện các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư.

Trang 25

Trình UBND huyện các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội của huyện; hướng dẫn, kiểm tra vịêc tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt.

Là đầu mối tổng hợp và trình chủ tịch UBND huyện về các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn, thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu thuộc thẩm quyền quyết định của chủ tịch UBND huyện.

Cung cấp thông tin xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phong trào chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch đầu tư cấp xã.

Chủ trì phối kết hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan giám sát và đánh đầu tư; kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và sử lý vi phạm theo thẩm quyền Phối hợp với các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ khác của huyện hướng dẫn phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình, thực hiện cấp đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND huyện và Sở Kế hoạch.

* Nhiệm vụ của các bộ phận.

- Bộ phận ngân sách huyện, ngân sách xã, thị trấn.

Giúp ban lãnh đạo của phòng hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch ngân sách, tổng hợp kế hoạch ngân sách huyện, xã, thị trấn Kiểm tra việc xây dựng và chấp hành ngân sách ở đơn vị và các xã, thị trấn Bám sát các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương.

Trang 26

Quản lý cấp phát và thông báo dự toán, thông báo vốn đầu tư XDCB các khoản chi ngân sách theo luật ngân sách Nhà nước cho các đơn vị dự toán và ngân sách xã, thị trấn.

Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kiểm toán, công tác tin học, lập tổng quyết toán ngân sách địa phương theo luật ngân sách Nhà nước.

Xây dựng các báo cáo về công tác tài chính trình các kỳ họp HĐND, UBND, các báo cáo gửi Sở Tài chính theo quy định.

Tham gia cụ thể cơ chế chính sách của trung ương, tỉnh vận dụng thực hiện trên địa bàn huyện.

Theo dõi, quản lý các khoản ngân sách vay và thu nợ các khoản ứng cho vay từ ngân sách, quản lý tài sản từ nguồn ngân sách, các dự án, vốn viện trợ…

Thường xuyên hướng về cơ sở và đơn vị mỗi quý một lần để nắm tình hình, nếu có biểu hiện vi phạm chế độ quản lý tài chính, phải kịp thời báo cáo UBND huyện và sở tài chính.

- Bộ phận tổng hợp kế hoạch.

Nắm vững nội dung các bước công việc của công tác xây dựng dự toán thu – chi ngân sách địa phương( hàng năm được ổn định trong 3 năm ngân sách) Mở so sánh theo dõi số liệu lịch sử các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, biên chế quỹ tiền lương toàn huyện, nắm chỉ tiêu của từng xã, thị trấn, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội…nhằm phục vụ cho công tác quản lý.

Hướng dẫn xây dựng, tổng hợp kết quả thảo luận dự toán ngân sách địa phương của các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn.

Tổng hợp dự toán thu chi ngân sách huyện hàng năm phục vụ tốt cho công tác thảo luận với Sở Tài chính.

Dự toán thu - chi ngân sách địa phương được tổ chức thực hiện 3 bước: Lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và thanh kiểm tra.

Trang 27

Thu ngân sách phải thể hiện toàn diện mọi nguồn thu vào ngân sách Nhà nước Thu ngân sách phải khai thác quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, nuôi dưỡng nguồn thu.

Xây dựng dự toán thu phải đúng luật thuế và các chế độ chính sách hiện hành Có tính đến yếu tố phát triển kinh tế và đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Chi ngân sách phải bám sát vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương trên cơ sở chính sác, định mức chi hiện hành Đồng thời phải tính đến các yếu tố có khả năng phát sinh trong năm, các điều kiện đặc thù của từng xã vùng cao biên giới, vùng nhiều khó khăn.

* Bộ phận quản lý giá, thẩm định XDCB, trợ giá, trợ cước, tài sản sung công.

- Bộ phận quản lý giá, trợ giá trợ cước.

Tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ và các mức giá cụ thể thuộc thẩm quyền định giá của Nhà nước

Thu thập thông tin giá cả thị trường, phân tích báo cáo thường xuyên, kịp thời với Sở Tài chính theo quy định.

- Bộ phận quản lý tài sản công.

Hướng dẫn các đơn vị hành chính sự nghiệp, các xã, thị trấn thực hiện các chế độ quản lý tài sản Nhà nước.

Tổng hợp, phân tích báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản và kiểm tra thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và các xã, thị trấn.

Tham gia với các ngành thu hồi các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, điều chuyển tài sản của các đơn vị hành chính sự nghiệp khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Bộ phận thẩm định XDCB.

Trang 28

Tham mưu giúp ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, chế độ quản lý tài chính lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư các dự án, công trình hoàn thành trình UBND huyện phê duyệt Kiểm tra, nhận xét, xác nhận số liệu quyết toán của Kho Bạc Nhà nước đối với nguồn vốn đầu tư ngân sách tỉnh và ngân sách huyện phân cấp để báo cáo UBND huyện và Sở Tài chính, UBND tỉnh.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban lãnh đạo.

* Trưởng phòng.

Là người lãnh đạo, điều hành toàn bộ công việc của phòng, chụi trách nhiệm cá nhân trước huyện uỷ, HĐND, UBND và ngành chủ quản trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của phòng.

Triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về chuyên ngành trên địa bàn theo luật định và những quy định chức năng nhiệm vụ của phòng

Tham mưu trình lãnh đạo huyện quản lý, điều hành, sử lý thu, chi ngân sách và kế hoạch Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn cán bộ phòng học tập chuyên môn, chính sách chế độ vào chiều thứ 6 hàng tuần.

Trực tiếp thoe dõi công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện theo phân cấp.

Báo cáo nhiệm vụ công tác của ngành tại các buổi giao ban của Sở và của huyện.

Phụ trách công tác kiểm tra và tự kiểm tra trên địa bàn Chủ trì cuộc họp giao ban định kỳ giữa các chuyên ngành trong hệ thống tài chính.

Trang 29

Trưởng phòng thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với chi uỷ, ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên nhằm phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể để nâng cao chức năng tham mưu của mỗi thành viên cơ quan tạo sự thống nhất cao trong tổ chức và thực hiện.

* Các phó trưởng phòng.

Là người giúp việc cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng giải quyết công việc khi trưởng phòng đi vắng Giúp trưởng phòng chỉ đạo trực tiếp một số lĩnh vực, một số công việc chuyên trách ( theo sự phân công của trưởng phòng) Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về những nhiệm vụ được phân công, cụ thể như sau:

Một phó phòng phụ trách ngân sách huyện, phó chủ tài khoản ngân sách thứ nhất.

Một phó phòng phụ trách ngân sách xã, thị trấn phóchủ tài khoản ngân sách thứ hai, phụ trách công tác hành chính của phòng

Một phó phòng phụ trách bộ phận giảm nghèo Phụ trách tổ công đoàn, nữ công.

- Nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức.

Chấp hành sự phân công của trưởng phó phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và sự phân công, điều động của tổ chức.

Phát huy tính dân chủ sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tích cực tham mưu, đề xuất và tự chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về tính chính xác trung thực của các số liệu thu – chi ngân sách, kế hoạch dự án trước khi trình duyệt đối với phần việc được giao.

Thực hiện chế độ báo cáo hàng tuần, tháng, 6 tháng, 1 năm với trưởng phòng Chấp hành tốt chế độ quản lý hồ sơ, tài liệu ngăn nắp, gọn gàng.

Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của lãnh đạo cơ quan Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh

Trang 30

nội quy của cơ quan; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chuyên môn, nghiệp vụ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Có nếp sống lành mạnh, trung thực cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không được quan liêu, hách dịch, của quyền tham nhũng.

Được tham gia học tập, nghiên cứu các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước phục vụ cho công tác chuyên môn và những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ được giao, do cơ quan hoắc do các cơ quan khác tổ chức theo sự phân công lãnh đạo của phòng

Được mời dự các cuộc họp (nếu cần thiết) của Ban lãnh đạo phòng với các ngành, các xã, thị trấn về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vức được theo dõi Chuyên viên khi được tham gia phải chuẩn bị những ý kiến, các tài liệu liên quan cho lãnh đạo.

Được thông tin về kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm; kinh phí quyết toán hàng năm do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác của cơ quan, các quy định về tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật nâng bậc lương, nâng ngạch và đề bạt cho cán bộ công chức.

Cán bộ công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên Trường hợp phát hiện ra quyết định của cấp trên là sai trái với quy định của pháp luật phải báo cáo trực tiếp với người ra quyết định và không chịu trách nhiệm về những hậu quả của việc thi hành quyết định đó

Thực hiện nghiêm túc các quy trình quản lý thu – chi ngân sách, mở đầy đủ hồ sơ, sổ sách để theo dõi tình hình thu – chi ngân sách, theo dõi các tài khoản tiền gửi, các khoản kinh phí cấp phát được giao nhiệm vụ quản lý theo tháng, quý, năm.

Trang 31

Cán bộ phòng chịu trách nhiệm quản lý, lưu giữ hồ sơ, chứng từ cấp phát kinh phí thuộc phạm vi được phân công Phải thực hiện đúng quy trình lưu trữ hồ sơ, chứng từ do Bộ Tài chính quy định.

Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng về số liệu, hồ sơ cấp phát, tình hình quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đối với đơn vị được phân công, chấp hành đúng quy định về trình tự cung cấp và luân chuyển chứng từ sang Kho bạc Nhà nước.

Thường xuyên kiểm tra cơ sở ít nhất 1 lần/quý để nắm tình hình Nếu phát hiện vi pham chế độ quản lý Tài chính kịp thời uốn nắn các sai phạm giúp cơ sở Trường hợp nghiêm trọng phòng trình cấp trên giải quyết.

Sơ đồ : Phân công lao động của phòng như sau:

Trang 32

Với chức năng, nhiệm vụ và số lượng biên chế được giao Phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện đã phân công các bộ phận thuộc phòng và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ công chức viên chức hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Bộ phận quản lý ngân sách (ngân sách huyện và ngân sách các xã) là một trong các bộ phận trong phòng tài chính – kế hoạch được giao cho cán bộ c huyên môn phụ trách và phân công cụ thể công việc theo chức năng nhiệm vụ:

+Hướng dẫn cụ thể hóa các văn bản, chính sách của bộ tài chính và các cấp với ngân sách xã

+Tham mưu cho ban giám đốc sở tài chính trình UBND tỉnh về quy định tỷ lệ phân chia các khoản thu điều tiết và định mức chi tiêu thường xuyên làm cơ sở để các xã, phường, thị trấn thực hiện và là căn cứ để xây đựng dự toán ngân sách của các năm tiếp theo.

+hướng dẫn cơ quan tài chính cấp dưới tổng hợp thu, chi ngân sách trên địa bàn, thực hiện lập, chấp hành quyết toán ngân sách hàng năm của địa phương theo đúng luật ngân sác, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định + hướng dẫn xây dưng dự toán ngân sách xã, mức bổ sung cho ngân sách xã(trợ cấp cho các xã)

+hướng dẫn chế độ báo cáo về hoạt động tài chính của ngân sách các xã theo quy định của luật NSNN

+phòng tài chính kế hoạch tham mưu HĐND – UBND tỉnh ra các loại văn bản quy định về việc thu phí, lệ phí, vay, trả nợ, huy động đóng góp của cá nhân và các tổ chức tập thể.hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo quy định của luật NSNN.

Ngày đăng: 04/09/2012, 14:32

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1 Cán bộ, công chức phòng tài chính kế hoạch huyện Bắc Mê - Nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước(NSNN) trên địa bàn huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang.DOC

Bảng 2.1.

Cán bộ, công chức phòng tài chính kế hoạch huyện Bắc Mê Xem tại trang 22 của tài liệu.
Thường xuyên kiểm tra cơ sở ít nhất 1 lần/quý để nắm tình hình. Nếu phát hiện vi pham chế độ quản lý Tài chính kịp thời uốn nắn các sai phạm  giúp cơ sở - Nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước(NSNN) trên địa bàn huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang.DOC

h.

ường xuyên kiểm tra cơ sở ít nhất 1 lần/quý để nắm tình hình. Nếu phát hiện vi pham chế độ quản lý Tài chính kịp thời uốn nắn các sai phạm giúp cơ sở Xem tại trang 31 của tài liệu.
- Tình hình cân đối ngân sách địa phương (NSĐP). - Nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước(NSNN) trên địa bàn huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang.DOC

nh.

hình cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.3 Tình hình cân đối ngân sách huyện từ năm 2006 – 2009. - Nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước(NSNN) trên địa bàn huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang.DOC

Bảng 2.3.

Tình hình cân đối ngân sách huyện từ năm 2006 – 2009 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.4 tình hình chi NSNN huyện Bắc Mê từ năm 2006-2009. - Nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước(NSNN) trên địa bàn huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang.DOC

Bảng 2.4.

tình hình chi NSNN huyện Bắc Mê từ năm 2006-2009 Xem tại trang 45 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan