Báo cáo chuyến đi thực địa Hải Phòng

4 2.4K 5
Báo cáo chuyến đi thực địa Hải Phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo chuyến đi thực địa Hải Phòng

Báo cáo chuyến đi thực địa Hải Phòng 1. Thông tin 1.1 Cơ sở thực hiện Xét về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Y tế đơn vị đầu mối tại mỗi tỉnh là Sở Y tế, trực thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; ngoài ra, Bộ Y tế còn quản lý 77 đơn vị trực thuộc (Bệnh viện, Viện nghiên cứu…) đóng tại các tỉnh khác nhau trên cả nước. Mỗi Sở Y tế hay đơn vị trực thuộc đều có thể đóng vai trò độc lập trong thực hiện và điều phối các chương trình/ dự án liên quan đến Y tế. Thực tế này cho thấy sự phức tạp và đa dạng của hoạt động điều phối viện trợ cấp tỉnh. Để đóng góp hiệu quả vào công tác điều phối và quản lý viện trợ, Ban thư ký Nhóm đối tác Y tế (HPG) đã đưa ra sáng kiến đi thực địa cho cán bộ ban Vụ Hợp tác quốc tế (HTQT) và Ban thư ký HPG để tìm hiểu thông tin về giải ngân và quản lý viện trợ tại cấp địa phương, cấp cơ sở nơi hiện thực các ý tưởng về hiệu quả viện trợ. Những chuyến thực địa này đồng thời cũng là cầu nối thu hẹp khoảng cách và tăng cường mối quan hệ giữa Vụ HTQT và các đơn vị đầu mối cho hoạt động HTQT về Y tế tại địa phương. 1.2 Mục đích Mục đích quan trọng nhất của việc đi thực địa là nhằm thiết lập mối quan hệ chính thức giữa Vụ HTQT với các đơn vị của tỉnh làm HTQT trong lĩnh vực Y tế, đặc biệt là Sở Y tế, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên. Ngoài ra, trong thời gian tới, việc đi thực địa đang được xem xét trở thành một hoạt động định kỳ của Vụ HTQT và Ban thư ký HPG để tăng cường mạng lưới HTQT trong ngành Y tế, cung cấp những thông tin thực tế cho diễn đàn HPG và tăng cường quảng bá về HPG với tư cách là diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao tới đông đảo các cá nhân tổ chức trong ngành.1.3 Nội dung chuyến đi thực địa tại Hải Phòng (24, 25/ 08/ 2010) Sau Thái Nguyên, Hải Phòng là điểm đến thứ hai của đoàn công tác Vụ HTQT và Ban thư ký HPG. Là một thành phố biển, lại nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động (vùng Châu thổ sông Hồng), Hải Phòng có cơ sở kinh tế vững chắc với cảng biển quốc tế nước sâu, dịch vụ hậu cần, vận tải và dịch vụ du lịch. Trong hai ngày, đoàn công tác gồm lãnh đạo và chuyên viên Vụ HTQT cùng với cán bộ Ban thư ký HPG đã đến làm việc và tìm hiểu công tác hợp tác quốc tế của các đơn vị sau tại Hải Phòng: • Sở Y tế Hải Phòng • Cơ quan Y tế tại cấp huyện (UBND huyện và bệnh viện huyện Vĩnh Bảo) • Đại học Y Hải Phòng • Viện nghiên cứu Y học biển • Trung tâm kiểm định y tế quốc tế Trọng tâm của chuyến đi thực địa là: • Tìm hiểu tình hình thực tế công tác HTQT tại Hải Phòng • Xác định những động lực và yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động HTQT của Hải Phòng. • So sánh hai chuyến đi thực nghiệm đầu tiên để xem xét và sửa đổi nếu cần lịch trình, bộ công cụ và lập kế hoạch tốt hơn cho các chuyến đi sắp tới. 2. Tổng hợp các phát hiện chính Tiếp theo kinh nghiệm quan sát được từ chuyến đi thực địa Thái Nguyên, tại Hải Phòng đoàn công tác cũng làm việc với hai nhóm đơn vị hoạt động về Y tế: Sở Y tế và các đơn vị dưới sự quản lý của Sở theo chiều dọc tập trung chủ yếu vào chăm sóc sức khỏe nhân dân và nhóm hai là Đại học và Viện nghiên cứu với trọng tâm thiên về nghiên cứu và đào tạo. Điều thú vị là câu chuyện ghi nhận được ở Hải Phòng hoàn toàn trái ngược với câu chuyện tại Thái Nguyên. 2.1 Sở Y tế: phần lớn dự án hỗ trợ Sở về kỹ thuật và tài chính cho công tác phòng chống HIV/ AIDS Trong báo cáo tóm tắt về công tác HTQT của Sở Y tế Hải Phòng, hiện nay toàn thành phố Sở nắm được thông tin của 12 dự án trên tổng số 14 dự án là hoạt động trong phòng chống HIV/AIDS. Những dự án/ chương trình này được ngành Y tế đánh giá rất cao, đặc biệt là liệu pháp cai nghiện bằng methadone, hin nay đang được nhân rộng từ chương trình thí điểm. Trong bối cảnh mức độ sử dụng ma túy và lây lan HIV/AIDS nghiêm trọng ở Hải PHòng, đây là một dấu hiện tích cực vì những hoạt động này cung cấp thêm tài chính và các phương pháp kỹ thuật mới nhằm kiểm soát HIV/AIDS cho thành phố. Ngoài ra, điều này cũng chứng tỏ rằng HIV/AIDS đang là mục tiêu ưu tiên chung của các đối tác phát triển và ngành Y tế thành phố. Tuy nhiên, mặt khác của vẫn đề là dòng chảy viện trợ tập trung quá nhiều vào HIV chứ chưa đến được với các bệnh tật, các vấn đề khác ít được quan tâm trong ngành y tế. Một cách giải thích được Sở Y tế đưa ra là “NGO tập trung vào các hoạt động từ thiện” và một nguyên nhân khác không được đề cập tới là Hải Phòng có điều kiện kinh tế rất đầy đủ để vận động cho các dự án khác về Y tế ngoài vấn đề HIV/ AIDS vốn đang là vấn đề được quan tâm trong viện trợ. 2.2 Ngược lại, Đại học Y Hải Phòng và Viện nghiên cứu Y học biển lại tích cực và chủ động biến HTQT thành lợi thế của đơn vị Điều này được thể hiện rất rõ trong báo cáo các hoạt động của trường Đại học Y Hải Phòng, trong đó liệt kê đầy đủ và phân loại chi tiết các hoạt động HTQT của Đại học với các đơn vị từ hoạt động hợp tác đào tạo, hợp tác nghiên cứu và trao đổi giảng viên, sinh viên. Những hoạt động này đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao uy tín của trường với tư cách một trong tâm nghiên cứu và đào tạo, đồng thời là một đơn vị có nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác y tế của thành phố cũng như trong khu vực. Sự năng động này cũng được ghi nhận tại Viện Y học biển, tuy ở qui mô nhỏ hơn. Viện nghiên cứu đã tích cực tìm kiếm các đối tác quốc tế cho hợp tác về kỹ thuật để thực hiện một lọat các hoạt động nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe và HTQT trong định hướng mở rộng Viện nghiên cứu hơn nữa, đáp ứng tầm quan trọng của nghiên cứu biển với Việt Nam hiện nay. Câu chuyện điển hình: Khi phân tích các khó khăn của công tác HTQT, việc thiếu vốn đối ứng là lý do phổ biến được nhiều đơn vị đưa ra, ngay cả ở Hải PHòng. Vì vậy, khi ông Thức, hiệu trưởng Đại học Y Hải Phòng tuyên bố trong buổi làm việc chung với Sở Y tế, Sở Kế hoạch đầu tư và Sở Ngoại vụ Hải PHòng: “Vốn đối ứng của chúng tôi là bệnh nhân HIV/ AIDS”, ông đã gây một ấn tượng mạnh cho các cán bộ tham gia chuyến công tác. Câu chuyện của ông là câu chuyện hợp tác nghiên cứu với một đối tác Nhật Bản về HIV/AIDS đã minh chứng rõ ràng nguyên tắc cơ bản nhất của hợp tác là cả hai bên cùng có lợi. Câu chuyện của ông cho thấy rằng khó khăn về tài chính không nhất thiết là một cản trở đối với hoạt động HTQT, suy cho cùng, trong mỗi cuộc hợp tác, các bên đều kỳ vọng đối tác của mình đóng góp vào sự hợp tác bằng cách này hay cách khác, và nếu phương thức đóng góp không phải là tài chính, thì đối tác có thể đóng góp một thứ khác mà bên kia thiếu hụt. Với sự năng động và sáng tạo của ông Hiệu trưởng, thật dễ hiểu là Đại học Y Hải Phòng là một đơn vị điển hình về công tác HTQT trong ngành Y tế thành phố. Trong buổi làm việc của đoàn công tác với lãnh đạo và cán bộ Đại học Y Hải Phòng, các thành viên đã thảo luận và chia sẻ các bài học quí báu mà Trường đúc rút trong việc thúc đẩy HTQT đạt kết quả tốt: • Có một chiến lược và kế hoạch rõ ràng: hoạt động HTQT do Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo. • Xây dựng một “lực lượng”: Việc điều phối chung hoạt động HTQT do các cán bộ thuộc Phòng Nghiên cứu khoa học HTQT đảm trách nhưng mỗi bộ môn đều phải có cán bộ chuyên trách theo dõi từng dự án/ chương trình hoặc nhà tài trợ. • Chú trọng tới việc nâng cao ngoại ngữ cho cán bộ: cả tiếng Anh và Pháp • Hợp tác chặt chẽ với các đơn vị có liên quan: Sở Ngoại vụ, Viện nghiên cứu và Cơ quan công an. 2.3 Những điểm giống và khác nhau từ hai chuyến đi Hải Phòng và Thái Nguyên Mặc dù Thái Nguyên và Hải Phòng có nhiều điểm khác nhau cơ bản: Hải Phòngđịa phương phát triển hơn, có nguồn thu nhập cao hơn và có điều kiện tiếp xúc với các hoạt động đối ngoại hay hợp tác với nước ngoài nhiều hơn; hai địa phương vẫn có một số điểm chung: số người sống với HIV/AIDS và tầm quan trọng của địa phương trong vùng. Do vậy, hai chuyến thực địa này cung cấp và bổ sung những hiểu biết hữu ích về công tác HTQT tại địa phương. Điều thú vị là ở Thái Nguyên, Sở Y tế tích cực, thậm chí Sở Y tế Thái Nguyên còn là đơn vị hiếm hoi có viện trợ cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng còn Đại học Y Dược Thái Nguyên và Bệnh viện Đa khoa Trung ương kém chủ động hơn. Trong khi đó, ở Hải PHòng câu chuyện lại ngược lại: Đại học Y Hải PHòng và Viện nghiên cứu biển Hai Phòng chịu khó tìm nguồn viện trợ trong khi Sở Y tế lại kém chủ động hơn. Để giải thích cho sự khác biệt này, có thể kết luận ngay rằng con người là yếu tố quyết định. Do vậy, ở Hải Phòng hay Thái Nguyên, cứ nơi nào có những cán bộ năng động và sáng tạo thì tại đó sẽ có những điều kiện thuận lợi cho hoạt động không liên quan trực tiếp đến chuyên môn nhưng có tiềm năng hỗ trợ hoạt động chuyên môn, trong đó có HTQT phát triển. Những ví dụ có thể kể đến là Sở Y tế Thái Nguyên hay Đại học Y Hải Phòng. Tuy nhiên, cần phải thấy rõ rằng những nỗ lực bỏ ra cho những hoạt động này không mang lại hiệu quả trong một sớm một chiều; khi đó, những cam kết và hỗ trợ về mặt chính sách đóng một vai trò quan trọng để mỗi cơ sở có thể chuẩn bị sẵn sàng nắm bắt cơ hội cho đơn vị mình. Suy cho cùng, HTQT có thành công hay không không phải chỉ do một cá nhân quyết định được mà phải có sự tham gia và cam kết của nhiều cơ quan và các cán bộ một cách chặt chẽ và hiệu quả. Như vậy, cho đến nay, sau hai chuyến đi thực địa đến Thái Nguyên và Hải Phòng, kết luận của nhóm công tác vẫn là yếu tố con người và môi trường đóng vai trò quan trọng như nhau trong việc quyết định thành công của công tác HTQT. 3. Đề xuất cho Vụ HTQT và Ban thư ký HPG Sau hai chuyến đi thực địa đầu tiên đến Thái Nguyên và Hải Phòng, nhóm công tác nhận thấy là đoàn công tác của Vụ HTQT và Ban thư ký HPG được chào đón tại nhiều đơn vị cấp tỉnh, nhất là ở những nơi có hoạt động HTQT tích cực. Như vậy, các chuyến đi thực địa đã bắc những cầu nối đầu tiên cho Vụ HTQT và HPG tới các đơn vị ở tuyến tỉnh và từ đó tăng cường mạng lưới hợp tác giữa các Đối tác phát triển với phía chính phủ trong đó Vụ HTQT là đơn vị đầu mối còn HPG là diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao. Ở những bước ban đầu này, một điều quan trọng là các cán bộ Vụ HTQT cần hiểu rằng thông tin có thể rất phong phú đa dạng và việc hiểu được thực tế muôn màu muôn vẻ không thể trong một sớm một chiều. Ngoài ra, một điều quan trọng khác là những chuyến đi thực địa có mục tiêu quan trọng nhất là đặt mối quan hệ, chính vì thế không nên nhồi nhét quá nhiều thông tin và/ hoặc đặt quá nhiều kỳ vọng. Để các chuyến đi thực địa sau được hiệu quả, Vụ HTQT và Ban thư ký HPG cần quan tâm đến những vấn đề sau: • Nhu cầu hiện tại của các đơn vị cấp tỉnh mà Vụ HTQT và HPG có thể hỗ trợ: o Thông tin: về các đối tác tiềm năng, về chiến lược hợp tác quốc tế, các xu hướng, và các ưu tiên trong ngành… o Nâng cao năng lực: về quản lý dự án, thủ tục tài chính về hành chính, lập kế hoạch chi tiêu và lên dự trù ngân sách… o Các cơ hội gặp gỡ và tìm khả năng hợp tác giữa các đơn vị cấp tỉnh và các đối tác phát triển cũng như các dịp trao đổi giữa các đơn vị có liên quan đến Y tế. • Kế hoạch của Vụ HTQT và Ban thư ký HPG để giữ liên hệ và phát triển mối quan hệ với các đơn vị trong ngắn hạn và trung hạn hướng tới nhân rộng mạng lưới rộng hơn nữa trong dài hạn, với điều kiện thời gian và nguồn lực hạn chế: o Cơ chế trao đổi thông tin giữa Vụ HTQT và các đối tác khác: hiện nay trang web sẽ là bước khởi đầu và nhiệm vụ chính sẽ là giữ trong trang thông tin luôn mới mẻ và hấp dẫn. o Mời các thành viên tham dự các sự kiện của HPG (cân nhắc đến các chủ đề và ưu tiên của các bên), nhiều đại diện tiêu biểu có thể trở tham gia trình bày/ báo cáo tại diễn đàn. o Xây dựng và duy trì mạng lưới: Do số lượng các đơn vị trực thuộc của Bộ Y tế nhiều, lại nằm rải rác tại các địa phương, Vụ HTQT nên xây dựng phương án quản lý mạng lưới theo từng nhóm đơn vị theo khu vực, theo trọng tâm (nghiên cứu/ đào tạo/ khám chữa bệnh…). . Những đi m giống và khác nhau từ hai chuyến đi Hải Phòng và Thái Nguyên Mặc dù Thái Nguyên và Hải Phòng có nhiều đi m khác nhau cơ bản: Hải Phòng là địa. tổ chức trong ngành.1.3 Nội dung chuyến đi thực địa tại Hải Phòng (24, 25/ 08/ 2010) Sau Thái Nguyên, Hải Phòng là đi m đến thứ hai của đoàn công tác

Ngày đăng: 22/01/2013, 09:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan