thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển thương mại rau an toàn tại hà nội

9 674 2
thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển thương mại rau an toàn tại hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển thương mại rau an toàn tại hà nội

BÀI VIẾTTHỰC TRẠNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI RAU AN TOÀN TẠI NỘIĐỗ Thị Sa11. Một vài nét về tình hình thương mại đối với các sản phẩm rau trên thế giới tác động đến thương mại rau tại Việt Nam1.1. Xu hướng chung:Cùng với xu hướng tăng cường các sản phẩm sạch, hữu cơ trong khẩu phần ăn của người tiêu dùng các nước trên thế giới, thương mại rau quả của thế giới đã gia tăng rõ rệt so với một thập kỷ trước. Ngày càng có nhiều người sử dụng rau như một nguồn dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn kiêng của mình thay đổi thói quen ăn uống quá phụ thuộc vào chất béo sang sử dụng nhiều rau củ. Xu hướng này đang trở nên phổ biến đến mức nhiều hãng bán lẻ đã sử dụng hình ảnh Rau quả sạch để làm thông điệp cho Tinh thần trách nhiệm xa hội của mình2. Do nhu cầu gia tăng, thương mại rau quả toàn cầu đã gia tăng mạnh mẽ từ khoảng 80 tỷ USD vào năm 2000 lên trên 160 tỷ USD như hiện nay.Biểu đồ 1: Thương mại rau quả toàn cầu từ năm 1990-20091 Phó giám đốc Văn phòng Phát triển thương mại- Bộ Công Thương2 Ben Horsbrugh, Director, Quality Management Mumbai, 26/3/20121 Nguồn: Ben Horsbrugh, Director, Quality Management Mumbai, 26/3/2012Nhu cầu về các sản phẩm rau được biết đến qua một mức tăng trưởng đều đặn tại nhiều thị trường, đặc biệt tại các thị trường các nước phát triển cao nhất trong khu vực.Tỷ trọng của rau củ trong tổng kim ngạch xuất khẩu thực phẩm của các nước đang phát triển đã gia tăng rõ nét trong giai đoạn 2000-2010 (biểu đồ 2)Biểu đồ 2: Tỷ trọng của rau quả trong xuất khẩu thực phẩm của Hoa KỳNguồn: Ben Horsbrugh, Director, Quality Management Mumbai, 26/3/2012Trong một thập kỷ trở lại đây, Trung Quốc cũng nổi lên như một nhà cung ứng rau chủ chốt trong khu vực, với các dòng sản phẩm đa dạng giá hấp dẫn. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật đã giúp nhiều loại rau cho thu hoạch quanh năm. Nhưng một thập kỷ trở 2 lại đây cũng chứng kiến sự lạm dụng quá mức các chất hóa học trong sản xuất rau, khiến sản xuất rau tại Trung Quốc Việt Nam mang đặc trưng của việc chỉ đảm bảo về số lượng trong khi chất lượng bị sao nhãng. Các thị trường tiêu thụ rau phát triển cao nhất trong khu vực, chủ yếu tại phía Bắc với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan Hồng Kông ngày càng trở nên thận trọng hơn với rau nhập khẩu từ các thị trường đang phát triển. Những bộ tiêu chuẩn khắt khe về VSATTP đối với hàng rau củ nhập khẩu đã được dựng lên. Đối với rau của Việt Nam, các thị trường này chủ yếu ưa chuộng các sản phẩm của các vùng trông rau sạch nổi tiếng như Lâm Đồng hoặc Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, việc thâm nhập vào các thị trường này đang trở nên ngày càng khó khăn mỗi thị trường lại có các điều kiện, đặc thù khác nhau trong nhập khẩu rau sạch.1.2. Xu hướng tại một số thị trường nhập khẩu rau quả lớn trên thế gớia) Tiêu thụ rau quả tại châu ÂuEU là thị trường nhập khẩu rau quả truyền thống vẫn còn nhiều tiềm năng của Việt Nam. Theo số liệu thống kê Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong năm 2011 đạt khoảng 79 triệu USD. Năm 2011, Việt Nam đã có tới 84 mặt hàng rau hoa quả xuất khẩu sang EU, tăng 14 mặt hàng so với cùng kỳ 2010. Nhiều mặt hàng rau rau gia vị của Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường này với khối lượng khá lớn.Mặc dù là một thị trường nổi tiếng về “khó tính” nhưng khủng hoảng kinh tế đã khiến các nhà nhập khẩu châu Âu quan tâm hàng nhiều hơn giá cả. Trong bối cảnh đó rau quả Việt Nam với giá rẻ đã có lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các nước khác trên thế giới khi xuất khẩu vào EU.Một yếu tố tác động khác là năm 2011, dịch khuẩn E.Coli trên dưa chuột bùng phát đã khiến cho một số nước trong khu vực châu Âu vốn tiêu thụ mạnh sản phẩm này như Anh, Pháp, Bỉ, Hy Lạp…phải chuyển hướng nhập khẩu rau quả mạnh từ các nước ngoài khu vực châu Âu, trong đó có Việt Nam.Trong năm 2012, xuất khẩu rau quả sang EU dự báo sẽ tiếp tục tăng. Các sản phẩm rau - rau thơm, rau gia vị chế biến mang tính mới lạ đặc trưng vùng miền của Việt Nam sẽ được người tiêu dùng EU ưa chuộng. Các sản phẩm rau quả nhiệt đới được nhập khẩu nhiều nhất sẽ vẫn là từ Thái Lan Việt Nam, nếu các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt cơ hội trong năm nay thì rau quả rau gia vị của Việt Nam sẽ còn lợi thế hơn cả Thái Lan khi xuất khẩu vào EU nhờ giá cả phải chăng hơn.3 b) Tiêu thụ rau tại Hoa KỳNgành rau quả của Hoa Kỳ là một trong những trọng tâm chính sách của Hoa Kỳ bởi những chương trình dinh dưỡng khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn nữa rau quả trong các bữa ăn nhằm bảo vệ sức khỏe. Hình dưới cho thấy tiêu thụ trên đầu người đối với các sản phẩm rau tươi, đông lạnh đóng hộp trong giai đoạn 1980-2011. Từ năm 1970-2000, tiêu thụ rau đã tăng mạnh tạo cơ hội cho người trồng rau gia tăng sản lượng. Tuy nhiên trong khi tiêu thụ rau tươi trong xu hướng tăng, tiêu thụ rau đông lạnh chỉ tăng nhẹ thì tiêu thụ rau quả đóng hộp lại không tăng, thậm chí là giảm. Biểu đồ 3: Tiêu thụ rau/đầu người tại Hoa KỳSau năm 2000, tăng trưởng của thị trường trong xu hướng giảm nhưng không hoàn toàn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế mà do hai yếu tố cơ bản là dân số thu nhập. Theo cơ quan Thống kê quốc gia Hoa Kỳ, dân số nước này tăng 9,7% trong giai đoạn 2000-2007. Nếu tiêu thụ rau quả trên đầu người tăng tương tự với mức 9,7% thì thị trường rau quả Hoa Kỳ cũng sẽ tăng lên nhưng thực tế tiêu thụ rau tươi trên thị trường (trừ khoai tây, cà chua ngọt, đậu khô) đã giảm 2,8% còn rau đóng hộp rau đông lạnh giảm lần lượt 2,9% 4,2%. Xét chung, tiêu thụ rau trên đầu người của Hoa Kỳ đã giảm 7,1% so với năm 2000. 4 Chương trình ChooseMyPlate của Bộ Nơng nghiệp Mỹ đã khuyến cáo người dân nước này tăng tiêu thụ rau quả trong các bữa ăn (theo đó rau củ nên chiếm khoảng 50% thành phần bữa ăn). Cũng trong thời gian này sản xuất thương mại các sản phẩm rau củ hữu cơ, sản xuất bền vững cũng được khuyến khích tại Hoa Kỳ, khiến chi phí sản xuất rau củ tăng lên giá rau củ cũng tăng tương ứng. Chính điều này đã khiến cho tiêu thụ rau củ khơng thể tăng được dù nhận thức của người tiêu dùng về vai trò của rau củ đã tăng lên. Cũng do chi phí sản xuất tăng lên nên tỷ trọng của rau nhập khẩu đã gia tăng rõ nét , lên tới 24,3% thị phần trong năm 2010. Do cuộc khủng hoảng tài chính khiến ngân sách của quốc gia bị thu hẹp, năm 2012, khi xây dựng Đạo luật Nơng trại, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ dường như đã cắt giảm ngân sách cho nhiều chương trình nơng nghiệp để đầu tư cho các hạng mục khác, đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng. Điều này có thể khiến cho các dự án nơng nghiệp bị trì hỗn. Các cuộc điều tra cho thấy mặc dù nhận thức rất rõ về giá trị của rau củ đối với việc tăng cường sức khỏe nhưng người tiêu dùng Hoa Kỳ đang ngày càng quan tâm hơn tới vấn đề giá cả do lo ngại suy thối kinh tế vẫn có thể kéo dài. Tuy nhiên, cũng theo các chun gia trong ngành, khi nền kinh tế phục hồi, nhu cầu tiêu thụ rau chắc chắn sẽ tăng mạnh trở lại. Trước mắt, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cơ bản, người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ vẫn chấp nhận một số loại rau giá cạnh tranh hơn được nhập khẩu từ các nước đang phát triển. 1.3. Khả năng tác động đến thương mại rau Việt NamNhững xu hướng chung của thương mại rau thế giới cho thấy nhu cầu đối với rau hữu cơ đang ngày càng gia tăng do lợi ích đặc biệt của nó đối với việc bảo vệ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ bảo vệ mơi trường. Nhưng do chi phí sản xuất rau hữu cơ tại các nước phát triển q cao nên việc nhập khẩu rau đảm bảo VSATTP từ các nước đang phát triển vẫn là lựa chọn được ưu tiên. Đây là một cơ hội tốt cho ngành rau an tồn của Việt Nam trong việc chuẩn hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu rau sạch ra nước ngồi. Các mơ hình này một khi được nhân rộng sẽ tạo nên mặt bằng chun nghiệp chung cho sản xuất thương mại rau của Việt Nam. 2. Thực trạng hoạt động thương mại rau rau an tồn tại Nội hiện nayTheo một cuộc nghiên cứu về thương mại rau an tồn tại Nội do Viện Chính sách Chiến lược phát triển nơng nghiệp nơng thơn, Viện Rau quả Trung ương một số chun gia Bộ Cơng Thương phối hợp tiến hành năm 2011, trên mẫu là 50 cơ sở 5 kinh doanh tại các quận nội thành của Nội, kết quả cho thấy một số tiêu chí cụ thể như sau:2.2.1. Về xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm rau an toànViệc xây dựng kế hoạch kinh doanh giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của các cơ sở kinh doanh rau an toàn. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ sốsở sản xuất xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm kinh doanh rau an toàn mới chiếm khoảng 48,98%. Như vậy tỷ lệ giữa sốsở có kế hoạch phát triển sản kinh doanh cũng tương đương với tỷ lệ cơ sở không có kế hoạch phát triển sản phẩm kinh doanh rau an toàn. Điều này cho thấy mức độ chuyên nghiệp có định hướng trong sản xuất rau tuy vẫn chưa đồng đều nhưng đã được cải thiện so với những năm trước. Hình 1: Hộ có xây dựng Kế hoạch phát triển kinh doanh sản phẩm rau an toànNguồn: Số liệu điều tra 2011Theo kết quả điều tra, chỉ 8% sốsở bán lẻ chưa có kế hoạch phát triển sản phẩm kinh doanh RAT. Có tới 62% cho biết sẽ phát triển thêm các sản phẩm mới do danh mục sản phẩm RAT hiện đang được bày bán còn khá nghèo nàn, để đáp ứng được nhu cầu liên tục thay đổi các loại rau trong những bữa ăn trong tuần của người tiêu dùng, việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm là hết sức cần thiết. 28% cho rằng sẽ mở rộng cửa hàng/chi nhánh 2% cho biết sẽ phát triển các kênh phân phối khác (ví dụ giao hàng tại nhà, bán hàng qua mạng). Hình 2: Tỷ lệ cơ sở bán lẻ có kế hoạch phát triển sản phẩm kinh doanh RAT (hình thức phát triển nào là phổ biến)Nguồn: Số liệu điều tra 20112.2.2. Về việc đầu tư xây dựng thương hiệu RATKhoảng 80% sốsở bán lẻ RAT được điều tra cho biết đã đầu tư cho việc xây dựng, quảng bá thương hiệu RAT. Điều này khá logic với kết quả điều tra về chi phí dành cho việc quảng bá, tiếp thị. Trong bối cảnh thực tế hiện nay, người tiêu dùng vẫn chưa 6 “mặn mà” với RAT, một mặt do các kênh tiếp cận với sản phẩm này còn hạn chế, mặt khác do niềm tin vào sự “an toàn” của RAT.Hình 3: Tỷ lệ cơ sở bán lẻ có hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệuNguồn: Số liệu điều tra 20112.2.3. Về thương mại công bằng trên thị trường RATHiện nay tại Nội, người kinh doanh rau an toàn vẫn chưa có được lợi thế xứng đáng so với người kinh doanh rau thường. Mặc dù phải đầu tư nhiều hơn cho việc sản xuất/thu mua bán hàng nhưng giá rau an toàn không cao hơn nhiều, thậm chí phải bán bằng giá rau thường khi không tìm được đầu ra ổn định. Theo Chi cục BVTV Nội, dù rau an toàn mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô, nhưng việc tiêu thụ rau an toàn lại gặp rất nhiều khó khăn do chưa phân biệt được rau bẩn, rau sạch, sự nhập nhèm giữa rau an toàn rau đại trà khó được kiểm soát. Năm 2011, Chi cục lấy 600 mẫu để phân tích kiểm tra chất lượng. Kết quả phát hiện 25/600 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt mức giới hạn tối đa cho phép (chiếm 4,1%). Ngoài ra, phối hợp với Cục BVTV Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản, Chi cục BVTV Nội đã tổ chức 70 lượt kiểm tra các cơ sở chế cửa hàng kinh doanh rau an toàn; lấy 110 mẫu rau các loại để kiểm tra chất lượng, phát hiện 5 mẫu có mức dư lượng thuốc BVTV vượt mức giới hạn tối đa cho phép (chiếm 4,5%). Do chưa có quy định bắt buộc người trồng rau, kinh doanh rau phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ nên khi phát hiện mẫu rau có dư lượng thuốc trừ sâu quá quy định cũng không thể truy nguyên nguồn gốc để xử lý nơi sản xuất. Tất cả những vấn đề nêu trên dẫn tới tình trạng không minh bạch trên thị trường rau tại Nội hiện nay. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ hạn chế động lực tham gia thị trường của các doanh nghiệp sở sản xuất, kinh doanh rau an toàn, khiến hoạt động thương mại rau an toàn không có cơ hội phát triển. 3. Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh thương mại RAT tại Nội (ở góc độ thương mại)3.1. Xây dựng phát triển thương hiệu RAT đủ mạnh để tạo niềm tin cho người tiêu dùngThực tế trên thị trường rau an toàn hiện nay cho thấy sởthương mại rau an toàn chưa phát triển là do người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng vào các sản phẩm rau ngay cả khi đã được dán nhãn rau an toàn. Điều này chứng tỏ nhãn hiệu sản phẩm chưa đủ sức thuyết phục mà cần đến những chính sách xây dựng bảo vệ thương hiệu đủ mạnh của 7 các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn, đủ để người tiêu dùng tin tưởng khi tiêu thụ rau. Một trong những ví dụ tiêu biểu về vai trò của việc xây dựng phát triển thương hiệu đối với sản phẩm rau hiện nay chính là trường hợp của Rau Đà Lạt. Nổi tiếng là vùng trồng rau sạch phục vụ cả trong nước xuất khẩu, lãnh đạo thành phố Đà Lạt đã sớm quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm rau của địa phương. Thương hiệu rau Đà Lạt đã chính thức được công nhận về mặt pháp lý. Công ty cổ phần Nông sản Lâm Đồng, công ty trách nhiệm hữu hạn Trình Nhi, công ty trách nhiệm hữu hạn Dalat GAP, hợp tác xã rau an toàn Xuân Hương, công ty trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Orgarnik, hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, tổ trang trại Phong Thúy, doanh nghiệp tư nhân Phú Sĩ Nông được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau Đà Lạt.”Những cơ sở sản xuất rau này được phép sử dụng được bảo hộ trong phạm vi toàn quốc cho sản phẩm rau có nguồn gốc xuất xứ từ Đà Lạt vùng phụ cận như Lạc Dương, Đơn Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng. Tám đơn vị này cung cấp cho thị trường khoảng 160 tấn rau sạch/ngày trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, điều kiện sản xuất rau an toàn, đảm bảo về chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất lưu thông; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận rau Đà Lạt gồm bốn nhóm là rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ rau ăn hoa.Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Lâm Đồng, mỗi năm ngành nông nghiệp tỉnh cung cấp khoảng 1,3 triệu tấn rau củ ra thị trường, trong đó xuất khẩu 10%, còn lại 90% tiêu thụ nội địa, tập trung chủ yếu tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.Chính quyết tâm trong việc xây dựng bảo vệ thương hiệu đã giúp rau Đà Lạt được người tiêu dùng ưa chuộng hơn so với các loại rau khác. Mô hình này cần được nhân rộng tại nhiều địa phương trồng rau sạch trong cả nước, bởi tác dụng của nó không chỉ dừng lại ở việc phát triển thương hiệu rau nội địa mà còn có giá trị to lớn trong thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm rau sạch của Việt Nam ra nước ngoài. 3.2. Minh bạch hóa thị trường rau an toàn nhằm tạo điều kiện cho thương mại rau an toàn phát triển lành mạnhMinh bạch hóa thị trường rau an toànmột trong những yêu cầu tất yếu cho việc phát triển thương mại bình đẳng về rau quả tại Việt Nam nói chung Nội nói riêng. Để tạo điều kiện cho thương mại rau an toàn, nhất thiết phải thực hiện công bằng thương mại cho các doanh nghiệp sở sản xuất, kinh doanh rau an toàn, để họ yên tâm sản xuất, kinh doanh theo đúng các qui định về sản xuất kinh doanh rau an toàn của Nhà nước. 3.3. Tăng cường sử dụng các phương thức thương mại trong kinh doanh rau an toàn8 Từ trước tới nay, kinh doanh các sản phẩm nông sản, trong đó có rau thường được thực hiện theo các phương thức truyền thống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tại nhiều nước trên thế giới một số đơn vị tiên phong của Việt Nam, việc ứng dụng thương mại điện tử các phương thức thương mại hiện đại khác đang giúp cho việc kinh doanh rau an toàn trở nên dễ dàng hơn. Có thể lấy một vài điển hình cụ thể như xã chuyên trồng rau quả sạch Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu – Nghệ An) đã ra mắt trang http://www.quynhluong.gov.vn/ một cách rất chuyên nghiệp bước đầu đã tạo nên những hiệu quả kinh doanh nhất định. Nhiều trang điện tử kinh doanh rau sạch hoặc thực phẩm sạch trong đó có rau đang góp phần cung cấp thông tin nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về vai trò của rau an toàn đối với sức khỏe. Các phương thức thương mại hiện đại cũng giúp cho người tiêu dùng cảm thấy thuận tiện hơn trong việc mua rau hàng ngày, đồng thời giúp người bán tăng doanh thu hiệu quả tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng. 9 . VIẾTTHỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI RAU AN TOÀN TẠI HÀ NỘIĐỗ Thị Sa11. Một vài nét về tình hình thương mại đối với các sản phẩm rau. xuất và thương mại rau của Việt Nam. 2. Thực trạng hoạt động thương mại rau và rau an tồn tại Hà Nội hiện nayTheo một cuộc nghiên cứu về thương mại rau an

Ngày đăng: 21/01/2013, 16:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan